Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6238 người đang online, trong đó có 760 thành viên. 13:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 149209 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1

    khẳng định với bác: quân sự VN không bao giờ để TQ chiếm đảo trong 3 ngày đâu, nếu nó oánh mình mình thiệt hại 3 nó cũng phải là 2.8

    cách phá tàu sân bay và tiêu diệt những máy bay khi bay trở về căn cứ khựa đã rõ ràng

    Mỹ còn sợ phi công vn chứ đừng nói là mấy con chó ghẻ Khựa nhé

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Hình như K-300 này VN đã có từ hồi cuối 2010, khi TQ công bố cái gì đó thì VN cho đăng lịch năm mới với ảnh các chiến sỹ luyện tập rồi.
    Ngoài ra, VN đã đàm phán (ko biết đã mua về chưa) hệ thống phòng thủ bờ biển của Do Thái (cái này chắc phải thông qua Mỹ).

    Nói chung khoảng các sức mạnh giữa VN và phát xít bây giờ ko quá khủng khiếp như các cuộc chiến vệ quốc trước đây.
  3. vmd_invest

    vmd_invest Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    42
    Theo mỹ còn có đồ ăn, chứ theo thằng Trung Quốc là chết đói. Bên cạnh tảy chay hàng Trung Quốc. Nói không với hàng TQ. Nhưng có một cái luôn ghi nhó trong đầu là đi học tiếng Hoa. Có gì nó qua còn bù chi bù cha với nó được. Còn có cách đánh hay là mua mấy cổ phiều 0.2 - 0.3X quăng vào mặt nó. Hihi căng thẳng quá rồi. chắc rời bỏ chứng trường sang chính sự quá
  4. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    tình hình là rất tình hình

    Thượng nghị sĩ Mỹ lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực tại Biển Đông
    *Mỹ kêu gọi các nước ở biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế
    SGTT.VN - Ngày 10.6, văn phòng thượng nghị sĩ Jim Webb đã ra thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc liên tiếp sử dụng vũ lực nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển tại Biển Đông.

    [​IMG]
    Thượng nghị sỹ Jim Webb.
    Theo thượng nghị sĩ Webb, chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương thuộc ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, các quan chức bộ Ngoại giao và bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết ngày 9.6 vừa qua, ba tàu của lực lượng an ninh hàng hải Trung Quốc đã lao vào và làm hỏng cáp của tàu thăm dò Viking II của Việt Nam khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý thuộc thềm lục địa Việt Nam.
    Hành động này xảy ra sau những va chạm hôm 26.5 ở biển Việt Nam và trong tháng 3.2011 ở gần Philippines cũng như một số va chạm hồi năm ngoái tại quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản.
    Thông cáo viết: "Hành động đe dọa của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc. Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc tạo điều kiện cho một phương thức tiếp cận đa phương, hòa bình để giải quyết các tranh chấp kể trên, đảm bảo tự do thông thương theo luật pháp quốc tế"
    Ngày 13.6 tới, Thượng nghị sĩ Webb sẽ đệ trình một nghị quyết lên Thượng viện Mỹ lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi tìm ra một giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp về lãnh hải tại Biển Đông.

    [​IMG]
    Tàu ngư chính 311 của Trung Quốc tham gia phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Viking II thuộc Petro Việt Nam ngày 9.6.2011 tại thềm lục địa Việt Nam.
    Trước đó, hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner ngày 10.6 nói rằng Mỹ lo ngại trước những căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và kêu gọi tìm một giải pháp hòa bình cho tình hình hiện nay.
    Phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói: “Chúng tôi quan tâm về những thông tin ở biển Đông, chúng tôi tin rằng những điều đó chỉ làm gia tăng căng thẳng, và không giúp ích gì cho hòa bình và an ninh ở đây”.
    Do đó, Mỹ ủng hộ một quy trình ngoại giao hợp tác. Mỹ kêu gọi tất cả các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong yêu sách cả trên đất liền và trên biển của mình.
    Ông Toner khẳng định, Mỹ và cộng đồng quốc tế có một phần lớn lợi ích trong duy trì an ninh trên biển trong khu vực, Mỹ đề cao tự do hàng hải, phát triển kinh tế và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông.
    Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, “Điều cần có ở đây là quá trình ngoại giao hợp tác, một quá trình hòa bình, để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và những tranh chấp khác. Phô trương lực lượng ở biển Đông, và những hành động như thế, tôi cho rằng chỉ làm tăng thêm căng thẳng”.
    Đáng chú ý, hãng tin AFP bình luận, mặc dù Trung Quốc nói cam kết hòa bình ở biển Đông, nhưng thái độ quả quyết hơn về sự chiếm lĩnh ở biển Đông đã gây nên lo ngại cho các nước trong khu vực.

    Hôm 26.5, tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2 thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng chủ quyền của Việt Nam.Tiếp đó, hôm 9.6, tàu cá Trung Quốc có sự yểm trợ của tàu ngư chính đã phá cáp tàu thăm dò của tàu Viking II cũng thuộc PVN trong vùng chủ quyền của Việt Nam.

    Việt Anh- Vietnam+
  5. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148
    việt nam và mỹ sẽ tập trận chung bất cứ khi nào.

    Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Patrick M. Walsh phát biểu tại Malaysia rằng cánh cửa luôn mở nếu VN muốn tham gia tập trận hải quân CARAT.
    CARAT là tập trận hàng năm giữa Hạm đội 7 của Mỹ với bảy nước Đông Nam Á, thành viên của khối Asean, những nước láng giềng của Việt Nam.
    CARAT là chữ viết tắt của Cooperation Afloat Readiness and Training, tập trận duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của hải quân, do Mỹ đóng vai chính.
    Bảy nước Asean tham gia tập trận hàng năm bao gồm Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Brunei và Campuchia.
    Mục tiêu của CARAT là tăng cường hợp tác cấp vùng; xây dựng tình hữu nghị; nâng cao kỹ năng chuyên môn.
    Đô đốc Patrick M. Walsh nói với báo giới tại Malaysia rằng, chuyện khi nào Việt Nam tham dự tập trận sẽ phục thuộc vào nhu cầu của Việt Nam.
    “Cánh cửa dành cho Việt Nam tham gia tập trận chung CARAT sẽ luôn mở.”
  6. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Mục đích của bọn Tàu là trữ lượng khủng của dầu khí ở Hòang sa và Trường sa Viet nam để cho bọn Tàu chiẾm thì dân mình đói khổ lắm bác ơi[-X[-X[-X[-X


    Căng thẳng trên biển Đông lại gia tăng
    LTS. Ngày 10.6.2011, nhật báo Asian Wall Street Journal có bài nhận định tình hình căng thẳng tại biển Đông lại gia tăng, nhân vụ tàu Trung Quốc mới đây lại cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Viking II của Việt Nam. SGTT lược dịch bài viết này để bạn đọc tham khảo.
    SGTT.VN - Tình hình biển Đông, nơi giàu có tài nguyên thiên nhiên lại nóng lên khi Việt Nam lên tiếng tố cáo tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Viking II của Việt Nam ngày 9.6, và việc Trung Quốc công khai yêu cầu các nước trong khu vực ngưng tìm kiếm dầu mỏ tại các khu vực tranh chấp mà không được sự cho phép của Trung Quốc (!).

    [​IMG]
    Sáng 9.6, tàu Trung Quốc lại ngang ngược cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Viking II của Việt Nam trên vùng biển Việt Nam. Ảnh:
    Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 9.6 cho biết một tàu cá Trung Quốc với sự hỗ trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc đã cắt cáp của tàu khảo sát địa chấn của tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nói rằng hành động của tàu Trung Quốc là "hoàn toàn có chủ ý" và "vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam."
    Nỗ lực của Bắc Kinh trong việc mở rộng phạm vi và ảnh hưởng của quân đội, cùng với việc thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên đã góp phần gia tăng lo lắng trong những tháng gần đây tại khu vực biển Đông.
    Cuộc xung đột đang leo thang thành một loạt các vụ đụng độ giữa tàu thăm dò của Việt Nam và tàu của Trung Quốc và cuộc khẩu chiến ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với Philippines. Các tranh chấp lãnh thổ là một trọng tâm của hội nghị an ninh khu vực tại Shangri-La, Singapore tuần trước, tại đây Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates nói rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ các đồng minh Đông Nam Á. Ông Gates dự đoán nhiều vụ đụng độ có thể xảy ra trừ khi các bên tuyên bố chủ quyền tìm phương cách hòa bình để giải quyết tranh chấp.
    Tuy nhiên, những động thái của Ngoại trưởng Hillary Clinton trong việc ủng hộ tiến trình thúc đẩy các cuộc đàm phán đa phương trên biển Đông, khi đến thăm Việt Nam năm ngoái làm Trung Quốc tức giận.
    Cũng trong ngày 9.6, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Liu Jianchao cảnh báo các nước láng giềng trên biển Đông phải ngưng tiến hành thăm dò trữ lượng dầu trong vùng biển Đông nếu không có sự cho phép của Trung Quốc!.
    Các nhà phân tích an ninh nói rằng các vụ việc trên phản ánh thái độ “cơ bắp” của Trung Quốc trong biển Đông, nơi có nhiều bên cùng lên tiếng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần, gồm Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia cùng với Trung Quốc. Trung Quốc thì cho rằng họ có chủ quyền toàn bộ biển Đông!


    [​IMG]
    Các khu vực tranh chấp biển đảo ở châu Á. Hình nền: Các chiến sĩ hải quân Việt Nam tuần tra ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: AWSJ/Reuters
    Việc gia tăng các tranh chấp chủ yếu là vì vấn đề kinh tế, theo nhận xét của giáo sư Carlyle Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales. Các đảo chìm và các rạn san hô của biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, được cho là nằm trên đỉnh trữ lượng lớn dầu và khí tự nhiên. Việt Nam và Philippines đã khai thác một số mỏ dầu trong khu vực này.
    Theo GS Thayer, “Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát các nguồn tài nguyên này, vì trữ lượng phong phú và gần Trung Quốc hơn so với nguồn dầu từ Trung Đông".
    Hải quân Trung Quốc cũng có thể bảo vệ các tuyến đường biển, nơi dầu mỏ từ Biển Đông được chuyên chở đi. "Biển Đông tạo nên một phần của nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc trong việc đảm bảo các nguồn cung năng lượng trên thế giới nhằm phục vụ cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của nước này", GS Thayer nhận định.
    Trung Quốc cho biết muốn duy trì hòa bình trong khu vực và đàm phán về các tranh chấp trên biển. Nhưng Trung Quốc cũng lập luận rằng các nước láng giềng đang phá hoại lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông. "Chúng tôi kêu gọi các bên ngừng tìm kiếm các khả năng khai thác tài nguyên trong những khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền", ông Liu Jianchao, đại sứ Trung Quốc tại Philippines phát biểu mới đây. "Chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực trừ khi bị tấn công," ông ta nói thêm.
    Hai tuần trước, Việt Nam đã cáo buộc một tàu hải giám của Trung Quốc cắt các dây cáp tàu khảo sát Bình Minh 02. Cũng giống như vụ việc ngày 9.6, việc cắt cáp xảy ra trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế.
    Trong một vụ việc tương tự vào tháng 3.2011, quân đội Philippines cho biết hai tàu Trung Quốc đã gây gián đoạn các hoạt động thăm dò dầu khí của một tàu khảo sát Philippine gần khu vực Bãi cỏ Rong, phía tây tỉnh Palawan của Philippines. Chính phủ Philippines cũng cáo buộc lực lượng hải quân của Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines ở Jackson Atoll, gần Philippines và còn tuyên bố chủ quyền với khu vực này vào cuối tháng 2.2011. Philippines đã gửi một loạt các khiếu nại lên Liên hợp quốc về hành vi này của Trung Quốc trên biển Đông.
    Các nhà phân tích an ninh cho rằng một nỗ lực phối hợp giữa các quốc gia nhỏ hơn, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, với sự ủng hộ của Mỹ, để quốc tế hoá việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông có thể khiến Trung Quốc phản ứng ngày càng hiếu chiến.
    Việt Nam đã yêu cầu 10 thành viên ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết những căng thẳng trong khu vực. Philippines, một thành viên ASEAN đã dành nhiều năm cố gắng xây dựng các liên minh chính trị và kinh tế với Trung Quốc, cũng đã bắt đầu thúc đẩy các cuộc đàm phán đa phương trong những tháng gần đây.

    Những căng thẳng gia tăng trên biển Đông qua các năm

    • 1988 Hải quân Trung Quốc bắn chìm 3 tàu của hải quân Việt Nam tại Trường Sa.
    • 1995 Quân đội Philippines cáo buộc Trung Quốc xây dựng công trình trên nhóm đảo Mischief Reef trong quần đảo Trường Sa và gia tăng các đội tuần tra, dẫn đến đụng độ với ngư dân Trung Quốc.
    • Tháng 1.2010 Việt Nam lên án kế hoạch của Trung Quốc thành lập chính quyền địa phương trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
    • Tháng 3. 2010 Các quan chức Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là một trong những lợi ích cốt lõi của nước này
    • 23.7.2010 Ngoại trưởng Hillary Clinton, tại diễn đàn ASEAN tổ chức tại Hà Nội đã tuyên bố rằng Washington ủng hộ một tiến trình đa phương để giải quyết tranh chấp trên biển Đông, khiến Bắc Kinh không hài lòng khi nước này muốn thương lượng vấn đề biển Đông với từng nước..
    • 25.7.2010 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng cách tiếp cận đa phương để giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông “sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình”.'
    • 30.7.2010 Một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi “trên toàn bộ biển Đông”.
    • Tháng 2.2011 Philippines cáo buộc tàu hải quân Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines gần khu vực Jackson Atoll của Philippines.
    • Tháng 3.2011 Quân đội Philippines cáo buộc hải quân Trung Quốc quấy rối một tàu thăm dò dầu khí đang hoạt động trong vùng biển Philippines, và nước này đã đưa máy bay quân sự để khống chế sự quấy rối của các tàu Trung Quốc.
    • 26.5.2011 Việt Nam tố cáo tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam .
    • 9.6.2011 Việt Nam cáo buộc tàu đánh cá của Trung Quốc, cùng với hai tàu ngư chính đã cắt cáp của tàu khảo sát Viking II (Việt Nam) trong vùng biển Việt Nam
    • 9.6.2011 Đại sứ Trung Quốc tại Philippines cảnh báo các nước láng giềng phải ngưng tiến hành thăm dò trữ lượng dầu trong vùng biển Đông nếu không có sự cho phép của Trung Quốc!

    Trung Quốc muốn đơn phương giải quyết biển Đông

    [​IMG]
    Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố rằng họ có chủ quyền toàn bộ biển Đông! Ảnh: tàu cá Trung Quốc trên biển Đông. Ảnh: the-diplomat.com
    Bình luận trên tờ Jakarta Post của Indonesia ngày 10.6, chuyên gia về an ninh của Đại học Indonesia, ông Andi Widjajanto nhấn mạnh: những vụ việc gây hấn gần đây của Trung Quốc đối với Việt Nam và Philippines chứng tỏ rằng Trung Quốc có ý định làm mọi việc theo cách của riêng mình.
    Nói cách khác, Trung Quốc đang đơn phương giải quyết mọi việc ở biển Đông, bất chấp nước này từng tuyên bố theo đuổi đàm phán hòa bình với các bên có liên quan.
    Ngay sau khi xảy ra vụ việc tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Viking II của Việt Nam sáng 9.6, Indonesia, nước Chủ tịch ASEAN 2011 đã lên tiếng thúc giục các bên có tranh chấp kiềm chế và quay trở lại thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN từ 2002.
    Michael Tene, người phát ngôn của bộ Ngoại giao Indonesia phát biểu: “Việc leo thang các sự việc ở biển Đông đã nêu bật tầm quan trọng của việc ASEAN và Trung Quốc cần đưa ra những đường lối chỉ đạo về thực hiện DOC, cũng như tất cả các nguyên tắc mà các bên đã nhất trí với nhau, cần được thực hiện đầy đủ”.
    Ông cũng nhắc lại tuyên bố chung của lãnh đạo ASEAN tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 18 tại Jakarta đầu tháng trước, thúc giục các bên liên quan ký kết các nguyên tắc chỉ đạo và xúc tiến việc thảo luận về bộ Quy tắc ứng xử COC, một cam kết mạnh mẽ hơn cho các tranh chấp ở biển Đông.
    Theo Michael Tene, “tất cả các bên phải tôn trọng lẫn nhau, giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán hòa bình, bằng các nguyên tắc của Công ước LHQ về Luật biển, và kiềm chế các biện pháp có thể dẫn tới leo thang bạo lực”.
    Đáng chú ý, hôm qua (9.6) bộ ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận việc tàu Trung Quốc quấy rối tàu Viking II và còn tố ngược lại tàu Việt Nam gây nguy hiểm cho ngư dân Trung Quốc (!).
    Chuyên gia an ninh Andi Widjajanto kết luận, “các Ngoại trưởng ASEAN cần có nỗ lực đặc biệt để khiến cho cơ chế DOC hoạt động, vì rõ ràng cơ chế này hiện tại không hiệu quả”.
    Ca Thy (theo Jakarta Post)
    H.S (theo Asian Wall Street Journal)
  7. langsu

    langsu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam nên cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh mới có cái làm đối trong với bọn có tàu khựa này được
  8. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    vũ khí hiện đại mới chỉ là phần nổi thôi

    phần chìm cũng là phần quyết định đó là phương pháp đánh,

    với kinh nghiệm mấy chục năm chiến đấu bảo vệ đất nước trước những kẻ thù mạnh như Mỹ và Pháp

    đủ để đập chết thằng hàng xóm to xác với con hàng nóng trong tay

    chỉ cần 1 nhát dao vào yếu huyệt là mày nhanh chóng trở thành vật tế cho đàn chó Bẹc ngay lập tức
  9. yennamdong

    yennamdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2008
    Đã được thích:
    0
    --------------
    Trung quốc có thể tấn công Trường sa thân yêu hay không?
    Nếu có thì thời điểm nào?
    Yêu cầu Cục 2 lưu ý các tin tức tình báo về động thái của Trung quốc ở CAMPUCHIA, Tây nguyên.
    Có khả năng xảy ra đồng thời 1 cuộc chiến tranh trên biển, Campuchia, Tây nguyên, Lạng sơn hay không?
    Mong các anh cảnh giác cao độ, kiên quyết không được để xảy ra bất ngờ.
    Thời điểm nguy hiểm là thời điểm chuyển giao quyền lực cuối tháng 6, đầu tháng 7 tới.
    Quyết tử vì tổ quốc quyết sinh.
  10. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Hôm nay hội luật gia VN đã kiện TQ, mặc dù hơi chậm nhưng rất hay. Nếu đang kiện mà nó nổ súng thì bọn phát xít này chơi với dế rồi.

    Cần nhanh chóng cho TG thấy sự bất chấp luật pháp của bọn phát xít này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này