Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3619 người đang online, trong đó có 154 thành viên. 07:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149064 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Việt Nam tập trận bắn đạn thật


    [FONT=&quot]Số: 107/TBHH-CT.BĐATHHMB ngày 9/6/2011[/FONT]

    QNM - 05- 2011


    Vùng biển
    : Quảng Nam
    Căn cứ văn bản số 1314/TB-V3-TC ngày 07/6/2011 của Quân chủng Hải quân vùng 3; Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc thông báo:
    Quân chủng Hải quân vùng 3 sẽ tiến hành tổ chức bắn đạn thật trên biển theo nội dung sau:
    1. Địa điểm:
    Tại khu vực biển Hòn Ông tỉnh Quảng Nam, trong phạm vi các điểm giới hạn có tọa độ như sau:
    Tên điểm​
    Vĩ độ (N)​
    Kinh độ (E)​
    Tên điểm​
    Vĩ độ (N)​
    Kinh độ (E)​

    A​
    15°44'00"​
    108°35'00"​
    C​
    15°53'42"​
    108°46'36"​

    B​
    15°53'42"​
    108°35'00"​
    D​
    15°44'00"​
    108°46'36"​
    2. Thời gian:
    - Ngày bắn chính thức: Ngày 13/6/2011 từ 08 giờ 00' đến 12 giờ 00' và từ 19 giờ 00’ đến 24 giờ 00’
    - Ngày bắn dự bị : Ngày 14/6/2011 từ 08 giờ 00' đến 12 giờ 00' và từ 19 giờ 00’ đến 24 giờ 00’
    HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI​
    Các phương tiện thủy không hoạt động trong khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật.
  2. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Kiểm đếm số lượng vũ khí thì VN thua phát xít TQ, nhưng những cuộc chiến vệ quốc thì sự chính nghĩa luôn thắng. Tổ tiên người Việt đã thắng và sẽ thắng những kẻ muốn chiếm đoạt lớn hơn hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Lịch sử đã cho thấy điều đó rồi, đừng băn khoăn nữa. Có chăng nếu có ct thì sẽ có tổn thất thôi.

    Nhưng đánh nhau bây giờ là chưa phải lúc, 1 phần là do lực lượng của chúng ta chưa thể phủ đầu như bạn đề cập (nhưng không tệ như thế đâu) nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải cho TG thấy được nỗi sợ đến từ TQ, khi đó VN sẽ mạnh hơn. Nếu động thủ bây giờ thì chỉ là chuyện nội bộ giữa 2 nước thôi. Cần PR thêm nữa đã

    :-bd
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://cafef.vn/20110609084010115CA34/du-tru-vang-tuong-duong-2045-gdp.chn
    'Dự trữ vàng tương đương 20-45% GDP'



    [​IMG]
    Hiện tại dự trữ vàng của Việt Nam là 1.000 tấn theo dữ liệu của Hội đồng Vàng thế giới và ít nhất là 460 tấn theo tính toán của hãng nghiên cứu và tư vấn về vàng Anh GFMS.
    Lượng vàng trong hệ thống ngân hàng và dân chúng có thể tương đương 20-45% GDP năm 2010 của cả nước, đòi hỏi biện pháp quản lý hữu hiệu để tận dụng nguồn tài chính khổng lồ này, theo đề xuất của các chuyên gia.
    Câu chuyện quản lý và tổ chức thị trường vàng lại được làm nóng lên bằng một hội thảo do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức hôm nay tại Hà Nội, giữa lúc Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất công đoạn cuối cùng trước khi đem dự thảo nghị định quản lý thị trường vàng đi lấy ý kiến các bộ ngành, doanh nghiệp.
    Hội thảo mang tên Tác động của thị trường vàng tới thị trường tài chính Việt Nam, nhưng nội dung được bàn nhiều hơn cả là gợi ý chính sách quản lý thị trường vàng thời gian tới sao cho huy động được nguồn vốn có ích cho phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn cho kênh đầu tư, tích trữ tài sản được dân chúng ưa chuộng nhất hiện nay. Tham gia hội thảo này, ngoài các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước, còn có đại diện Hội đồng Vàng Thế giới, và một số doanh nghiệp nước ngoài. Tất cả đều ủng hộ quan điểm nên tổ chức quy củ và cởi mở với thị trường vàng, hơn là ngăn cấm.
    Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Lê Xuân Nghĩa dẫn ra hai số liệu về dự trữ vàng hiện nay ở Việt Nam, khoảng 1.000 tấn theo dữ liệu của Hội đồng Vàng thế giới và ít nhất là 460 tấn theo tính toán của của hãng nghiên cứu và tư vấn về vàng Anh GFMS. Tương ứng với hai số liệu này, lượng vàng dự trữ ở Việt Nam có giá trị dao động từ 21 đến 45 tỷ USD, tương đương 20-45% GDP Việt Nam năm ngoái. Ông Nghĩa cho rằng tỷ lệ này quá lớn khi mà hầu hết các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới cũng chưa tới 3% GDP. Ngay cả thị trường lương thực và dịch vụ ăn uống, nơi cung cấp cái ăn cho cả người dân Việt Nam cũng chỉ chiếm chưa đầy 40% GDP.
    "Lượng dự trữ vàng chủ yếu nằm trong dân, dự trữ chính thức của Nhà nước không đáng kể. Điều này tác động rất lớn tới các chỉ số kinh tế vĩ mô như tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán quốc tế", ông Nghĩa nhận định.
    Con số dự trữ vàng nói trên từng được một số chuyên gia khác trích dẫn mà chưa có cơ quan chức năng nào trong nước xác nhận. Ngân hàng Nhà nước gần đây thậm chí cho rằng không thể biết chính xác trong dân có bao nhiêu vì vàng tồn tại từ xa xưa, không ai có thể thống kê hết. Cơ quan này cũng cho rằng phần đông dân cư không có nhu cầu về vàng, ngoại trừ các thành phố lớn.
    Tuy nhiên, vị Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính vẫn trích dẫn lại trong hội thảo quốc tế hôm nay để một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của khối tài sản khổng lồ này. Ông cũng khẳng định, nhu cầu đầu tư, tích trữ vàng của người dân là có thật và rất lớn.
    Kết quả cuộc điều tra thử nghiệm quy mô nhỏ do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thực hiện trên địa bàn Hà Nội cho thấy gần một phần ba số hộ gia đình tham gia khảo sát có đầu tư và tích lũy bằng vàng, trong đó 92% giải thích tích trữ vàng do thói quen và tâm lý phòng chống lạm phát. Cũng theo kết quả điều tra này, vàng và ngoại tệ chiếm tới 17% trong cơ cấu đầu tư.
    "Những con số trên cho thấy một nguồn lực tài chính lớn không đến được nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất, tăng năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia, mà chạy quanh giữa những kênh đầu tư tài chính, trong đó có vàng - đôla. Nguồn vốn hoạt động không chính thức này gây sức ép không nhỏ tới thị trường ngoại hối, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế nói chung", ông Nghĩa cảnh báo.
    Tại Nghị quyết số 11 ban hành cuối tháng hai, Chính phủ đề ra chủ trương quản lý thị trường vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Trong quá trình Ngân hàng Nhà nước dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo chỉ đạo của Chính phủ, đã có lúc ban soạn thảo cân nhắc tới ý tưởng giao dịch một chiều, chỉ cho phép người dân bán vàng cho Nhà nước mà không được mua lại đồng thời xóa sổ các thương hiệu vàng miếng hiện nay.
    Các diễn giả tham gia hội thảo hôm nay đều không đồng tình với ý tưởng này. Ông Lê Đức Thúy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng không thể phủ nhận nhu cầu đầu tư tích trữ tài sản bằng vàng của người dân, đây là tập quán hình thành bởi quá khứ chiến tranh liên miên, lạm phát cao và kéo dài.
    "Nhu cầu này vẫn còn khi kinh tế chưa ổn định, lạm phát vẫn còn cao. Một khi đã có nhu cầu, cần tổ chức để người mua có chỗ mà mua, người cần bán có chỗ mà bán. Nên quản lý nó chứ không nên coi đây là hình thức vô thừa nhận. Cần có khuôn khổ pháp lý để huy động nguồn tài sản tích lũy của dân phục vụ cho phát triển kinh tế", ông Thúy đề nghị. Ông Thúy từng là thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước khi về Ủy ban Giám sát Tài chính và nghỉ hưu từ tháng 5 năm nay.
    Ông Trương Đình Tuyển, nguyên bộ trưởng Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng nhu cầu đầu tư của dân là có thật, nên không thể xóa bỏ kinh doanh vàng miếng.
    "Một khi có nhu cầu thì người ta sẽ tìm ra phương thức để thỏa mãn. Đó là quy luật. Nếu không có phương tiện tốt, ắt sẽ nảy sinh phương tiện xấu", ông Tuyển cảnh báo. Theo ông khi chưa nghiên cứu ký cơ chế quản lý thị trường mà đã đề ra mục tiêu xóa kinh doanh tự do, sẽ tạo tâm lý không tốt trong dân.
    Tham gia hội thảo trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á châu (ACB, từng đi đầu về nghiệp vụ kinh doanh vàng trong hệ thống ngân hàng), nguyên bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá nhắc lại kinh nghiệm quản lý vàng hàng chục năm về trước. Trước năm 1989, Việt Nam tuyệt đối cấm kinh doanh và đầu tư vàng, nhưng theo ông hồi đó người dân vẫn tìm mọi cách sở hữu, kể cả gom vàng từ cassette, tivi cũ. Đến tháng 5/1989, Nhà nước có quyết định cho phép kinh doanh, thì chỉ hai tháng sau đã có tới 400 cửa hàng được thành lập.
    "Tỷ lệ dự trữ vàng so với GDP quá lớn, cho thấy không thể quản lý theo cách chúng ta đang làm. Dứt khoát phải lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh, nhưng không nên quản lý theo kiểu biến lượng của cải tương đương tới 50% GDP cả nước thành thứ nằm một chỗ, không sử dụng được", ông nói và cho biết.
    Theo kế hoạch, cuối tháng 6 là hạn chót Ngân hàng Nhà nước phải trình dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng lên Chính phủ. Hiện nội dung dự thảo chưa được công bố, nhưng nhiều khả năng sẽ không còn ý tưởng giao dịch một chiều nữa, người dân vẫn có quyền mua bán tại những điểm được cấp phép.
    Cả nước hiện có 7.000-10.000 điểm kinh doanh vàng với gần 10 thương hiệu vàng miếng đang lưu thông trên thị trường. Một số ý kiến từ Hiệp hội Kinh doanh vàng cho rằng nên có điều kiện cấp phép kinh doanh vàng, chẳng hạn quy mô vốn tối thiểu 100 tỷ đồng, doanh thu trên 500 tỷ đồng. Các chuyên gia tính toán, nếu theo tiêu chí này, sẽ có không quá 100 đơn vị đáp ứng được.
    Theo Song Linh
    VnExpress




    Phát động tuần lễ vàng để nhân dân tự nguyện đóng góp , lấy đây làm nguồn tài chính để mua sắm trang bị quốc phòng là một ý kiến mà lãnh đạo nên quan tâm !
    Bác Hồ đã từng làm như thế trong kháng chiến chống Pháp và nhân dân đã hưởng ứng mạnh mẽ !
    Nước mất nhà tan thì giữ vàng làm gì ? :-??
  4. sony_2010

    sony_2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    125
    phiên hôm nay hàng đâu ra mà lắm thế nhểy [r24)]
  5. sony_2010

    sony_2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    125
    SCR lên thay SHN hú hú
  6. alone24286

    alone24286 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2007
    Đã được thích:
    0
    chỉ có con đường cách mạng mới giành lại được độc lập và chủ quyền, phải tiến lên chứ không lùi
  7. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Bài viết rất tâm huyết của 1 thần dân nước Việt.

    Tôi chỉ góp ý thêm:

    - Hàn quốc họ cũng rất cứng rắn nhưng họ đã không dùng quân sự đáp trả khi tàu hải quân bị bắn và người bị chết. Học tập họ điểm này.

    - Cần phản đối TQ cho TG biết chứ tại sao ngồi im (biểu tình hay đại loại thế)? VN bị xâm chiếm, bị phá hoại mà im re như thế thì làm sao TG biết được? làm sao TG cho TG biết là TQ hiện giờ đang có tư tưởng phát xít? Tất nhiên phải tuyệt đối phi bạo động và ai như thế hãy bắt giao cho lực lượng anh ninh.

    Cần phải ưu tiên qua ngoại giao và phải nhanh chóng cho TG biết.
  8. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Khi tổ quốc cần thì các thần dân nước Việt sẽ ủng hộ thôi.
    Quê tôi sống ngày xưa các cụ kể lại là lúc chiến tranh thì bà con nhiệt tình tham gia phong trào "xe chưa qua nhà không tiếc" (mặc dù sau này bà con đối xử nhau ko được 1 phần như thế). KHi nguy cơ mất quê hương thì người VN sẵn sàng từ bỏ tất cả để có độc lập, lúc đó tư lợi tích trữ làm gì khi quê hương bị mất?
    Tôi luôn tin như thế.
  9. boylangthang985

    boylangthang985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2010
    Đã được thích:
    1
    èo, đến cuối năm lão Pultin này mới qua, lúc đó chắc mọi sự đã rồi

    ;))
  10. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Thêm một hành động kẻ cướp

    6/9/2011 11:47:14 PM | Lượt xem: 1856
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Bộ Ngoại giao Việt Nam nói một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị, hai tuần sau vụ tàu Bình Minh 02.




    [​IMG]
    Tàu Viking 2
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, xác nhận trong buổi họp báo tại Hà Nội rằng sự kiện mới nhất xảy ra vào thứ Năm 09/06 lúc khoảng 6 giờ sáng giờ Việt Nam ở ngoài khơi Vũng Tàu.
    Vị trí xảy ra sự việc là ở lô 136.03 mà bà Nga nói là "hoàn toàn nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam".
    Tàu Việt Nam bị phá hoại có tên là Viking 2, là tàu khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê.
    Cũng chính tàu này, theo một số nguồn tin, đã bị tàu Trung Quốc quấy rối hôm 31/05 khi đang khảo sát cho tập đoàn Nhật Idemitsu tại lộ 05-1D trong khu vực gần mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu khoảng 270km.
    Sự việc hôm 31/05 không được nhắc tới nhiều vì không có thiệt hại về vật chất.
    Theo truyền thông trong nước, sau đó vào ngày 07/06, tàu Viking 2 được đưa sang lô 136 để thực hiện công tác thu nổ địa chấn 3D cho Talisman.
    Tuy nhiên, trong vụ mới nhất vào sáng ngày 09/06, tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 6226 bị cáo buộc đã chạy với tốc độ cao ngang qua và phá hoại dây cáp thăm dò của Viking 2 "bằng thiết bị chuyên dụng", gây rối cáp khiến tàu này phải ngừng hoạt động.
    Sau đó, theo người phát ngôn Việt Nam, hai tàu ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 311 và 303 đã tiến vào giải cứu cho tàu này rút lui.
    'Ngang nhiên và trắng trợn'
    Đây là lần thứ hai trong vòng hai tuần tàu Trung Quốc bị cáo buộc phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn dầu khí Việt Nam.
    Trước đó, năm 2010, khi Việt Nam khảo sát để lập hồ sơ trình Liên Hiệp Quốc về thềm lục địa mở rộng, thì cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Tuy nhiên vụ năm 2010 không được Việt Nam tuyên truyền rộng lúc đó vì nhiều lý do, mà một trong những lý do là không muốn ảnh hưởng quan hệ với Trung Quốc.
    Trong vụ hôm 26/05/2011, tàu địa chấn Bình Minh 02 của PetroVietnam đang tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực các lô 125, 126, 148, 149 trên thềm lục địa miền Trung của Việt Nam thì bị ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp.
    Sự việc xảy ra tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý, mà PetroVietnam nói hoàn toàn trong thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    PetroVietnam đã có cuộc họp gấp với báo chí về sự việc mà hãng này gọi là "hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam".
    Vụ tàu Bình Minh 02 đã gây chấn động dư luận, và vụ việc này cũng với một loạt các vụ tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn hay truy đuổi trong thời gian gần đây đã dẫn tới hai cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật 05/06.

    [​IMG]
    • Nguồn: Tàu TQ lại 'phá cáp' của tàu Việt Nam thuê // BBC, 9.6.2011.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này