Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6633 người đang online, trong đó có 821 thành viên. 12:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 110175 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. sactim

    sactim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    35
    Nửa triệu người Trung Quốc sơ tán vì trận lụt tồi tệ nhất 50 năm

    Xem tin gốc
    Giáo dục Thời đại - 1 giờ trước 1 lượt xem
    [​IMG]
    (GD&TĐ) – Một nửa triệu người đã đi sơ tán tại các vùng miền nam và miền trung sau khi những trận lụt tồi tệ nhất trong 50 năm đã xảy ra.
    Facebook Nửa triệu người Trung Quốc sơ tán vì trận lụt tồi tệ nhất 50 nămTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

    Người đàn ông trên một con phố ở tỉnh Hồ Bắc
    Mực nước tại hơn 40 dòng sông, bao gồm sông Dương Tử, đã cao lên mức nguy hiểm sau khi trận hạn hán được chấm dứt bởi lũ lụt.
    Hơn 170 người đã thiệt mạng và mất tích và hàng ngàn người khác bị buộc phải bỏ nhà tại các khu vực ven sông.
    Lở đất và lở bùn đã nhấn chìm những ngôi nhà và mưa lớn dự đoán là còn tiếp tục diễn ra. Các phần của đường tầu tây nam Trung Quốc bị vùi trong đất làm 5.000 hành khách bị mắc kẹt trên 4 con tàu, làm ảnh hưởng tới dịch vụ của ngành đường sắt.
    Công tác cứu hộ đang được tiến hành tại những nơi bị ảnh hưởng của lũ lụt.
    Hơn nửa triệu người đã phải bỏ nhà ở miền nam và trung ở Trung Quốc trong trận lụt tồi tệ nhất 50 năm
    Hơn 170 người đã chết và mất tích trong lụt lội và lở đất
    Hà Châu (Theo Mail Online)
    ,
    [​IMG]
    [​IMG]

    Link:http://www.baomoi.com/Nua-trieu-nguoi-Trung-Quoc-so-tan-vi-tran-lut-toi-te-nhat-50-nam/119/6472227.epi
  2. PavelCorsaghin

    PavelCorsaghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2011
    Đã được thích:
    0
  3. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0


    Bai hay
    Trung Quốc không dễ bắt nạt Việt Nam

    Bài đăng bởi vanganh.info Chính trị - Xã hội, Tin ảnh Thứ Tư, Tháng Sáu 15th, 2011

    var addthis_product = 'wpp-260';var addthis_config = {"data_track_clickback":true};2Share

    .
    Trung Quốc không dễ bắt nạt Việt Nam



    [​IMG]Mấy tuần qua báo chí Trung Quốc và Hongkong liên tục đăng tin về vấn đề viển Đông và đều đổ lỗi cho Việt Nam đã là kẻ giám cả gan chống lại một Trung Quốc vĩ đại và không quên nhắn gửi những lời đe dọa như cấm vận kinh tế hay sẽ cho Việt Nam thêm bài học v.v… và v.v… trong khi đó báo chí quốc tế là khu vực lại hoan nghênh những chính sách ngoại giao mền dẻo và mới đây trước sự hung hăng của phía Trung Quốc cho tầu Ngư giám và các tầu quân sự trá hình tầu đánh cá cắt cáp thăm dò của các tầu Việt Nam trong khu vực chủ quyền lãnh hải của mình thì thái độ cứng rắn cần thiết để tỏ rõ ý chí thái độ của mình. Điều đáng nói chính là báo chí Trung Quốc đã giấu giếm không hề công bố về lịch sử những gì đã diễn ra ở khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam mà lại hướng dư luận Trung Quốc vào tinh thần đại Hán, nước lớn cho rằng Việt Nam ngang ngược chiếm đảo biển của họ. Vì thế, cần phải nhắc lại những gì mới xẩy ra hôm qua cho người dân Trung Quốc hiểu đâu là sự thật.

    Trung Quốc từ cuộc chiến xâm lược đảo biển đến ý đồ hợp thức hóa chủ quyền không hề có của mình ở khu vực này
    Thực ra để thực hiện ý đồ bành trướng và thâu tóm biển Đông của Trung Quốc đã có từ rất lâu, ngay khi Việt Nam đang trong cơn giao tranh quyết liệt giai đoạn cuối những năm 1973-1975 thì họ đã đưa tầu chiến ra xâm lược chiếm các đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam lúc đó do Việt Nam cộng hòa cai quản. Cuộc đổ máu để giữ đảo biển của Việt Nam đầu tiên đã xẩy ra là ngày Ngày 19 tháng Giêng 1974 bằng trận Hải chiến với Trung Quốc dù lúc đó thế lực nghiêng về phía Bắc kinh gấp rất nhiều lần. Người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã chọn cuộc tử chiến với Trung Cộng, thể hiện tinh thần người Việt Nam không chịu để một tấc đất của tổ tiên mất vào tay giặc và họ đã hy sinh anh dũng để lại tấm gương bất tử cho đời. Vì thế trận không cân bằng nhưng sự hy sinh anh dũng ấy của những người con Việt đã tạo một bằng cớ lịch sử, pháp lý quốc tế rằng Trung Quốc đã cưỡng chiềm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, là tiền đề quan trọng để chánh quyền trong tương lai có chứng lý đòi hỏi lại.
    Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người tử trận, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã tử trận. Việt Nam bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao. Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma từ ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn giữ cho đến nay. Trong năm 1988, Hải quân Việt Nam đưa quân ra đóng giữ tiếp 11 bãi đá ngầm khác. Ngày 17 tháng 10, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam (khu DK1). Ngày 5 tháng 7 năm 1989, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng cụm dịch vụ kinh tế – khoa học – kỹ thuật thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (DK1), xác định lại chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này. Từ tháng 6 năm 1989, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Dương, Ba Kè. Và nguyên nhân chính là sau khi chiếm được các đảo của Việt Nam Trung Quốc đã nhanh tay vào thăm dò và khai thác dầu khí tại đây với danh nghĩa đưa phái đoàn khoa-học Liên hợp quốc đi khảo sát. Sau này liên Hợp Quốc khẳng định rõ là họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa. Vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm những đảo đã chiếm được qua các trận hải chiến trước đó và cả Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc chủ quyền và canh giữ của Việt Nam. Với sự đòi hỏi không biết đủ của cỗ xe kinh tế Trung Quốc về nguyên liệu dầu hỏa, dầu khí và bằng khoa học hiện đại Trung Quốc đã thấy hầu như nguồn dầu khí lớn đều nằm ở khu vực chủ quyền của Việt Nam nên họ không từ bất kỳ thủ đọa nào nhằm thâu tóm cướp đảo biển của Việt Nam và hy vọng sẽ nhanh chóng hợp thức hóa chủ quyền của họ ở khu vực này.
    Thủ đoạn cướp biển đảo bằng gây hấn dùng vũ lực cùng hành động tăng cường lực lượng quốc phòng và đe dọa, la làng
    Trung Quốctừ các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước cho đến các lãnh đạo tham tán đại sứ quán Trung Quốc tại Hà nội mỗi khi nói đến tranh chấp về chủ quyền đảo biển thì đều nói rằng “ với truyền thống hữu nghị giữa hai Đảng hai Nhà nước chúng ta đều có thể vượt qua những khác biệt để giải quyết vấn đề này một cách công bằng có lý có tình ” nhưng trong các cuộc đàm phán thì lại luôn đưa ra những lập luận rất vô lý là “ chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc về lãnh hải đảo biển về Hoàng sa và Trường sa” rồi kéo chây cho đến nay đã hơn 20 năm trôi qua mà không tiến triển được bước nào. Trái lại họ dựng kịch câu giờ để có thời gian vàng cho chuẩn bị sức mạnh quân sự chiếm đóng và hợp thức hóa những gì họ thôn tính được cửa Việt Nam về đảo, biển. Do thái độ ngang ngược đó việc đàm phán song phương tất yếu sẽ phải đổ vỡ và các khẩu hiệu hữu nghị không còn đủ sức du ngủ những nhà đàm phán của Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc ngày càng đầu tư tiền của khổng lồ cho việc tân trang quân đội từ tầu ngầm các loại lớn nhỏ tàng hình cho đến các tuần dương hạm khổng lồ, các khu trục hạm được trang bị vũ khí tối tân nhất và đặc biệt là các loại máy bay hiện đại tàng hình v.v…để đạt được mục tiêu thôn tính biển đông theo ý đồ đãvạch sẵn, bất chấp sự lên án của quốc tế và các nước trong khu vực đang có tranh chấp trong đó có Việt Nam. Đặc biệt nguy hiểm là họ đã đưa các tầu chiến cũ tân trang lại dưới bỏ bọc là tầu đánh cá để xâm nhập sâu vào vùng biển 200 hải lý thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philipine phá rối sự làm ăn của ngư dân các nước này đang đánh bắt cá trên chính vùng biển của mình và tấn công đe dọa cả các tầu của các quốc gia này đang thăm dò đại dương gây nên tình trạng căng thẳng như báo chí Việt Nam và quốc tế đã đưa tin. Do vậy, cho đến lúc này phía Việt Nam không thể còn đủ sự nhẫn chịu quá mức giới hạn nên từ những đấu tranh trên diễn đàn ngoại giao mà người ta đã thấy Việt Nam đã rất thành công trong việc tổ chức các hội nghị quốc tế về biển tại Hà nội hay trên các diễn đàn khu vực hau quốc tế và ngày càng nhiều các quốc gia đã thấy bản chất của sự việc thấy được thiện chí của Việt Nam và những tham vọng vô lý của Trung Quốc, một quốc gia không có bờ biển mà đòi chủ quyền đến 80 % diện tích biển Đông, và đang là kẻ ngạo mạn dung sức mạnh thôn tính các đảo, biển ngay cả trong khu vực chủ quyền của các nước lân bang mà quốc tế đã công nhận. Đi xa hơn, họ vẽ ra bản đồ đường lưỡi bò tự cho mình cái quyền kiểm soát gần như hết đường hàng hải quốc tế mà xưa nay tầu bè các nước vẫn đi qua. Điều này đã khiến Hoa kỳ và các quốc gia khác như Nhật, Nam triều tiên, Úc, Newdiland, Malaixia, Indonexia, Thái lan và Việt Nam v.v…phải vào cuộc, lên án. Có thể nói trên diễn đàn quốc tế đa phương Trung Quốc đã bị cô lập thảm hại nên ngay Hội nghị biển Đông họp ở Việt Nam ngày 26 – 27/11 năm ngoái, Trung Quốc đã tỏ ra rất cay cú họ đã thực hiện chính sách tách từng nước như tách các cây đũa để bẻ và mũi nhọn họ tập trung vào phản công Việt Nam về mọi mặt. Như tờ China Daily ngay sau đó đã có bài cho rằng Việt Nam là “người đầu sỏ” thì lập tức phía Trung Quốc bắt đầu tập trung chủ yếu vào công kích, cái mà họ gọi là ý đồ muốn quốc tế hóa vấn đề biển Đông của Việt Nam và báo chí trong nước Trung Quốc hiện nay ngày ngày quy tội cho Việt Nam chủ xướng chuyện quốc tế hóa biển Đông. Như ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về quan hệ Việt – Trung, người từng nắm giữ chức vụ Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nói rõ các thông tin trên mạng Hoàn cầu Trung Quốc đều nói rằng: “ Họ dùng một câu như thế này: “muốn bắt giặc thì phải bắt vua, bắt chúa”, tức là trong cái ‘giặc’ Đông Nam Á này, thì anh ‘chúa’, anh ‘vua’ Việt Nam là nguy hiểm nhất. Đánh tan Việt Nam rồi thì các nước khác dễ dẹp hơn.”
    Trong khi đó mới đây, một giới chức hải quân hàng đầu của Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác, đã bày tỏ quan ngại về việc các quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang tăng cường các hạm đội tàu ngầm ở khu vực biển lân cận với Trung Quốc và coi đó là ‘một mối đe dọa’ đối với nước này. Dư luận nay không chỉ có Việt Nam mà các nước đều cho rằng, đó là một cách họ lên tiếng như vậy để cho dư luận thế giới đỡ chú ý tới việc tăng cường của họ và để cho nhân dân trong nước thấy rằng họ phải tăng cường ngân sách quốc phòng, cần tăng cường hải quân, là vì những yếu tố bên ngoài như vậy thôi chứ thực ra 6 cái tàu ngầm Kilo của Việt Nam, mấy cái tàu ngầm của Malaysia… thì làm sao địch nổi (với Trung Quốc)? Hiện nay Trung Quốc đã có hơn 60 tàu ngầm trong đó có cả tàu ngầm nguyên tử.”
    Trung Quốc đã sai lầm khi đáng giá sai về khả năng phòng thủ của Việt Nam
    Trung Quốc những tưởng với tài chính khổng lồ và với lực lượng hải quân hùng mạnh họ có thể bắt Việt Nam và các nước trong khu vực phải cam chịu sự hợp thức hóa chủ quyền mà họ đã vẽ ra hiện nay. Nhưng họ đã nhầm. Bài học Bạch đằng năm xưa mà lịch sử vẫn vẫn còn ghi đó: “ các đoàn Thuyền chiến khổng lồ của của nhà Nam Hán cho đến của đội quân Thoát Hoan năm nào đã bị chính người Việt Nam chôn vùi phải bỏ thuyền chui vào trống đồng cho quân khuân về đường Lạng sơn, về đến nước vẫn tim đập chân run”. Ngày nay tình thế khác xưa rất nhiều nhưng người Việt Nam biết đánh giặc theo phương sách của chính mình. Thời đại ngày nay, tầu càng lớn càng dễ bị bắn trúng và Trung Quốc ở quá xa với nơi họ đang chiếm đóng sao có thể đi lại dễ dàng ở đây khi mà dải bờ biển chữ S này là cả một tuyến phòng thủ liên hoàn với các pháo bờ biển tầm xa, tầm trung và hỏa tiễn đủ các loại mà chính Việt Nam có thể tự sản xuất hay mua sắm? Một khi đất nước lâm nguy người Việt Nam tự nhiên có phản ứng kỳ lạ kết lại thành một khối để chống kẻ thù. Điều này Trung Quốc không có truyền thống ấy mà thường là trước khó khăn đất nước họ ly tán chia năm xẻ bẩy hùng cứ theo bầy. Tam quốc, ngũ quốc nay lòng dân Trung Quốc đang ly tán, người Ái Nhĩ lan, người Nội mong, người Tây Tạng đã không còn cam chịu khuất phục nữa. Nếu cuộc chiến xẩy ra, kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng thì không thể nói là đất nước này chia năm mà mỗi một tỉnh sẽ thành một quốc gia không ai bảo được ai đó là điều chắc chắn. Thực tế hôm nay nhiều địa phương Trung Quốc không còn nghe theo sự lãnh đạo của chính quyền Trung ương nữa.
    Điều gì sẽ phải cần làm trước một Trung Quốc hung hăng và tham lam bành trướng?
    Cha ông ta xưa đã dạy bài học thứ nhất vẫn là phải dựa vào sức mạnh của toàn dân mà điều này không thể nói lên bằng khẩu hiệu mà phải bằng từ thực tế. Như Đức Thánh Trần khi đã về nghỉ nơi tuổi già, khi Trung Quốc âm mưu đưa quân sang xâm lấn, vua Trần cho mời Ngài đến hỏi lấy kế gì để giữ giang sơn? Ngài đã ngay tức khắc trả lời dứt khoát: “ Đó là lòng dân, dân là người chở thuyền, dân là người lật thuyền bệ hạ phải chăm lo vun đắp lòng dân an”. Ngày nay người Việt Nam không chỉ là 48 dân tộc anh em chia nhau kẻ lên rừng, người xuống biển mà còn có cả một lượng đàn con lớn nữa đang sinh sống ở nước ngoài. Dòng máu Việt hồng vẫn chảy suốt, lòng yêu nước chẳng hề nguội lạnh. Cái chính đó là có ai đó hun nóng lòng người dân Việt này lên hay không? Làm sao để mọi người con Việt ở khắp nơi tin yêu hiến kế, góp công sức tiền của, trí tuệ đánh giặc giữ nước? Đó là câu hỏi lớn đang được đặt ra và những người có trái tim lớn, có trách nhiệm phải giải đáp. Chiến tranh trên đất nước này đã kéo dài bao năm qua, sự nghi ngại vẫn còn đó dù đã được xóa đi nhiều sau những năm tháng hòa bình thống nhất. Hãy đọc trên các trang báo, nghe những góp ý của bạn đọc già có trẻ có, từ người nông dân đến người trí thức lời nào cũng đều tâm huyết cả dù có khi nặng lời mặn nhạt v.v…nhưng suy cho cùng vẫn là đau đáu lo cho vẫn mạng đất nước. Gạn đục khơi trong tìm trong đó có rất nhiều lời vàng ngọc quý giá. Từ người lính Việt Nam cộng hòa năm xưa chống Tầu xâm chiếm đảo biển đến anh bộ đội năm nào đánh giặc trên biên giới Lạng sơn, Tấn mài, Pò hén, Thán phún …hay các nhà trí thức tóc bạc râu dài và các ông Hai lúa ở tận Cà mau, Năm căn v.v…Hãy lắng nghe và tiếp thu bỏ đi cái gì gai góc thì sẽ tìm thấy ngọc quý chân châu của lòng dân. Mấy ngày qua khi nghe tin Trung Quốc hai lần cho tầu chiến giả dạng tầu đánh cá cùng tầu Hải giám ra đe dọa tầu của ta thăm dò đại dương, cắt cáp lớn miệng đe dọa là ngay lập tức dù chưa được nhà nước cho phép mà hàng ngàn người đã tự nhiên xuống đường phản đối Trung Quốc như một phận nhanh tức thì. Thế đủ biết lòng yêu nước của người dân Việt Nam nồng nàn đến mức nào. Nếu được hun đúc lại, chăm lo săn sóc động viên đoàn kết lại thì thử hỏi con số dân Việt xuống đường cho Trung Quốc biết sẽ là bao nhiêu? Thực không có đủ chỗ cho cờ và người đứng đó là điều chắc chắn.
    Sau cùng vẫn phải là trang bị vũ khí để đối phó với kẻ thù. Dân ta dù còn nghèo nhưng một khi đất nước có giặc thì còn ai tiếc gì mà không đóng góp cho đất nước? Nhưng muốn vậy thì phải làm dân tin, dân quý và dân tự nguyện đóng góp vào bằng thuế, bằng chính mồ hôi, sức lực và bằng cả tịnh tài. Không ai bỏ tiền bằng mồ hôi có khi bằng cả máu khi mà dâu đó lãng phí hay tham nhũng hàng trăm tỷ đồng mà vẫn ngang nhiên không hề bị trừng trị thu lại. Người lãnh đạo nhà nước xưa có câu: “ không sợ nghèo chỉ sợ không công bằng”. Đó là câu chí lý cần phải được xem xét và đó cũng là để lấy lòng dân. Không ai sẽ ra chiến đài khi mà nhiều người đi biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm đảo biển lại bị chính nhà nước ta bắt giam giữ? Nếu ai đó vì nghiã vụ phải tham gia quân đội nhưng tâm không yên thì súng kia có cũng như không? Có mà như chẳng có và trước khó khăn gian khổ họ có giám hy sinh vì nghĩa lớn hay không? Cái đó phải cần được xem xét.
    Đất nước đang trong cơn thử thách, giặc phương bắc nay không phải chỉ đe dọa trên đường bộ mà là trên biển muôn người con đất Việt đang chờ đợi một thời khắc để kẻ ngọa mạn, tham lam, tàn bạo kia phải biết học lại bài học lịch sử năm nào. Sông Bặch đằng đang cuồn cuộn chảy trong tâm tôi, tâm anh và trong tất cả mọi người.
    Ngày 15 tháng 6 năm 2011
  4. www.lls.vn

    www.lls.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    0
  5. nhathoaroi

    nhathoaroi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Đã được thích:
    98
  6. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    Bài của anh Lãng
    Không bán hàng cho giặc
    Năm 1946 cuộc chiến Pháp Việt bùng nổ. Người Việt Nam khi ấy vừa trải qua 80 năm dài nô lệ với thói quen cúi đầu trước người Pháp, nhưng chỉ sau 1 năm, khi lòng tự hào dân tộc được khơi dậy, và đoàn kết dưới sự lãnh đạo của một lãnh tụ xứng tầm là ông Hồ, vẫn những người Việt Nam ấy, đã trở thành một loại người hoàn toàn khác.

    Khi dấu hiệu của một cuộc chiến bắt đầu manh nha, người Việt lúc đó lập tức quay lưng với Pháp. Lịch sử vẫn còn ghi lại phong trào tẩy chay buôn bán với Pháp của người Việt: "Không bán hàng cho giặc, không giao lưu với giặc và không chỉ đường cho giặc".

    Tiêu thổ kháng chiến, nhiều người Việt sau đó tự tay đập đi những ngôi nhà của mình, 9 năm sau, họ quay trở về sau trận Điện Biên Phủ. Một cuốn sách của Pháp xuất bản trong thời kỳ này, khi đề cập đến người Việt Nam, họ dùng cụm từ Annamit. Sau năm 1954, cuốn sách được tái bản, tác giả bỏ toàn bộ cụm từ Annamit và thay thế bằng cụm từ "người Việt Nam".

    Nếu không có sự quyết tâm, không có cái tinh thần "Không bán hàng cho giặc" ấy, ắt hẳn, chúng ta đã không có một nước Việt Nam như hiện nay.

    Những năm qua, lãnh thổ của chúng ta liên tục bị chiếm từng phần một. Năm 1974, Việt Nam mất trọn quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, hơn 80 thủy binh Việt Nam tử trận và chúng ta mất 9 đảo và đá tại Trường Sa. Từ 1979 đến 1988, chiến tranh liên miên tai biên giới phía Bắc với cái chết của hàng chục nghìn người. Thời kỳ được coi là hòa bình từ 1991 đến nay, máu của ngư dân Việt Nam vẫn liên tục rơi trên biển. Ít ai có thể quên sự kiện tàu hải quân Trung Quốc xả súng bắn chết 9 ngư dân Việt Nam năm 2005. Trên biển Đông đã có bao nhiêu vụ tàu thuyền Việt Nam bị tông chìm? bao nhiêu sinh mạng ngư dân Việt trôi dạt vĩnh viễn trên biển?

    Hạm tàu Trung Quốc ngày một càn quét xa hơn xuống phía Nam, từng chút một, kế sinh nhai của người Việt ngày một cạn kiệt trên biển.

    Giặc đối với người Việt, là ai???

    Trong những ngày biển Đông đang nóng như một lò lửa, khi tàu thuyền của ngư dân Việt Nam vẫn liên tục bị chèn ép khi ra khơi. Mỗi chuyến mưu sinh, trở thành một chuyến đi có tính sinh tử, trong khi đó, trên đất liền, thương lái Trung Quốc vẫn càn quét như đi vào chỗ không người. Ngoài biển, Trung Quốc liên tục xâm lấn lãnh hải Việt Nam, và trên đất liền, người Trung Quốc đi lại tự do và mua bất cứ gì cần cho cái đất nước ấy.

    Hậu quả có thể nhìn thấy ngay: Trong lúc Việt Nam đang lạm phát nặng nề, Trung Quốc mua vét hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm sinh hoạt thiết yếu như thực phẩm, gạo, thịt ... nguồn hàng khan hiếm hơn, giá cả tiếp tục tăng, trong khi người Việt đang vật lộn với chỉ số lạm phát ngót 20%. Việt Nam sẽ chống lạm phát bằng cách nào? Trong lúc tàu thuyền đánh cá của Việt Nam ra khơi ngày một khó khăn, ngày một đánh đu với sinh mạng trước họng súng của Trung Quốc, thì thương nhân Trung Quốc mua vét hải sản trên đất liền. Báo chí Việt Nam loan tin, hơn 100 nhà máy chế biến hải sản phải ngừng hoạt động.

    Tại sao những câu chuyện đó lại diễn ra quá dễ dàng? Cái tinh thần không bán hàng cho giặc hiện giờ ở đâu? Chúng ta giữ độc lập bằng cách nào? Khi mọi thứ dường như chỉ dừng ở việc hô khẩu hiệu.

    Hàng hóa độc hại của Trung Quốc tràn lan tại Việt Nam, tiền thuế của dân chi ra để nuôi đủ thứ bộ máy công quyền, gồm thuế, hải quan, *******, quản lý thị trường, bộ công thương, bộ khoa học công nghệ ... và đủ thứ biên chế ăn lương khác, họ đang làm gì để bảo vệ người Việt Nam, để ngăn chặn dòng thương mại độc hại đang bóp chết người Việt về sức khỏe, bóp chết nền sản xuất Việt về giá cả?

    ******* Việt Nam đang làm gì? Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đang làm gì và bản thân chính người Việt Nam đang làm gì để thương nhân Trung Quốc đi lại tự do trên lãnh thổ Việt và mua bất cứ gì họ muốn như một công dân bản địa, khi thậm chí hành vi thương mại của họ đang làm xói mòn chính sách tài chính của Việt Nam?

    Trong quá khứ, lúc nguy nan, người Việt tự biết bảo nhau "Không bán hàng cho giặc". Một lịch sử bất khuất sau đó được viết lên bởi chính thế hệ những người Việt vừa mới bước ra khỏi 80 năm nô lệ.

    Ngày nay, những người dân Việt Nam của một nước độc lập về lý thuyết từ năm 1975, tính đến nay, đã có gần 40 năm độc lập, dễ dãi và bắt tay với giặc, phải chăng chúng ta đang đi ngược lại con đường mà người Việt từng đi?
    http://vn.360plus.yahoo.com/langkhachvn/article?mid=136&prev=-1&next=83
  7. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Việt-Mỹ nhất trí về duy trì hòa bình ở Biển Đông
    Cập nhật lúc :3:46 PM, 18/06/2011
    Trong cuộc Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Mỹ-Việt thường niên lần thứ tư diễn ra tại thủ đô Washington ngày 17/6, hai bên đã thảo luận các vấn đề song phương và an ninh khu vực.

    Hai bên đồng thời thảo luận việc nâng tầm quan hệ song phương hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Đây là chủ đề đã được tái khẳng định trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội hồi tháng 10/2010. Việt Nam và Mỹ khẳng định rằng hợp tác giữa hai bên trong giải quyết những thách thức an ninh quốc tế và khu vực là sự phát triển tự nhiên của mối quan hệ song phương đầy đủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, giúp tạo nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng kinh tế của hai nước.


    [​IMG]Phiên đối thoại về Chính trị - An ninh - Quốc phòng Mỹ-Việt Nam lần thứ tư. Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN.Các quan chức Việt Nam và Mỹ cũng trao đổi về những diễn biến gần đây tại Biển Đông. Hai bên nhất trí rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; mọi tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua con đường ngoại giao và hợp tác, không gây sức ép hay sử dụng vũ lực.

    Hai bên cho rằng các tuyên bố lãnh thổ và lãnh hải cần phải phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982.

    Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố 2002 về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc và khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử đầy đủ.

    Phía Mỹ tái khẳng định những sự kiện bất ổn trong những tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, gây quan ngại về an ninh hàng hải, đặc biệt về tự do hàng hải, phát triển kinh tế, thương mại hợp pháp và tôn trọng luật pháp quốc tế.

    Đối thoại diễn ra trong không khí tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

    Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ 4 khai mạc sáng 17/6 (giờ Mỹ), tức tối qua (theo giờ Việt Nam) tại Thủ đô Washington của Mỹ.

    Đoàn Việt Nam tham gia đối thoại do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu và đoàn Mỹ do Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Chính trị - Quân sự Andrew J. Shapiro dẫn đầu.

    Thông cáo báo chí đưa ra sau khi kết thúc phiên đối thoại nêu rõ cuộc đối thoại lần thứ tư phản ánh sự hợp tác ngày càng cao giữa Việt Nam và Mỹ trên cơ sở thành công của cuộc đối thoại lần thứ ba được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2010.

    Tại cuộc đối thoại, hai bên bày tỏ hài lòng về những tiến triển đã đạt được trong những năm gần đây trên tất cả các lĩnh vực của quan hệ song phương, giúp củng cố khuôn khổ quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt và cùng có lợi giữa hai nước.

    Hai bên đã tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và các cam kết chung nhằm đảm bảo một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, thịnh vượng và an toàn.

    Các quan chức Việt Nam và Mỹ đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, phòng chống ma túy, tìm kiếm binh lính Mỹ và bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh, giải quyết vấn đề chất độc da cam/đioxin, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai cũng như các lĩnh vực hợp tác quốc phòng và an ninh khác.

    Về các diễn đàn khu vực, hai bên trao đổi quan điểm về việc thúc đẩy hợp tác giữa Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Mỹ và các vấn đề liên quan đến Sáng kiến hạ lưu sông Mekong, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).

    Cuộc đối thoại lần thứ năm sẽ diễn ra tại Hà Nội vào năm 2012.





    Vừa ký xong Việt Nam ta tuyên bố TỐ CÁO TQ VI PHẠM CHỦ QUYỀN TẠI LHQ, Dù Mỹ có khó khăn nhưng vẫn là ....

    VN tố cáo TQ vi phạm chủ quyền tại LHQ
    Cập nhật lúc :3:58 PM, 18/06/2011
    Ngày 17/6, tại Hội nghị thường niên của các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển tổ chức ngày 14-17/6 tại trụ sở LHQ ở New York, Đại sứ Việt Nam Lê Lương Minh đã lên tiếng phản đối Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.


    Đại sứ Lê Lương Minh tố cáo Trung Quốc cho phép các tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc cắt và gây rối dây cáp của 2 tàu thăm dò địa chấn thuộc Công ty PetroVietnam đang hoạt động trong khu vực chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông cho rằng hành động này vi phạm trắng trợn chủ quyền biển của Việt Nam, đồng thời lên án và bác bỏ cái gọi là bản đồ "đường lưỡi bò" 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Đại sứ Lê Lương Minh yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam và thực hiên nghiêm chỉnh Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.

    Đại sứ khẳng định Việt Nam kiên trì giải quyết bất đồng Biển Đông bằng giải pháp hòa bình thông qua đối thoại đa phương giữa các bên trên cơ sở Công ước LHQ về Luật biển của LHQ năm 1982, DOC và các công ước quốc tế khác liên quan.
    Theo TTXVN
  8. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    ►►►♠♣♥♦♪♫♫ Hôm nay họp tại LHQ, đại sứ VN đã vả vào mặt ...TQ ►►►♠♣♥♦♪♫♫

    VN tố cáo TQ vi phạm chủ quyền tại LHQ
    Cập nhật lúc :3:58 PM, 18/06/2011
    Ngày 17/6, tại Hội nghị thường niên của các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển tổ chức ngày 14-17/6 tại trụ sở LHQ ở New York, Đại sứ Việt Nam Lê Lương Minh đã lên tiếng phản đối Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.


    Đại sứ Lê Lương Minh tố cáo Trung Quốc cho phép các tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc cắt và gây rối dây cáp của 2 tàu thăm dò địa chấn thuộc Công ty PetroVietnam đang hoạt động trong khu vực chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông cho rằng hành động này vi phạm trắng trợn chủ quyền biển của Việt Nam, đồng thời lên án và bác bỏ cái gọi là bản đồ "đường lưỡi bò" 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Đại sứ Lê Lương Minh yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam và thực hiên nghiêm chỉnh Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.

    Đại sứ khẳng định Việt Nam kiên trì giải quyết bất đồng Biển Đông bằng giải pháp hòa bình thông qua đối thoại đa phương giữa các bên trên cơ sở Công ước LHQ về Luật biển của LHQ năm 1982, DOC và các công ước quốc tế khác liên quan.
    Theo TTXVN
  9. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Mỹ-Việt ra thông cáo chung về Biển Đông


    [​IMG]

    Hoa Kỳ và Việt Nam vừa ra thông cáo chung kêu gọi tự do lưu thông hàng hải và phản đối việc dùng vũ lực tại Biển Đông.
    Thông cáo chung này được đưa ra sau vòng Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt- Mỹ lần thứ tư diễn ra hôm thứ Sáu 17/06 tại Washington D.C., trong đó các diễn biến mới nhất tại Biển Đông đã được hai bên thảo luận.
    Sau cuộc họp, hai bên thống nhất rằng "việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế".
    Thông cáo chung cũng viết: "Tất cả các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua tiến trình hợp tác ngoại giao, không sử dụng vũ lực".
    Văn bản thông cáo đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay: "Hai bên ghi nhận rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải cần phải tuân thủ các nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế công nhận, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982".
    "Hai nước tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố chung về cách hành xử của các bên ở Biển Đông ký kết giữa Asean và Trung Quốc năm 2002 và khuyến khích các bên đạt thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử."
    Căng thẳng gia tăng


    Thông cáo được đưa ra vài ngày sau khi Trung Quốc điều tàu Hải Tuần 31 qua Biển Đông, và Philippines cũng quyết định điều tàu chiến lớn nhất tới khu vực này.
    Trung Quốc chuẩn bị tập trận ba ngày, trong khi Việt Nam đã bắn đạn thật hôm thứ Hai 13/06.
    Bản thông cáo ra hôm 17/06 tại Washington D.C. có đoạn: "Mỹ nhấn mạnh rằng các vụ việc gây quan ngại trong những tháng gần đây không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực".
    Tất cả các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua tiến trình hợp tác ngoại giao, không sử dụng vũ lực.
    Nội dung thông cáo




    Cuộc đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng Việt Mỹ lần thứ tư do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các Vấn đề Chính trị và Quân sự Andrew Shapiro chủ trì.
    Trung Quốc đã nhiều lần tỏ tức giận về việc "một bên thứ ba" tham gia vào tranh chấp Biển Đông, nhất là sau khi giới chức Hoa Kỳ, kể cả Ngoại trưởng Hillary Clinton, tuyên bố rằng tự do lưu thông ở Biển Đông là "quyền lợi quốc gia" của Mỹ.
    Thời gian gần đây, Việt Nam tỏ ra nỗ lực trong việc kêu gọi và tranh thủ dư luận nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ, trong vấn đề Biển Đông.
    Thượng Nghị sỹ Jim Webb, trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai tuần rồi, nói: "Tình hình chủ quyền tại Biển Đông thực ra lại giúp quan hệ giữa hai bên (Việt Nam và Hoa Kỳ) bằng cách nó khiến cả hai hiểu rõ điểm chung trong quyền lợi của mình".
    Ông Webb, người từng tham chiến ở Việt Nam, cũng kêu gọi chính phủ Mỹ cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông.
    Một điểm đáng chú ý là trong thông cáo chung sau cuộc đối thoại, không có điểm nào đề cập tới vấn đề nhân quyền, vẫn được cho là chủ đề mà Việt Nam và Hoa Kỳ còn nhiều khác biệt.
  10. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Hải quân của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tập trận chung vào Tháng Bảy tới đây

    Posted: Tháng Sáu 14, 2011 by thomasviet in Tin thế giới, Tin Việt Nam

    1
    HÀ NỘI (SCMP & AFP) – Hải quân của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ luyện tập chung vào Tháng Bảy tới đây, một hành động có thể kích thích thêm căng thẳng trong chuyện tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    [​IMG]
    Trên mẫu hạm USS George Washington. (Hình: AFP/Getty Images)
    Theo South China Moring Post (SCNMP) và AFP, ‘cuộc luyện tập hải quân chung Việt Mỹ chưa được loan báo chính thức sẽ diễn ra, trong bối cảnh tranh chấp mà Việt Nam vừa tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 13 tháng 6.
    Ngoài tin hải đội với hàng không mẫu hạm nguyên tử USS George Washington rời căn cứ Nhật Bản tiến về hướng Biển Đông, Bộ Tư Lệnh Hạm Đội 7 Hoa Kỳ xác nhận tin một khu trục hạm Hoa Kỳ sẽ đến thăm cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng vào tháng tới để thực tập tìm kiếm và cấp cứu trên biển.
    Cuộc ghé thăm như một nỗ lực tập huấn hàng năm với các đồng minh và đối tác trong khu vực được thực hiện những tháng gần đây như với Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
    Ngay trong cuối Tháng sáu này, hai khu trục hạm khác của Hoa Kỳ và một tàu cứu hộ sẽ tập trận với hải quân ở khu vực biển ngoài khơi Palawan, khu vực gần nhất của Philippines với quần đảo đang tranh chấp Trường Sa.
    Chuyến đi của hàng không mẫu hạm USS George Washington và các cuộc tập luyện chung giữa Hạm đội 7 với hải quân Việt Nam và Philippines chắc chắn phải được Trung quốc theo dõi sát nút. Bắc Kinh từng đòi hỏi nhiều lần là Hoa Kỳ phải chấm dứt nhòm ngó các vùng duyên hải của họ.
    Phát ngôn viên của Hạm Đội 7, đại tá Jeff Davis, nói rằng các hoạt động nói trên đã được sắp đặt từ trước chứ không phải là các phản ứng của Mỹ đối với các căng thẳng những tuần lễ gần đây trên biển Đông.
    Tuy nhiên, ông cho hay “Dĩ nhiên chúng tôi luôn luôn theo dõi tình hình Biển Đông cẩn thận. Chúng tôi chắn chắn hy vọng các tranh chấp được giải quyết qua đường ngoại giao.”
    Cuộc tập luyện với Việt Nam sắp diễn ra từng được thực hiện hồi năm ngoái cũng ở cảng Tiên Sa được chính thức gọi là “nâng cao giao tiếp hải quân” chứ không phải là tập trận chung. Nhưng dù gì, nó cũng vẫn bị soi mói tìm hiểu cặn kẽ.
    [​IMG]
    Hải Quân Hoa Kỳ nói, cuộc ghé thăm được sắp đặt từ trước. (Hình: AFP/Getty Images)
    Trung Quốc nghĩ gì?
    Trong khi đó, Ji Qiufeng, một giáo sư ngành bang giao quốc tế của đại học Nam Ninh nói với nhật báo Anh ngữ Global Times (phụ bản Anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo) rằng Việt Nam đang trắc nghiệm khả năng chịu đựng của Trung Quốc.
    “Để phản ứng, Trung Quốc cần nêu rõ cho Việt Nam biết rằng thử thách chủ quyền của Trung quốc đối với Biển Đông không thể thành công.” Ông Ji phát biểu như vậy và nói hai bên nên tránh leo thang hơn nữa.
    Hà Nội đã hai lần phản đối Bắc Kinh phá quấy hoạt động thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ cuối Tháng 5 đến nay.
    Trong khi liên tiếp lên án Hà Nội xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của mình, Bắc Kinh lại chối mình chủ mưu phá đám trong vụ việc xảy ra Thứ Năm tuần trước.
    Phát ngôn viên Bộ Ngọai Giao Trung quốc kêu là các tàu đánh cá của họ bị các tàu võ trang của Việt Nam đuổi và một chiếc vướng phải cáp thăm dò của tàu khảo sát Việt Nam. Trung Quốc kêu rằng tàu Việt Nam hoạt động bất hợp pháp ở vùng biển Trung Quốc.
    Tiến sĩ David Koh, một chuyên viên về Việt Nam của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho rằng cuộc tập trận của Việt Nam làm tăng nhiệt độ “nhưng tôi không thấy họ có nhiều lựa chọn”.
    Theo ông, cuối cùng sẽ dẫn đến đụng độ trên biển.
    Theo AP, tin loan báo về họat động của Hạm đội 7 trên biển Đông diễn ra cùng lúc với lời thúc giục của nghị sĩ Jim Webb là Hoa Kỳ nên lên án Trung Quốc đã sử dụng võ lực và thúc đẩy các cuộc thương thuyết đa phương để giải quyết tranh chấp biển Đông hiện đang gia tăng căng thẳng ở khu vực.
    Ông Webb, nghị sĩ thuộc Đảng Dân Chủ ở tiểu bang Virginia, chủ tịch tiểu ban Đông Nam Á, nói với AP hôm Thứ Hai ở Thượng Viện rằng, ‘Việt Nam và các nước khác đang nhìn xem chúng ta hậu thuẫn cho các lời tuyên bố với hành động cụ thể hay không.’ (TN)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này