Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7487 người đang online, trong đó có 970 thành viên. 13:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 149114 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. kiwiours

    kiwiours Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    18
    Tôi cũng không muốn một kịch bản nào, không gì cũng sứt đầu mẻ trán
  2. DoubleSeven

    DoubleSeven Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2009
    Đã được thích:
    0

    Ách húng vãi lều. :))
  3. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Tìm hiểu tiềm lực quân sự Trung Quốc

    Xem tin gốc
    Vitinfo - 13 tháng trước 5488 lượt xem
    [​IMG]
    VIT - Trung Quốc xếp thứ hai trên toàn thế giới về kinh tế, và đang là một chủ nợ chính của của Mỹ - đây là những thông tin được mọi người biết nhiều, tuy nhiên những thông tin liên quan đến tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc thì ít được biết đến.
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Huyền thoại Trung Quốc được các nhà kinh tế chính trị bàn luận nhiều. Trung Quốc đã vươn lên từ một nước nghèo đói với 500 triệu dân để trở thành một nước vượt qua cả khả năng của các nhà sản xuất Âu và Mỹ. Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường các nước thuộc thế giới thứ Ba, đánh bật Mỹ và Tây Âu ra khỏi khu vực châu Phi, và cạnh tranh trực tiếp với trong lĩnh vực năng lượng. Đài Loan hiện nay là nơi đối đầu trực tiếp về quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ là nước duy nhất có những động thái tích cực trong việc cung cấp các loại vũ khí cho Đài Loan, và việc này gây ra không ít phản ứng từ phía Trung Quốc.
    Trung Quốc coi quân sự là một công cụ để thực hiện sự bành trướng của mình. Hiện nay trên quy mô toàn thế giới đang có cuộc chạy đua khốc liệt về kỹ thuật quân sự. Xem ra Mỹ đang là nước có ưu thế nổi trội, nhưng nhiều người hầu như còn chưa biết và đang rất quan tâm đến các thành tựu về lĩnh vực này của Trung Quốc.
    Có nhiều lý do vì sao Trung Quốc có một sự gia tăng đột biến về sức mạnh quân sự của mình. Việc đầu tiên trong số này là từ sự bất ổn nội bộ trong nước đông dân nhất trên thế giới. Khuynh hướng ly khai, đặc biệt ở các khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, nơi dân tộc thiểu số Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ sinh sống; đòi hỏi chính quyền trung ương Trung Quốc phải có một lực lượng quân đội đủ mạnh để áp chế. Trung Quốc là một nhà nước có nhiều dân tộc thiểu số, và có mối quan hệ không ổn định với các nước láng giềng. Những tranh chấp về lãnh thổ với Ấn Độ, như ở các tiểu bang Arunahal Pradesh và Sikkim, và Kashmir, hiện luôn tạo ra nhiều căng thẳng. Ngoài ra, Ấn Độ đã nhận trách nhiệm đối với quốc phòng của nước láng giềng Tây Tạng và Nepal Bhutana, bảo vệ biên giới Himalaya của họ.
    Các lãnh đạo Trung Quốc cũng dự kiến là tiến trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như hiện nay sẽ có lúc chậm lại, và đi xuống. Khi đó sự bất ổn định chính trị sinh ra do khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, cộng với sự bất mãn do sự chênh lệnh mức sống giầu nghèo trong xã hội, giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp và giai cấp trong xã hội gây ra sẽ là rất lớn và nhà nước cần phải duy trì một sức mạnh quân sự đàn áp. Trung Quốc cũng cần duy trì một lực lượng quân đội đủ mạnh để duy trì sự chiếm hữu các nguồn tài nguyên từ khắp mọi miền trên thế giới, cũng như bảo đảm cho việc vẫn chuyển chúng.
    Ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng nhanh chóng. Vào năm 2009 ngân sách quân sự của Trung Quốc là 70 tỷ đôla mỹ, chỉ sau ngân sách quân sự của Mỹ cùng thời kỳ là 515 tỷ đôla. Theo các nhà phân tích Lầu Năm Góc, ngân sách quân sự thực tế của Trung Quốc ít nhất là gấp đôi con số 70 tỷ đôla, bởi những chi phi sau đây đã không được tính vào ngân sách như: mua vũ khí nước ngoài, phát triển vũ khí hạt nhân, phát triển vũ khí chiến lược, trợ cấp cho ngành công nghiệp quốc phòng. Theo đánh giá của viện nghiên cứu (Stockholm International Peace Research Institute - SIPRI) chi phí quốc phòng thực tế của Trung Quốc cao gấp 4 ngân sách quân sự chính thức. Tổng số quân của Trung Quốc ước tính 2.300.000 binh sĩ, trong đó Lục quân 1.600.000, Hải quân 400000, và Không quân 255000. Còn phải kể thêm khoảng 10 triệu cảnh sát, và các lực lượng dự bị. Trong trường hợp tổng động viên Trung Quốc có thể huy động một đội quân khoảng 350 triệu người.
    Trong những năm gần đây Trung Quốc đang gấp rút hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là Không quân và Hải quân. Nga là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Trung Quốc. Chỉ riêng cuối năm ngoái Trung Quốc đã mua của Nga 4 tàu chiến hiện đại được trang bị tên lửa, và 12 chiếc máy bay Su-30. Mặc dù Mỹ lên tiếng phản đối việc Israel bán và chuyển giao công nghệ vũ khí cho Trung Quốc, nhưng Israel hiện vẫn đang là một đối tác quan trọng của Trung Quốc. Israel đã bán cho Trung Quốc 4 chiếc máy bay AWACS, hợp tác chế tạo máy bay quân sự Chengdu J-11. Lệnh cấm vận vũ khí của EU vẫn đang ngăn cản Trung Quốc có được nguồn cung cấp vũ khí từ các nước EU. Về phía mình Trung Quốc luôn chú tâm phát triển vũ khí hạt nhân. Và không ngần ngại chĩa các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân như DF-31, DF-31A, DF-41 cho phép hủy diệt toàn bộ lãnh thổ của Mỹ.
    Người ta không rõ số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc là bao nhiêu, chỉ ước tính là vào khoảng từ 200 và 400. Những đầu đạn này được trang bị cho tên lửa, máy bay, và tầu ngầm. Theo các chuyên gia phương Tây, số lượng đầu đạn hạt nhân và hệ thống phân phối của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng.
    Năm 2007, Trung Quốc phóng thành công một vệ tinh lên quỹ đạo mặt Trăng. Hiện Trung Quốc đang có kế hoạch đưa tàu vũ trụ không người lái lên mặt Trăng trong vòng ba năm tới, và tới năm 2025 thì đưa người lên mặt Trăng. Trung Quốc đang có những nỗ lực phát triển vũ khí chống vệ tinh. Trung Quốc là nước đầu tiên bắn hạ vệ tinh và tạo ra một cuộc chạy đua mới trên vũ trụ.
    Trung Quốc đang bắt tay vào việc đóng tàu sân bay đầu tiên; nghiên cứu chế tạo nhiều loại vũ khí hạng nặng như xe tăng, xe thiết giáp… Trung Quốc mở rộng mạng lưới tình báo, đặc biệt là hệ thống tin tặc Trung Quốc có khả năng tấn công mạng máy tính của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng.
    Do nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu, ảnh hưởng của Trung Quốc vào châu Phi và Trung Đông cũng ngày một tăng. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng Cảng Gwadar ở Pakistan, Hambantota ở Sri Lanka và Sittwe ở Miến Điện. Hệ thống hạ tầng này cho phép xây dựng đường ống dẫn dầu khí tới tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Ngoài ra nó còn cho phép Trung Quốc gây sức ép với Ấn Độ từ phía nam. Chi phí để xây dựng cảng Hambantota lên tới 500 triệu USD. Những công trình này cho phép Hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ dương bảo vệ tuyến đường thương mại từ châu Phi và Trung Đông đến phía tây Trung Quốc.
    Chuyên gia quân sự Mỹ Andrew Scobell cho rằng Trung Quốc thực hiện quá trình hiện đại hóa quân sự theo 4 hướng:
    1. Tạo mọi điều kiện để trở thành một siêu cường, bao gồm xây dựng một lực lượng Hải quân mạnh mẽ, kiểm soát các vùng biển mở và thách thức sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ.
    2. Tận dụng các nguồn cung nước ngoài và dựa vào năng lực sản xuất nội địa để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng với mục tiêu ít nhất là vượt Nga.
    3. Phát triển chiến lược theo hướng "việc ai nấy làm". Chấp nhận sự vượt trội kỹ thuật quân sự Mỹ, chiến lược phòng thủ của Trung Quốc tập trung vào việc giảm bớt lợi thế của Mỹ. Ví dụ như phát triển vũ khí chống vệ tinh, triển khai chiến tranh mạng.
    4. Thự hiện ý nguyên của Mao Tse Tung, xây dựng quân đội không chỉ để bảo vệ đất nước, mà còn là động lực phát triển kinh tế, nâng cao uy tín của đất nước và là niềm tự hào của người Trung Quốc.
    Hiện tại công nghiệp quốc phòng Trung Quốc còn yếu và chưa đổi mới. Nguồn vốn vẫn dùng chủ yếu cho việc tập trung phát triển kinh tế, tuy nhiên theo thời gian sự ưu tiên trên có thể thay đổi.
    Do viêc Trung Quốc giữ bí mật về sự phát triển quân sự của mình, nên khó có ai có thể đưa ra bức tranh tổng hợp về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trong "Sách Trắng" công bố ngày 20/1/2009, Trung Quốc bác bỏ cáo buộc cho rằng sự gia tăng chi tiêu quân sự là để vượt qua ưu thế quân sự của các cường quốc phương Tây. Trong "Sách Trắng" này, lần đầu tiên, Trung Quốc cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, và không sử dụng nó để chống lại các quốc gia phi hạt nhân.
    Tuy là khó có thể dự đoán được ý đồ tác chiến của quân đội Trung Quốc, như việc Trung Quốc trở mặt gây chiến với Mỹ thì chắc chắn là không thể xẩy ra. Trước hết là sự ràng buộc lẫn nhau trong kinh tế, bởi Mỹ là thị trường chính cho hàng hóa của Trung Quốc. Ngoài ra, các nước như Nhật Bản và Nam Triều Tiên, đều là các nước có tiềm năng quân sự có thể thách thức cả Trung Quốc.
    Người Trung Quốc có khả năng nhìn xa trông rộng, và chỉ có thời gian mới có thể biết rõ họ sẽ làm được gì.
  4. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    bản thân dân tộc nó cũng không chịu nổi nhau nữa là :))
  5. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 2011 thêm 12,7%

    Xem tin gốc
    VTC - 3 tháng trước 122 lượt xem
    [​IMG]
    (VTC News) – AFP dẫn nguồn tin từ Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Triệu Tinh ngày 4/3 cho biết, Trung Quốc đã quyết định tăng ngân sách quốc phòng của nước này năm 2011 thêm 12,7% so với năm 2010.
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

    Hiện nay, Trung Quốc đã dự định sẽ chi phát triển lực lượng vũ trang của mình 601 tỷ nhân dân tệ (tương đương 91,5 tỷ USD). Như vậy, trong một vài năm trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đều tăng.
    So với năm 2009, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 7,5 %, đạt mức 532,1 tỷ nhân dân tệ và đến năm 2011 đã tăng tới 12,7% so với năm 2010, đạt mức 601 tỷ nhân dân tệ.
    Theo tiết lộ của ông Lý Triệu Tinh, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2011 chỉ chiếm có 6% ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, ông Lý Triệu Tinh còn nhấn mạnh thêm rằng, việc ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng liên tục trong một vài năm trở lại đây không phải là nguy cơ đối với bất cứ quốc gia nào mà đó chỉ là phục vụ cho sự phát triển của quân đội và tăng cường bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia.
    Theo đánh giá của một số chuyên gia phân tích, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tập trung cho duy trì lực lượng vũ trang, mua vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự, đồng thời đầu tư cho các dự án nghiên cứu, chế tạo các mẫu vũ khí mới.
    Với tốc độ tăng ngân sách quốc phòng như hiện nay của Trung Quốc, nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ, đảo Đài Loan và Mỹ đang tỏ ra hết sức lo ngại vì đây có thể là nguy cơ tiềm tàng cho an ninh quốc gia và lợi ích của mỗi nước.
    Đầu năm 2011 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố nối lại các chương trình chế tạo máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới do sự phát triển tiềm lực quân sự của Trung Quốc ngày càng nhanh.
    Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn nhấn mạnh cần phải tiếp tục nghiên cứu các hệ thống radar mới và hệ thống chế áp điện tử cho Hải quân, máy bay tiêm kích trên boong F-35C Lightning II.
    Lo ngại trước nguy cơ phát triển quân sự từ phía Trung Quốc, năm 2011 đảo Đài Loan đã nỗ lực nối lại quá trình đàm phán với Mỹ về cung cấp máy bay tiêm kích F-16C/D Block 52 Fighting Falcon.
    Về phần mình, liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Ấn Độ đã quyết định tăng ngân sách quốc phòng, củng cố tiềm lực quân sự trong nước sau hàng loạt các đợt thử nghiệm máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 J-20 của Trung Quốc, tên lửa đạn đạo đối hạm DF-21D có khả năng tiêu diệt cả tàu sân bay.
    Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta)
  6. ArchEnemy

    ArchEnemy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Loài người (Chỉ đàn ông thôi nhé) là 1 loại sinh vật đáng nguyền rủa nhất thế giới...ăn rồi nặn ra vũ khí phang nhau

    Nếu chiến khựa, Arch này sẽ nốc vodka thật say rồi 2 tay 2 súng máy với balo đầy đạn ra chiến kiểu võ say diệt 1 lúc 50 thằng khựa
  7. goliath_vn

    goliath_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    1
    Ý tưởng táo bạo. Không phải là không thể.
  8. ltnhan1708

    ltnhan1708 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2006
    Đã được thích:
    79
    *** chém hết bọn tàu khựu, đào mồ cuốc mả nhà nó mà đánh.........................
  9. Up_dow2011

    Up_dow2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Tất cả anh e ( Nam giới vào gấp ).......tình hình chiến sự căng thẳng quá.........(Xin phép mod nhé .)

    Ngày 13/6, Chính phủ ban hành Nghị định quy định công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến, bao gồm:

    1- Công dân đang đảm nhiệm vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, tổ chức **********************, tổ chức chính trị - xã hội từ địa phương đến Trung ương, tổ chức kinh tế có nhiều lao động hoặc có tác động lớn đến hoạt động kinh tế một vùng, một ngành, một lĩnh vực kinh tế đất nước; nếu công dân này nhập ngũ sẽ trực tiếp làm giảm, làm gián đoạn hoặc ngừng hoạt động của cơ quan, tổ chức đó, trực tiếp ảnh hưởng việc duy trì quản lý, hoạt động của xã hội và hoạt động của nền kinh tế đất nước.

    2- Công dân nằm trong kế hoạch bảo đảm cho hoạt động quốc phòng trong thời chiến.

    3- Công dân đang công tác ở các vị trí đặc biệt quan trọng như đang làm việc ở các công trình trọng điểm quốc gia, các ngành cơ yếu, vẽ, in giấy bạc, các đài, trạm khí tượng thủy văn, đèn biển, hoa tiêu, chủ nhiệm các công trình nghiên cứu cấp bộ, ngành, quốc gia, quốc tế và các vị trí quan trọng trong các ngành nghề đặc biệt khác.

    4- Công dân làm việc trong các cơ quan, tổ chức đang hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn như các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng dân tộc ít người được Chính phủ xác định đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội.

    5- Công dân được cấp có thẩm quyền công nhận có trình độ cao cấp về chuyên môn, nghiệp vụ và đang hưởng lương cao cấp về chuyên môn, nghiệp vụ đó.

    6- Công dân có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm để duy trì hoạt động của cơ quan, tổ chức lớn trong thời chiến như có tay nghề thuộc bậc cuối cùng trong thang năm bậc trở xuống hoặc hai bậc cuối cùng trong thang sáu bậc trở lên.

    7- Công dân có trình độ nghiên cứu khoa học cao hoặc là nguồn để phát triển tài năng cho đất nước.

    8- Công dân là con độc nhất hoặc con trai duy nhất của liệt sĩ.

    Nghị định cũng nêu rõ, khi có nhu cầu cần thiết, Bộ Quốc phòng được phép điều động một số công dân có chuyên môn thuộc các đối tượng quy định nêu trên vào phục vụ trong quân đội.

    Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/8/2011




    Tình hình.......này anh e chuẩn bị đi nhập ngũ thì còn thời gian đâu đánh chứng nữa...:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((
    Đề nghị các bác Trung Quốc..hoãn chiến 1 thời gian để anh e ăn xong con sóng này rồi hãy đánh nhé ..
  10. ncu

    ncu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    1
    - Còn khả năng ta đánh phủ đầu nữa chứ, lúc đó Su30 hoàn toàn có thể oanh tạc Hải Nam, Quảng Châu và các mục tiêu trên đất liền khác, biết đâu đây là cơ hội để ta lấy lại Hoàng Sa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này