Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2934 người đang online, trong đó có 101 thành viên. 05:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149192 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Có lẽ nên đem con lợn này làm thầy dạy cho Hồ Cẩm Đào , Ôn Gia Bảo , Lương Quang Liệt và bè lũ !
    Cho chúng nó đừng tưởng rằng cứ mạnh là thắng !

    Nhào qua đây đi Đào
    Cho mày biết dân tao ...
    Tuy nghèo nhưng dũng cảm .
    Chiến ! Cóc sợ thằng nào !

    Nhỏ , nhưng mà có võ !
    To , chắc gì đã hơn ?
    Thử nữa đi rồi biết !
    Ngàn năm vẫn chưa chờn ?


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Vượn đập đầu , giật đuôi bầy hổ !
    Chuyện như đùa !

    :)):)):)):)):)):)):)):))
  3. MrRiver

    MrRiver Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đọc BBC các bác hết sức tỉnh táo nhé, chúng nó kích động chiến tranh ác lắm
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110612_viet_artist_protest_held.shtml

    Một đạo diễn VN gặp rắc rối khi biểu tình
    Biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 12 tháng Sáu (Reuters)

    Nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (thứ nhất và thứ ba, từ trái sang) tham gia cuộc biểu tình hôm 12/6 tại Hà Nội.

    Một đạo diễn điện ảnh và là nhà thơ khi tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước vào sáng 12 tháng Sáu đã bị cảnh sát câu lưu trong thời gian ngắn tại Hà Nội.

    Khi đạo diễn này đang tham gia cuộc diễu hành cùng với nhóm biểu tình quần chúng, mà theo ông có tới 300 người tham gia từ buổi sáng và đi xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm của Thủ đô, tới đoạn rẽ ở phố Tràng Thi, thì ông bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ.

    "Khi đoàn người bắt đầu rẽ vào đường Tràng Thi, thì có hai ******* tới khoác tay tôi và nói là mời tôi vào đồn," đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói với BBC hôm thứ Bảy.

    Ông Tuấn cho hay sau khi bị đưa vào trụ sở ******* Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ông đã đề nghị ******* cho gặp lãnh đạo và ông kịch liệt phản đối việc bị bắt giữ này.

    "Các anh ốp tay tôi như là tội phạm, như vậy là không được," đạo diễn này phản kháng với lãnh đạo của ******* nơi ông bị câu lưu.

    "Tôi là một công dân, tôi đi biểu tình chống Trung Quốc là để đấu tranh ngoại giao, trong khi chúng ta chưa có các biện pháp khác, cứng rắn hơn."

    "Việc đấu tranh như thế để nâng cao tinh thần của toàn dân như vậy là rất tốt, tại sao các anh lại cản trở và tại sao các anh lại ốp tôi vào đây?" đạo diễn thuật lại với BBC.

    "Nếu bật đèn xanh"

    Nếu được bật đèn xanh, có thể hàng vạn người rầm rập đi theo. Chính quyền mà không tính toán cẩn thận, nó sẽ xẹp mất, lúc huy động, người ta cũng chẳng muốn đi nữa.

    Đạo diễn, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn

    Ông Đỗ Minh Tuấn cho biết sau đó ông đã gọi điện cho Trung tướng Hữu Ước, Tổng Biên tập Báo ******* Nhân dân, là nơi mà ông cho biết vẫn thường xuyên cộng tác, viết bài.

    "Sau đó, có thể họ đã trao đổi với nhau và thả tôi ra."

    Ông Tuấn cho biết ông đang cân nhắc và có thể sẽ gửi khiếu nại về sự việc:

    "Có thể tôi sẽ viết, tôi đã trực tiếp nói với họ, có thể tôi sẽ gửi tới các nơi cần thiết. Nhưng có lẽ họ cũng 'cà chớn' thôi chứ tôi nghĩ là họ biết tôi đi biểu tình là vì cái gì."

    Bình luận về tác động của cuộc biểu tình và diễu hành sáng thứ Bảy, nhà thơ kiêm tác giả kịch bản từng cộng tác với nhiều tờ báo và trang văn học, nghệ thuật trong và ngoài nước này nhận định:

    "Nếu được bật đèn xanh, có thể hàng vạn người rầm rập đi theo. Chính quyền mà không tính toán cẩn thận, nó sẽ xẹp mất, lúc huy động, người ta cũng chẳng muốn đi nữa."
  4. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    ►►►♠♣♥♦♪♫♫ Khả năng phòng thủ ở Biển Đông !!! ►►►♠♣♥♦♪♫♫

    1) Phòng thủ bờ biển
    Át chủ bài là hệ thống tên lửa đối hạm phòng thủ duyên hải Bastion dùng tên lửa Yakhont mà VN đã ký hợp đồng với Nga, hiện đã có hai hệ thống đi vào hoạt đọng , khả năng bao quát bán kính 300km-400km, Yakhont có khả năng bay là là chặng cuối cách mặt nước khoảng 10m, vô hiệu hoá mọi loại rada và các hệ thống phòng không chống tên lửa trên các chiến hạm, kể cả các hệ thống phòng không của tầu sân bay, nếu VN có 3 hệ thống này ở 3 miền thì khả năng phòng vệ bờ biển là cực tốt.

    Để bảo vệ vững chắc vùng biển Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trang bị, làm chủ hệ thống phòng thủ Bastion-P với nòng cốt là tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont.


    [​IMG]
    Xe bệ phóng Bastion-P với 2 ống phóng thẳng đứng.
    Sự ghê gớm của Bastion-P và Yakhont

    Đúng như tên gọi “pháo đài”, Hệ thống vạn năng Bastion-P do công ty quốc phòng NPO của Nga thiết kế, chế tạo, xứng đáng là “lá chắn thép” của các quốc gia có bờ biển dài, hải phận rộng lớn nhờ sự linh hoạt và uy lực của hệ thống này.

    Một tổ hợp chiến đấu Bastion-P gồm có các xe chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và quan trọng nhất là xe bệ phóng, lắp trên khung gầm 8 bánh lốp, với 2 ống phóng tên lửa chống hạm.

    Nhờ đó, Bastion-P có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ, để trong 5 phút là sẵn sàng phóng loại tên lửa có sức mạnh ghê gớm Yakhont, tiêu diệt các mục tiêu đe dọa an ninh từ phía biển.

    Cái tên Yakhont (“Hồng ngọc”, biến thể xuất khẩu của tên lửa Onyx, “Bạch ngọc”) gợi lên vẻ đẹp danh giá nhưng đây sẽ là một vẻ đẹp ghê gớm. Bởi loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg.

    Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.

    Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy”
    (>> chi tiết), đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm.

    Chiến thuật thông minh

    Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 197, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15km).

    Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương.

    [​IMG]
    Minh họa chiến thuật phòng thủ bờ biển sử dụng hệ thống Bastion-P.
    Tuy nhiên, để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu.

    Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải...

    Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó, khi tác chiếnm kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”.

    Nới rộng tầm bảo vệ

    Theo tính năng kỹ chiến thuật mà nhà sản xuất công bố, hệ thống Bastion-P có tầm bắn ngoài đường chân trời, (300km, khoảng 162 hải lý). Tuy nhiên, Yakhont là một tên lửa rất linh hoạt, có nhiều biến thể cho phép triển khai trên nhiều phương tiện mang khác ngoài bệ phóng trên đất liền.

    Từ lâu, Yakhont đã được thử nghiệm thành công khi phóng đi từ các tiêm kích Su-27 và “hậu duệ” là Su-30. Tháng 4/2011, Indonesia đã phóng thử thành công Yakhont từ các tàu chiến ở vịnh Zond.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm Yakhont có thể phóng đi từ tiêm kích đa năng Su-27/30.
    Tới đây, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa Brahmos (biến thể nội địa của Yakhont ở Ấn Độ) từ tàu ngầm vào cuối năm 2011. Do đó, nước nào sở hữu Bastion-P và Yakhont hoàn toàn có khả năng nới tầm bảo vệ hải phận của mình dựa vào các phương tiện mang.

    Đặc biệt, trong trường hợp, sử dụng Su-30MK2 để mang phóng, tầm xa 300km của Yakhont hầu như không có ý nghĩa với tầm hoạt động lên tới 3.000km (1.620 hải lý) của loại tiêm kích đa năng được thiết kế để chiến đấu trên biển này.

    Triển vọng trong tương lai

    Từ lúc được sản xuất tới nay, tuy chưa tham chiến nhưng Yakhont và Bastion-P vẫn dành được sự tín nhiệm cao từ các bạn hàng của Nga. Có thể nói không ngoa, đây là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển “đắt khách” nhất thế giới.

    Một loạt quốc gia đã và đang ký hợp đồng để sở hữu tên lửa và hệ thống phòng thủ bờ biển này gồm Ấn Độ, Syria, Venezula, Indonesia… Trong đó, Ấn Độ và Nga đã hợp tác phát triển biến thể của Yakhont là Brahmos (tên ghép của 2 con sông Brahmaputra và Moskva).

    [​IMG]
    Trong tương lai, tên lửa Brahmos II, biến thể phát triển từ nguyên mẫu Brahmos (ảnh) sẽ có tốc độ ghê gớm hơn nữa.
    Đẩy mạnh ưu điểm của Yakhont/Brahmos, Ấn Độ tìm cách nâng tốc độ tên lửa Brahmos II lên tới Mach 5
    (>> chi tiết), tốc độ chóng mặt trong thế giới của các tên lửa chống hạm. Còn hợp đồng với Syria liên tục bị Israel chỉ trích do lo ngại sự xuất hiện của tên lửa Yakhont sẽ làm cán cân quân sự trong khu vực. (>> chi tiết)

    Với các quốc gia phải đối mặt với các mối đe dọa từ hướng biển, hệ thống Bastion-P và tên lửa Yakhont là giải pháp hiệu quả, giúp giảm gánh nặng chi phí đầu từ phát triển các hạm đội tàu ngầm và tàu mặt nước. Hiện Nga đang có kế hoạch triển khai Bastion-P cùng với nhiều vũ khí hiện đại ở Kuril, quần đảo mà Nhật Bản tranh chấp với nước này.
    (>> chi tiết)

    Là nước đầu tiên sở hữu Bastion-P ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể yên tâm giữ cho hải phận “sóng yên, biển lặng”. Nếu kế hoạch sản xuất Yakhont với sự trợ giúp của Nga tiến triển,
    (>> chi tiết) tiềm lực phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ trở nên đáng gờm trong khu vực.
  5. tamaya_chile

    tamaya_chile Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    6

    Biểu tình như vầy thì được chứ đông quá bọn "quan tham" nó run lắm nó sợ dân mình lợi dụng biểu tình rồi lên tiếng hỏi tội nó luôn ! chứ người chính nghĩa thì lại không run như vậy ! Thời bây giờ Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều ! Thời đại số má thì Lý Thông nó ranh ma hơn thời cổ xưa lúc chém chằng tinh nhiều!:)):)):)):)):))
  6. Hanhck2010

    Hanhck2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Mình không có nhiều tàu chiến như bọn xâm lược, vậy thế mạnh của mình phải là bố trí trên đất liền dọc bờ biển, giả sử chúng có chiếm được thì một ngày ta ở đất liền giã 03 phát thì bố con nhà nào làm ăn giề được
  7. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    2) Khả năng tác chiến nhanh trên mặt biển
    Hiện VN mới có một đội tàu khinh hạm cao tốc loại BP-500 + Taraltul (khoảng 12 chiếc), mỗi chiếc được trang bị 4 tên lửa chống hạm với khả năng tác chiến bán kính của tên lửa khoảng 100 km. Phù hợp với chiến thuật đánh nhanh-rút nhanh.


    Hiện VN đã mua bản quyền tự đóng loại tầu này, nhưng toàn bộ trang thiết bị + vũ khí phải nhập toàn bộ, đặc biệt là loại tên lửa cao tốc bay sát mặt biển. Nhưng tốc độ thực hiện quá í ẹ tại Ba Son

    Từ 2009 VN nhận thêm 2 tầu Tàu Molnya, là loại tàu khu trục tên lửa, trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.

    Tàu tên lửa Molnya được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa biển, ven bờ. Tàu tên lửa Molnya trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống radar trinh sát và kiểm soát bắn. Radar có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống radar kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và sử dụng hệ thống dữ liệu bắn trên máy tính.

    [​IMG]


    * Vũ khí chính trang bị trên tàu Molnya gồm:

    - Trang bị hệ thống tên lửa chống tàu với giàn phóng tên lửa Uran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng radar chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg
    - Hoặc tên lửa hành trình chống tàu Moskit (SS-N-22) với 2 giàn phóng (2 tên lửa/giàn), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg
    - 12 tên lửa phòng không Igla-1M;
    - 1 pháo tàu 76mm AK-176M ( Cơ số 316 viên đạn pháo ), tầm xa 15 km
    - 2 pháo phòng không 30mm AK-630M.

    Từ 2010, VN nhận chiếc Khinh hạm đa năng Gepard 3.9 đầu tiên, và tháng 8/2011 có chiếc thứ hai

    Có kích thước khiêm tốn so với nhiều tàu chiến hiện đại trong khu vực, Gepard 3.9 được xếp vào lớp các khinh hạm. Thế nhưng chiến hạm này có khả năng tàng hình, tốc độ cao, hỏa lực tấn công và phòng thủ mạnh, và đặc biệt nâng cao khả năng chống ngầm của Hải quân VN.

    Được thiết kế tại Viện Thiết kế Zelenodolsk (tức Viện TsKB-340) và chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Gorky, CH Tatarstan, Liên bang Nga, Gepard 3.9 có thể đảm đương các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay…


    Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý).



    [​IMG]
    Chiến hạm Gepard 3.9, "con báo" trên biển khơi.
    Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển...

    Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu.

    Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu.

    Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.

    Nếu đúng kế hoạch, từ 2013, hạm đội tầu ngầm “Sát thủ vô hình” Kilo 6 chiếc bắt đầu được chuyển giao

    Nếu như Gepard 3.9 đại diện cho lực lượng tuần tra mặt nước thì tàu ngầm lớp Kilo là bạn đồng hành, thực hiện các nhiệm vụ dưới mặt biển.

    Biệt danh “sát thủ vô hình” của tàu ngầm lớp Kilo đến từ độ ồn thấp khi hoạt động. Điều này có được do nhà sản xuất bọc vỏ tàu bằng các tấm lợp anechoic, có khả năng dội lại và làm biến dạng tín hiệu của các sonar chuyên dò âm thanh tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar thụ động.

    Được Cục thiết kế hải quân Rubin, St Peterburg thiết kế, tàu ngầm Kilo đầu tiên bắt đầu phục vụ từ những năm 1980, trong vai trò trinh sát, tuần tiễu, tác chiến chống các tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.

    Tàu ngầm này được thiết kế thành 6 khoang kín nước được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn nằm ngang trong một thân tàu hai lớp. Thiết kế này cho phép tăng khả năng sống sót của tàu lên rất nhiều, nó vẫn có khả năng hoạt động bình thường khi bị bắn thủng một vài khoang.

    [​IMG]
    Người Mỹ gọi Kilo là "hố đen" trên biển khơi, nhưng tàu ngầm tiến công này được biết nhiều hơn với tên gọi "sát thủ vô hình".
    Sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm bố trí phía trước mũi tàu. Tàu có thể mang tổng cộng 18 ngư lôi, gồm: 6 quả trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngư lôi được điều khiển bằng máy tính, có xác suất bắn trúng đích rất cao. Với hệ thống kiểm soát bắn hiện đại, chỉ mất 2 phút là tàu ngầm Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và sau 5 phút thì có thể phóng lượt ngư lôi thứ hai. Ngoài ra, ống phóng lôi có thể được dùng để rải lôi với cơ số lên tới 24 quả.

    Vũ khí đáng sợ hơn cả của Kilo là tên lửa Club-S, có thể dễ dàng tiêu diệt các tàu chiến khác ở khoảng cách lên tới 220 km bằng đầu nổ 450 kg.

    Có nhiệm vụ chính là đối phó với các mục tiêu nổi và ngầm trên biển nhưng tàu ngầm Kilo vẫn được trang bị hệ thống vũ khí phòng không mạnh, đó là tên lửa Strela-3 hoặc Igla. Đây là các tên lửa phòng không sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại có tầm bắn xa, 6 km với Strela-3 và 5km với Igla.

    Để “nhìn thấy” các mục tiêu của đối phương, tàu ngầm Kilo được trang bị sonar MGK-400EM phát hiện các sóng âm phản xạ lại từ các tàu nổi và tàu ngầm với khoảng cách rất xa cùng với các thiết bị đối kháng điện tử, cảnh báo radar và định vị… Một khả năng đặc biệt nữa của Kilo là có thể hoạt động liên tục 45 ngày dưới biển nhờ 120 bộ ắc quy.

    Đến nay, Kilo đã được Nga xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Iran, Ba Lan, Romania… Tuy nhiên, các tàu ngầm này thường đóng theo projekt 877EKM kiểu cũ. Ở thời điểm hiện tại, các đối tác mới của Nga được chuyển giao tàu ngầm Kilo đóng theo thiết kế của projekt 636 với nhiều ưu điểm nổi trội như thân rộng hơn, động cơ công suất lớn hơn, tốc độ vòng quay chân vịt cao hơn, khả năng tàng hình tốt hơn…
  8. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    3) Hỗ trợ của không quân và thành lập Không quân Hải quân
    Với độ máy bay tiêm kích đa năng 12 SU27 + 4 SU 30MK + Khoảng 200 MIG 2000Bis Update + 40 ném bom SU 22 ở thời điểm hiện tại, không quân VN chỉ đủ khả năng tác chiến khoảng 30 phút trên vùng trời Trường Sa và Hoàng Sa, khả năng huỷ diệt các sân bay quân sự tại Hoàng Sa của Chino là rất khó khăn, Nếu 2015 Chino vận hành được tàu sân bay đầu tiên và sản xuất được máy bay đánh biển chuyên dụng cho tầu sân bay, khi đó nhiệm vụ phòng thủ Trường Sa phải do các tầu ngầm lớp Kilo mới đảm nhiệm.

    VN có 2 chiếc máy bay săn ngầm và trinh sát biển mua của Ba lan từ 2005, mới dừng ở khả năng phát hiện và trinh sát là chính.

    Theo kế hoạch đội bay đa năng đánh biển SU30MK sẽ được nâng lên con số 24-36 trong vòng 3 năm tới, đủ đáp ứng khả năng phòng thủ tới 2020.


    [​IMG]

    Ngoài ra, từ 2011 VN có khả năng tuần tra và trinh sát biển thường xuyên hơn nhờ đội máy bay trinh sát tuần thám bay thường xuyên được mua về từ Canada:

    Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada.
    [​IMG]
    DCH-6 có khả năng hoạt động linh hoạt cả trên biển lẫn trên đất liền. Việc trang bị loại máy bay này sẽ mở ra năng lực mới cho đảm bảo an ninh hàng hải của nước ta.
    Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải CASA C-212 từ Tây Ban Nha.

    Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình thành lập lực lượng Không quân Hải quân Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung, không chỉ thể hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có trang bị kỹ thuật đa dạng mà còn mở ra một hướng xây dựng lực lượng tác chiến đa dạng, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế ngày một phức tạp.


    Đặc điểm kỹ thuật DHC-6

    DHC-6 một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.


    Máy bay này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Đặc biệt hữu ích trong các tình huống cứu hộ hay chi viện lực lượng cho các đảo, nơi có đường băng thường rất ngắn.


    Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.


    [​IMG]
    Buồng lái của DCH-6 được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.
    Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng.

    Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.


    Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.


    Phi hành đoàn của DCH-6 gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ


    Thông số cơ bản: Dài 15,77 mét, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.


  9. chungkhoan2011

    chungkhoan2011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Bác này chỉ kêu gọi anh em yêu nước tảy chay lời nói ,cũng như hành động của mấy tên giả ma làm người mà bị mod cho treo giò 3 ngày

    Thật chả hiểu ra làm sao nữa......có khi sau bài này những người yêu nước chân chính như em cũng bị xử lý như vay thì sao....thật buồn.
  10. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    4) Phòng không

    Ngoài hệ thống SAM2+SAM3+SAM6 đã rất lạc hậu

    Việt nam hiện mới có 2 trung đoàn tên lửa S300 (PMU1), với khả năng tác chiến chống từ loại tên lửa hành trình bay thấp 10m -> tới máy bay tiêm kích ở khoảng cách 300km.

    Nếu có 10 trung đoàn này thì khả năng phòng thủ bầu trời của VN sẽ rất yên tâm.

    Các hệ thống này chủ yếu dùng để phòng thủ Hà nội.

    Hệ thống này được đánh giá tốt hơn hẳn hệ thống Patriot của Mẽo.

    Chino hiện đã có S400 (PMU2)

    [​IMG]

    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này