Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7601 người đang online, trong đó có 1004 thành viên. 13:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149166 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Thực trạng to tiếng và đôi lúc xung khắc về chủ quyền tại Biển Đông không phải là điều gì mới mẻ.
    Tuy nhiên tiếng nói từ một vài thủ đô tại Đông Nam Á đang ngày càng lớn hơn trước những hành động của Trung Quốc tại khu vực đang có tranh chấp.
    Các nước trong khu vực không thể đối chọi với Bắc Kinh trên phương diện quân sự, nhưng họ cũng không muốn cho qua và không muốn mất lãnh thổ trên biển.
    Quốc tế hóa tranh chấp, bao gồm cả việc khuyến khích sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực, là một cách để bảo vệ lợi ích của họ.
    "Tôi ngày càng thấy muốn dùng từ gây hấn hơn là từ quyết đoán trong việc mô tả hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông Ian Storey, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore được Reuters trích dẫn.
    'ASEAN thông đồng'
    [​IMG]Biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội và TP. HCM ngày 12/06.


    Tin cho hay Philippines nói việc Trung Quốc đóng cọc, đặt phao nổi và để lại vật liệu xây dựng gần Bờ Douglas Amy là sự cố nghiêm trọng nhất cho tới nay, khiến dẫn tới việc Manila cáo buộc Bắc Kinh đã vi phạm Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

    Trung Quốc nói rằng Manila đang vi phạm chủ quyền của mình, và nói vật liệu này là để phục vụ các mục đích khoa học trên lãnh thổ của mình và không có ý định chiếm hoặc giữ các bãi đá.
    Tuy nhiên ông Euan Graham, nhà nghiên cứu từ Chương trình Nghiên cứu Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore được Reuters trích dẫn nói "Cho dù đó là bước đi quân sự hay không ... Tôi nghĩ rằng nếu có việc xây dựng trên khu vực trước đây trống, thì đó sẽ là việc vi phạm DOC khá rõ ràng,".
    Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu hồi tuần trước nói: "Chúng tôi duy trì quan điểm vững chắc về chủ quyền và đồng thời kiên định trong cách thức và những đề xuất nhằm giải quyết những bất đồng cũng như có hợp tác."
    Chúng tôi duy trì quan điểm vững chắc về chủ quyền
    Lưu Kiến Siêu, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines


    Một vấn đề khác tồn tại là không phải thành viên nào trong ASEAN cũng có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
    Ngoài Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei thì các quốc gia khác như Thái Lan, Miến Điện và Lào, không tuyên bố có chủ quyền tại khu vực này.
    Những nước này không thấy có ít động lực để thách thức Bắc Kinh về vấn đề này và Trung Quốc hiện là đối tác mậu dịch ngày càng quan trọng cho tất cả các nước trong khu vực.
    Tang Siew Mun, Giám đốc Chính sách Đối ngoại và Nghiên cứu An ninh, tại Viện Chiến lược của Malaysia và Nghiên cứu Quốc tế, nói các nước tuyên bố có chủ quyền sẽ phải đàm phán, thống nhất được một thỏa thuận, tức là tất cả các thành viên ASEAN không cần phải tham gia.
    "Nếu ASEAN tham gia thì điều đó có thể gây cản trở sự tiến bộ vì Trung Quốc có thể xem hành động này như một sự khiêu khích trong đó ASEAN "thông đồng" để thách thức Trung Quốc," ông Tang Siew Mun được trích dẫn.
    'Đơn độc'
    Trong những tuần gần đây Trung Quốc và Việt Nam đều cáo buộc lẫn nhau đã xâm phạm chủ quyền trên biển.
    Cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai
    Huy Đức, nhà báo


    Vào ngày Chủ nhật 12/06 đã diễn ra cuộc biểu tình thứ hai chống Trung Quốc tại Hà Nội và TP. HCM.
    Truyền thông nước ngoài, báo chí hải ngoại và cả một số trang web tin tức phi chính thức và blog cá nhân trong nước cập nhật nhiều về cuộc biểu tình.
    Nhà báo Huy Đức, ở TP. HCM, viết trên Bấm trang Facebook của mình: “Những thanh niên, trí thức, thường dân hôm nay, 12-6-2011, biết chính quyền đang phải chịu những sức ép nào và những sức ép ấy giờ đây lại dồn lên vai họ. Nhưng, hàng ngàn người dân vẫn phải xuống đường.”
    “Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được,” ông Huy Đức viết trong bài có tựa “Đơn độc”.
    Cho đến cuối ngày, báo chí nhà nước vẫn chưa đề cập gì đến vụ biểu tình này, mặc dù giới phân tích nhận định sự kiện chỉ có thể xảy ra với sự ngầm đồng ý của chính phủ Việt Nam.
  2. woodfish

    woodfish Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Đã được thích:
    16.876
    Thế lấy tiền bán chứng ủng hộ quân đội sản xuất 10 quả doạ nhau chơi đi.

  3. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'



    “Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi chúng ta đứng vững thì họ không làm gì được”, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ ******* nhận xét.


    Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ *******), trao đổi với VnExpress về ý đồ của Trung Quốc và những việc Việt Nam cần làm khi vùng đặc quyền kinh tế bị xâm lấn.
    - Chỉ trong 2 tuần, các tàu của Trung Quốc liên tục phá cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Thiếu tướng nhận định như thế nào về những hành động này?
    - Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Sau vụ 26/5 tôi đã nói là sẽ còn tái diễn và quả thực đúng như vậy. Nếu Việt Nam không có phản ứng thích đáng thì chỉ trong tuần tới sẽ lại xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn.
    [​IMG]
    Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại. Trung Quốc khôn ngoan ở chỗ các vụ việc này đều thuộc chủ trì của cơ quan hành chính nhà nước, quân đội không nhúng tay. Tàu hải giám và ngư chính đều thuộc cơ quan nhà nước Trung Quốc, làm nhiệm vụ quản lý và xua đuổi. Hệ thống quản lý nhà nước trên biển Trung Quốc hùng mạnh như vậy trong khi tương quan Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển mới thành lập.
    - Vậy theo thiếu tướng, với tình hình hiện nay, lời giải nào dành cho Việt Nam khi các lực lượng dân sự, cảnh sát biển quá mỏng, trang bị thiếu?
    - Nếu ta dùng hải quân đối phó thì mắc mưu của Trung Quốc, sa ngay vào bẫy mà họ giăng sẵn. Họ sẽ hô hoán với cả thế giới cũng như 1,3 tỷ dân Trung Quốc rằng Việt Nam gây xung đột trước.
    Sau Hội nghị Shangri La 10, Trung Quốc thấy phản ứng không đủ độ của các nước ASEAN nên lập tức làm tới. Vụ tàu Viking II ngày 9/6 là hậu quả tất yếu. Để ngăn chặn và phòng ngừa hành động tiếp theo của Trung Quốc, Việt Nam phải thông báo cho người dân biết rõ âm mưu và hành động cụ thể của Trung Quốc; thông báo thế giới thông qua các kênh song phương đa phương, kể cả Liên Hợp quốc. Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hiến pháp quy định người dân có quyền được biết thông tin và nhà nước phải có trách nhiệm thông báo rõ khi Tổ quốc bị xâm lấn.
    Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không làm gì được. Với Trung Quốc, ở tầm cao chiến lược, ta phải minh định 2 vấn đề: Dân tộc và giai cấp. Khi làm việc với lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng đưa vấn đề giai cấp lên trên hết, nhưng trong hành xử, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
    [​IMG]
    Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới). - Thường xuyên theo dõi những tuyên bố và hành xử của Trung Quốc, điều ông lo ngại là gì?
    - Trong khoảng 10 năm nay, từ cấp lãnh đạo cao nhất tới các chính khách học giả Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cái gọi là “Chiến lược phát triển hòa bình” mà lúc đầu họ gọi là chiến lược “Trỗi dậy hòa bình”. Họ gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng Trung Quốc phát triển nhanh, mạnh nhưng không đe dọa ai mà chỉ tạo cơ hội phát triển cho các nước khác. Họ ký Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông DOC 2002 với ASEAN trong đó quy định rõ ràng các bên không làm gì gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Chỉ cách đây vài tháng, lãnh đạo cấp cao của họ cũng vừa nhắc lại thông điệp khẳng định Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước đảm bảo Biển Đông hòa bình, phát triển.
    Nhưng trên thực tế, họ liên tục có những việc làm phi lý như đối với tàu Bình Minh 02, Viking II, bắt giữ tàu cá của Việt Nam và các nước... Điều đó chứng tỏ họ có chủ đích, nằm trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông.
    Hai tuần nay tôi theo dõi cả đài truyền hình và phát thanh Trung Quốc, kể cả các trang mạng. Hàng trăm tờ báo, cơ quan phát thanh Trung Quốc nói rằng Việt Nam xâm phạm, gây hấn thậm chí xâm lược trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ vu cáo Việt Nam trong hai vụ cắt cáp vừa qua. Đây là những hành động không chấp nhận được. Nhà cầm quyền Trung Quốc vừa gây hấn, xâm phạm chủ quyền độc lập Việt Nam vừa vu cáo Việt Nam. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại lời tuyên bố của chính mình.
    - Có ý kiến lo ngại quan hệ hợp tác Việt - Trung sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế nếu tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng?
    - Chúng ta không nên nhầm lẫn cũng như lo ngại về quan hệ các mặt hiện có của hai nước. Cần phải lấy chủ quyền quốc gia làm cốt lõi. Chủ quyền là tối thượng, trường tồn, thiêng liêng bất khả xâm phạm. Không ai được có quyền mặc cả chủ quyền quốc gia cả.
    Có người đã nói với tôi nếu ta làm căng, Trung Quốc có thể dùng đòn cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tôi không loại trừ khả năng này, song cần phải thấy rằng, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế lớn từ việc hợp tác Việt Nam.
    [​IMG]
    "Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như chính những tuyên bố của họ" Ảnh: Nguyễn Hưng. - Về lâu dài, theo ông, đâu là vấn đề cốt lõi để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển?
    - Trong quá trình phát triển sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển thì lực lượng vũ trang cần củng cố. Nhưng cái cần thiết hơn là tổ chức lại hệ thống quản lý nhà nước trên biển, trong đó có kiểm ngư, quản ngư, tổ chức lại cảnh sát biển. Điều này chúng ta có thể học tập ngay từ Trung Quốc. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế biển, đầu tư cho ngư dân để tăng số lượng tàu cá, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
    Còn về đầu tư cho quốc phòng theo tôi dù vẫn phải làm song không phải là thượng sách. Chúng ta ít tiền, cần đầu tư có trọng điểm. Theo tôi tính thì mỗi người Việt Nam bỏ ra khoảng 30 USD thì đã đủ để có hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển. Trên biển, ta nên lựa chọn trang bị phương tiện cần thiết nhất như tàu siêu tốc, ngư lôi. Tất cả trang bị nhằm tạo sức mạnh trước sự gây hấn.


    Thiếu tướng Lê văn Cương bẩu chỉ cần mỗi người dân đóng góp 30usd là VN Mua được đồ chơi oánh Khựa...:-bd
    Nếu vậy thì iêm sẽ ủng hộ gấp nhiều lần cho các bác ý mua Tên Lửa Ngư Lôi diệt Khựa ngay :-bd[r2)]

  4. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Tinh thần dân tộc

    Việt Nam tuy dân số ít, quốc gia nhỏ nhưng tinh thần dân tộc từ bao đời nay vẫn kiên cường bất khuất. Thiết nghĩ nếu cần phải bảo vệ tổ quốc, toàn thể nhân dân Việt Nam sẵn sàng chung tay quyên góp để củng cố lực lượng quốc phòng ngày càng vững mạnh. Bất cứ lúc nào nhà nước cần, chúng tôi sẵn sàng!:)>-
  5. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148


    giết hết bọn tàu
  6. sactim

    sactim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    35
    Có vụ Biển Đông này hóa ra lại hay. Ý chí dân tộc mạnh mẽ hơn, quyền tự do được nâng cao hơn, lãnh đạo cũng phải suy nghĩ kỹ hơn, yêu hàng hóa Việt hơn, người VN đoàn kết hơn, lộ rõ các điểm yếu của đất nước để khắc phục ... TTCK tăng mạnh ( đùa vậy nhé vì có bọn BK vẫn đang nhăm nhe ra tay, bọn này phải qui là Hán gian mới đúng nghĩa :)):)) )
  7. bvlife

    bvlife Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Đã được thích:
    3.545
    Phát huy tinh thần ái quốc, sau đợt uptrend này đề nghị các cụ chốt lời xong thành lập quỹ "30USD" cùng quốc gia xây dựng hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển !
  8. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11

    ...
  9. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    [sign][/sign]​
  10. VNI550

    VNI550 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2009
    Đã được thích:
    19
    Nếu đánh nhau cả 2 cùng thiệt hại, nhưng nếu ko đánh thì chỉ 1 mình VN thiệt hại (do bị chúng nó quấy phá)
    Sớm muộn gì cũng chiến, sao mình ko chơi trước nhỉ. Tiên hạ thủ vi cường!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này