Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7647 người đang online, trong đó có 1047 thành viên. 10:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110601 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. banoibangoai

    banoibangoai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    0


    Nếu muốn thắng TQ phải đánh lâu dài trên trăm năm chứ nó nhiều người quá, lấy thịt nó đè cũng chết
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ có nhận thức mới trong quan hệ quân sự với Trung Quốc

    Thứ sáu, 10 Tháng 6 2011 15:58 dinh tuan anh


    Theo “Thương báo” Hồng Kông đánh giá về chuyến thăm Mỹ vừa qua, Tướng Trần Bính Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), cho rằng Mỹ đã hiểu hơn về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc; mặc dù yêu cầu của Trung Quốc về giảm bớt bán vũ khí cho Đài Loan vẫn chưa được Mỹ đáp lại, song dù sao thì đây cũng là một chuyến đi thành công.


    [​IMG]

    Trước khi kết thúc chuyến thăm Mỹ hồi tuần trước, Tướng Trần Bính Đức đã có cuộc trả lời phỏng vấn riêng “Thương báo”, đây cũng là lần đầu tiên vị Tổng Tham mưu trưởng này nhận trả lời phỏng vấn báo chí bên ngoài Đại lục. Tướng Trần Bính Đức đã dùng từ “hài lòng” để tổng kết thành quả chuyến thăm Mỹ vừa rồi. Phía Trung Quốc đã luôn kêu gọi Mỹ cần tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, phía Mỹ lần này cũng hạ thấp thái độ, hai bên đã có sự tiếp xúc chưa từng có. Theo Tướng Trần Bính Đức, phía Mỹ đã hiểu sâu sắc hơn về Trung Quốc, nhất là Mỹ đã có suy nghĩ mới và nhận thức mới đối với 3 trở ngại trong quan hệ quân sự Trung-Mỹ: Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, máy bay và tàu chiến Mỹ do thám vùng trời và vùng biển Trung Quốc, những hạn chế trong các bộ luật của Mỹ. Ví dụ như năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton còn đề cao Luật quan hệ với Đài Loan, song lần này bà Hillary chỉ nói một câu ủng hộ chính sách một Trung Quốc, "đây là một sự biểu đạt thái độ, một sự tiến bộ".
    Tuy nhiên, Tướng Trần Bính Đức thừa nhận trong một số vấn đề mang tính nguyên tắc, Mỹ không hề có cam kết cải thiện. Do đó, có thể nói rằng “với Mỹ, vừa có hợp tác, vừa phải đấu tranh, đây là một nhiệm vụ lịch sử lâu dài”. Ông nhấn mạnh, lần này xây dựng một cơ chế giao lưu cần có thời gian cọ sát, không thể yêu cầu là được ngay, không phải một chuyến thăm này là có thể giải quyết được mọi vấn đề.
    Lấy vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan làm ví dụ, Tướng Trần Bính Đức cho biết, phía Trung Quốc đã yêu cầu rõ ràng phía Mỹ giảm bớt bán vũ khí cho Đài Loan, song Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mulen trả lời rằng “quyết định cuối cùng là ở Tổng thống và Quốc hội”, đây vẫn là câu trả lời nước đôi, vừa có tính tích cực, lại vừa giữ nguyên lối tư duy cũ.
    Cũng giống như chuyến thăm Mỹ của Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu hồi năm 2009, khi Tướng Trần Bính Đức vừa rời khỏi Mỹ, phía Mỹ lập tức đề cập lại vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan, gần nửa số nghị sỹ Quốc hội Mỹ đã liên danh đệ đơn hối thúc Tổng thống Obama phê chuẩn thương vụ vũ khí này. Theo nguồn tin thân cận giới quân sự Mỹ, đây không phải là việc làm tùy tiện và cũng không phải mới được quyết định sau chuyến thăm Mỹ của Trần Bính Đức. Phía quân đội Mỹ đã kêu gọi Quốc hội lùi việc biểu quyết này tới thời điểm sau khi Trần Bính Đức rời Mỹ để tránh làm ảnh hưởng tới chuyến thăm, đây là sự giữ thể diện, cũng có thể nói là một “thành ý” từ phía Mỹ. Đối với “thành ý’ này, Trần Bính Đức cho biết nếu Mỹ thực sự bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc nhất định sẽ “đấu tranh kiên quyết”.
    Tổng Tham mưu trưởng PLA cho rằng mặc dù vẫn còn va chạm, song quan hệ quân sự Trung-Mỹ vẫn sẽ tiến về phía trước, phía Mỹ luôn nhấn mạnh quân đội hai bên cần có một mối quan hệ lành mạnh, ổn định, đáng tin cậy và bền vững, nếu không làm được 3 vế trước thì cũng không thể có được mối quan hệ bền vững.
    Phía Mỹ hy vọng có thể nâng cấp đối thoại quân sự hai bên lên cấp 2+2, tức Bộ trưởng Ngoại giao cộng Bộ trưởng Quốc phòng. Trần Bính Đức đã trả lời thẳng với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng “không thể” bởi trong đối thoại quân sự hai nước, phía Trung Quốc cần là thành quả thực chất, không có thành quả thì nâng cấp có tác dụng gì? Nếu như vấn đề hiện nay xử lý chưa được, nâng cấp đối thoại cũng không giải quyết được vấn đề gì.
    Đây là lần đầu tiên tướng lĩnh cao cấp của PLA công khai bày tỏ thái độ rõ ràng trước yêu cầu này của phía Mỹ. Trên thực tế, do 3 yêu cầu quan trọng phía Trung Quốc đưa ra đều không được phía Mỹ đáp lại một cách “hài lòng”, phía Trung Quốc đã không chấp nhận cách làm của phía Mỹ trong việc xây dựng cơ chế hội đàm 2+2.
    Mấy năm gần đây, Mỹ đang dần tăng cường quân lực tại châu Á, dư luận cho rằng “Mỹ đang trở lại châu Á”. Về vấn đề này, Trần Bính Đức cho rằng Mỹ chưa hề rời khỏi châu Á, cho nên có thể nói rằng không có việc “Mỹ trở lại châu Á”, chỉ có đang chuyển trọng tâm chiến lược từ châu Âu sang châu Á mà thôi. Theo Trần Bính Đức, hiện nay quân đội Mỹ đổ nhiều nguồn lực vào châu Á, song cũng không tạo ra sự uy hiếp lớn đối với Trung Quốc bởi “Mỹ không thể không xem xét cẩn thận và có thái độ có trách nhiệm”, đối với sự tăng cường bố trí quân đội Mỹ tại châu Á, “cần có một đánh giá khoa học, đối sách chính xác, không nên quá sợ hãi”.
  3. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    :-bd
  4. khoile28

    khoile28 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Đã được thích:
    4
    Phiến quân Myanmar phá nhà máy thủy điện do Trung Quốc xây

    Chủ nhật, 19/06/2011 06:27

    Hơn 200 công nhân Trung Quốc buộc phải trở về nước sau khi phiến quân đòi ly khai miền Bắc Myanmar tấn công nhà máy thủy điện do Trung Quốc xây dựng.

    [​IMG]
    Truyền thông quốc gia Myanamar ngày 18/6 cho hay, cuộc tấn công xảy ra ở tỉnh Kachin, miền Bắc Myanmar, giáp với biên giới Trung Quốc liên tiếp trong nhiều ngày qua.

    Kể từ ngày 9/6 đến 14/6, phiến quân đã phá hủy 25 cầu trong khu vực này. Hàng trăm người dân ở Kachin đã phải sơ tán để tránh bạo loạn.

    Đại sứ Trung Quốc đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng về các vấn đề biên giới của Myanmar, tuy nhiên, nội dung cuộc thảo luận không được công bố.

    Nhật báo New Light of Myanmar cho hay, kể từ tháng 4, Lực lượng quân đội độc lập Kachin đã lên tiếng phản đối các dự án mà Trung Quốc đang tiến hành xây dựng ở đây, trong đó có dự án xây dựng nhà máy điện Tarpein.

    Tarpein được trang bị 4 máy phát công suất 60-MHz và đã ngừng hoạt động từ ngày 14/9 sau khi 215 công nhân Trung Quốc ở đây buộc phải bỏ về nước, “gây tổn thất lớn cho Nhà nước và người dân Myanmar” - New Light of Myanmar nhận định.
  5. duongcondai

    duongcondai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Đã được thích:
    14
    Đưa ra công luận là đúng rồi. Thế giới ngày nay có mối liên hệ rất chặt chẽ lẫn nhau. Một hành động, quan điểm không đúng, bị cộng đồng thế giới lên án sẽ có những tác hại không lường trước được, không quy ra bằng tiền được. Kể cả Mỹ mạnh nhất hiện nay cũng cần sự ủng hộ của quốc tế.
  6. langtulanhlung4

    langtulanhlung4 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Sẵn sàng bảo vệ tổ quốc!
  7. sactim

    sactim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    35
    Thiệt hại trước mắt nhưng tránh được hiểm họa lâu dài - Đây là quan điểm đúng khi hợp tác với mấy anh ba tàu [r23)]VN nên xem xét :-w:-w
  8. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Chiêu phá giá hiểm ác của thương lái Trung Quốc
    (Dân Việt) - Năm 2001-2002, nông dân 10 tỉnh phía Bắc hồ hởi vì thương lái Trung Quốc thu mua long nhãn với giá 140.000 - 180.000 đồng/kg. Nhưng khi thu gom về bán, giá đã hạ xuống còn 40.000-60.000 đồng/kg...
    Năm 2004 giá chỉ còn 10.000 - 12.000 đồng. Nhiều nông dân trót mua nhãn đầu vụ với giá 10.000-15.000 đồng/kg, sấy xong giá long nhãn bằng với giá nhãn tươi khiến nông dân lỗ nặng.
    Năm 2004, thương lái Trung Quốc mua dưa hấu với giá 7.000-10.000 đồng/kg khiến nông dân khu vực miền Trung (nhất là Quảng Ngãi) đổ xô trồng dưa hấu. Tới tháng 4.2005, thương lái Trung Quốc dừng, không mua dưa hấu khiến hàng trăm xe chở dưa hấu dồn lại ở cửa khẩu Lạng Sơn không thể xuất vào Trung Quốc, nhiều chủ hàng buộc phải “tháo chạy” sau khi đổ bỏ hàng trăm tấn dưa hấu.
    Năm 2007-2008 lại tiếp tục rộ lên vụ Trung Quốc mua cau sấy với giá 80.000 đồng/kg. Thời điểm đó, nông dân tính cứ 5kg cau tươi= 1kg cau khô nên sấy cau sẽ có thu nhập hợp lý. Nhưng tới năm 2009-2010, thương lái tiếp tục “chiêu” mua nhỏ giọt với giá thấp và hiện nay không thu mua nữa.
    Giữa tháng 10.2010, khu vực vùng núi Kiên Giang có thông tin thương lái Trung Quốc mua tắc kè (loại 300gr/con) với giá hàng trăm triệu đồng. Hậu quả của tin đồn đó là hàng trăm ngàn con tắc kè nhỏ bị săn lùng tận diệt để bán nhưng chỉ được với giá rẻ.-
    ---------------

    Nông dân Việt nam còn bị chúng lừa làm cho sạt nghiệp đến bao giờ?
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sai lầm của Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông

    Thứ năm, 16 Tháng 6 2011 08:18 dinh tuan anh


    Những hoạt động quân sự thường xuyên của Trung Quốc đặc biệt tại các khu vực ở Biển Đông đã gây nên những lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á. Điều này dẫn đến việc các quốc gia có tranh chấp đối thoại trực tiếp với Trung Quốc đi đến hợp tác với nhau để đối phó với các chiến lược của Bắc Kinh.

    [​IMG]
    Các quốc gia ASEAN vừa đón tiếp Trung Quốc vừa e dè quốc gia láng giềng này. In-đô-nê-xi-a lần đầu tiên (ngày 8/7/2010) đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra dù rằng nước này không hề có liên quan đến tranh chấp các đảo ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
    Theo Reuters, năm 2011, Trung Quốc tăng ngân sách quân sự 12,7% lên 91,5 tỷ USD, gấp 7 lần so với năm 1999 và gần bằng Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Việt Nam. Ngoài việc tăng chi phí quân sự, các đơn vị dân sự liên quan đến biển cũng được tăng cường và có tầm hoạt động ngày càng xa bờ. Như vậy, có thể thấy Trung Quốc đã sẵn sàng chi nhiều tỷ USD cho chiến lược biển và sẵn sàng duy trì lực lượng quân sự lớn phục vụ chiến lược này.
    Trong tất cả các mục tiêu khi đề ra chiến lược tại Biển Đông, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều nhận định khu vực này như là một Vịnh Arập thứ hai với trữ lượng dầu mỏ hàng chục tỉ tấn. Vì vậy Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc. Trung Quốc dựa trên khái niệm mơ hồ về "vùng nước lịch sử" mà đưa ra bản đồ đường lưỡi bò khoanh vùng biển mà Trung Quốc cho là của nước này, phớt lờ Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
    Nhưng những tính toán mang tính chiến lược đó liệu có thực sự hiệu quả trên thực tế? Đầu tiên có thể thấy khu vực có dầu khí chủ yếu nằm ở phía nam và rìa của đường lưỡi bò. Các khu vực này rất gần đất liền của các quốc gia Đông Nam Á nên có thể thấy việc duy trì lực lượng bảo vệ ở đây với các quốc gia này là khá dễ dàng. Ví dụ điển hình khi các tàu Trung Quốc có hoạt động tại khu vực gần bờ biển Philíppin thì ngay lập tức lực lượng không quân nước này sẵn sàng bảo vệ để tàu nghiên cứu của mình tiếp tục hoạt động.
    Trong khi đó, Trung Quốc khó lòng duy trì lực lượng hải quân và không quân đông đảo thường xuyên đi quá xa căn cứ của mình đặc biệt ở khu vực xa hơn nằm ở phía Nam Biển Đông. Theo tính chất địa chất khu vực này, vùng phía Bắc của Biển Đông do sụt lún trong Kỷ Đệ Tứ quá nhanh nên không thể hình thành được dầu khí.
    Khu vực phía Nam lý tưởng hơn với các nguồn dầu khí chủ yếu nằm trong các khối đá gốc granit với tầng chắn là trầm tích Oligocene và Miocene. Các dạng dầu khí này cũng thuộc dạng rất khó khai thác và nhiều công ty dầu khí đã phải rút lui, nhất là với các lô dầu khí nằm ở phía Bắc của khu vực này. Không chỉ có vậy mà theo các nghiên cứu của các quốc gia trong khu vực thì trữ lượng dầu khí tại khu vực này đang có dấu hiệu sụt giảm. Các công ty dầu khí lớn của các quốc gia này đã bắt đầu phải tìm kiếm nguồn dầu khí mới tại các quốc gia xa xôi như châu Phi hay châu Mỹ để đáp ứng nhu cầu tăng cao của nền kinh tế. Do đó, có thể nói chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc vì dầu khí là hoàn toàn vô căn cứ và không hề có triển vọng thật sự. Không những Trung Quốc không có được nguồn lợi này mà còn càng trở nên khó khăn khi tiếp cận các nguồn tài nguyên của các quốc gia trong khu vực như trường hợp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc bị từ chối đầu tư khai thác tại đây.
    Chính sách ngoại giao Trung Quốc luôn được nhắc đến với cụm từ "phát triển hòa bình" với chia sẻ Trung Quốc từng là nạn nhân của đế quốc. Nhưng dường như các quốc gia lân cận đặc biệt như Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á đang càng ngày càng cảm thấy quan ngại trước sự đầu tư lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Cùng với nhiều tuyên bố và hành động, người ta đang thấy hình ảnh của một đế quốc đang hình thành bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và đang chuyển sang lĩnh vực quân sự.
    Các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc như các quốc gia Đông Nam Á và châu Phi bắt đầu dè dặt hơn với các khoản đầu tư bắt nguồn từ Trung Quốc với lo ngại tham vọng chính trị của các khoản tiền này.
    Các tuyên bố cứng rắn và không đếm xỉa gì đến luật pháp và không tuân theo các chuẩn mực quốc tế càng làm tăng thêm nhận định rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một đế quốc mới bằng mọi giá bất chấp các lời lẽ mềm dẻo từ phía giới ngoại giao trong chính quyền Bắc Kinh. Cùng với việc bắt tay chặt chẽ với Pakixtan, một lần nữa Trung Quốc lại đẩy Ấn Độ vào thế phải phòng ngừa và không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ đẩy mạnh việc ủng hộ các lực lượng ly khai tại Tây Tạng và nhích lại gần hơn với Mỹ.
    Như vậy, với quyết định tăng cường sức mạnh quân sự và đe dọa các quốc gia lân cận, chắc chắn hình ảnh "phát triển hòa bình" của Trung Quốc sẽ được thay bằng hình ảnh một đế quốc mới muốn thể hiện sức mạnh của mình. Điều này chưa chắc đã có lợi cho sự phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc.
    Với yêu sách ngày càng lớn, Trung Quốc đang khiến các quốc gia Đông Nam Á càng ngày càng nỗ lực trong việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã đưa ra kiến nghị chung về đường cơ sở năm 2009 và Philíppin cũng phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc năm 2011.
    Theo xu thế này, các quốc gia Đông Nam Á với tinh thần xây dựng một cộng đồng chung sẽ có thể nhanh chóng đề xuất và đạt được thỏa thuận về vùng biển chung cho khu vực Đông Nam Á. Nếu đề xuất này thành hiện thực, Trung Quốc thực sự sẽ bị cô lập trong vấn đề Biển Đông và thường xuyên phải đối phó với lực lượng tuần tra chung của các quốc gia Đông Nam Á.
    Theo kịch bản này, nếu các tàu của Trung Quốc gặp khó khăn khi hoạt động tại khu vực có giao thương bậc nhất này thì không những Trung Quốc không có được nguồn dầu khí tại đây mà ngay cả đường nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu vốn phải đi qua khu vực này cũng có khả năng bị gián đoạn, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của chính quốc gia này.
    Sai lầm này gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của khu vực và của chính bản thân Trung Quốc. Rất đáng tiếc là chiến lược này vẫn đang tiếp tục được thi hành với mức độ ngày càng gắt gao. Nhưng các nước trong vòng tranh chấp không dễ chấp nhận khuất phục Trung Quốc.
    Như vậy, có thể nói, mong muốn lớn nhất về dầu khí của Trung Quốc chắc chắn sẽ khó đạt được. Ngoài ra khoản tiền đầu tư khổng lồ cho chiến lược biển cùng với chi phí duy trì lực lượng hải quân nhằm kiểm soát các khu vực quá xa căn cứ sẽ là gánh nặng khổng lồ cho ngân sách Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc tự đánh mất hình ảnh "phát triển hòa bình" đã xây dựng trong nhiều năm qua bằng những yêu sách phi lý dựa trên các chứng cứ không được công nhận và thái độ gây căng thẳng cùng với ngân sách quốc phòng tăng cao. Sự thay đổi này có thể sẽ khiến các quốc gia lân cận quan ngại, và đặc biệt các nước Đông Nam Á sẽ nhanh chóng tập hợp thành một khối nhằm đối phó với Trung Quốc.

    Theo BBC
  10. sactim

    sactim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    35
    Tẩy chay kiểu " một tay bắt nhau niềm nở còn tay kia đang cầm con dao nhọn dấu đằng sau lưng ". Hãy tẩy chay trên toàn thê giới, loài người không phải là những con sói đội lốt người.
    Trung Quốc và những “chiến lược” sau đội tàu Hải giám
    (Dân trí) - Các quốc gia châu Á lâu nay ngờ vực những cam kết ngoại giao của Trung Quốc về hòa bình và ổn định khu vực, mới đây lại phải lưu tâm đến tuyên bố của Bắc Kinh về đẩy nhanh việc xây dựng một hải quân biển xa hiện đại.

    Những “chiến lược” của Bắc Kinh sau tuyên bố này là gì?


    [​IMG]
    Tàu Tuần hải 31 Trung Quốc tuyên bố vừa triển khai đến Biển Đông.
    Những phô trương

    Báo chí Trung Quốc hôm 17/6 đưa tin nước này sẽ tăng cường mạnh mẽ quy mô lực lượng hải tuần vào năm 2020 “để bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc”, trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải) đang gia tăng.
    Theo tờ China Daily tiếng Anh của Trung Quốc, từ nay đến 2015, lực lượng hải giám sẽ có 16 máy bay và 350 tàu tuần tra. Hiện nay, quân số lực lượng hải giám Trung Quốc vào khoảng 9.000 nguời và đến năm 2020 sẽ lên đến 15.000 người.
    Báo trên dẫn lời một quan chức cấp cao của Lực ượng giám sát hàng hải giấu tên cho biết đội tuần tra sẽ có 359 tàu vào năm 2015 và 520 tàu vào năm 2020, và cũng sẽ có 16 máy bay vào năm 2015.
    Trung Quốc có ít nhất 26 tàu hải giám với trọng lượng nước rẽ từ 1.000 tấn trở lên.
    Giải thích lý do Bắc Kinh tăng cường lực lượng hải giám, China Daily viết: “Số vụ xâm phạm không phận và hải phận Trung Quốc đã gia tăng trong những năm vừa qua. Lực lượng hải giám Trung Quốc ghi nhận được 1303 vụ xâm nhập đường biển và 214 vụ xâm phạm không phận trong năm 2010, trong khi đó, tổng số xâm phạm trong năm 2007 chỉ là 110 trường hợp”.
    Cùng lúc thông báo kế hoạch tăng cường lực lượng hải giám, Trung Quốc đã điều động tàu hải giám lớn nhất, tàu Tuần hải 31, đến khu vực Biển Đông. Về mặt chính thức, chiếc tàu này sẽ đậu tại cảng Singapore trong hai tuần trong khuôn khổ các trao đổi về tìm kiếm cứu nạn, chống hải tặc và quản lý bến cảng.
    Trung Quốc cũng vừa đưa tàu khảo sát vùng biển gần đảo Okinotori của Nhật Bản. Trung Quốc từ trước đến nay vẫn cho rằng đảo Okinotori chỉ là một “tảng đá”, nên việc Nhật Bản thiết lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là không phù hợp. Trung Quốc đã tăng cường hoạt động ở vùng biển xung quanh đảo này của Nhật Bản.
    Đầu năm nay, giới chức hàng hải Trung Quốc tuyên bố “chiến thắng” trong việc bảo vệ các tuyến vận chuyển dầu và chống hải tặc đe dọa ngư dân cũng như các tàu thuyền thương mại trong và ngoài các vùng biển Trung Quốc. Họ nói rằng lực lượng hàng hải đã tiến hành hơn 1.600 cuộc giám sát biển trong 5 năm qua, tổng cộng bao quát được 1,6 triệu hải lý.
    Tài liệu Tăng cường Luật pháp Biển Trung Quốc của Cơ quan quản lý Đại dương (SOA) trực thuộc Nhà nước Trung Quốc được công bố gần đây cho biết, năm 2010 Cơ quan Hải giám Trung Quốc (CMS) của SOA đã tiến hành 118 lượt tuần tra giám sát trong một khu vực biển rộng 211.428 hải lý và thực hiện 523 chuyến bay trên khu vực 538.480 km. Các toán tuần tra của Trung Quốc đã theo dõi 1.303 tàu thuyền, 214 chuyến bay và 43 mục tiêu khác của nước ngoài.
    Trung Quốc kỷ niệm “Ngày Đại dương thế giới” 8/6 bằng việc khẳng định tham vọng trở thành một siêu cường hàng hải cũng như tuyên bố sẽ đẩy mạnh kiểm soát các vùng biển, trong đó có cả những khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông. Bắc Kinh đã không giấu giếm kế hoạch tham vọng tăng cường thêm nhiều tàu hải giám hiện đại trong 5 năm tới, theo đó lực lượng giám sát biển sẽ được mở rộng lên 16 trực thăng và 350 tàu, với 45 tàu thuộc loại có trọng lượng nước rẽ trên 1.000 tấn.


    Lo ngại

    Lực lượng hải giám thuộc Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc, cơ quan giám sát duyên hải và các vùng lãnh hải của Trung Quốc.
    Cơ quan Hải giám Trung Quốc có nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra các vùng đặc khu kinh tế biển (EEZ) - được mở rộng từ bờ biển Trung Quốc ra xa mặt biển 200 hải lý. Việc tăng số vụ tuần tra biển của Cơ quan Hải giám Trung Quốc cho thấy cơ quan này đang đẩy mạnh công tác quản lý biển do Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán trước những bất đồng lãnh thổ khu vực.
    Theo tài liệu mới đây của viện Jamestown Foundation (Mỹ), Trung Quốc đang tăng cường nhiệm vụ hải giám và củng cố khả năng theo dõi, răn đe và ngăn chặn các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.
    Hiện nay, Cơ quan Hải giám Trung Quốc được trang bị khoảng 300 tàu hải giám, trong đó có gần 30 tàu trọng tải trên 1.000 tấn và 10 máy bay, kể cả 4 máy bay trực thăng.
    Để tăng cường khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát, Cơ quan Hải giám Trung Quốc đang nỗ lực trang bị các loại phương tiện công nghệ cao và máy móc hiện đại. Ví dụ, tàu hải giám trọng lượng 3.000 tấn mới có tên "Haijin 83" được trang bị các máy bay trực thăng đỗ trên boong tàu, các thiết bị vệ tinh mới nhất và máy móc hiện đại.
    Đáng chú ý, Cơ quan này cũng đang trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại để kết nối với các hệ thống thông tin liên lạc bờ biển, trên không, trên biển và vũ trụ.
    Giáo sư Li Mingjiang thuộc Đại học Tổng hợp Công nghệ Nanyang, Xinhgapo, nhận định nhìn chung khả năng giám sát biển hiện nay của Trung Quốc còn kém Nhật Bản, nhưng chẳng bao lâu nữa "tình hình sẽ thay đổi".
    “Biện pháp mới nhất là tăng thêm số lượng nhân viên và tàu chiến chắc chắn sẽ giúp Trung Quốc hiện diện tích cực hơn trên các vùng biển và Biển Đông. Bắt đầu từ tháng 4/2010, Trung Quốc đã giám sát tất cả các vùng biển mà họ quan tâm. Có thể Trung Quốc sẽ tăng số lần giám sát các vùng biển từ 1 đến 2 lần/vài tháng trước đây lên giám sát hàng ngày”, Li Mingjiang nói.
    Giới phân tích nhận định, sắp tới Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh bất đồng lãnh thổ với các nước theo hướng có lợi cho họ bằng cách thể hiện sức mạnh quân sự. Cuộc đối đầu gần đây giữa các tàu giám sát Trung Quốc với tàu Bình Minh 02 và các tàu cá của Việt Nam trên Biển Đông cho thấy sức mạnh và mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nước khu vực.
    Giáo sư Trương Minh Lượng của Đại học Tế Nam (Quảng Châu) thì bày tỏ lo ngại về sự mở rộng nhanh chóng các lực lượng hàng hải này, nói rằng nó có thể phủ bóng đen hơn nữa lên các quan hệ giữa Bắc Kinh với những láng giềng vốn đã ngờ vực. Theo ông, bảo vệ các lợi ích hàng hải bằng phô trương sức mạnh “dường như không có lợi cho việc duy trì sự ổn định khu vực về dài hạn”.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này