Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3431 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 05:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149138 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    http://vitinfo.vn/Muctin/Quocte/Quanhequocte/LA89755/default.htm
    [​IMG] Bản đồ biểu thị “chuỗi ngọc trai”. Ảnh: MARINEBUZZ

    Sau "Lưỡi bò" phi lý đến “Chuỗi ngọc trai” đầy toan tính
    Sau yêu sách “đường lưỡi bò” vô căn cứ, Trung Quốc tung ra chiến lược “chuỗi ngọc trai” với tham vọng nối biển Đông và Ấn Độ Dương.

    Với công hàm ngày 7-5-2009 có kèm bản đồ đường chữ U (đường lưỡi bò), Trung Quốc mưu toan buộc cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “biển Đông như một vịnh lịch sử”, là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Với yêu sách này, Trung Quốc có tham vọng biến toàn bộ biển Đông trở thành ao nhà của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa.

    Thực tế, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra không phải là con đường có tính ổn định và xác định rõ ràng. Đặc biệt, vị trí của nó lại không được xác định tọa độ rõ ràng, vì thế khó mà biểu thị là một đường biên giới của một quốc gia. Do đó, việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa với Việt Nam, Malaysia, Philippines là không có cơ sở lịch sử và pháp lý quốc tế. Nói chung, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đơn phương đưa ra và chưa bao giờ được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

    Trung Quốc thực tế không chỉ dừng lại ở yêu sách “đường lưỡi bò” ở biển Đông mà xa hơn trong tầm nhìn của họ là một chiến lược “chuỗi ngọc trai” (String of Pearls) đầy tham vọng nối biển Đông với Ấn Độ Dương. Trên thực tế, các cơ sở cầu cảng thương mại mà Trung Quốc xây dựng tại vịnh Bengal, Ấn Độ Dương và biển Ả Rập được coi là một phần trong chiến lược “chuỗi ngọc trai”. Với chiến lược này, Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình từ Hải Nam ở biển Đông xuyên qua những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, hướng tới vịnh Ba Tư, mục tiêu chủ yếu là kiềm chế Ấn Độ, bảo đảm an ninh năng lượng và kiểm soát những tuyến hàng hải quan trọng.

    Chiến lược “chuỗi ngọc trai” đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hướng đến việc gia tăng sức mạnh năng lượng, kinh tế và quân sự của họ trong tương lai. Cách hiểu rộng về chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc cho thấy một Trung Quốc có tư tưởng bành trướng hơn, thực dụng hơn và ít quan tâm tới “phát triển hòa bình” hơn như họ từng tuyên bố. Có thể nói, chính những nhu cầu bức thiết trong nước, Trung Quốc đã tạm thời bỏ qua hình ảnh “phát triển hòa bình” để lấn xuống biển Đông một cách mạnh bạo, thậm chí đứng trên luật pháp quốc tế, vươn tầm kiểm soát đến Ấn Độ Dương, qua đó đi nhanh hơn trên con đường bá quyền của mình ra phạm vi thế giới.

    Chiến lược “chuỗi ngọc trai” được xây dựng nhằm hướng đến giải quyết vấn đề ưu tiên mang tính chiến lược của Trung Quốc là bảo đảm an toàn cho tàu chở dầu mỏ và khí đốt đến từ vịnh Ba Tư. Để đến Trung Quốc khi xuất phát từ phương Tây, các tàu phải băng qua eo biển Malacca. Con đường này nằm giữa Malaysia và đảo Sumatra, với bề rộng không quá 3 km trước Singapore, là một trục chủ yếu nhưng dễ gặp trở ngại. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược “Chuỗi ngọc trai” còn được Trung Quốc nhắm đến việc bảo đảm khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương, trong trường hợp đụng độ với một trong những đối thủ tiềm tàng mạnh nhất của nó, cụ thể là Ấn Độ.

    Để thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai”, đầu tiên, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với nhiều đảo ở biển Đông, trong đó chú trọng thúc đẩy tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sự phản ứng của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Trung Quốc khẳng định chủ quyền mạnh mẽ ở Đài Loan, tuyên bố chủ quyền và tiến hành tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku - theo cách gọi của Nhật Bản) với Nhật Bản. Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là tiếp cận với các cảng của CHDCND Triều Tiên để từ đó dễ dàng tiếp cận biển Nhật Bản, khống chế Nhật Bản. Từ biển Đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng “Chuỗi ngọc trai” sang Ấn Độ Dương. Trên thực tế, Trung Quốc đã triển khai những cơ sở giám sát hải quân tại đảo Coco của Myanmar và cảng Gwadar của Pakistan.

    Như vậy, nếu kết nối các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và biển Nhật Bản cùng với các đảo và những cơ sở cầu cảng khác của Trung Quốc xây dựng trải rộng từ Hải Nam tới vùng Trung Đông, “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc hướng tới xây dựng sẽ giống như một vành đai bao quanh rất nhiều đất liền ở khu vực châu Á. Chuỗi ngọc trai này tạo cơ sở cho Trung Quốc vào vị trí kiểm tra và giám sát tất cả những tuyến đường biển quan trọng nhất ở châu Á cũng như thế giới; kiềm chế Nhật Bản và Hàn Quốc; đồng thời giành lợi thế tiếp cận trực tiếp các vị trí chiến lược quan trọng ở Thái Bình Dương so với Mỹ và Nga.

    Về mặt chiến lược, Việt Nam nằm ngay tâm điểm của chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, có thể nói Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ trước sự “trỗi dậy” về phía Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc xây dựng chiến lược “chuỗi ngọc trai” hiện nay đã ảnh hưởng đến lợi ích phát triển của nhiều nước trong khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Do đó, Việt Nam không chỉ giới hạn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia mà cần phải có một sự vận động sâu rộng có tầm quốc tế, mở rộng liên kết với các quốc gia trong khu vực để tạo nên một sức mạnh tập thể ngăn cản tham vọng “bành trướng” của Trung Quốc hiện nay.



    var currentday=14; var currentthang=6; var currentnam=2011;
    Thằng khựa bẩn khiêu chiến với cả thế giới rồi
  2. hoangdungtong1

    hoangdungtong1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Quy định các trường hợp được miễn nhập ngũ khi thời chiến


    Công dân đang công tác ở các vị trí đặc biệt quan trọng; có trình độ nghiên cứu khoa học cao hoặc là nguồn để phát triển tài năng cho đất nước... sẽ được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến.

    [​IMG]
    Diễu binh dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long. Ảnh: Hoàng Hà. Ngày 13/6, Chính phủ ban hành Nghị định quy định công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến, bao gồm:
    1- Công dân đang đảm nhiệm vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, tổ chức **********************, tổ chức chính trị - xã hội từ địa phương đến Trung ương, tổ chức kinh tế có nhiều lao động hoặc có tác động lớn đến hoạt động kinh tế một vùng, một ngành, một lĩnh vực kinh tế đất nước; nếu công dân này nhập ngũ sẽ trực tiếp làm giảm, làm gián đoạn hoặc ngừng hoạt động của cơ quan, tổ chức đó, trực tiếp ảnh hưởng việc duy trì quản lý, hoạt động của xã hội và hoạt động của nền kinh tế đất nước.
    2- Công dân nằm trong kế hoạch bảo đảm cho hoạt động quốc phòng trong thời chiến.
    3- Công dân đang công tác ở các vị trí đặc biệt quan trọng như đang làm việc ở các công trình trọng điểm quốc gia, các ngành cơ yếu, vẽ, in giấy bạc, các đài, trạm khí tượng thủy văn, đèn biển, hoa tiêu, chủ nhiệm các công trình nghiên cứu cấp bộ, ngành, quốc gia, quốc tế và các vị trí quan trọng trong các ngành nghề đặc biệt khác.
    4- Công dân làm việc trong các cơ quan, tổ chức đang hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn như các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng dân tộc ít người được Chính phủ xác định đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội.
    5- Công dân được cấp có thẩm quyền công nhận có trình độ cao cấp về chuyên môn, nghiệp vụ và đang hưởng lương cao cấp về chuyền môn, nghiệp vụ đó.
    6- Công dân có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệp để duy trì hoạt động của cơ quan, tổ chức lớn trong thời chiến như có tay nghề thuộc bậc cuối cùng trong thang năm bậc trở xuống hoặc hai bậc cuối cùng trong thang sáu bậc trở lên.
    7- Công dân có trình độ nghiên cứu khoa học cao hoặc là nguồn để phát triển tài năng cho đất nước.
    8- Công dân là con độc nhất hoặc con trai duy nhất của liệt sĩ.
    Nghị định cũng nêu rõ, khi có nhu cầu cần thiết, Bộ Quốc phòng được phép điều động một số công dân có chuyên môn thuộc các đối tượng quy định nêu trên vào phục vụ trong quân đội.
    Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/8/2011.
    Xuân Hoa

    http://www.tin247.com/quy_dinh_cac_truong_hop_duoc_mien_nhap_ngu_khi_thoi_chien-1-21779698.html
  3. zic_zac_up

    zic_zac_up Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị nhập ngũ đê......
  4. theonghiepchung

    theonghiepchung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    102
    Sao tự nhiên lại đanh đá thía. Bàn tay khép lại chưa chắc hết kẽ hở, dù cùng chung một bọc lòng đoàn kết không thể nào tuyêt đối, nếu không phải kẻ thù ta quyết không dùng lời cay độc. :-"[:D]
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đã phát biếu linh tinh hèn nhát còn chữi thề văng tục , thoá mạ thành viên ! Đề nghị ban quản trị F319 xét theo nội qui xử lý trường hợp này !
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cần hiểu rõ ý tôi nói : Nếu ngày xưa không có những anh hùng vô danh đã hi sinh chống Tàu , thì tổ tiên chú ấy bị Tàu giết rồi , lấy đâu ra có chú ấy ngày nay ?

    Đây là giả định chuyện đã xãy ra , không phải mong chuyện đó sẽ xãy ra !

    Tôi nói tiếng Việt đấy !
  7. habinhdinh

    habinhdinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Vậy những công dân còn lại như chúng ta thì chuẩn bị sẳng sàng thôi. Nhưng xét trên phương diện thực tế thì TG sẽ không để chiến tranh xảy ra đâu. Vì khi có chiến tranh thì chưa chắc TQ đã thắng, còn lợi thì chỉ rơi vào tay bọn buôn vũ khí thôi. Nên theo thiển ý của em thì những công dân có trình độ cao nên phát huy tinh thần yêu nước nhiều hơn để không bị lung lay bởi gái đẹp và tiền của mà bọn TQ nhét tay.
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  9. cophieuviet

    cophieuviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2008
    Đã được thích:
    15.915
    yêu nước là tốt nhưng phải khôn ngoan , nhiệt tình + không biết = phá hoại

    trung quốc đang muốn dân ta sục sôi bất mãn với chính quyền để làm chia rễ dân chúng và lãnh đạo đảng , theo mình thì hiện giời nhà nước đang có sách lược khôn khéo , các nhà phân tích nước ngoài cũng nói vậy , chơi với kẻ mạnh hơn lại bẩn tính thì phải hết sức mềm mỏng , cũng giống như bạn đi ra đường gặp 4-5 thằng nghiện tay cầm dao , tay cầm xi lanh xin đểu bạn sẽ xử lý thế nào ? có ai bảo bạn là ngu là hèn không khi bạn đưa tiền cho chúng hay họ sẽ bảo bạn là khôn biết mình biết ngươi , nhà nước ta cũng đang làm giống vậy , biết nguời biết mình , yếu hơn thì phải chờ đợi cơ hội thích hợp để phản ứng . Trung quốc bây giờ cũng giống như 4-5 thằng nghiện côn đồ xin đểu VIỆT NAM đó thôi

    xử lý mấy thằng trung quốc này không phải dễ , chúng nó chỉ đem tầu dân sự ( tầu đánh cá ) có sự yểm trợ của các tầu hải giám , ngư chính
    nói gì thì nói đây vẫn là các tầu manh tính chất dân sự - tác nghiệp dân sự
    nếu ta phản ứng mạnh quá mà bắn phá tầu của chúng như vậy sẽ bị mang tiếng là giết hại thường dân hoặc đàn áp dân thường ( nếu không xảy ra thuơng vong ) và chúng sẽ có cái lý do để mà đánh ta hoặc gây hấn trên biển công khai hợp pháp , vì vậy cứ đợi xem nhà nước ta xử lý thế nào khi trung quốc mang tàu chiến xâm phạm lãnh hải ta lúc đó mới có thể nói nhà nước ta khôn ngoan , hay nhu nhược

    nếu có người muốn mời bạn chơi một ván bài cá cược rất lớn mà bạn biết rằng mình sẽ có tỉ lệ thua cao hoặc it nhất bạn cũng biết rằng bài của nó đẹp hơn bạn thì bạn có chơi không ? , nếu bạn đã biết vậy rồi mà vẫn chơi thì nguời ta sẽ gọi bạn là gì

    TRUNG QUỐC ĐANG MUỐN VIÊT NAM CHƠI VÁN BÀI CHIẾN TRANH NÀY . vì vậy yêu nước tức là phải làm thất bại mọi ý định của kẻ thù , chúng muốn ta rẽ phải thì ta sẽ rẽ trái – chúng muốn ta lại gần thì ta sẽ ra xa . Vì vậy những bài viết chỉ trích chính quyền trong việc xử lý biển đông lúc này là không hợp lý mà chỉ làm chia rẽ chính quyền và nhân dân đúng như ý đồ của bọn trung quốc đó thôi vì thế mới nói yêu nước quá hoá ra lại giúp kẻ thù , yêu nước phải được đặt đúng nơi đúng chỗ đúng thời điểm , khi xảy ra chiến tranh rồi các bạn muốn hy sinh xương máu bao nhiêu cho đất nước mà chẳng được , bây giờ hãy để chính phủ bình tĩnh xử lý , tránh việc dư luận gây sức ép lên các quyết định của chính phủ làm mất tính sáng suốt khách quan của nó
  10. alamit

    alamit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Tiền bạc dịa vị chỉ là hư danh
    và còn gì bất hạnh hơn cho 1 dân tộc, một kiếp người khi bị mất chủ quyền, mất nước
    những tâm hồn ích kỷ làm sao hiểu được đạo lý luân hồi
    Tàu khựa cứ giỏi gây chiến xem sao, dân Việt ta sẽ không bao giờ chịu khuất phục lũ bành chướng phương bắc
    [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này