Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4774 người đang online, trong đó có 395 thành viên. 10:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 110067 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Lại một bằng khen của Qtế cho VN





    Việt Nam tăng hạng về Chỉ số Hòa bình

    Quỳnh Như, phóng viên RFA

    2011-06-14

    Căn cứ vào những tiêu chí cụ thể, Viện Nghiên cứu Kinh tế-Hòa Bình đã công bố danh sách các nước được xếp hạng về Chỉ số Hòa bình 2010.
    [​IMG] Photo courtesy of GPI
    Biểu tượng về "xếp hạng về Chỉ số Hòa bình" do Viện Nghiên cứu Kinh tế - Hòa Bình công bố.


    Việt Nam đã làm gì?


    Trong lần đánh giá này Việt Nam vọt lên đứng hạng thứ 30 trong bảng xếp loại này. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ gì để tăng lên 8 bậc trong bảng xếp hạng về Chỉ số Hòa bình?

    Dựa theo 23 tiêu chí đã được phân định, Viện Nghiên cứu Kinh tế-Hòa bình có trụ sở tại London đã bỏ phiếu xếp hạng hòa bình đối với các nước tham gia đánh giá về Chỉ số Hòa bình. Các tiêu chí này gồm: ngân sách quốc gia dành cho chi tiêu quốc phòng trong mối quan hệ với các nước láng giềng, mức độ tôn trọng vấn đề dân chủ, nhân quyền của người dân trong nước, cũng như tính công khai, minh bạch, tình hình giáo dục, và mức độ thịnh vượng trong đời sống xã hội.

    Các số liệu này được tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy khác nhau như: Ngân hàng Thế giới, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, và một số thông tin lấy từ các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, Viện Hòa bình và Cơ quan Nghiên cứu Phân tích về Kinh tế.

    Tính về mặt hình thức thì đó là một tín hiệu khả quan. Tôi nghĩ rằng kể cả những người có trách nhiệm của hệ thống này cũng không thể nào phản bác.

    TS Trịnh Hòa Bình
    Trong báo cáo đánh giá an ninh toàn cầu của Viện Kinh tế-Hòa bình năm nay Việt Nam được xếp thứ hạng 30 trong tổng số 153 quốc gia tham gia lần này, đứng đầu danh sách là Cộng hòa Iceland, Somalia ở cuối bảng.

    Nhận định về sự tăng vọt về thứ hạng của Việt Nam lần này, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình thuộcViện Xã hội học Việt Nam cho hay:

    “Hiện nay việt Nam chúng tôi đang hướng tới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội, v.v…Cái đường hướng ấy rất tích cực tính trên đại thể và một điểm đáng lưu ý để nói là Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ hơn trên thế giới kể từ khi gia nhập WTO. Những chuyển đổi mạnh mẻ cả hệ thống chính trị chứ không chỉ là chuyển đổi kinh tế. Có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam nhập cuộc. Thế còn khi Việt Nam được xếp loại về Chỉ số Hòa bình có sự tăng trưởng trong 3 năm liền từ hạng 39 lên 38 và nay nhảy vọt lên thứ 30. Tính về mặt hình thức thì đó là một tín hiệu khả quan. Tôi nghĩ rằng kể cả những người có trách nhiệm của hệ thống này cũng không thể nào phản bác, hay không đón nhận thông tin đó với một sự lạc quan.”

    An toàn như thế nào?


    [​IMG]
    Một người biểu tình bị ******* chìm bắt hôm 12-06-2011 tại TPHCM. Photo courtesy of Facebook Phan Nguyên.

    Khi hỏi về mức độ an toàn trong xã hội Việt Nam hiện nay, nhà nghiên cứu Xã hội học này cho biết:
    “Còn bây giờ chúng ta hỏi rằng mức độ an toàn xã hội cho người Việt hiện nay ở chổ nào thì tôi xin được mạnh dạn nói như thế này, đây là cách phát biểu của một người làm công tác khoa học thôi; mới hồi chiều nay tôi ngồi trên TV VTC để nói về tiến tới xây dựng một xã hội, một cộng đồng thân thiện, an toàn và lành mạnh cho trẻ. Chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng, đấy là mục tiêu hướng tới, nhưng trên thực tế thì cũng còn nhiều thứ chưa thật sự là an toàn cho con người Việt Nam. An toàn nói theo nghĩa an ninh, mà an ninh theo tiếng Hán thì hay lắm. Chữ AN thì bao giờ cũng có một bộ nữ ở trong cái mái nhà, tức là gia đình phải yên ổn. Nhưng hiện nay thì có nhiều thứ còn đe doạ từ trẻ em cho đến người lớn.”

    Ông Bình nói thêm:

    “Những sự mất an toàn đó là tai nạn thương tích, đó là sự không yên ổn của đồng nội tệ, lạm phát. Thế rồi chuyện mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế. Người ta cũng có thể nói về tệ nạn tham nhũng này khác, thì trong xã hội chúng tôi vẫn có. Nhưng cũng có thể nói rằng là với nỗ lực từ nhiều phiá thì điều đó cũng đang được chặn lại, còn chúng tôi thì hy vọng sẽ đẩy lùi. Nói đến cùng trong cộng đồng chúng tôi, cái bầu không khí xã hội thì cơ bản nó lành mạnh. Nhưng hàng ngày vẫn phải đấu tranh một cách cam go, giống một cuộc giằng co, một cuộc kéo co, nếu có thể lấy một hình ảnh như vậy, giữa cái tích cực và cái không tích cực. Chúng tôi vẫn đang phải phấn đấu hàng ngày để cho xã hội lành mạnh hơn, an toàn hơn, thân thiện hơn.”

    Ông Trịnh Hòa Bình lý giải nguyên do vì sao Việt Nam phải hội nhập với cộng đồng thế giới và tuân thủ theo các quy định của thế giới:

    An toàn nói theo nghĩa an ninh, mà an ninh theo tiếng Hán thì hay lắm. Chữ AN thì bao giờ cũng có một bộ nữ ở trong cái mái nhà, tức là gia đình phải yên ổn.

    TS Trịnh Hòa Bình
    “Và xét đến cùng Việt Nam cũng không phải là một ốc đảo, Việt nam cũng không xa lạ với thế giới hiện đại. Bây giờ việt Nam phải đi chung với thế giới hiện đại, phải chung một tiêu chuẩn như thế không thể khác được. Theo chúng tôi nghĩ bây giờ đã có nhiều người suy nghĩ rằng trong bầu không khí xã hội nói chung của thế giới hiện đại, nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí, nhiều thang đo của thế giới mới đã được đưa vào cộng đồng Việt Nam, chúng tôi nghĩ đó là dấu hiệu đáng mừng. Cái sự đổi mới, cách tân, đặc biệt là hiện đại hoá đội ngủ quản lý các cấp đang được thực hiện. Chúng tôi nghĩ rằng đó là những dấu hiệu cho thấy Việt Nam cũng không dừng lại trong công cuộc đổi mới của mình, hướng tới một xã hội mỗi ngày một mở hơn, thực hiện dân chủ, xã hội hóa một cách rộng rãi.”

    Người ta nhận thấy sau các cuộc nổi dậy của người dân đòi tự do ở các nước Bắc Phi và Trung Đông, có sự thay đổi lên xuống về thứ hạng thật bất ngờ giữa các nước. Tổ chức nghiên cứu hòa bình này cũng nhận định năm nay thế giới có nhiều biến động hơn so với ba năm trở lại đây, đồng thời cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ khủng bố vẫn tiếp diễn.
    Doanh nhân người Australia Steve Killelea là người đã đưa ra sáng kiến cho bảng xếp hạng về Chỉ số Hòa bình nói rằng: “Đây sẽ là dấu hiệu cảnh tỉnh lãnh đạo các quốc gia cần gìn giữ hòa bình để giải quyết những thách thức to lớn mà thế giới phải đối mặt”. Báo cáo Chỉ số Hòa Bình cho thấy việc duy trì hòa bình trên thế giới sẽ giúp nền kinh tế toàn cầu tiết kiệm được 7.000 tỉ đô la mỗi năm. Khi đó chi phí quân sự sẽ giảm, số tiền tiết kiệm này có thể được sử dụng cho mục đích hòa bình, đầu tư kinh tế cho đất nước thịnh



    .
  2. MoDung

    MoDung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Đã được thích:
    1
    Mời các bạn hát bài:

    "Giờ thì anh sẽ phải làm gì
    Đã không còn lại gì ..." :))
  3. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Những dữ kiện liên quan đến cuộc tranh chấp Biển Đông

    Việt Long

    2011-06-14

    Nhiều diễn biến vừa xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chủ quyền vùng biển Nam Trung Hoa (tên gọi trên bản đồ thế giới, hay biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam). Sau đây là một số dữ liệu thực tế về vấn đề này.
    [​IMG] AFP/VNA photo
    Hải quân Việt Nam huấn luyện tác xạ đại liên 12 ly 7 trên đảo Phan Vinh, Trường Sa, 13 tháng 6, 2011.

    ĐỊA LÝ:
    Biển Nam Trung Hoa, hay biển Đông, có diện tích 648 ngàn dặm vuông, hay 1,7 triệu cây số vuông. Trong đó có tới trên 200 đảo nhỏ, Đá, bãi không thể cư trú. Biển Đông giáp giới Trung Quốc và Đài Loan ở hướng bắc, Việt Nam ở hướng tây, Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore ở hướng nam và tây nam, và Philippines ở phía đông.
    [​IMG]
    Bản đồ của Hòa Lan năm 1754 vẽ bờ biển Trung Quốc và Việt Nam. Wikipedia photo.


    (Chú thích: Theo tài liệu “Địa lý biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Vũ Hữu San, từ ngữ Đảo, Đá được dùng để chỉ những nơi cao hơn mặt nước lớn, được tính chủ quyền hải phận. Tài liệu trong Ocean Year Book tháng 10/1993 liệt kê thành 4 loại, gồm Island, Cay, Dune, Rock, viết tắt là I, C, D, R)

    TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC
    Là thủy lộ ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, biển Đông chứa đựng những hành lang đường biển đông đúc nhất thế giới. Hơn một nửa số lượng tàu chở dầu của toàn thế giới lưu thông qua nơi ấy. Hầu hết hàng hóa chuyên chở là vật liệu, nguyên liệu thô, như dầu thô chở từ vùng Vịnh (Ba Tư) sang các quốc gia Đông Á. Vùng biển này còn chứa đựng hải phận Đánh cá quý báu, và là khu vực những mỏ dầu khí lớn lao mà đến nay phần lớn chưa được khai thác.

    CUỘC TRANH CÃI:
    Sáu bên liên quan đến những cuộc tranh cãi phức tạp về lãnh hải, dựa trên lịch sử Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, và Việt Nam. Trung Quốc xác lập chủ quyền trên vùng rộng lớn nhất, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng hầu hết diện tích biển Nam Trung Hoa (biển Đông).
    Quân đội Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, cùng khoảng 9 đảo và Đá trong quần đảo Trường Sa, trong đó có Đá Gác Ma (Johnson South Reef), Đá Hughes và Đá Subi.
    Việt Nam trấn giữ mấy chục đảo san hô và Đá của quần đảo Trường Sa, và có căn cứ quân sự trên một số đảo khác lơn hơn.
    Đài Loan chiếm giữ đảo Ba Bình (Itu Aba) và Đá Ban Than trong quần đảo Trường Sa. Cựu Tổng thống Trần Thủy-Biển của Đài Loan cùng một hải đội thăm đảo này năm 2008. Đài Loan làm một sân bay nhỏ trên đảo.
    Malaysia cũng có đường băng cho máy bay và có cơ sở nghỉ mát để bơi lặn trên đảo Layang Layang, hay Swallow Reef, Việt Nam gọi là Đá Hoa Lau. Hải quân Malaysia duy trì một căn cứ trên đảo này. Những vị trí khác do Malaysia chiếm giữ gồm có bãi Kiệu Ngựa (Ardasier Reef), Đá Kỳ Vân (Marivales Reef), Đá “Erica” và bãi Thám Hiểm (Investigator Shoal)
    Philippines chiếm giữ nhiều đảo ở Trường Sa, Đáng kể nhất là đả Thị Tứ (Thitu Island), được đặt tên lại là Pagasa, nghĩa là Hy Vọng.
    Brunei không chiếm được đảo nào ở Trường Sa. [​IMG]
    Thủy thủ Việt Nam lên đảo Trường Sa Đông hôm 6 tháng 6, 2011- AFP/ VNA photo



    HÀNH ĐỘNG QUÂN SỰ:
    Hai cuộc xung đột vũ trang lớn nhất xảy ra lần đầu vào năm 1974, khi Trung Quốc tấn công chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ở vùng biển phía tây của biển Đông, và lần thứ nhì vào năm 1988, khi Trung Quốc và Việt Nam giao tranh trong một trận hải chiến ngắn ngủi ở quần đảo Trường Sa, 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.
    Gần đây Việt Nam đặt mua của Nga 6 tàu ngầm chạy bằng diesel loại Kilo, một phần trong thương vụ chính yếu về vũ khí, mà giới phân tích coi như một nỗ lực để tạo thế cân bằng với hoạt động phát triển hải quân để vươn xa ra biển của Trung Quốc.
    Việt Nam và Trung Quốc dành nhau những khoảng biển được phân lô trên biển Đông có tiềm măng dầu khí chưa khai thác, qua những lời tranh cãi về chủ quyền tại những nơi đó. Giới kinh doanh và giới ngoại giao cho biết Trung Quốc đã gây áp lực các công ty ngoại quốc làm ăn với Việt Nam, đòi những công ty này không được khai thác trong những lô biển đó.
    Năm 2007, công ty BP Inc của Anh quốc đã ngưng kế hoạch khai thác ngoài khơi Việt Nam vì cuộc tranh cải chủ quyền giữa Hà Nội với Bắc Kinh.
    Tàu cá của Việt Nam thường bị chặn, ngư dân Việt bị tàu tuần của Trung Quốc bắt giữ tại các vùng biển có tranh chấp, khiến Hà Nội rất bất mãn. Trong nhiều trường hợp, tin tức cho hay ngư dân Việt chỉ được trả tự do sau khi chính phủ Việt Nam phải trả tiền cho Trung Quốc.
    Năm 2002 các quốc gia hội viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã cùng Trung Quốc ký kết một văn kiện không có tính ràng buộc về pháp lý. Đó là Bản Tuyên Bố về Ứng xử của các “bên” trong vấn đề biển nam Trung Hoa, hay biển Đông. Bản tuyên bố kêu gọi các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông hãy thể hiện tự kềm chế, tránh những hành động có thể gây thêm sự căng thẳng, như xây dựng cơ sở quân sự hay tổ chức tập trận.
    Hầu hết các nước có xác lập chủ quyền trong khu vực này đều tổ chức những tour du lịch tới tại những đảo họ chiếm giữ hay quanh đó, nhằm mục đích củng cố lời xác lập chủ quyền.
    LUẬT QUỐC TẾ:
    Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 (viết tắt là 1982 UNCLOS, hay UNCLOS, United Nations Convention on the Law of the Sea) cho phép những nước có bờ biển được xác lập chủ quyền trên hai khu vực: 1. Vùng lãnh hải: là lãnh hải giáp giới bờ biển tính từ bờ biển ra xa 12 hải lý, bao gồm vùng bờ biển của các hải đảo ngoài khơi, và 2. Vùng đặc quyền kinh tế, viết tắt là EEZ (Exclusive Economic Zones), tính từ bờ biển ra xa 200 hải lý.
    Thoe Công ước UNCLOS, những vùng xác lập chủ quyền chồng lấn lên nhau cần được giải quyết qua những thể thức trọng tài đặc biệt (ad hoc arbitration) hoặc giải quyết qua các tòa án quốc tế.

    VỊ THẾ CỦA HOA KỲ:
    Hoa Kỳ không phê chuẩn UNCLOS, phản đối một điều khoản về việc khai thác khoáng sản dưới thềm lục địa. Tuy nhiên khi lên án Trung Quốc liên quan đến vấn đề gọi là đi lại bất hợp pháp trong lãnh hải được coi là có chủ quyền, Mỹ viện dẫn điều khoản cho phép các nước được hoạt động thu thập tin tức tình báo trong các vùng đặc quyền kinh tế. Máy bay và tàu thủy tuần thám của Hoa Kỳ vẫn thi hành những cuộc thăm dò trên biển từ lâu nay. Mối quan tâm chính yếu của về an ninh của Mỹ trong khu vực biển Đông này là các hành lang giao thông trọng yếu đối với việc vận chuyển thương mại cũng như đối với tàu chiến phải được mở tự do.

    TRUNG QUỐC:
    Trung Quốc có ký kết và phê chuẩn UNCLOS. Bắc Kinh tuyên bố tất cả hải đảo, quần đảo trong biển Đông đều là của Trung Quốc từ thời cổ xưa.

    MALAYSIA:
    Malaysia tuyên bố sự xác lập chủ quyền của họ trong khu vực biển Đông đều phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp quốc tế theo như một bản đồ của Malaysia miêu tả. Bản đồ này được Kuala Lumpur công bố năm 1979, xác định ranh giới thềm lục địa của Malaysia.

    PHILIPPINES:
    Năm 1978, cựu Tổng thống Philippines Ferdinamd Marcos ký một sắc luật xác định toàn thể lãnh hải (khu vực Trường Sa) thuộc về Philippines, và vẽ lại bản đồ Philippines. Manila cũng là nước ký kết và phê chuẩn công ước UNCLOS, và thông qua đạo luật xác nhận tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

    ĐÀI LOAN:
    Hiến pháp Đài Loan xác định chủ quyền trên các quần đảo Trường Sa., Hoàng Sa và Đông Sa (nhóm đảo Pratas, ở 340 km đông nam Hồng-Kông).

    [​IMG]
    Vị trí đảo Hòn Ông, nơi hải quân Việt Nam tập trận hôm 13 tháng 6, 2011.

    VIỆT NAM:
    Hà Nội phê chuẩn Công Ước UNCLOS. Năm 2009, Việt Nam và Malaysia cùng phối hợp đệ trình Liên Hiệp Quốc một văn kiện pháp lý trình bày sự xác lập chủ quyền, nhấn mạnh ở điểm Trung Quốc muốn thương lượng với từng nước xác lập chủ quyền ở biển Đông trên căn bản song phương, trong khi các quốc gia liên quan thúc đẩy một giải pháp đa phương cho cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.

    BRUNEI:
    Brunei xác lập chủ quyền một phần biển Đông, coi đó là Vùng đặc quyền kinh tế của vương quốc, trong đó có bao gồm Đá Louisa (Louisa Reef)


    .
  4. tiendamquang

    tiendamquang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    4
    Mod ân xá cho Thai_duong đi Mod ơi.
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bác Thái dương tài cao, đức trọng
    Và tình yêu đất nước khôn cùng
    Tiếc rằng, bác bị gạch tên
    Bác ơi, làm chén, đỡ phiền mấy hôm.
  6. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Đường cao tốc Trung Lương này thấy bảo do Tàu làm.
  7. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Công tác truyền thông của VN về vấn đề này còn khá yếu, mặc dù đã cải thiện thời gian (rất) gần đây.

    Không chỉ dừng lại ở 1 trang web mà cần có 1 chiến lược chuyên nghiệp.
  8. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Kính gửi MOd warrent,

    Vi phạm của Thái Dương quá rõ rồi, nhưng với đề tài hoàn toàn mới về sự an nguy của dân tộc Thai Duong là người đầu tiên vi phạm trong trạng thái mới này nên kính mong Mod xem xét ân xá.

    Chúng ta đã nới rộng khuôn thước để cùng thảo luận cho đất nước thân yêu khi nguy cơ giặc giã, xin Mod ân xá cho Thái Dương và cũng qua đó nhắc nhở các mem khác.

    Trân trọng cám ơn Mod WR.

    @Thai_Duong
    Nhớ bình tĩnh hơn khi tranh luận nhé.
  9. chenvn2011

    chenvn2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2011
    Đã được thích:
    0
    có cần thiết phải xin mod mở khóa không ?
  10. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Có.

    Nhớ các vần thơ của cụ í.

    :-bd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này