Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5187 người đang online, trong đó có 682 thành viên. 21:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 148503 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. hongkyonline

    hongkyonline Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Đã được thích:
    4
    Chó bự - mèo tôm - chuột nhắt đã có mặt đủ, chò chơi sẽ sớm bắt đầu
  2. safaly

    safaly Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Anh em cho ý kiến đồ chơi của anh bạn....

    [​IMG]

    [​IMG]
    USS George Washington là tàu sân bay thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, có căn cứ tại Nhật Bản - Ảnh: Reuters.

    Đội hình phản lực chiến đấu hiện đại F-18.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Mượn Nick a B xíu !
  3. Tiger99

    Tiger99 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1.954
    Trung Quốc chính thức tuyên chiến với Mỹ về vấn đề Biển Đông - Hot Hot

    Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông

    Bắc Kinh hôm nay đáp lại lời kêu gọi của một nghị sĩ Mỹ về xây dựng cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, rằng các nước không liên quan thì không nên tham gia.

    Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong họp báo hôm nay nói rằng chỉ những quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp mới nên tham gia vào việc thảo luận để giải quyết tranh chấp.
    "Chúng tôi hy vọng các nước không liên quan đến tranh chấp... sẽ tôn trọng nỗ lực của các nước có liên quan trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề thông qua đối thoại trực tiếp", ông Hồng nói.
    [​IMG]
    Tàu hải giám của Trung Quốc. Một trong số các tàu của lực lượng này đã tham gia cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 26/5. Ảnh: PVN "Tuyên bố của ông Hồng đưa ra chỉ một ngày sau khi thượng nghị sĩ danh tiếng của Mỹ, Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á Thái bình dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, công bố dự thảo nghị quyết lên án thái độ của Trung Quốc trên Biển Đông.
    Ông Webb cũng đề nghị Mỹ có sự tham gia trong một cơ chế đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở khu vực biển giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược này.
    Cũng hôm nay Tổng thống Philippines Bengino Aquino nói rằng Manila cần sự giúp đỡ của Mỹ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Hải quân hai nước đồng minh lâu năm này chuẩn bị tập trận vào cuối tháng 6, dự đoán tại vùng biển phía tây Philippines.
    Biển Đông trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế kể từ năm ngoái, khi mà tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông.
    Trong cuộc họp báo hôm nay ông Hồng cho biết Trung Quốc sẽ khẳng định tuyên bố với toàn bộ vùng biển tranh chấp và các nhóm đảo trên đó, nhưng sẽ không sử dụng vũ lực hay ngăn chặn tự do hàng hải.
    Ông Hồng cũng "lên án những hành động làm mở rộng và phức tạp thêm tình hình", AP cho biết.
    Cùng ngày, xã luận của tờ nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng các nước "không liên quan" nên tránh xa tình trạng căng thẳng hiện nay.
    "Chuyện tranh chấp phải được giải quyết hòa bình thông qua tham vấn hữu nghị giữa hai bên liên quan", Reuters dẫn lại bài viết của tờ báo quân đội nói trên. Bài báo cũng khẳng định rằng Trung Quốc "phản đối việc quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông.
    Giữa ASEAN - mà một số thành viên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông - và Trung Quốc hiện có một cơ chế giải quyết xung đột Biển Đông, đó là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC) ký năm 2002. Trung Quốc được cho là muốn giải quyết tranh chấp thông qua các đối thoại tay đôi. Tuy nhiên, trong những cuộc họp gần đây của ASEAN, nhiều vị lãnh đạo tỏ ý muốn nhanh chóng có một bản quy chế chặt chẽ hơn, quy định việc thực hiện DOC. Quy chế tương lai này thường được đề cập đến là COC.
  4. giamsan

    giamsan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Quả 1: Linda_kieu
    Quả 2: Nguyễn Tử Quảng
    Quả 3: Lê Quốc Hồ
    Quả 4: Hùng nổ (chủ tịch CTG)
    Quả 5,6,7...: mời các bác liệt kê cho đủ =))
  5. honghaibinh

    honghaibinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2011
    Đã được thích:
    6
    Nên đổi tên báo Nhân dânlà báo Đảng CS, dành cho Đảng chứ không cho đại bộ phận nhân dân. Dân bây giờ khôn rồi, không dễ loè bịp đâu.
  6. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Thế trận mới đã bắt đầu.

    Mỗi người hãy bắt đầu từ việc tẩy chay hàng khựa.
  7. safaly

    safaly Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Bí mật quân cảng Cam Ranh


    gửi bởi YangWPai » 29 Tháng 7 2009, 08:13
    Bí mật quân cảng Cam Ranh - Việt Nam

    Trong những ngày gần đây mọi người đang tích cực bầu chọn cho Vịnh Hạ Long vào Top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Chắc hẳn khi nhắc tới các vịnh đẹp nhất trên thế giới người ta thường nhắc đến Vịnh Hạ Long hoặc Vịnh Nha Trang, nhưng thực tế ở Việt Nam còn có một vịnh khác được xếp vào hàng những vịnh đẹp và quan trọng nhất trên thế giới đó chính là Vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa, tại sao một địa danh nổi tiếng và quan trong như thế thì rất ít người Việt Nam được biết đến đó, câu trả lời thật đơn giản bởi ai cũng biết Vịnh Cam Ranh thuộc quân cảng Cam Ranh, một trong những quân cảng thuộc loại tốt nhất, quan trọng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đó là bí mật quân sự, đã là bí mật quân sự thì tốt nhất chúng ta không lên biết làm gì.

    1.Đặc điểm và vị trí địa lý của quân cảng Cam Ranh

    Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam.Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm,
    Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải, năm 1905 nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão
    Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh . Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy chúng ta cũng có thể tin tưởng về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn.
    “...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... "
    (Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934)
    Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân mà Cam Ranh còn ưu thế vượt trội về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và tăng thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc sân bay Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
    Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng vạn thuy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển chúng ta có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế thì ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Viêt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Trường Sa tạm thời vẫn an toàn bởi chính phủ ta vẫn duy trì cảng quân sự ở đây, mặc dù Trung Quốc đang rất muốn chúng ta mở cửa biến Cam Ranh thành cảng kinh tế. Trung Quốc thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào, chúng ta vẫn kiểm soát được biển Đông khi mà Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh.

    2.Lịch sử vùng Vịnh

    - Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, Nga Sa Hoàng đã tung hạm đội Baltique vào cuộc do Bắc Băng Dương đóng băng hạm đội phải đi vòng qua Ấn độ Dương. Rời biển Nga ngày 16-10-1904, Ngày 8-4-1905, người ta phát hiện ra nó ở ngoài khơi Singapore, Ngày 12-4 hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện. Ngày 8-5, tàu tiếp viện đến: một tàu bọc thép cũ, tàu Nicolar 1, một tuần dương hạm cũ và ba tàu tuần duyên, hơn bảy tàu tiếp viện. Từ lúc này Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm và nhiều tàu tiếp viện và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải. Như vậy là từ năm 1905 Quân Cảng Cam Ranh đã có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi.
    - Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam.
    - Năm 1935 và 1954, Nhật Bản và Pháp cũng đã từng đóng quân ở Cam Ranh
    - Ngày 18-10-1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và nhà báo nước ngoài. Có thể thấy rằng từ rất sớm Cam Ranh đã có vị trí cực kỳ quan trọng trong mắt các nhà chiến lược quân sự.
    - Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD để cải tạo mở rộng cảng, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ hậu cần cho lực lượng hải-lục-không quân và tên lửa của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay, có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh. Trên thế giới hầu như không có căn cứ quân sự nào có quy mô và tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh.
    - Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000 trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập bình quân đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với năm hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.
    - Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.
    - Từ đó đến nay thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soat của chúng ta. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ thân yêu nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam.

    3.Cam Ranh niềm tự hào của Việt Nam

    Chúng ta tự hào về một Vịnh Hạ Long được bình chọn làm 7 kỳ quan của thế giới, chúng ta cũng tự hào về Vịnh Cam Ranh trong hàng trăm năm qua đã bị các nước lớn xâm chiếm, tranh dành nhưng cuối cùng nứơc ta vân giữ vững chủ quyền ở đây, đánh đuổi được ngoại xâm ra khỏi đây.Ngày nay cũng vậy còn Trường Sa còn Cam Ranh thì chúng ta hoàn toàn hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa phần còn lại của Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Trừng nào lãnh thổ đất nước còn chưa toàn vẹn thống nhất thì trừng đó chúng ta còn tiếp tục đâu tranh. Hãy góp phần tích cực xây dựng nước ta mạnh về kinh tế mạnh về quốc phòng.


    “Đối xử tốt với người khác có nghĩa là bạn đối xử tốt với chính mình”(Benjamin



    Và một vài bức ảnh về Cam Ranh..................

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Vẻ đẹp yên bình của vịnh Cam Ranh

    [​IMG]
    Vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao​
  8. safaly

    safaly Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Tàu sân bay Mỹ USS George Washington đậu ngoài khơi Đà Nẵng

    Bản tin sáng 8/8/2010 của AP cho biết, tàu sân bay USS George Washington - tàu lớn nhất và là niềm tự hào của quân đội Mỹ thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình dương đóng căn cứ tại Nhật Bản, đã đỗ lại ngoài khơi Việt Nam, vùng biển giáp Đà Nẵng.

    Nhận lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, một đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam đã có chuyến viếng thăm tàu USS George Washington đang thả neo ngoài khơi Việt Nam ở vùng biển giáp Đà Nẵng.

    Sự có mặt của USS George Washington, theo AP là một sự kiện trùng với thời điểm Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng nó cũng thể hiện sự quan tâm đang tăng nhanh của Mỹ đối với tình hình khu vực.

    Tàu USS George Washington được mệnh danh là một thành phố trên biển, có sức mạnh quân sự thuộc loại hàng đầu trong hải quân Mỹ hiện nay. Tàu có sức chở 70 máy bay chiến đấu các loại, hơn 5.000 thủy thủ và nhân viên, khoảng 1,8 triệu kg bom.



    Quan chức quốc phòng VN thăm tàu chiến Mỹ

    Một nhóm quan chức quốc phòng Việt Nam thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hoa Kỳ, hiện đang đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng.

    Trong khi đó, hai tàu chiến khác của Mỹ cũng chuẩn bị cập bến Tiên Sa trong chuyến thăm 4 ngày nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt.

    Các hoạt động trao đổi dồn dập gần đây cho thấy một sự ấm lên nhanh chóng trong quan hệ quân sự giữa hai nước cựu thù.

    Giới thông tấn nước ngoài cho hay vào Chủ nhật 08/08, nhóm quan chức và sỹ quan cao cấp của Việt Nam được chở bằng trực thăng ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington.

    Chiến hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử này tới Biển Đông sau khi đã tham gia tập trận với hải quân Nam Hàn ở Biển Nhật Bản.

    Được tin các quan chức và sỹ quan Việt Nam sẽ tận mắt quan sát các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đồng thời tìm hiểu hoạt động của tàu.

    Hàng không mẫu hạm USS George Washington đóng tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, có thể chở trên 70 chiến đấu cơ, hơn 5.000 thủy thủ và phi công, cùng 1,5 triệu kg bom đạn.

    Đây là lần thứ hai các sỹ quan Việt Nam thăm quan tàu sân bay của Mỹ đậu ở ngoài khơi Việt Nam.
    Lần trước là vào tháng Tư 2009, khi hàng chục sỹ quan cao cấp của Việt Nam "được đón tiếp nồng nhiệt" khi tới thăm chiến hạm USS John Stennis, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam Việt Nam chừng 290 hải lý.

    Mới đây, hồi đầu tháng Bảy, quan chức ngoại giao Việt Nam cũng thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, bang Virginia.


    Xin được giới thiệu 1 số ảnh chụp trong chuyến tham quan tàu sân bay USS George Washington của Mỹ.

    [​IMG]
    Đây là phương tiện chở đoàn từ SB Đà nẵng ra tàu sân bay, 1 chiếc C12 cũ kỹ.

    [​IMG]

    Trước khi lên máy bay, các quân nhân Mỹ hướng dẫn cách mặc áo phao và mũ bảo hiểm.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bên trong máy bay rất chật chội nhưng cũng đủ chỗ cho đoàn (gồm 20 người là các sỹ quan QK5, 1 số nhà báo và 1 số nhà ngoại giao Mỹ và VN)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Sau khoảng 1h bay, 10h10 máy bay phát tín hiệu chuẩn bị hạ cánh. Máy bay đang bay chừng hơn 200km/h thì hạ dần độ cao và thả 1 cái càng ra ở đuôi máy bay, cái càng này sẽ ngoắc vào 1 trong 4 sợi dây cáp trên đường băng ở mặt boong tàu. Sợi dây này sẽ giằng cái máy bay lại. Tốc độ máy bay giảm từ hơn 200kmh xuống 0kmh chỉ trong 2-3 giây.

    Prepare for arrested landing

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Đoàn được đón tiếp trọng thể .

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Đoàn giải lao ... sau đó hạm trưởng phát biểu chào mừng .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau đó, đoàn xuống thăm trung tâm tác chiến. đây là trung tâm thần kinh của tàu, kiểm soát các hoạt động của máy bay, đường băng, tác chiến chống ngầm, tác chiến điện tử, xử lý các thông tin từ radar và các sensor ...

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Điểm đến tiếp theo là đài chỉ huy.

    [​IMG]
  9. gold_not_yellow

    gold_not_yellow Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/02/2010
    Đã được thích:
    0
    nhân sự kiện này em post lại bài HỊCH TƯỚNG SỸ của TRẦN HƯNG ĐẠO để cùng nhau ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc và thực hiện di huấn của ông

    Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

    Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Ðãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!

    Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

    Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

    Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?

    Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau nguội làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?

    Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

    Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?

    Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta."
  10. tietn3honquy

    tietn3honquy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Đội tàu chiến Trung Quốc tiến vào vùng biển Philippines

    Thứ ba, 14/06/2011 15:34
    [​IMG] Tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo news)

    (DVT.vn) - Tờ Sankei của Nhật Bản đưa tin, ngày 13/6, đội tàu chiến 11 chiếc của Trung Quốc đã tiến xuống tận vùng biển Đông Bắc Philippines.

    Trước đó, trong 2 ngày 8-9/6, đội tàu chiến 11 chiếc của Trung Quốc, trong đó có tàu khu trục trang bị tên lửa và tàu hộ tống đã chia làm ba nhóm đi qua vùng biển giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako của Nhật Bản. Các tàu ngầm cũng đi cùng đội tàu chiến này.

    Các nhà quan sát bình luận, việc tàu chiến Trung Quốc xuyên qua vùng biển gần Okinawa của Nhật Bản đã khiến các nước xung quanh, đặc biệt là Nhật Bản, phải cảnh giác.

    Tuy nhiên, một quan chức cao cấp thuộc lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản nói rằng không cần phải lo lắng về việc này vì có dấu hiệu cho thấy mục tiêu của đội tàu viễn dương của Trung Quốc không phải là biển Nhật Bản mà là khu vực Biển Đông.

    Sau khi đi qua khu vực biển giữa đảo Okinawa và đảo Miyako, hạm đội Trung Quốc đã tiến xuống phía Nam.

    Tờ Sankei cũng cho biết đội tàu này sẽ tiến hành diễn tập và rõ ràng là Trung Quốc đang thực hiện ý đồ vượt qua “tuyến đảo thứ nhất” nối Kyushyu của Nhật Bản với Đài Loan và Philippines, tiến ra “tuyến đảo thứ hai” nối giữa Guam, Papua New Guinea và quần đảo Ogasawara của Nhật Bản.

    Đội tàu chiến này tiếp tục tiến xuống phía nam và xuống tận vùng biển phía Đông Bắc của Philippines, cách quần đảo Okinawa khoảng 1.500 km. Một tàu hậu cần tách khỏi đoàn và dừng lại trên biển, chờ các tàu chiến khác kết thúc cuộc diễn tập.

    Một số nhà quan sát cho rằng hoạt động này của đội tàu chiến Trung Quốc được coi là hành động thị uy nhằm vào đảo Guam, một căn cứ quân sự chiến lược của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương và cũng nhằm nâng cao khả năng huấn luyện ở các vùng biển xa của hải quân Trung Quốc.

    Cùng lúc đó, Nhật báo quân đội giải phóng của Trung Quốc đưa tin bày tỏ phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông: "Tranh chấp phải được giải quyết hòa bình thông qua hội đàm song phương hữu nghị giữa các bên liên quan. Do đó, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào không liên quan tới vấn đề Biển Đông can thiệp vào tranh chấp."

    Theo Reuters, những nội dung đăng tải trên báo Trung Quốc là nhằm ám chỉ đến Mỹ. Tới nay, Mỹ vẫn khẳng định họ ủng hộ tự do hàng hải tại biển Đông và kêu gọi các bên liên quan giải quyết thông qua đối thoại.

    Trong khi đó, tờ Philstar ngày 14/6 đưa tin, Mỹ cam kết sẽ ủng hộ tối đa Philippines trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông.

    "Chúng tôi, những người Mỹ, sẽ sát cánh với nhân dân Philippines trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông", Đại sứ Mỹ Harry Thomas phát biểu tại Manila.

    Trước đó, ngày 13/6, Thượng nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban Đông Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cũng đã hối thúc Quốc hội Mỹ lên án Trung Quốc về các hành động tranh chấp tại Biển Đông gần đây.

    Trọng Thân
    Theo Sankei, Reuters, Philstar


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này