Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2693 người đang online, trong đó có 27 thành viên. 03:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 149185 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Việt Nam sắp sản xuất siêu tên lửa Yakhont

    Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

    Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

    Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

    Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.


    [​IMG]
    Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P
    Tên lửa Yakhont

    Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

    Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.
    [​IMG] SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont. Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.
    So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

    Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

    [​IMG] Nga và Ấn Độ phối hợp sản xuất một phiên bản SS-N-26, có tên là Brahmos A/S.
    Ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, sử dụng tên lửa Brahmos.
    [​IMG]
    Hệ thống dò mục tiêu Granit - Elektron được trang bị cho Yakhont của Nga và Brahmos của Ấn Độ. P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

    Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

    Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

    [​IMG] Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30 Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

    Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

    Hệ thống Bastion-P

    Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

    Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.

    [​IMG] Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa. Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

    Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

    Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

    [​IMG]
    Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút.​
    Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

    Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

    Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
  2. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Cận cảnh hệ thống vũ khí của Gepard Đinh Tiên Hoàng
    Cập nhật lúc :9:27 AM, 31/05/2011
    Là chiến hạm hiện đại bậc nhất trong biên chế Hải quân Nhân dân Viêt Nam, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sở hữu hệ thống vũ khí có uy lực tương đối mạnh.

    >> Việt Nam sắp có hệ thống huấn luyện Gepard, Kilo
    >> Chiến hạm Gepard thứ 2 sắp về Việt Nam
    >> Xem chiến hạm Gepard 3.9 'thử lửa'
    >> Các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á

    [​IMG]
    Thượng tầng cấu trúc của Gepard Đinh Tiên Hoàng là các hệ thống radar phòng không, đối hải.
    [​IMG]
    Hệ thống radar này sẽ phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển từ xa để đưa ra cảnh báo, đồng thời cung cấp các tham số cho các hệ thống vũ khí của chiến hạm tiêu diệt mục tiêu như hệ thống phòng không Palma, hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630...

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể chống trực thăng, máy bay, tên lửa hành trình chống hạm. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

    [​IMG]
    Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 giây. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

    [​IMG]
    Pháo hạm đa năng AK-176M, được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không, đối hải.
    [​IMG]
    Đối tượng của AK-76M là các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp.

    [​IMG]
    Pháo bắn nhanh AK-630 gồm 6 nòng cỡ 30mm, có tốc độ khai hỏa lên tới 6.000 phát/phút. AK-630 là "lá chắn" cuối cùng của Gepard, được sử dụng trong trường hợp hệ thống Palma không tiêu diệt hết các tên lửa diệt hạm đe dọa Gepard.

    [​IMG]
    Vũ khí uy lực nhất của Gepard Đinh Tiên Hoàng là hệ thống tên lửa diệt hạm Uran E. Tên lửa sử dụng trong hệ thống Uran E là loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối, có chiều dài 4,2m; đường kính 0,42m, trọng lượng 630kg, đầu đạn 145kg, tầm bắn 5-130km, tốc độ tối đa Mach 0,9, (tốc độ cận âm).
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    [​IMG]

    [​IMG]

    Bọn Tàu tham khác gì chó đói ...

    Chúng nhe nanh , mình chạy là thua !
    Hãy ngồi xuống và cầm miếng ngói ...
    Chỉ nhứ thôi , chó chạy có cờ !

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

  4. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Với quan điểm cho rằng TQ là trung tâm vũ trụ, lãnh đạo TQ là thiên triều còn các nước khác là Di Man, là Rợ thì TQ đến 1 lúc nào đó thích cướp thích lấy của ai là nó làm thôi.

    TG cần ngăn chặn ngay tư tưởng cuồng loạn này.

    [r23)][r23)][r23)]
  5. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Hoa thôn đa khuyển phệ!

    Cụ Trạng Trình nhà ta ngày xưa ví von rất hay.

    =D>
  6. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Thấy gì không?

    Có thấy gì không thấy gì không
    Một bầy chó Khựa giữa biển đông
    Mẹ cha chúng nó còn gâu được
    Tao bỏ vô nồi...cạo sạch lông

    Có thấy gì không thấy gì không
    Một phường ăn trộm,cướp non sông

    Chúng mày còn muốn thôn tính nữa
    Tao đập tan tành cho hết ngông



    Có thấy gì không, thấy gì không
    Một con bò ghẻ dám dơ mông
    Nhô sừng, thè lưỡi đòi lấn tới
    Gươm thần chém đứt, hết nhông nhông



    :)):)):)):)):))
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thứ bảy, 11/06/2011, 23:15(GMT+7)

    [​IMG]

    Biển Đông - Bài toán khó nhưng đã hóa giải được một phần.
    VIT - Với những hành động cắt cáp thăm dò dầu khí của tầu Bình Minh 2 khi tầu đang hoạt động trong vùng biển 200 hải lý thuộc hải phận Việt Nam, và rồi trắng trợn đổi trắng thay đen ra điều lên án Việt Nam gây hấn, Trung Quốc đã tự lộ nguyên hình là một kẻ sở khanh lòng lang dạ thú.
    Thời gian qua Trung Quốc ngang nhiên cho tầu hải quân bắn dọa quấy nhiếu các tầu cá Việt Nam khi bà con đang đánh bắt cá trong vùng hải phận của Viêt Nam. Đây là những dấu hiệu hiếu chiến bất chấp lẽ phải đúng sai cố tình gây hấn từ phía Trung Quốc.

    Mặc dù chưa thể có những biện pháp hữu hiệu hóa giải vận hạn, nhưng những gì đang thể hiện trên báo chí cho thấy một ngoại lực mới đã nhập nội vào tâm trí người dân Việt Nam để giải thoát cho họ khỏi "bùa ma hiểm" bị Trung Quốc "yểm" lâu nay.

    Các "đồng chí" Trung Quốc rất giỏi trong việc "khóa mồm" thiên hạ. Trong mọi vấn đề Trung Quốc đều tính toán rất bài bản và kỹ lưỡng đến độ kẻ bị hại không dám kêu, mà nếu có kêu thì cũng có biết kêu ai. Với cảm giác lờ mờ về tình hữu nghị, người Việt Nam nghi ngại lẫn nhau tránh né nói lên sự thật về Trung Quốc.

    Năm 1946, lấy cớ giải giáp phát xít Nhật, Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã đánh chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19/1/1974, lợi dụng thời điểm khó khăn của Việt Nam, một lực lượng lớn hải quân Trung Quốc đã bất ngờ đánh chiếm tất cả các hòn đảo của quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Sài Gòn kiểm soát.

    Trung Quốc đã tính toán rất chính xác thời điểm để tấn công cướp đảo, bởi trong bối cảnh nhập nhèm "bạn thù" và trong thời khắc quan trọng tất cả phải dồn cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, chính phủ Việt Nam, mặc dù rất phẫn nộ nhưng không thể ra tuyên bố lên án họ. Một lần nữa Trung Quốc thành công trong việc "khóa mồm" người bạn "môi hở răng lạnh".

    Vào năm 1979, Trung Quốc sau khi lên kịch bản cho Ponpot gây hấn khiến cho Việt Nam phải tập trung quân để bảo vệ biên giới phía Nam, thì Trung Quốc đã xua quân tấn công các tính phía Bắc của Việt Nam. 10 năm sau, đúng lúc Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, phần bị cấm vận, phần vì Liên Xô - liên minh chiến lược của Việt Nam - bị tan rã; tháng 3/1988, Trung Quốc ngang nhiên tấn công chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Mặc dù Việt Nam ra sức chiến đấu để bảo vệ biển đảo, và về mặt ngoại giao đã lên án hành động xâm lược này của Trung Quốc, nhưng khó có quốc gia nào trên thế giới hiểu được sự tình, bởi Việt Nam vẫn đang bị bóng đè từ phía các đồng chí cùng chí hướng xã hội chủ nghĩa Trung Quốc.

    Trước những sự kiện như vậy, người dân Việt Nam không khỏi không căm thù Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, trên tất cả các kênh truyền hình Việt Nam đều chiếu phim Trung Quốc, chiếu ngày chiếu đêm, chiếu liên tục trong hàng chục năm trời, và nội dung của tất cả các phim này chỉ xoay quanh một điều là nhồi nhét vào đầu người xem thông điệp "Vua Trung Quốc là người nhân từ và đại diện cho lẽ phải". Người dân phẫn nộ, nhưng không một ai dám đặt vấn đề nghi ngờ có bàn tay khống chế của Trung Quốc?

    Cuộc xâm lăng văn hóa này không phải không có tác dụng. Người ta đã nghĩ đến một tình hữu nghị mới giữa hai dân tộc, và luôn tránh né mọi nguyên cớ dẫn đến sự đổ vỡ. Sự tránh né còn được thể hiện trong việc có biết bao nhiêu hàng dởm "made in China", biết bao nhiêu hoa quả có hóa chất độc hại tràn vào Việt Nam, nhưng thay vì chính phủ phải lên tiếng thì chỉ khuyến cáo người dân Việt Nam thận trọng, còn người dân cũng chỉ còn cách tự trách mình mỗi khi bị lừa.

    Với những sự chuẩn bị tinh thần "Vua Trung Quốc đại diện cho lẽ phải", Trung Quốc đã tính bài tìm cớ gây hấn, nhằm đổ vấy trách nhiệm "đạo đức" lên nhà nước Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc, người dân Việt Nam không dễ bị mắc lỡm. Nếu Trung Quốc dám liều lĩnh gây hấn tấn công Việt Nam tức là nó đã vứt bỏ những chiếc lá nho đạo đức cuối cùng để hiện nguyên hình là một kẻ xâm lược Đại Hán.

    Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông như hiện nay, mặc dù Việt Nam đã lên tiếng phản đối nhưng sự ủng hộ từ các nước lớn trên thế giới chưa thực sự mạnh. Điều này một phần là do bản thân sự việc quá phức tạp và trong nhiều năm trước đây Trung Quốc đã thành công trong việc "khóa mồm" hạn chế sự phản ứng từ phía Việt Nam; một phần nữa là do sự nham hiểm của Trung Quốc được thể hiện trong việc tính toán thời điểm động binh. Các nước lớn trên thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc chiến Trung Đông và Bắc Phi đang làm đau đầu Mỹ và NATO.

    Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù thế chủ động gây hấn nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc, nhưng nhiều người vẫn đang còn luẩn quẩn trong cái vòng kiểm tỏa của khái niệm ý thức hệ, khiến cho khả năng nhận thức bị tê liệt.

    Cần phải hiểu là có một sự khác biệt giữa một bên là phương thức sản xuất và một bên là tình hữu nghị.

    Những giá trị khoa học đích thực từ kinh nghiệm phát triển đất nước thì cần phải học. Nhưng chắc chắn người dân Việt Nam không muốn vì tình "hữu nghị" mà bị xỉ nhục, mà chịu kiếp nô lệ, bị cướp mất biển Đông, mất cơ hội trở nên hùng mạnh.

    Trước những thái độ ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc, nhiều người dân Việt Nam không khỏi không lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy một điều là, bằng chính những tuyên bố cứng rắn đáp lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc, người Việt Nam đã dũng cảm xé toạc bức màn "u mê", để nói lên tiếng nói của chính mình với thế giới và đó là bước đầu tiên để giữ gìn được sự vẹn toàn biển đảo giữ gìn độc lập dân tộc.


    Sóng Ngầm



    var currentday=11; var currentthang=6; var currentnam=2011;
  8. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Hệ thống tên lửa Shaddock SS-N-3 của Việt Nam

    Thư mục: Tổng hợp



    SS-N-3 là loại tên lửa được chế tạo từ thời Liên Xô, nhằm chống lại các hạm đội tàu sân bay. SS-N-3 (NATO gọi là Shaddock và SS-C-1) có tên thiết kế theo các phiên bản khác nhau là P-5, P-6, P-35 và S-35. SS-N-3 có kích thước 0,96x11,85 m; sải cánh rộng 3,2 m; tầm hoạt động từ 460-500 km; đầu tự dẫn dùng radar chủ động kết hợp điều khiển bằng lệnh; trọng lượng tùy theo phiên bản, giao động từ 4.600-5.400 kg; đầu nổ nặng 900 kg; động cơ đẩy dùng động cơ nhiên liệu lỏng.
    [​IMG]
    Tên lửa Shaddock được Liên Xô chế tạo nhằm tiêu diệt các cụm tàu sân bay của đối phương. Phiên bản đầu tiên của SS-N-3 là P-5, sử dụng hệ dẫn đường bằng quán tính, được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II, Whiskey Conversion và Juliett. P-5 sử dụng loại cánh gập được, do đó có thể trang bị cho các loại tầm ngầm loại nhỏ.

    P-5 có tầm bắn lên tới 500 km, hoạt động ở độ cao từ 100-400 m và hành trình ở tốc độ 0.9 M. Vào những năm 1960, P-5 có thể xuyên thủng qua hệ thống phòng thủ bờ biển của Mỹ.


    Phiên bản P-6 được thiết kế với độ chính xác cao hơn so với P-5 và sử dụng vào mục đích tấn công các tàu sân bay của Mỹ. P-6 được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II và Juliett, sử dụng hệ dẫn đường bằng rada tích cực. P-6 có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. P-7 sau này có tầm hoạt động hơn 1.000 km .

    [​IMG]
    Tàu ngầm Juliett được trang bị tên lửa Shaddock mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường Phiên bản P-35 (NATO gọi là SEPAL), cũng sử dụng hệ dẫn đường bằng radar, được trang bị cho các tàu khu trục lớp Grozny và Sevastopol. P-35 có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, hoạt động với vận tốc 1,2 M, đây là loại tên lửa có tốc độ vượt âm.

    Phiên bản S-35 được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đặt trên xe chuyên dùng.

    [​IMG]
    Phiên bản S-35 được khai hỏa. Để phóng P-5, tàu ngầm bắt buộc phải nổi lên mặt nước, kích hoạt radar dẫn đường để điều khiển tên lửa hướng tới mục tiêu.

    Sau khi phóng, tên lửa leo lên tầm cao, tăng tốc tới vận tốc cực đại, và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với radar dẫn đường. Hình ảnh kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua 1 kênh TV.


    Khi một mục tiêu được xác định, thao tác viên trên tàu xác minh liệu có phải đó là mục tiêu mong muốn hay không. Thao tác viên điều khiển tên lửa bằng cách bật hệ thống tìm đường của nó sang chế độ tự động.


    Kế đó, tên lửa đi xuống tầm thấp (nhưng vẫn ở tốc độ siêu âm) rồi chui xuống nước 10 - 20 m trước khi tới mục tiêu và phát nổ để phá hoại mục tiêu dưới nước, tăng mức độ thiệt hại cho đối phương.

    Thông số kỹ thuật :

    Đơn vị thiết kế Chelomey

    Tổng chiều dài 10,20m (SS-N-3a/b)
    11,75m (SS-N-3c )

    Đường kính 0.98m

    Sải cánh 5,00m

    Trọng lượng 5400 kg

    Đầu đạn 1,000 kg chất nổ thông thường
    350 kiloton đầu đạn hạt nhân

    Động cơ . 2 tên lửa đẩy nhiên liệu rắn
    . 1 Tuabin phản lực

    Tốc độ tối đa Mach 0,9

    Phạm vi hiệu quả 450 km
    (SS-N-3a/b)
    750 km (SS-N-3c )



    [​IMG]

    Shaddock được Liên Xô trang bị cho Việt Nam từ thời chiến tranh lạnh , thời điểm Liên Xô có mặt tại Cam Ranh với hơn 10 hệ thống .

    Hiện này Việt Nam đã và đang hợp tác cùng với Nga để cải thiện những điểm yếu của S-35 như tốc độ ,cải thiện tầm bắn , khả năng bị đánh chặn bởi hệ thống phòng không đối phương , dễ bị gây nhiễu và khả năng tàng hình trước radar đối phương .
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt Nam nên phát triển các loại sơn tàn hình để trang bị cho khí tài nhằm chiếm ưu thế , theo tui dưới thiết bị hiện có hiện nay thì việc chế tạo loại sơn này không khó mấy

    Ngoài ra cần tăng cường số lượng tiêm kích tàng hình để kiểm soát trên không , đây mới thật sự là ưu thế của VN vì nó gắn liền với hải phận , tránh mắc lừa địch chỉ trang bị mạnh hải quân ;))
  10. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Mã:
    
    

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này