Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8446 người đang online, trong đó có 1136 thành viên. 15:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149117 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. MrRiver

    MrRiver Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    0
    \
    ****!bác này là Ngụy mới trờ về quê làm việt cừu yêu nước đúng ko
  2. saokhongchet

    saokhongchet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    0
    xét về lực chúng ta không thể oánh lại TQ, hải quân chúng ta rất nghèo nàn
    xét về kế : TQ đang găng cái bẫy để biến vùng ko tranh chấp thành vùng có tranh chấp, nếu chiến vô tình chúng ta rơi vào cái bẫy
    tốt nhất là dùng chính sách ngoại giao liên kết với các thế lực quân sự lớn khác như Philippin đang làm
    chiến tranh sẽ là thảm hoạ
  3. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Trung Quốc: Anh là ai?

    Hãy xem Trung Quốc đang phải vật lộn với chuyện nội bộ như thế nào? Có thực xứng là cường quốc kinh tế số 2 thế giới hay kg? Sức mạnh của vũ khí đến đâu? Có được thế giới tôn trọng hay kg? Quan trọng nhất là có đủ mạnh để thay đổi lịch sử (luôn thua cuộc trước nước Nam ta) hay kg?
    Tất cả hãy vào đây.
    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuoitre.vn/Trung-Quoc-mau-thuan-xa-hoi-bung-no/6443740.epi

    Trung Quốc: mâu thuẫn xã hội bùng nổ
    TT - Những mâu thuẫn xã hội gay gắt đã dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình bạo động và những vụ đánh bom nhắm vào cơ quan công quyền tại Trung Quốc trong thời gian qua.

    [​IMG]
    Cảnh sát và người dân đối đầu trong vụ biểu tình ở Lichuan ngày 9-6 - Ảnh: AFP Thời báo Hoàn Cầu ngày 13-6 đưa tin hai ngày trước, hơn 1.000 người lao động nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đã đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu để đập phá cửa sổ, đốt các tòa nhà công quyền, ném chai lọ, gạch đá vào cảnh sát và lật xe cảnh sát. Lực lượng cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay và điều xe bọc thép để trấn áp đám đông biểu tình. Tổng cộng 25 người đã bị bắt giữ, hàng chục chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy.
    “Nhiều người chạy trên đường phố như điên khùng, tôi phải đóng cửa hàng từ 19g và không dám bước ra đường” - báo South China Morning Post dẫn lời một chủ cửa hàng trong khu vực xảy ra bạo động.
    Theo South China Morning Post, vụ việc bắt đầu từ tối 10-6 khi cảnh sát Tân Đường đi dẹp hàng rong trên phố. Một cặp vợ chồng bán hàng rong người Tứ Xuyên đã cãi cọ dữ dội với cảnh sát và người vợ mang thai bị đẩy ngã. Vụ việc khiến cộng đồng người lao động nhập cư từ Tứ Xuyên bức xúc, từ sáng 11-6 cả ngàn người đã bao vây đồn cảnh sát Tân Đường để phản đối và bạo lực bùng phát.
    Cuối tuần trước, hơn 1.500 người dân thành phố Lichuan, tỉnh Hồ Bắc đã đụng độ dữ dội với cảnh sát sau vụ một ủy viên hội đồng nhân dân địa phương bị chết trong đồn cảnh sát. Thời báo Hoàn Cầu cho biết người này bị bắt vì tội nhận hối lộ từ nhà thầu xây dựng, nhưng người dân địa phương lại cho biết trước đó ông đã vận động người dân chống lại việc chính quyền địa phương thu hồi một diện tích đất đai lớn trong thành phố.
    Nhà chức trách đã phải bắt giữ hai công tố viên địa phương có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Cảnh sát phải điều xe bọc thép đến tuần tra ở Lichuan để giữ gìn an ninh.
    Nhân Dân Nhật Báo đưa tin ngày 6-6 ở Triều Châu, Quảng Đông, khoảng 200 công nhân nhập cư cũng từ Tứ Xuyên đã đụng độ với cảnh sát địa phương và đập phá xe cộ. Ít nhất 40 chiếc xe đã bị đập nát. Vụ việc xảy ra sau khi một công nhân nhập cư làm việc tại một nhà máy đồ gốm địa phương bị ông chủ đâm do cãi cọ về chuyện lương bổng. Cha của nạn nhân cũng bị đánh trọng thương.
    Cộng đồng công nhân nhập cư đã nổi giận, đòi chính quyền địa phương phải trừng phạt kẻ thủ ác và bạo lực xảy ra.
    Tháng trước, ở khu tự trị Nội Mông, hàng trăm người gốc Nội Mông bản địa đã đổ ra đường biểu tình phản đối vụ xe tải một mỏ than đâm chết một người chăn nuôi gia súc địa phương. Người dân Nội Mông cũng bức xúc với việc ngành khai thác than do người Hán kiểm soát đã hủy hoại sinh thái và môi trường sống ở Nội Mông, cũng như đe dọa tới truyền thống sinh hoạt du mục của người bản xứ.
    Trong ba tuần vừa qua cũng xảy ra liên tiếp ba vụ đánh bom ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, hôm 10-6 một người đàn ông “muốn trả thù xã hội” đã cho nổ bom bên ngoài tòa nhà chính quyền địa phương ở thành phố cảng Thiên Tân, làm ít nhất hai người bị thương. Người này mang theo tới 20 quả bom tự tạo và ném bốn quả vào tòa nhà chính quyền huyện Hexi. Không rõ bao nhiêu quả bom đã nổ.
    Một ngày trước đó, một cảnh sát đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ nổ ở đồn cảnh sát thị trấn Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Nam. Toàn bộ đồn cảnh sát bị phá hủy. Chính quyền địa phương cho biết nguyên nhân vụ nổ là do tai nạn, xuất phát từ chất nổ chứa trong đồn.
    Tuy nhiên, một số nguồn tin khẳng định đây là vụ tấn công báo thù cảnh sát tham nhũng. Hai tuần trước đó, một người đàn ông 52 tuổi cho nổ ba quả bom ở trước tòa nhà hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây. Hung thủ, bị chết trong vụ nổ, đã bày tỏ sự tuyệt vọng trên Internet về việc không thể đòi bồi thường vì bị thu hồi đất đai.
    Những vụ bạo động và đánh bom này đang làm lộ rõ sự bất ổn đáng báo động trong xã hội Trung Quốc vốn xuất phát từ những bức xúc xã hội liên quan đến tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo và nạn tham nhũng, đặc biệt là từ việc thu hồi đất đai.
    Tân Hoa xã cho biết ý thức sâu sắc trước nguy cơ này, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã lên tiếng cảnh báo về những “mâu thuẫn xã hội sâu sắc” tại nước này. Ông yêu cầu chính quyền cần có những nỗ lực khẩn cấp và lâu dài để giải quyết các vấn đề liên quan đến “hệ thống hành chính, luật pháp và cách thức điều hành đất nước”.
    HIẾU TRUNG
  4. MrRiver

    MrRiver Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thiếu tướng, cựu Đại sứ VN ở TQ: "Bằng chứng của TQ là hàng giả!"
    Thứ ba, 14 Tháng 6 2011 06:47
    (GDVN) - Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã bước sang tuổi 95 nhưng vẫn vô cùng mẫn tiệp. Là người có thâm niên 13 năm làm Ðại Sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc ở thời điểm nhạy cảm nhất (1974-1989), tướng Vĩnh có những đánh giá rất sâu sắc về hành động và ý đồ ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.


    TQ không hề có thư tịch gì về Trường Sa, Hoàng Sa

    PV: Ông có bất ngờ về sự việc tàu Trung Quốc liên tục cắt cáp tàu Việt Nam?


    [​IMG]

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi không bất ngờ.

    PV: Là người sống và làm việc 13 năm tại Bắc Kinh với cương vị Ðại Sứ đặc mệnh toàn quốc Việt Nam, có bao giờ ông được chính phủ Trung Quốc trưng ra bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Chưa lần nào! Tôi sống tại Trung Quốc nhiều năm nhưng chưa lần nào thấy họ nói chính thức về vấn đề này.

    Tôi cũng đã nhiều lần lần tìm thư tịch của họ để tìm hiểu xem chứng cứ chủ quyền nếu có của họ về hai quần đảo này nhưng không hề có.

    PV: Vậy những dữ kiện mà họ nói do Tướng Trịnh Hòa (thời nhà Minh) thu thập được khi đến đảo Hoàng Sa thì sao?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi cam đoan đó chỉ là hàng giả! Đó chỉ là trên phim của họ, họ tả là tướng Trịnh Hòa đem thương thuyền đi xuống Ấn Độ dương. Họ lướt chỗ nọ chỗ kia coi như dò đường thôi chứ có phải đi thực hiện chủ quyền đâu. Như vậy những chứng cứ do Trịnh Hòa thu được không đủ làm căn cứ để xác định chủ quyền của họ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phải là quản lý thì mới khẳng định chủ quyền chứ. Tôi nói giả sử, đi qua nhặt được cái gì đó thì đó đâu phải là thực thi chủ quyền.

    “Sự việc cắt cáp làm rơi mặt nạ hòa bình của Trung Quốc”

    PV: Ông đánh giá gì khi Trung Quốc liên tiếp có các hành vi gây hấn, thách thức sự kiên nhẫn, lòng yêu nước, trân trọng hòa bình của người dân Việt Nam?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc. Đó là thời gian quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian cam go, thử thách nhất. Sỡ dĩ nói rằng không bất ngờ vì tôi ở Trung Quốc đã lâu, đã biết bản chất của Trung Quốc là bá quyền nước lớn. Tư tưởng bành trướng bá quyền nước lớn, ngàn năm cũng chưa từ bỏ.

    Cho nên những việc họ làm, không chỉ tàu Bình Minh 02, Viking mà trước đây từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở quần đảo Trường Sa, bắt ngư dân, cấm ngư dân đánh cá… là biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Đến sự việc này, tôi không lạ nữa.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng giữ các chức vụ Chính Ủy Khu 1 (1947), Cục Trưởng Cục Tổ Chức Tổng Cục Chính Trị (1950); Chính Ủy Quân Khu 1 (1958), Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa (1961-1964), Ủy Viên Dự Khuyết Trung Ương Ðảng (1960-1976).

    Một lý do khác, đến thời điểm này, họ có tham vọng bá chiếm cả tài nguyên của Biển Đông, vì họ thiếu thốn, thèm khát dầu khí. Khi họ thấy ta thăm dò định khai thác, thì họ phải tìm cách cản trở.

    Dù đã bị ta phản đối, nhân dân, báo chí, dư luận Việt Nam và quốc tế chỉ trích sau sự việc ngày 26/5 (tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí – PV) nhưng với tính chất ngoan cố, ngang ngạch và cậy là kẻ mạnh, họ lại tiếp tục gây ra sự việc với tàu Viking 2.

    Tôi có thể kết luận, hai vụ việc xảy ra với tàu Bình Minh 02 và Viking làm rơi mặt nạ hòa bình mà Trung Quốc vẫn đeo, lộ ra nguyên hình bộ mặt bá quyền nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, nói một đằng làm một nẻo.

    “Cố tình đổi trắng thay đen”

    PV: Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng vì đã hoàn tất đàm phán, phân giới cắm mốc trên bộ nên đây là thời điểm Trung Quốc tỏ ra cứng rắn hơn tại Biển Đông?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Không phải. Mọi hoạt động vừa qua chỉ cho thấy Trung Quốc đang từng bước làm mọi điều vì lợi ích ích kỷ cho họ. Ngay từ giai đoạn giữa những năm 1970, khi tôi là Đại sứ tại Trung Quốc, hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán phân định cắm mốc biên giới trên bộ, vịnh Bắc bộ. Nhưng phải đến gần đây quá trình đàm phán mới hoàn tất.

    PV: Ông nghĩ sao khi những ngày vừa qua, quan chức cũng như báo giới Trung Quốc đăng tải những thông tin rất sai lệch về sự việc tại biển Đông? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ra tuyên bố yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền và tránh tạo ra những sự cố mới?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Tuyên bố nêu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa cho thấy họ cố tình “đổi trắng thay đen”, cố tình làm cho dư luận hiểu sai bản chất của vụ việc. Nhiều nước sẽ ủng hộ chính nghĩa của chúng ta

    PV: Trong bối cảnh này, theo ông Việt Nam nên xử lý ra sao?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Chính sách của chúng ta là hòa bình, xưa nay đều thế. Thời điểm này, chúng ta phải đấu tranh lý lẽ một cách quyết liệt. Họ muốn bí mật, song phương ta thì phải công bố toàn bộ các cứ liệu lịch sử cho nhân dân ta và dư luận thế giới thấy rõ ai phải ai trái. Thế giới biết và ủng hộ thì Trung Quốc không thể hung hăng được nữa.

    Tôi cũng muốn nói thêm, thời đại này muốn phát động vũ lực cũng không phải dễ dàng. Ta càng đấu tranh công khai, càng quốc tế hóa thì thế của ta càng vững.

    PV: Hiện có nhiều ý kiến lo ngại sự chia rẽ trong các nước ASEAN về vấn đề biển Đông cũng tựa như hình ảnh chia bó đũa thiếu sự kết dính. Trung Quốc có thể lợi dụng điều này để giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng có lợi cho họ?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Một là, nước nào cũng có lợi ích chung và riêng. Hai là, lợi ích trước tiên lúc này là lợi ích kinh tế. Điều đó là tự nhiên. Tất nhiên, về lý thuyết, thế giới là bình đẳng, nhưng trên thực tế, các nước lớn luôn dùng nhiều loại sức ép, cả chính trị, kinh tế và quân sự để áp đặt ý đồ của mình lên các nước nhỏ.

    Trong bối cảnh đó, giải pháp tối ưu là phải xác định được thế mạnh của bản thân mình. Với trường hợp của ta, cần phải đẩy mạnh mặt trận ngoại giao - pháp lý, làm cho cả dân ta, dân họ và cả cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ.

    Nếu ta công khai, thì dù một số nước không có quyền lợi thiết thực gắn với biển Đông, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ lên tiếng, ủng hộ cho chính nghĩa, lẽ phải của chúng ta, của bạn bè.


    [​IMG]



    PV: Quay trở lại thời gian ông làm đại sứ tại Trung Quốc. Theo ông, báo giới và nhân dân Trung Quốc nhìn nhận ra sao về tranh chấp tại biển Đông?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Nhân dân Trung Quốc phần đông rất hữu nghị, trân trọng tình cảm với nhân dân ta. Ngay trong những năm 1979 – 1989, khi anh chị em tại Đại sứ quán ta tại Trung Quốc đi chợ, nhân dân Trung Quốc vẫn đối xử vẫn bình thường.

    “Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền”

    PV: Trung Quốc tuyên truyền ra sao về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Họ tuyên truyền rất mạnh, rằng biển Đông là biển Nam Sa của họ. Họ giáo dục rất sâu trong nhà trường, chiếm nhiều tiết học…

    PV: Vậy theo ông, chúng ta làm thế nào nói cho nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất vấn đề?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Ta cũng phải tuyên truyền, xuất bản văn kiện bằng tiếng Trung Quốc trên mạng và nhiều hình thức khác.

    PV: Dĩ nhiên, việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông hiện nay rất phức tạp. Theo ông hiện có những tồn tại, trở ngại chính nào trong tiến trình giải quyết vấn đề?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền.

    PV: Thời gian vừa qua, Trung Quốc liên tục phát triển sức mạnh quân sự với tàu bay, tàu ngầm, tàu sân bay. Dư luận đặt câu hỏi, vậy đâu là sức mạnh Việt Nam?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Nói về sức mạnh, không đơn thuần chỉ bao gồm những thứ đó. Dân tộc ta đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm lấy ít đánh nhiều, nhỏ thắng lớn. Ngoài ra còn sức mạnh thời đại, thế giới họ nhìn thấy điều đó, ta phải nói cho họ biết.

    “Phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa!”

    PV: Muốn giải quyết những trở ngại đó, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho Việt Nam?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Phải đấu tranh lý lẽ, bằng các tư liệu, bằng báo chí trước tiên. Đưa lên Liên hiệp quốc, nói cái phi pháp của họ ra. Còn tình huống xấu hơn tôi nghĩ sẽ không xảy ra, khi cả thế giới hiểu được ta có chính nghĩa. Việc đó sẽ làm Trung quốc bớt hung hăng đi.

    Đồng thời chúng ta phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa… Tôi rất buồn khi ngày nay, nhiều con trẻ thuộc sử Trung Quốc hơn cả sử ta, phim ảnh, truyền hình cũng vậy…

    PV: Hiện có nhiều ý kiến đề nghị phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, theo ông có nên?

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Chúng ta phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh và gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước luật Biển năm 1982. Chúng ta công khai các tài liệu để đấu tranh, cho thế giới biết thực chất vấn đề.

    Xin cảm ơn ông!

    Phúc Hưng – Tuệ Minh

  5. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Nếu nó đánh kịch bản là đánh nhau trên Biển Đông. Trên đất liền sẽ có không chế và đe doạ
    Tuy nhiên cuộc chiến sẽ là hải chiến trong đó nòng cốt và hải quân và không quân. Sẽ giao tranh ác liệt để chiếm Trường Sa. Quân đội Việt nam sẽ phản công và thậm chí giành lại một số đảo đã mất ở Trường Sa thậm chí Hoàng Sa. Cùng thời gian đó không quân và tàu phóng tên lửa nó sẽ bắn phá các cụm quân sự duyên hải, các sân bay và quân cảng. Pháo hạm và tên lửa đất đối hải Việt nam sẽ tấn công tàu Trung quốc từ trong đất liền. Không quân Việt nam sẽ cất cánh tiêu diệt địch hỗ trợ cho hải quân phía dưới.
    Toàn dân tộc sẽ được động viên sẵn sàng chiến đấu. Ngoại giao con thoi sẽ được đẩy mạnh. Thế giới lên án Trung quốc và có thể có yểm trợ ít nhất về tinh thần cho Việt nam.
  6. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    Oài
    Đài loan đang chiếm đóng đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng sa, đảo đó tên gọi là đảo Ba Đình.
    Gần đây, Đài loan tăng cường lực lượng Hải Quân rất mạnh ở đảo này và..
    Ngày 12/06/2011, nó cũng tuyên bố quần đâò Hoàng sa, Trường sa là của Đài Loan
  7. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Đây là các vấn đề xã hội.


    Trung Quốc: Biểu tình biến thành bạo động

    Xem tin gốc
    VnMedia - 1 ngày trước 357 lượt xem
    Báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” của Hồng Công ngày 13/6 cho biết tối 12/6, hơn 1.000 lao động nhập cư từ tỉnh ngoài đã biểu tình và có những hành vi bạo động ở khu Tăng Thành, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, trong ngày thứ ba liên tiếp.
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Theo báo trên, người biểu tình đã đập phá xe cảnh sát và đốt một số văn phòng chính quyền địa phương. Phần đông số người biểu tình là lao động nhập cư ở Tân Đường, một trung tâm về may mặc ở Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông).
    Cảnh sát vũ trang đã dùng hơi cay ngăn không cho cuộc biểu tình lan rộng. Có thông tin chưa được xác nhận tối 12/6 nói rằng, các xe quân sự cũng đã được điều động tới hiện trường. Đài truyền hình Hồng Công và THX đều đưa tin đã có ít nhất 25 người bị tạm giữ.
    Nguồn gốc sự việc là một phụ nữ mang thai, người Tứ Xuyên, bị nhân viên an ninh cư xử thô bạo, không cho bán hàng rong trước cửa một siêu thị ở Tân Đường dẫn đến sự giận dữ của nhiều lao động ngoại tỉnh, đặc biệt đến từ Tứ Xuyên.
  8. goliath_vn

    goliath_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    1
    Đồng minh thôi.
    Chơi dc thì mất gì mà ko làm. Hãy nhìn thụy sỹ, và 1 vài nước có diện tích và dân số nhỏ bé ở Tây Âu, có ai dọa lấy đất đâu? Chỉ có thằng Khựa là khốn nạn.

    VN muốn được làm bạn với tất cả các nước trên TG (sau 2 kỳ đại hội mới thêm chữ "được" này).
  9. sunghoacai

    sunghoacai Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    1.241
    Trung quốc mà đánh Việt Nam thì Việt Nam đánh cho Trung Quốc trở về thời kỳ đồ đá
  10. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Chuyện này do báo chí dịch sai thôi, 90% khả năng là VN góp tiền cùng nhân lực vào để cùng NGA cải tiến trình điều khiển Yakhont cho hợp với VN thôi, chắc không có chuyện chuyển giao công nghệ sản xuất, lại càng không có chuyện sản xuất hàng loạt...

    VN cần Yakhont đối hạm từ bờ biển, cũng cần cả Yakhont tấn công được mục tiêu cố định tại TAM Á (tầu sân bay, tàu chiến nổi cỡ lớn, trung tâm râdd chỉ huy)....
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này