1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4573 người đang online, trong đó có 310 thành viên. 19:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149735 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. Soldier2010

    Soldier2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Bài phân tích quá hay....chít mịa thằng khựa chó điên:


    Sai lầm của TQ trong tranh chấp Biển Đông


    Đàm Quang Minh, Lê Vĩnh Trương
    Quỹ nghiên cứu Biển Đông




    [​IMG] Tàu hải giám của Trung Quốc bị cáo buộc xâm phạm hải phận Việt Nam trong vụ "cắt cáp" tàu Bình Minh 02.


    Những hoạt động quân sự thường xuyên của Trung Quốc đặc biệt tại các khu vực Biển Đông Việt Nam hay Biển Nam Trung Hoa đã gây nên những lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á.
    Nếu trước đây các quốc gia có tranh chấp đối thoại trực tiếp với Trung Quốc thì nay đã hợp tác với nhau để đối phó với các chiến lược của Bắc Kinh bất chấp tầm ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa đông đảo có vai trò kinh tế lớn trong khu vực.
    Dẫu rằng đã có một sự toan tính giữa nguyên tắc và lợi ích, các quốc gia ASEAN vừa đón tiếp Trung Quốc vừa e dè quốc gia láng giềng mà hồi tháng 3/2011 thì quấy phá Cỏ Rong gần Philippines, còn tháng 5/2011 thì liên tiếp cắt cáp Bình Minh 02 và Viking II của Việt Nam.
    Sau sự kiện đó, Philippines lần đầu tiên đã tỏ thái độ rất cứng rắn với Trung Quốc khi không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc và gửi kiến nghị lên Liên hợp quốc(5/4/2011).
    Trước đó, Indonesia cũng lần đầu tiên gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc phản đối “đường chữ U” (8/7/2010) dù rằng Indonesia không hề có liên quan đến tranh chấp các đảo ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
    Theo Reuter, năm 2011 Trung Quốc tăng ngân sách quân sự 12,7% lên mức 91,5 tỷ USD, gấp bảy lần so với năm 1999 gần bằng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của cả Việt Nam.
    Đồng thời với tăng chi phí quân sự, các đơn vị dân sự liên quan đến biển cũng được tăng cường và có tầm hoạt động ngày càng xa bờ. Điển hình lớn nhất có thể kể đến tàu sân bay Shi Lang và giàn khoan dầu CNOOC 981 với trị giá gần 1 tỷ USD.
    Như vậy, có thể thấy Trung Quốc đã sẵn sàng chi nhiều tỷ USD cho chiến lược biển và sẵn sàng duy trì lực lượng quân sự lớn phục vụ chiến lược này.
    Mục tiêu vì dầu khí?
    Trung Quốc khó lòng duy trì lực lượng hải quân, không quân đông đảo thường xuyên đi quá xa căn cứ của mình đặc biệt ở khu vực phía xa hơn nằm phía Nam Biển Đông

    Trong tất cả mục tiêu khi đề ra chiến lược tại Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Hải), các lãnh đạo Trung Quốc đều nhận định khu vực này như là một Vịnh Ả Rập thứ hai với trữ lượng dầu mỏ hàng chục tỉ tấn. Và vì vậy Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc.
    Căn cứ lớn nhất cho Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi dầu mỏ duy nhất dựa vào khái niệm “vùng nước lịch sử” vì ngoài khái niệm mơ hồ này thì Trung Quốc cũng chỉ có thể tranh chấp tại các vùng nước sâu không có tiềm năng dầu khí gì.
    Do đó, Trung Quốc quyết tâm đưa căn cứ đường chữ U dựa trên khái niệm mơ hồ “vùng nước lịch sử” mà không dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế khác mạnh hơn như luật biển 1982.
    Nhưng những tính toán mang tính chiến lược đó liệu có thực sự có hiệu quả trên thực tế?
    Đầu tiên có thể thấy khu vực có dầu khí chủ yếu nằm ở phía nam và rìa của đường chữ U. Các khu vực này rất gần đất liền của các quốc gia Đông Nam Á nên có thể thấy việc duy trì lực lượng bảo vệ ở đây với các quốc gia này là khá dễ dàng.
    Ví dụ điển hình khi các tàu Trung Quốc có hoạt động tại khu vực gần bờ biển Philippines thì ngay lập tức lực lượng không quân nước này sẵn sàng bảo vệ để tàu nghiên cứu của mình tiếp tục hoạt động.
    [​IMG] Bản đồ 'lưỡi bò' của Trung Quốc bị các quốc gia tại Biển Đông cáo buộc là vô căn cứ và xâm phạm chủ quyền.


    Trong khi đó, Trung Quốc khó lòng duy trì lực lượng hải quân, không quân đông đảo thường xuyên đi quá xa căn cứ của mình đặc biệt ở khu vực phía xa hơn nằm phía Nam Biển Đông.
    Thứ hai, theo tính chất địa chất khu vực này, vùng phía bắc của Biển Đông do sụt lún trong Kỷ Đệ Tứ quá nhanh nên không thể hình thành được dầu khí.
    Khu vực phía nam lý tưởng hơn với các nguồn dầu khí chủ yếu nằm trong các khối đá gốc granit với tầng chắn là trầm tích Oligocene và Miocene.
    Các dạng dầu khí này cũng thuộc dạng rất khó khai thác và nhiều công ty dầu khí đã phải rút lui, nhất là với các lô dầu khí nằm ở phía bắc hơn của khu vực này.
    Không chỉ có vậy mà theo các nghiên cứu của các quốc gia này thì trữ lượng dầu khí tại khu vực đang có dấu hiệu sụt giảm sản lượng.
    Các công ty dầu khí lớn của các quốc gia này bắt đầu phải tìm kiếm nguồn dầu khí mới tại các quốc gia xa xôi như Châu Phi hay Châu Mỹ để đáp ứng nhu cầu tăng cao của nền kinh tế.
    Do đó, có thể nói chiến lược độc chiếm biển Nam Hải của Trung Quốc vì dầu khí là hoàn toàn vô căn cứ và không hề có triển vọng thật sự.
    Các tuyên bố cứng rắn và không đếm xỉa gì đến luật pháp và không tuân theo các chuẩn mực quốc tế càng làm tăng thêm niềm tin rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một đế quốc mới bằng mọi giá

    Không những Trung Quốc không có được nguồn lợi này mà còn càng trở nên khó khăn khi tiếp cận các nguồn tài nguyên của các quốc gia trong khu vực như trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc bị từ chối khi đầu tư khai thác tại đây.
    "Hòa bình phá sản"
    Chính sách ngoại giao Trung Quốc luôn được nhắc đến với cụm từ Phát triển hòa bình với chia sẻ Trung Quốc từng là nạn nhân của đế quốc.
    Nhưng dường như các quốc gia lân cận đặc biệt như Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á đang càng ngày càng cảm thấy quan ngại trước sự đầu tư lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.
    Cùng với nhiều tuyên bố và hành động, người ta đang thấy hình ảnh của một đế quốc đang hình thành bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và đang chuyển sang quân sự.
    Các quốc gia có FDI của Trung Quốc như các quốc gia Đông Nam Á và Châu Phi bắt đầu dè dặt hơn với các khoản đầu tư bắt nguồn từ Trung Quốc với lo ngại tham vọng chính trị của các khoản tiền này.
    [​IMG] Trung Quốc thường tuyên bố bắt giữ các tàu cá nước ngoài trên Biển Đông trong thời gian gần đây.


    Các tuyên bố cứng rắn và không đếm xỉa gì đến luật pháp và không tuân theo các chuẩn mực quốc tế càng làm tăng thêm niềm tin rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một đế quốc mới bằng mọi giá bất chấp các lời lẽ mềm dẻo từ phía ngoại giao của chính quyền Bắc Kinh.
    Cùng với việc bắt tay chặt chẽ với Pakistan, một lần nữa Trung Quốc lại đẩy Ấn Độ vào thế phải phòng ngừa và không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ đẩy mạnh việc ủng hộ các lực lượng ly khai tại Tây Tạng và nhích lại gần hơn với Hoa Kỳ.
    Không những vậy các quốc gia khác đang thấy vai trò của Trung Quốc trong việc duy trì sự tồn tại của các thể chế chính trị gây phức tạp cho hòa bình thế giới như ủng hộ với Bắc Triều Tiên, Miến Điện hay Sudan.
    Như vậy với quyết định tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa các quốc gia lân cận và ủng hộ các quốc gia hiếu chiến, chắc chắn hình ảnh phát triển hòa bình của Trung Quốc sẽ được thay bằng một hình ảnh một đế quốc mới muốn thể hiện sức mạnh của mình.
    Điều này chưa chắc đã có lợi cho sự phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc.
    "Tự cô lập mình"
    Sự thay đổi này có thể sẽ khiến các quốc gia lân cận quan ngại và đặc biệt Đông Nam Á sẽ nhanh chóng tập hợp thành một khu vực chung nhằm đối phó lại các yêu sách này

    Với yêu sách ngày càng tăng cao trong khu vực, Trung Quốc đang khiến các quốc gia Đông Nam Á càng ngày càng nỗ lực trong việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
    Việt Nam và Malaysia đã đưa kiến nghị chung về đường cơ sở vào năm 2009 và Philippines cùng đồng ý phản đối đường chữ U của Trung Quốc lên Liên hợp quốc trong năm 2011.
    Theo xu thế này, các quốc gia Đông Nam Á với tinh thần xây dựng một cộng đồng chung sẽ có thể nhanh chóng đề xuất và đạt được thỏa thuận vùng biển chung cho khu vực Đông Nam Á.
    Nếu đề xuất này thành hiện thực, Trung Quốc thực sự sẽ bị cô lập trong vấn đề Biển Đông và thường xuyên phải đối phó với lực lượng tuần tra chung của các quốc gia Đông Nam Á.
    Theo kịch bản này, nếu các tàu của Trung Quốc gặp khó khăn khi hoạt động tại khu vực có giao thương bậc nhất này, thì không những Trung Quốc không có được nguồn dầu khí tại đây mà ngay cả đường nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu vốn phải đi qua khu vực này cũng có khả năng bị gián đoạn, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của chính quốc gia này.
    [​IMG] Hải Quân Việt Nam cho hay sẽ tập bắn đạn thật tại khu vực biển gần tỉnh Quảng Nam vào tuần tới.


    Sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của khu vực và của chính bản thân Trung Quốc. Rất đáng tiếc là chiến lược này vẫn đang tiếp tục được thi hành với mức độ ngày càng gắt gao.
    Nhưng các nước trong vòng tranh chấp không dễ chấp nhận khuất phục Trung Quốc. Mối liên kết chặt chẽ giữa Mỹ và Phillipines, mối quan tâm (cho đến nay) rất đúng mức của Indonesia, nước Hồi Giáo lớn nhất thế giới, vào vấn đề Biển Đông là những bước phản hồi mạnh mẽ vào chiến lược biển của Trung Quốc.
    Như vậy có thể nói, mong muốn lớn nhất về dầu khí của Trung Quốc chắc chắn sẽ khó đạt được. Ngoài ra khoản tiền đầu tư khổng lồ cho chiến lược biển cùng với chi phí duy trì lực lượng hải quân nhằm kiểm soát các khu vực quá xa căn cứ sẽ là gánh nặng khổng lồ cho ngân sách.
    Không những thế, Trung Quốc tự đánh mất hình ảnh phát triển hòa bình đã xây dựng nhiều năm qua bằng những yêu sách phi lý dựa trên các chứng cứ không được công nhận và thái độ gây căng thẳng mở rộng cùng với ngân sách quốc phòng tăng cao.
    Sự thay đổi này có thể sẽ khiến các quốc gia lân cận quan ngại và đặc biệt Đông Nam Á sẽ nhanh chóng tập hợp thành một khu vực chung nhằm đối phó lại các yêu sách này.
    Bài viết phản ánh quan điểm riêng và cách hành văn của các tác giả, vốn là thành viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
  2. taiseiko_icb

    taiseiko_icb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    28
    Khụ khụ
  3. ArchEnemy

    ArchEnemy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Nhờ Mỹ cho phép nặn Nuke nữa là ổn...
  4. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Ta ko cười, chúng cũng vẫn cười ta mà. Cười cho xả láng đê =))=))=))
    CHo chết cha bọn Tàu Khựa !!! ;));));))
    N quốc phân tranh cũng hay - viết 1 bộ tiểu thuyết mới được đó - để tôi chấp bút cho nếu chúng chia năm xẻ bảy =))=))=))
  5. VIPAccess

    VIPAccess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Đã được thích:
    1
    Khựa cấm du khách nước ngoài vào Tây Tạng:)) bở sắp đến kỷ niệm 60 năm thành lập Tây Tạng PLA=D>
    Khựa đang lo ngại xảy ra vụ bạo loạn tại Tây Tạng như hồi tháng 3/2008
  6. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    thằng khựa ngu nhẩt trên đời.
  7. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Gấp: xem kỹ lại cái tựa đề.

    Mỹ-Việt tập luyện hải quân chung



    không phải tập trận các bác ơi!

    :)):)):)):)):))
  8. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    17
    Có vẻ như Trung Quở đang muốn hướng dư luận trong nước hướng ra nước ngoài bằng việc gây căng thẳng với các nước láng giềng, VN, Philippin, Nhật Bản,... trong khi nội tại trong nước rất rối ren, giải quyết chưa được.
    Nào là Tây tạng, Nội mông, biểu tình của người lao động bị bóc lột, nhân dân bạo loạn khi bị chính quyền cướp đất, kinh tế giảm nhiệt, lạm phát cao,.... đây là những ung nhọt đang dần bộc phát, rất phức tạp và muốn giải quyết kg phải đơn giản.
    TQ đang muốn cho dân trong nước thấy là mình là kẻ mạnh bằng cách đi bắt nạn các nước láng giềng nhỏ hơn theo cách xấu xa cả ngàn năm nay vẫn làm.

    Trong khi đó, gây hấn với VN đã làm cho người dân VN, vốn có truyền thống yêu nước và độc lập dân tộc, đoàn kết - gắn bó hơn, và có thể một Chính phủ mới sẽ mạnh mẽ hơn trong nhiều vấn đề. Phải nói là rất có lợi cho VN lúc này.

    Về phí Mỹ, chú Sam đã thấy ngứa mũi vì TQ đang quá hống hách, nhất là vị trí biển Đông rất quan trọng trong huyết mạnh thông thương giữa Đông và Tây mà TQ mốn nuốt chửng bất chấp luật pháp quốc tế. Tàu khu trục Mỹ đã vào biển Đông, chắc chắc là TQ kg dám làm gì mạnh, cụ thể dùng vũ lực, trong lúc này.

    Dự đoán: TQ sẽ kg dám làm gì VN ta trong giai đoạn này, nhưng biển Đông sẽ vào gia đoạn dậy sóng rồi. Nếu người VN đoàn kết, cương quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền bằng những hành động cụ thể, cộng với ngoại giao khôn khéo, kêu gọi sự ủng hộ của các nước ĐNÁ, Nhật bản, Hàn quốc, Ấn độ, Úc, Nga,....(chắc chắn rồi vì các nước này đều ghét TQ) đặc biệt của Mỹ thì TQ có là 10 thằng cũng kg sợ.
  9. NYSE6868

    NYSE6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Đã được thích:
    7
    Dân ngờ u cu đen vào đọc làm rì. [:D]
  10. moonrise8

    moonrise8 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    2
    Đánh cho tàu cút, đánh cho khựa nhào[r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này