Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7061 người đang online, trong đó có 1031 thành viên. 09:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110600 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. levu21262

    levu21262 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    871
    Thế giặc (Tầu khựa) mạnh như trẻ tre
    Tóm lại là: nên hòa hay nên Đánh???
  2. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Không đánh nhưng phải thắng .:-w
    P/S: Kẻ mạnh nào cũng có điểm yếu ( Cá mập còn bị làm thịt nữa là..)
  3. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Cũng cần chỉ ra những tư tưởng của bọn cơ hội, *********, xuyên tạc chế độ, nhằm mục đích gây chia rẽ nội bộ, làm suy yếu ý chí đấu tranh của dân tộc ta, trước nguy cơ bị bọn giặc Tàu xâm lấn, Có thể bọn nó dùng chiến tranh tâm lý, để gây chia rẽ nội bộ, chúng ta cần cảnh giác cao với bọn này...Đang dùng tâm lý chiến để phá hoại VN ta :-bd
    Điều nên làm là chúng ta khôn khéo cảnh giác, sẵn sàng vặch mặt bọn chúng ra, cho mọi người cùng biết và đề phòng \:D/
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Phiến quân Myanmar phá nhà máy thủy điện do Trung Quốc xây

    Thứ bảy, 18/06/2011 19:53
    [​IMG]

    (DVT.vn) - Hơn 200 công nhân Trung Quốc buộc phải trở về nước sau khi phiến quân đòi ly khai miền Bắc Myanmar tấn công nhà máy thủy điện do Trung Quốc xây dựng.

    Truyền thông quốc gia Myanamar hôm nay 18/6 cho hay, cuộc tấn công xảy ra ở tỉnh Kachin, miền Bắc Myanmar, giáp với biên giới Trung Quốc liên tiếp trong nhiều ngày qua.

    Kể từ ngày 9/6 đến 14/6, phiến quân đã phá hủy 25 cầu trong khu vực này. Hàng trăm người dân ở Kachin đã phải sơ tán để tránh bạo loạn.

    Đại sứ Trung Quốc đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng về các vấn đề biên giới của Myanmar, tuy nhiên, nội dung cuộc thảo luận không được công bố.

    Nhật báo New Light of Myanmar cho hay, kể từ tháng 4, Lực lượng quân đội độc lập Kachin đã lên tiếng phản đối các dự án mà Trung Quốc đang tiến hành xây dựng ở đây, trong đó có dự án xây dựng nhà máy điện Tarpein.

    Tarpein được trang bị 4 máy phát công suất 60-MHz và đã ngừng hoạt động từ ngày 14/9 sau khi 215 công nhân Trung Quốc ở đây buộc phải bỏ về nước, “gây tổn thất lớn cho Nhà nước và người dân Myanmar”.

    Linh Chi

    Theo Reuters
  5. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Khi lòng dân đã thuận...thì chúng ta không còn sợ bất cứ thế lực nào :-bd
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Dân TQ cũng như VN thôi chúng ta phản đối chính sách diều hâu hiếu chiến của một nhóm nhỏ trong CP trung quoc gây chia rẽ hiếu chiến gây thù hận dân tộc :




    Phản đối hành động ********* thẳng tay của Trung Quốc

    Người biểu tình tức giận hành động ********* thẳng tay các nhà hoạt động nhân quyền trong những năm qua Phóng viên ucanews.com từ Hồng Kông
    China
    April 11, 2011


    [​IMG]
    Nghệ sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị

    Hôm Chúa nhật Kitô hữu cùng những người khác tập trung phản đối đợt ********* các nhà hoạt động nhân quyền lớn nhất tại Trung Quốc đại lục trong hơn một thập niên qua.
    Việc nghệ sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) bị bắt giam hôm 3-4 làm tăng thêm quan ngại nơi các nhà hoạt động Kitô giáo địa phương về đợt bắt giam từ khi có kêu gọi phát động “cách mạng hoa lài ở Trung Quốc” trên Internet.
    Ông Ngải còn tích cực trong những vấn đề nhân quyền nữa. Ông tham gia thiết kế sân vận động Tổ chim phục vụ Thế Vận hội Olympic tại Bắc Kinh năm 2008.
    Các nhà hoạt động Kitô giáo miêu tả cuộc ********* này là “giai đoạn đen tối nhất về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc” trong những thập niên gần đây.
    Lee Cheuk-yan, chủ tịch tổ chức Ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước Trung Quốc ở Hồng Kông, kêu gọi Bắc Kinh không nên nhắm vào những nhà bất đồng chính kiến.
    “Nếu tiếp tục ********* thì chỉ phản tác dụng mà thôi vì dân chúng không có kênh để nói lên những bất bình của họ” – ông nói.
    Hôm 7-4 theo các bản tin từ Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận ******* đang điều tra nghệ sĩ Ngải vì tình nghi phạm các tội về kinh tế, và nhà chức trách muốn xem ông là tội phạm thông thường thay vì là tù nhân chính trị.
    Trong thông cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi “trả tự do ngay lập tức” cho ông Ngải, và nói giam giữ ông là “trái với các quyền tự do cơ bản và nhân quyền của tất cả công dân Trung Quốc”.
    Chính quyền Trung Quốc dường như đang dùng biện pháp mạnh tay ********* bất kỳ người nào muốn thi hành quyền lợi công dân Trung Quốc của họ, theo Lee, người Tin lành. Các nhà hoạt động xuất hiện tại những nơi tập trung đông người được gọi là “hoa lài” đều bị bắt giam, truy tố, theo dõi hoặc quản thúc. “Hầu như không chừa người nào” – ông nói.
    Ông thúc giục Bắc Kinh tiếp thu ý kiến mới, cho phép tự do ngôn luận và cho phép báo chí giám sát chính quyền để duy trì một xã hội ổn định. Nhưng ông bi quan và lưu ý rằng ngân sách chi cho an ninh công cộng nội địa của chính quyền trung ương còn cao hơn ngân sách dành cho quốc phòng.
    Or Yan-yan thuộc Ủy ban Công lý và hòa bình Công giáo Hồng Kông cũng lo lắng trước tình hình “phi lý” này. Bà nghĩ sẽ có một đợt bắt giam nữa khi những ngày nhạy cảm đang đến gần như ngày kỷ niệm sự kiện 4-6-1989, trong ngày hôm đó một phong trào ủng hộ dân chủ bị *********.
    Trong khi cả thế giới lo lắng về tình hình của các nhà hoạt động nổi tiếng, bà Or nói ủy ban của bà hy vọng cộng đồng quốc tế có thể cũng xem xét các trường hợp của “những người hùng” ít nổi tiếng hơn vì ********* có hệ thống đang xảy ra hơn là các vụ mang tính cá nhân.
    Hôm Chúa nhật, Ủy ban Công lý và hòa bình cùng liên minh của Lee tập trung trước văn phòng liên lạc của chính quyền trung ương ở Hồng Kông và phát động cuộc vận động xin chữ ký yêu cầu trả tự do cho ông Ngải và những người khác.
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sự mở rộng dần dà của Bắc Kinh tại Trung Á

    Thứ năm, 20 Tháng 1 2011 11:15


    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }
    Ngày 12/1, trang mạng Radio Free Europe đăng bài viết “Beijing's Stealthy Expansion In Central Asia “của Orozobekova, phóng viên BBC, RFE, Tổng biên tập báo “De Facto”. Bài viết đánh giá về cách thức người Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực Trung Á, nói theo ngôn ngữ của tác giả là “trầm lặng nhất, có hệ thống nhất và nguy hiểm nhất”, kèm theo đó là những mối nghi ngại về vấn đề di cư công nhân Trung Quốc tại các nước Trung Á.
    [​IMG]

    Trong số các cường quốc đang cạnh tranh giành ảnh hưởng tại khu vực Trung Á hậu Xô Viết thì Trung Quốc là người trầm lặng nhất, có hệ thống nhất và nguy hiểm nhất. Với nền kinh tế đang bùng nổ, dân số đang tăng và nhu cầu không ngừng về năng lượng, Trung Quốc cần Trung Á cho an ninh năng lượng trong tương lai của họ, cũng như mở rộng thương mại và đảm bảo an ninh của vùng Tân Cương.

    Không như Mỹ và về khía cạnh nào đó cả Nga, Trung Quốc không bao giờ đưa ra các đòi hỏi về chính trị và không bao giờ chỉ trích các chế độ chuyên quyền tại khu vực. Bắc Kinh không bao giờ để lộ mục đích chính trị hay quan điểm của họ. Trong khi Obama và Putin có phản ứng với sự kiện tại các nước Trung Á như cuộc cách mạng tháng 4 tại Kyrgyzstan, Trung Quốc giữ yên lặng, đứng ra xa và không bao giờ đánh mất tầm nhìn về mục đích và nhiệm vụ thật sự của mình. Họ bền bỉ theo đuổi chính sách của mình là đưa ra đề nghị cho các dân tộc nghèo khó trong khu vực các khoản vay mềm và đổi lại là được tiếp cận đến các nguồn tài nguyên thô.

    Tất cả là vấn đề tiền nong

    Một vài kênh ngoại giao của Mỹ do WikiLeaks tiết lộ đã soi rọi vào cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Trung Á. Theo một kênh này, các quan chức Mỹ nghi ngờ Trung Quốc đề nghị cho Kyrgyzstan 3 tỷ USD để họ đóng cửa căn cứ không quân Mỹ tại đây. Ngày 13/2/2009, kênh thông tin này mô tả về một cuộc gặp giữa Đại sứ Mỹ tại Kyrgưstan Gfoeller với Đại sứ Trung Quốc tại Kyrgyzstan Zhang Yannian mà tại đó Gfoeller hỏi ngụ ý về lời đề nghị 3 tỷ USD và Đại sứ Zhang tạm thời không nói chuyện bằng tiếng Nga nữa mà bắt đầu nói tiếng Trung Quốc với một viên trợ lý đang ghi chép đằng sau ông ta. Và khi Đại sứ Mỹ nói rằng Washington đang xem xét việc đàm phán với Bishkek để giữ lại căn cứ thì Zhang đã đưa ra một vài “lời tư vấn cá nhân” là “tất cả điều này là chuyện tiền bạc”. Zhang cho biết, nguồn tin của Kyrgyzstan cho ông biết rằng họ (Kyrgyzstan) cần 150 triệu USD. Zhang đề ra cách tiếp cận đơn giản hơn là “chỉ đưa họ 150 triệu USD tiền mặt” hàng năm và “ngài sẽ có căn cứ mãi mãi”. Những lời này của Zhang đã nắm bắt được chính sách của Trung Quốc tại Trung Á một cách hoàn hảo. Tất cả là tiền bạc, không dân chủ hay phát triển hay minh bạch gì cả.

    Không cần phải nói, quan điểm này đã được rung lên cho các TTh chuyên quyền của Trung Á. Không như Mỹ, Trung Quốc đã hoàn toàn ủng hộ TTh Uzbekistan Karimov trong sự kiện đẫm máu tại Andijon năm 2005. Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Karimov sau vụ đàn áp này là Trung Quốc, mà đã giúp chính quyền Uzbekistan đối mặt với áp lực quốc tế về việc tiến hành cuộc điều tra độc lập tại Andijon. Sự nguội lạnh trong quan hệ với Mỹ trong năm 2004 - 2005 đã thúc đẩy quan hệ kinh tế của Tashkent với Trung Quốc. Năm 2005 lãnh đạo 2 nước đã gặp nhau 2 lần, chỉ trong năm 2005 Trung Quốc đã ký được 20 thỏa thuận đầu tư, các hợp đồng tín dụng và các thương vụ khác với tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD. Tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đồng ý tăng thêm đầu tư cho Uzbekistan 2 tỷ USD. CNPC Trung Quốc đã đồng ý về nguyên tắc mua 10 tỷ m3 khí đốt từ Uzbekneftegaz.

    Các chính sách như vậy đã đảm bảo về sự ủng hộ của các chính quyền Trung Á đối với chính sách của Trung Quốc đối với vùng dân tộc thiểu số Uyghur. Uyghur là một nhóm người Hồi giáo theo truyền thống định cư tại vùng Tân Cương, Trung Quốc và tại 3 nước Trung Á là Kazakhstan (210.000 người), Uzbekistan (46.000 người) và Kyrgyzstan (30.000 người). Người Uyghur tại Trung Á có quan hệ chặt chẽ với những người sống tại Trung Quốc, những người hàng thập kỷ nay đang đấu tranh vì quyền tự trị nhiều hơn. Tuy nhiên khi các lực lượng an ninh Trung Quốc đàn áp các nhà hoạt động Uyghur tại thủ phủ Urumqi vào tháng 7/2009, một tuyên bố chính thức của SCO (bao gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan) chỉ nhấn mạnh sự đồng cảm với các nạn nhân nhưng cũng nói rằng Urumqi là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Bắc Kinh đã thành công trong việc trung lập hóa nỗ lực của người Uyghur nhằm có được sự ủng hộ của các nước Trung Á cũng như tổ chức SCO.

    Khát năng lượng

    Trung Á cũng rất quan trọng đối với Trung Quốc về an ninh năng lượng. Năm 2004, Trung Quốc vượt Nhật Bản thành nước đứng thứ 2 thế giới về tiêu thụ năng lượng, sau đó năm 2010 Trung Quốc bỏ qua Mỹ và đứng đầu thế giới. Để đối phó với nhu cầu đang tăng, Trung Quốc theo đuổi một chiến lược đầy mưu mẹo là phân phối các khoản vay mềm cho các nước nghèo (mà việc quản lý cũng nghèo nàn) tại Trung Á và đổi lại họ được tiếp cận các nguyên liệu thô. Năm 2009, Kazakhstan nhận được 10 tỷ USD từ Trung Quốc để thúc đẩy kinh tế. Cùng lúc, việc xây dựng đường ống dẫn dầu Kazakhstan - Trung Quốc được hoàn thành, về cơ bản gần 3.000 km đường ống sẽ vận chuyển 200.000 thùng dầu/ngày nhưng năm tới con số này sẽ tăng lên gấp đôi. Với các nguồn tài nguyên cơ bản như dầu, khí, than, sắt, kẽm, đồng, titan, nhôm, bạc và vàng, quan hệ với Kazakhstan đặc biệt quan trọng với Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Dầu và Khí Kazakhstan gần đây thông báo rằng có 15 công ty lớn của Trung Quốc đang hoạt động tại nước này, con số các công ty có cổ phần nhỏ hơn của Trung Quốc còn cao hơn. Các công ty này hàng năm khai thác khoảng 80 triệu tấn dầu và khoảng 25 triệu tấn là chuyển về Trung Quốc. Lớn mạnh lên, Trung Quốc đang trở thành đối thủ của Nga trong lĩnh vực năng lượng tại Trung Á, trong khi Nhật Bản và Ấn Độ thì còn lặc lè chạy theo sau. Trung Quốc đã có cổ phần lớn hơn trong lĩnh vực năng lượng so với Nga. Năm 2009, Trung Quốc nhập khẩu 18 triệu tấn dầu của Kazakhstan còn các công ty Nga (dẫn đầu là LUKOIL) mới có được 6,4 triệu tấn.

    Bức tranh tương tự cũng diễn ra ở đất nước giàu năng lượng Turkmenistan. Tại đây Trung Quốc đang tìm kiếm sự độc quyền xuất khẩu khí đốt thiên nhiên của nước này. Theo các con số của phía Trung Quốc, đến năm 2020 họ sẽ cần đến 200 tỷ m3 khí hàng năm, trong khi sản xuất trong nước chỉ ở mức 120 tỷ m3. Bắc Kinh đã ký các hợp đồng mua 40 tỷ m3 của Turkmenistan hàng năm. Tháng 12/2009 nhánh đầu tiên của đường ống dẫn khí Turkmenistan - Uzbekistan - Kazakhstan có công suất 13 tỷ 3m/năm đã bắt đầu vận hành. Nhánh thứ 2 sẽ hoàn thành trong năm nay và tổng công suất năm sẽ là 60 tỷ m3. Năm 2009, Trung Quốc cung cấp cho Turkmenistan khoản vay 3 tỷ USD để phát triển mỏ khí Nam Yolotan. Năm ngoái, Trung Quốc cũng thông qua khoản vay bổ sung 4 tỷ USD để hoàn thiện giai đoạn đầu của dự án.

    Bắc Kinh xem Kyrgyzstan là cơ sở chiến lược cho việc mở rộng thương mại khắp Trung Á và khoảng không gian Xô Viết cũ. Còn Bishkek về phần mình, tìm kiếm sự tối đa hóa lợi nhuận từ việc tái xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc. Việc thương mại này đem lại cho Kyrgyzstan khoảng 250 triệu USD hàng năm.

    Nhưng có một điều làm cư dân Trung Á lo ngại nhất đó là số lượng đang tăng lên của cộng đồng người Trung Quốc tại mỗi một quốc gia. Trung Quốc thường đem theo người của họ, các công nhân đến làm tại các dự án tại Trung Á. Theo đánh giá chính xác nhất thì hiện có hơn 300.000 người Trung Quốc sống tại Kazakhstan; khoảng 200.000 tại Kyrgyzstan và 150.000 ở Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan. Sự có mặt đang tăng lên của người Trung Quốc tại các nước này thường tạo ra những căng thẳng với cư dân địa phương và gây ra sự nghi ngờ về dự định của Bắc Kinh. Gần đây một độc giả đã viết: chúng ta phải rất cẩn thận. Có một mối nguy hiểm là chúng ta sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc./.
  8. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Thành viên này bị khóa vô thời hạn vì lý do: Chính trị
    [​IMG] [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    16:35, 10/04/11


    Được cảm ơn 144 lần


    [​IMG] 15/06/11, 12:46 #246 Trích:
    chenvn2011 viết lúc 12:44 - 15/06/2011 [​IMG]
    Trích:
    tienkhom-Hanoi viết lúc 12:42 - 15/06/2011 [​IMG]

    Em người Tàu tính tiểu nhân quen roài. :((

    vậy người nào mới không là tiểu nhân ?

    người Vịt anh ạh, toàn đại hiệp cả đấy nhé. =D>
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Đây là những nick điển hình xuyên tạc, p.hản động, mà tôi đã vạch mặt...và bị Mod khóa mõm vĩnh viễn :-bd
    Tôi tin tưởng chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng bất cứ kẻ thù nào \:D/


  9. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Anh Khoa hát rock về biển đảo Việt Nam

    Trên nền nhạc Alternative Rock, nam ca sĩ Sao mai Điểm hẹn sẽ hát đầy khí thế, hòa vào tinh thần chung của album 'Tổ quốc nhìn từ biển' của nhạc sĩ Quỳnh Hợp.
    > 'Tổ quốc nhìn từ biển' qua nhạc Quỳnh Hợp/ Nguyễn Việt Chiến chiêm nghiệm 'Tổ quốc nhìn từ biển'


    Ca khúc Đảo bão là sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ thơ Nguyễn Trọng Tạo. Khi chọn phong cách Alternative Rock cuồng nhiệt để phối âm, Phạm Anh Khoa là cái tên mà nữ nhạc sĩ nghĩ ngay đến. Còn nam ca sĩ, dù rất bận rộn với chương trình Bước nhảy hoàn vũ 2011, vẫn hào hứng nhận lời.
    [​IMG]Ca sĩ Phạm Anh Khoa. Ảnh: st.
    "Bài hát có 'đất' để Khoa khoe giọng. Tôi tin người nghe sẽ cảm nhận được tình yêu và sự sẻ chia của nghệ sĩ dành cho những khó khăn, vất vả cùng hiểm nguy của người lính đang canh giữ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tố quốc nơi khơi xa", Quỳnh Hợp nói.
    Không thờ ơ trước những diễn biến của tình hình biển Đông, nhạc sĩ Quỳnh Hợp dùng các sáng tác để nói lên niềm tự hào dân tộc. Mới đây, đồng cảm với những dòng thơ Nguyễn Việt Chiến, chị đã phổ nhạc bài Tổ quốc nhìn từ biển. Nhưng bao nhiêu đó vẫn chưa thể tỏ hết tấm lòng, nhạc sĩ quyết định thực hiện một album mới và lấy luôn tên bài thơ làm chủ đề cho CD.
    Album Tổ quốc nhìn từ biển là chùm ca khúc mới của Quỳnh Hợp (nguyên đại úy Quân chủng Không Quân, biên tập âm nhạc - Đài TNND TP HCM) và nhạc sĩ - đại tá, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn (Phó Giám đốc bệnh viện 175 - Bộ Quốc phòng). Đây là sản phẩm dành ra mắt nhân dịp Quân chủng Hải Quân kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1966 - 23/10/2011).
    Các ca khúc trong album được 2 tác giả viết từ những cảm xúc trải nghiệm từ chuyến công tác ở quần đảo Trường Sa tháng 5 vừa qua như: Sinh ra ở Trường Sa, Tạm biệt Trường Sa... 8 trong số 10 ca khúc đã hoàn thành.
    [​IMG]Quỳnh Hợp trong chuyến thăm đảo Trường Sa hồi tháng 5. Ảnh: Q.H.
    Nhạc sĩ Quỳnh Hợp cho biết thêm: "Âm nhạc trong album Tổ Quốc nhìn từ biển sẽ đa chiều về góc nhìn, đa dạng thể loại và phong cách âm nhạc… CD này sẽ khác nhiều so với album Trường sa giữa trùng khơi sóng mà tôi và nhạc sĩ Nguyễn Hồng Sơn đã phát hành năm ngoái".
    Không khí âm nhạc của album Tổ Quốc nhìn từ biển vẫn có những bản pop, ballad, có cả hiphop và rap. Đặc biệt, không khí của rock (ngoài Đảo bão còn có Rock đồng hồ cát do nhạc Nguyễn Hồng Sơn phổ thơ Đoàn Vũ Vinh)… sẽ mang đến cho âm nhạc về biển những âm hưởng hiện đại, gần gũi.
    "Có thể sẽ có cả một bản hợp xướng về đường Hồ Chí Minh trên biển nữa. Tất cả đang được hoàn thành đầy cảm xúc trước tình hình biển Đông đang 'nóng' như hiện nay", Quỳnh Hợp nói.

    Nguồn
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc đang tạo thế giáp công hai mặt Nam-Bắc đối với các nước
    xung quanh Biển Đông?


    Thứ hai, 13 Tháng 6 2011 13:22 dinh tuan anh


    Theo "Bình luận Trung Quốc" (Hồng kông), việc 12 tàu chiến Trung Quốc xuyên qua vùng biển gần Okinawa của Nhật Bản đã khiến các nước xung quanh - đặc biệt là Nhật Bản - phải cảnh giác. Tuy nhiên, một quan chức cao cấp thuộc lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản nói rằng không cần phải lo lắng về việc này vì có dấu hiệu cho thấy mục tiêu của đội tàu viễn dương của Trung Quốc không phải là biển Nhật Bản mà là Biển Đông.


    [​IMG]

    Sau khi đi qua khu vực biển giữa đảo Okinawa và đảo Miyako, hạm đội Trung Quốc có thể sẽ tiến xuống phía Nam, nhưng vẫn chưa rõ động thái này có liên quan gì tới tranh chấp lãnh hải ngày một căng thẳng ở Biển Đông hay không.
    Theo suy đoán của một nhà phân tích phương Tây, hạm đội Trung Quốc rất có thể từ khu vực gần biển Nhật Bản tiến xuống phía Nam để tiến hành tập trận ở Biển Đông. Trung Quốc muốn sử dụng hình thức chiến thuật "vòng đánh vu hồi" này để cho các nước xung quanh Biển Đông thấy thực lực của nước này. Các tàu chiến hiện đại, tàu hộ vệ và tàu ngầm lớn Kilo của Hạm đội Đông Hải ở Nam Thái Bình Dương sẽ cùng phối hợp với Hạm đội Nam Hải xuất phát từ căn cứ Du Lâm, hình thành thế giáp công hai mặt Nam-Bắc đối với các nước xung quanh Biển Đông.
    Có chuyên gia quân sự cho rằng tình hình gần đây phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc và có khả năng tiếp tục xấu đi. Việt Nam gần đây không chỉ khẳng định chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông mà còn có kế hoạch thực tế để đối kháng lâu dài với Trung Quốc về quân sự. Có thông tin nói rằng hiện nay, Trung Quốc đã tập kết 20 tàu chiến ở các căn cứ hải quân thuộc các đảo tại Biển Đông. Đây đều là những tàu chiến hàng đầu thuộc 3 hạm đội lớn của nước này là Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải.
    Bắt đầu từ năm 2010, Hạm đội Đông Hải đã triển khai tập kết với quy mô lớn bất thường, hoạt động rầm rộ xuyên qua khu vực biển gần quần đảo Ryukyu, bề ngoài là nhằm thị uy với Nhật Bản, nhưng sau đó lại đột nhiêu quay “mũi súng” hướng về Biển Đông. Hạm đội Bắc Hải cũng có hành động tương tự khi 7 chiếc tàu chiến của hạm đội này sau khi vượt qua vùng biển Okinawa tiến vào Biển Đông tiến hành “huấn luyện dã ngoại tầm xa”. Cùng với đó, Hạm đội Nam Hải cũng tổ chức nhiều hoạt động thao luyện ở Biển Đông.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này