Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6949 người đang online, trong đó có 864 thành viên. 12:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110231 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Tàu khu trục nhỏ "Gepard 3.9" của Nga được phát triển trên nền tảng dự án tàu 11.660 của Nga. Dự án này được thành lập là nhằm để phát triển loại tàu tuần tra mới tìm kiếm cũng như theo dõi và kiểm soát bề mặt, dưới nước và các mục tiêu trên không. Hoàn thành được cả các hoạt động độc lập hay hết hợp với các hoạt động khác, tuần tra bảo vệ biên giới biển.
    Nhiệm vụ cấp thiết

    Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, hải quân Nga đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết là chế tạo ra loại tàu tuần tra mới thay thế cho các tàu hộ tống nhỏ lớp Koni, Grisha và Parchim và đảm bảo có thể độc lập chống lại các tàu nổi, tàu ngầm và các mục tiêu trên không của đối phương.

    Cục thiết kế ZPKB Zelenodolsk của Nga đã đáp ứng yêu cầu trên bằng việc bắt tay thực hiện đề án 11660. Nhưng tới cuối năm 1988, tất cả các dự án trên đã bị buộc phải ngừng lại do thiếu tài chính.

    Kết quả là ZPKB Zelenodolsk đã lựa chọn phát triển chỉ một số các tàu có khả năng cải tiến và nó được đặt tên là dự án 1166.1 sản xuất các tàu "Tatarstan" được biên chế vào lực lượng hải quân Nga từ ngày 7/12/2002 hiện là chủ lực trong hạm đội Caspi và các loại tàu dành cho xuất khẩu như pr.1166.1 Cheetah và pr.1166.1 Gepard 3.9.

    Các thế hệ tàu của đề án 1166.1 lớp Gepard


    Lớp Gepard được thiết kế như một loại tàu chiến trọng lượng nhẹ, giá thành không quá đắt cho xuất khẩu với 5 thế hệ tàu là:

    Gepard-1: Có bãi đáp trực thăng nhưng không có khoang chứa máy bay.

    Gepard-2: Có bãi đáp trực thăng và chỗ chứa máy bay.

    Gepard-3: Tăng sườn ngang lên 13,8m; lượng rẽ nước lên 2.100 tấn khi đầy tải; một Kortik CIWS đặt phía trước thay thế cho các AK-630; nhà chứa máy bay. Có bãi đáp trực thăng và chỗ chứa máy bay.

    Gepard-4: Phiên bản không có trang bị vũ trang mà chỉ dành cho tìm kiếm cứu hộ dù các điểm đặt vũ khí vẫn được chế tạo. Có bãi đáp trực thăng và chỗ chứa máy bay.

    Gepard-5: Có bãi đáp trực thăng, không nhà chứa máy bay, tầm hoạt động lên tới 11.000 km, tốc độ tối đa 23 hải lý, các turbine được thay thế bằng 2 động cơ diesel 8.000bhp.

    Tàu Việt Nam mua có gì mới?

    Trong một hợp đồng được ký kết giữa Hải quân Việt Nam và Nga năm 2008, phía Việt Nam đã đặt mua của Nga 2 chiếc tàu đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải quân và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển.

    Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.


    2 chiếc tàu Hải quân nước ta đặt mua đã có thêm một số cải tiến mới so với nguyên bản của chiếc Gepard 3.9 mang tên là Gorky.

    "Chúng tôi đã cải tiến thiết kế cho các tàu của hải quân Việt Nam bằng việc bổ sung tính năng tàng hình và trang bị thêm một số thiết bị khác trên boong tàu" - Leonid Sharapov, giám đốc Cục thiết kế Zelenodolsk cho hay.

    Thiết kế mới giúp cho các tàu khu trục của Hải quân Việt Nam có thể đảm bảo được chỗ ăn ở cho 103 thuyền viên và hệ thống điều hòa không khí mới, hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Có thể mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 hoặc máy bay trực thăng KA-31 ở khu đuôi tàu có nhiệm vụ chính là chống ngầm.

    Chiếc tàu thứ hai cũng đã được cắt băng khánh thành tại nhà máy Zelenosolsk hôm 16/3/2010. Trong các tháng tới nó sẽ được chạy thử nghiệm trước khi trở về biển Đông của Việt Nam.

    Tính năng kỹ thuật của mẫu Gepard 3.9

    Gepard 3.9 có khả năng hoạt động độc lập cũng như có thể tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, tiêu diệt các mục tiêu trên không.

    Gepard 3.9 rẽ nước 2.100 tấn, dài 102,2m, rộng 13,1m, mớn nước cao 3,8m.

    Tốc độ tối đa 28 hải lý/ giờ.
    Tầm hoạt động 5.000 hải lý.
    Độ dài của một chuyến đi: 20 ngày.
    Hệ thống điều hòa không khí hiện đại.
    Sử dụng turbine dùng cả dầu và khí gas có thể đi 5.000 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu.


    Xuất xứ: xưởng đóng tàu Zelenodolsk trên sông Volga, ở cộng hòa Tatarstan.
    Đơn giá: khoảng 35 triệu USD/chiếc Gepard 3.9.
    Hệ thống vũ khí

    Trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ có 16 quả tên lửa chống tàu nổi Kh - 35E.

    Một súng 76,2 mm AK-176M đặt ở mũi tùi dùng để chống mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15km và bay cao 11,5km.

    3 tên lửa pháo phòng không cao tốc Palma-SU có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000m và bay cao 3.500m, thời gian phản ứng của hệ thống là 3,5s. Có thể tác chiến chống máy bay, trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu trên không. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

    Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

    Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera thường 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.

    2 súng máy 30mm AK-630 M.

    2 ống phóng ngư lôi 533 mm.

    1 dàn 12 ống phóng rocket RBU-6000 chống ngầm.

    Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade, một loại tên lửa chống hạm.

    Một số hình ảnh của tàu Gepard 3.9:

    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



  2. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Các tàu khu trục nhỏ, tàng hình, đa chức năng sẽ là xu hướng chủ đạo của công nghiệp đóng tàu chiến mặt nước thế kỷ 21.
    Chiến tranh thế giới thứ 2 và những năm chiến tranh lạnh, các thiết giáp hạm, tuần dương hạm hạng nặng đã bộc lộ nhiều điều bất cập và các điểm yếu chết người.
    Dù được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh, với thời gian hoạt động kéo dài hàng tháng trên biển, nhưng kích thước khổng lồ khiến các thiết giáp hạm, tuần dương hạm hạng nặng có chi phí vận hành tốn kém, khả năng xoay xở và tốc độ chậm khiến các chiến hạm này dễ bị tổn thương trong tác chiến.
    Sự phát triển mạnh mẽ của các tên lửa chống hạm khiến tuần dương hạm hạng nặng dễ trở thành "miếng mồi ngon". Kích thước đồ sộ, độ bộc lộ radar lớn, chúng dễ dàng bị phát hiện và tấn công từ xa.


    Ngày nay, các thiết giáp hạm đã ngưng sử dụng, chỉ còn tuần dương hạm hạng nặng chỉ còn trong trang bị của Nga và Mỹ.


    Ưu điểm của tàu khu trục nhỏ


    Ngày nay, các quốc gia ven biển có nhu cầu lớn trong việc tuần tra bảo vệ an toàn vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế, đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập trái phép. Trong đó, nổi lên là nhu cầu sở hữu tàu chiến mới có thể đảm đương tất cả các vai trò nói trên.


    Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng đủ khả năng tài chính để trang bị cho mình một đội tàu chiến mặt nước hùng hậu. Quan điểm tác chiến hải quân mỗi nước cũng khác nhau nên nhu cầu cụ thể cũng rất khác nhau.


    Nắm bắt được xu thế đó, các nhà thiết kế đã cho ra đời các tàu khu trục nhỏ, có lượng giãn nước dưới 7.000 tấn, có trang bị đáp ứng hầu hết nhu cầu của hải quân mỗi nước.


    [​IMG]

    Tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng là lựa chọn số một của tác chiến hải quân hiện đại.


    Có thiết kế nhỏ gọn hơn các tuần dương hạm, tàu khu trục có chi phí vận hành thấp, thời gian bảo trì giữa 2 lần được kéo dài hơn. Ngoài ra, các hệ thống điện tử được thiết kế theo dạng mô đun mở cho phép thực hiện các nâng cấp về sau, kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng.

    Tàu khu trục nhỏ có khả năng hoạt động tốt tại các vùng biển nông, thích hợp trong việc đảm bảo công tác tuần tra vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế.

    Những tàu chiến này có tốc độ cao, độ bộ lộ radar thấp, thích hợp cho chiến thuật đột kích đánh nhanh rút gọn. Đây là sự lựa chọn hợp lý cho các quốc gia có năng lực tài chính hạn chế.

    Xu hướng tàu khu trục nhỏ lan rộng

    Pháp là quốc gia tiên phong trong thiết kế và phát triển các tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng. Điển hình là tàu khu trục tàng hình lớp La Fayette.

    Hiện tại, chiến hạm lớp La Fayette tàu khu trục tấn công chủ đạo của Hải quân Pháp và được xuất khẩu cho nhiều nước khác như Singapone, Arab Saudi...
    Nối bước theo Pháp, các quốc gia khác như Brazil, Canada, Israel và Anh đều cho ra đời các tàu khu trục nhỏ đa chức năng của riêng mình.

    Trong khu vực châu Á, nhiều nước đã tiệm cận xu hướng này. Điển hình là chương trình tàu khu trục nhỏ Type-054D của Trung Quốc, gần đây là chương trình tàu khu trục FFX của Hàn Quốc.

    [​IMG]

    Tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng Project 20380 của Hải quân Nga.

    Là một nước có nền công nghiệp hàng hải mạnh, Đức cũng đầu tư phát triển chương trình tàu khu trục đa chức năng tàng hình mới mang tên F-125.

    Ngay cả Nga, quốc gia có lực lượng hải quân mạnh với bề dày phát triển tàu khu trục cỡ lớn, tuần dương hạm hạng nặng cũng dần đi theo xu hướng này. Gần đây nhất, Hải quân Nga đã đầu tư đóng mới các tàu khu trục nhỏ tàng hình Project 20380. Hiện tại Nga đã hạ thủy một số tàu thuộc Project 20380.

    Dương như chỉ còn Mỹ chưa chú trọng tới vai trò các loại tàu khu trục nhỏ tàng hình. Điều này có thể xuất phát từ quan điểm tác chiến của Hải quân Mỹ thấy rằng, các tàu khu trục lớn và các tuần dương hạm hạng nặng vẫn còn đảm bảo yêu cầu tác chiến toàn cầu của họ và nền kinh tế hàng đầu đủ sức duy trì những hạm đội tốn kém hư vậy.

    Thế kỷ 20 từng được mệnh danh là thế kỷ của các thiết giáp hạm và tuần dương hạm hạng nặng. Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của các tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng?
  3. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Thông tin ít ỏi về một chủng loại máy bay hết sức hiện đại được quân đội VN nhập về trang bị cho lực lượng không quân thi thoảng được các cơ quan truyền thông nước ngoài đưa tin. Thế nhưng những ai am tường thị trường xuất khẩu vũ khí đều biết rõ dòng máy bay chiến đấu nổi tiếng này của hãng Sukhoi (Nga) đã có mặt tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia.
    Cận cảnh "đàn chim sắt" khổng lồ

    Không như những gì chúng tôi hình dung, sân bay quân sự rộng mênh mông lại mang dáng vẻ đầy yên tĩnh, thanh bình. Đang mùa mưa, cây cỏ chung quanh phủ lên một màu xanh tươi mát mắt. Đường dẫn đến khu vực đường băng dường như càng lúc càng mở rộng ra theo tầm nhìn. Người sĩ quan dẫn đường giải thích: "Máy bay cất, hạ cánh với hai đường băng dài 3.000m. Kết cấu hạ tầng nơi này đủ cho hàng trăm máy bay cùng lúc hoạt động. Có thể nói đây là một trong vài sân bay quân sự lớn nhất hiện nay".

    Những tia nắng chiều yếu ớt hắt lên mái vòm dãy hăng-ga (một loại boong-ke dành cho máy bay đậu) như báo hiệu hoàng hôn đang từ từ buông xuống. Hàng chục "con chim sắt" đang nằm im trong "tổ", cánh xòe ra với tất cả dáng vẻ uy nghi. Mọi người dường như chưa cảm nhận hết "độ lớn" và uy lực của loại máy bay lừng lẫy này. Cho đến khi chúng tôi tiếp cận khu trực chiến, được "sờ tận tay" mới thấy một cảm giác gần như choáng ngợp.

    [​IMG]

    Phải nói hình ảnh chiếc Su-30 MK2 đăng tải trên báo chí hay trên mạng internet trông có vẻ "bình thường thôi". Nhưng đó thực sự là "con chim sắt" hết sức to lớn. Các loại máy bay cường kích và tiêm kích mà chúng tôi từng thấy tận mắt như A37, F5, Mig 21 sẽ trở nên "tí hon" nếu đặt cạnh những chiếc Su-30 MK2 dũng mãnh này. Sĩ quan trực chiến Phan Xuân Tình cung cấp mấy thông số đáng chú ý: máy bay cao 6,36m, chiều dài 21,9m, sải cánh 14,7m và trọng lượng khi cất cánh tối đa lên tới 38 tấn. Su-30 MK2 có thể đạt tới vận tốc cực đại 2.600 km/giờ với tầm hoạt động 3.000 km. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30 MK2 tăng tầm hoạt động lên tới 8.000 km.

    [​IMG]

    Trên đường băng

    Dòng máy bay Su-30 có nhiều phiên bản dành xuất khẩu cho các nước khác nhau. Phiên bản Su-30 MK2 dành cho VN có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp. Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30 MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) nhằm đánh chặn và giành ưu thế trên không. Khi chuyển sang làm nhiệm vụ cường kích, có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay này cũng là "nắm đấm" lợi hại trong các trận không - hải chiến, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.

    Sức mạnh hỏa lực

    Thượng úy - kỹ sư vô tuyến và chuyên ngành điều khiển vũ khí Trần Văn Dư có nhiều đề tài về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tiết kiệm thao tác và thời gian trong điều khiển bay. Đó là cung cấp các dữ liệu có đủ thông tin về căn cứ, đường bay, điểm tập kích… nạp vào khối nhớ chương trình trên máy bay, làm tăng khả năng tính cơ động và tự động. Đây là đề tài có tính ứng dụng cao, được khen thưởng và báo Phòng Không - Không Quân đã có bài viết về chàng kỹ sư 36 tuổi này.

    Vừa đi tu nghiệp ở Nga 2 tháng trở về, thượng úy Dư đang hăm hở với những ý tưởng cải tiến mới. Theo anh, máy bay dù có hiện đại đến đâu đi nữa, muốn đánh trúng mục tiêu còn phụ thuộc vào yếu tố vũ khí. Tổ lái Su-30 MK2 có 2 phi công, phi công buồng trước lái chính thực hiện các động tác thao diễn và nhấn nút khai hỏa, phi công buồng sau làm nhiệm vụ điều khiển vũ khí. Sử dụng các thiết bị điện tử "bắt" mục tiêu và "lệnh" cho các loại vũ khí dẫn đường bám sát và tiêu diệt. Sự phân công hợp lý này làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu.

    Mang tới 8 tấn vũ khí các loại, Su-30 MK2 chứng tỏ sự vượt trội về sức mạnh hỏa lực. Chỉ riêng 12 tên lửa các loại lắp ở dưới cánh và thân máy bay đã nói lên tầm "sát thương" thật đáng gờm. Một cựu phi công từng lái Mig 21 bật thốt lên: "Ngày xưa đuổi theo những Thần Sấm, Con Ma máy bay ta chỉ mang được 2 trái tên lửa, nếu bắn hụt thì kể như hết đạn. Thấy cơ số tên lửa của Su-30 mà phát ham".

    [​IMG]

    Tên lửa tự điều khiển

    Có thể kể ra hệ thống vũ khí của Su-30 MK2: 1 pháo 30mm tự động cao tốc, tên lửa đối không tầm trung tự dẫn hồng ngoại, các loại tên lửa tự dẫn radar bán chủ động và chủ động. Các loại tên lửa chống hạm cao tốc tự dẫn radar chủ động, tên lửa chống radar tự dẫn thụ động, tên lửa tự dẫn laser và loại tự dẫn bằng truyền hình. Các loại bom đầu có gắn camera chụp ảnh có thể tự dẫn tới mục tiêu, cùng các loại bom chùm, bom cháy… Ngoài ra máy bay còn được trang bị một hệ thống radar quang và điện tử có khả năng phát hiện đến 15 mục tiêu, đồng thời điều khiển tấn công cùng lúc 4 mục tiêu. Những cặp "mắt thần" này dò tìm các mục tiêu trong khoảng cách 100-400 km.

    Đơn vị anh hùng

    Đoàn không quân C935 được thành lập ngày 21.5.1975 với trang bị ban đầu các máy bay thu được sau chiến tranh như A37, F5 và Mig 21 được điều từ miền Bắc vô. Khi bùng nổ chiến tranh biên giới Tây Nam, C935 đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt trên chiến trường Campuchia. Kết thúc chiến tranh, đơn vị đã nhận tặng thưởng cao quý danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang tháng 12.1979. Có 2 phi công của đơn vị được phong tặng anh hùng là các anh Lê Khương và Nguyễn Văn Kháng. Đoàn C935 cũng làm nhiệm vụ quốc tế huấn luyện một trung đoàn không quân nước bạn, tiền thân của lực lượng không quân hoàng gia Campuchia bây giờ.

    Ngày nay đứng trước yêu cầu bảo vệ bầu trời phía Nam cùng các khu đặc quyền kinh tế và biển, đảo; C935 từng bước được cơ cấu, trang bị mới và trở thành một đơn vị không quân có vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất. Được trang bị các loại máy bay tấn công Su-27 và Su-30, tầm hoạt động của C935 ngày càng vươn xa, đến tận các vùng biển, đảo xa xôi của tổ quốc. Thượng tá, chính ủy Trần Trọng Tuyến, một trong những phi công lão luyện cho biết: "Làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, chúng tôi phải luôn đảm bảo tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, không để xảy ra tình huống bất ngờ trên không".

    Các chuyến bay hằng ngày ngoài huấn luyện chiến thuật bay đêm, bay ngày còn kết hợp tuần tra trên biển. Thượng tá Phan Xuân Tình cho biết anh đã có nhiều chuyến bay ra Trường Sa, lượn vòng qua các đảo rồi quay về. Không nói cũng có thể biết chiến sĩ và bà con ta sống trên đảo xa vui mừng và yên tâm như thế nào khi thấy máy bay ta tuần tra vùng trời, vùng biển của mình. Cũng có nhiều chuyến bay hộ tống, bảo vệ trên tầm cao khi các đồng chí lãnh đạo cấp cao ra thăm quần đảo Trường Sa.

    Một cựu trung đoàn trưởng không quân cho biết đến năm 2015, lực lượng không quân sẽ xây dựng mới 3 trung đoàn Su-30, đây sẽ là lực lượng chủ lực của không quân trong thời hiện đại. Nói về công tác huấn luyện và đào tạo phi công trẻ, thượng tá Trần Trọng Tuyến cho biết: " Tất cả các phi công lái Su-30 hiện nay đều từng bay qua nhiều loại máy bay, từ Mig 21 đến Su-22 và Su-27. Để đảm bảo đủ lực lượng phi công trong tương lai, hiện nay có trên 50% gửi đi học tập ở nước ngoài, số còn lại được đào tạo ngay trong nước".
  4. Gatehn

    Gatehn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Đã được thích:
    0
    Có ông anh xuất ngũ về bảo riêng bộ binh VN có kiểu đánh mà ko bọn nào hoá giải được chứ đừng nói mấy thằng khựa con 1 vừa béo vừa đần
  5. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Việt Nam đã bắt tàu vào đóng hàng loạt 10 tàu (xuồng) tên lửa lớp Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu lớp này.
    [​IMG]
    Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam​

    Hai tàu đầu tiên đã được đóng tại Rybinsk và chuyển giao cho Việt Nam năm 2007-2008, Arms-Tass dẫn một nguồn tin tại Triển lãm Interpolytekh 2010 khai mạc tại Moskva ngày 26.10.2010 đưa tin.

    Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao.

    Theo Arms-expo, Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD và sẽ tiếp tục đến năm 2015.

    Tất cả tàu tên lửa do Việt Nam đóng sẽ được trang bị thiết bị của cả Nga và nước ngoài.

    Việt Nam sẽ đóng các tàu này với sự giám sát kỹ thuật từ phía hãng thiết kế là TSMKB Almaz (St. Petersburg) và Nhà máy đóng tàu Vympel.

    Trong hợp đồng đóng các tàu Molnya có phương án đóng thêm 4 chiếc nữa. Việc chuyển từ phương án sang hợp đồng cứng dự kiến thực hiện sau khi chuyển giao cho Hải quân Việt Nam những tàu đầu tiên do Việt Nam tự đóng.

    Trước đó, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật sự (FS VTS) của Nga Mikhail Dmitriev cho biết, Nga và Việt Nam đang có hiệp định đóng tàu tên lửa Nga theo giấy phép trị giá gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận được 2 tàu tuần tra Gepard-3.9 đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.

    Ông M. Dmitriev nhấn mạnh, “Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự, nước này nằm trong số 10 nước hợp tác với Nga ở quy mô lớn nhất”.
  6. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Hệ thống tên lửa hành trình Club-S sẽ được trang bị cho 6 tàu ngầm điện-diessel Projekt 636 Varshavyanka (NATO gọi là lớp Kilo) mà Việt Nam đặt mua của Nga, hãng tin ITAR-TASS dẫn lời phát biểu của Giám đốc về kinh tế đối ngoại Tập đoàn Morinformsystema-AGAT Rotislav Atkov phát biểu tại Triển lãm hải quân quốc tế DIMDEX-2010.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E/3M54E1 ClubS trang bị cho tàu ngầm Projekt 636M KiloTheo ông Atkov, các hệ thống tên lửa họ Club đã được lắp hoặc dự định xuất khẩu cho Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria và Việt Nam để trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm. "Trong đó, 2 tàu ngầm Projekt 636 của Hải quân Algeria đã được trang bị hệ thống Club-S, 6 tàu ngầm cùng lớp mà Việt Nam đặt mua cũng được trang bị hệ thống này", - ông Atkov nói.

    Danh mục ban đầu các hệ thống tên lửa họ Club gồm có các biến thể Club-N và Club-S dùng để trang bị tương ứng cho tàu nổi và tàu ngầm. "Hồi đó, Viện OKB Novator là nhà thầu chính, chúng tôi thì làm hệ thống điều khiển", - ông Atkov lưu ý. Sau đó, kể từ hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Club-M, "chúng tôi đã trở thành hãng thầu chính". "Bước phát triển tiếp theo của hệ thống này là hệ thống Club-K lắp trong contenơ mà chúng tôi lần đầu tiên trưng bày tại triển lãm ở khu vực này", - ông Atkov cho hay.

    "Liên quan đến hệ thống Club-U thì đây thuần túy là hệ thống dành cho hải quân với 3 loại bệ phóng - nghiêng, nghiêng có cơ cấu nâng, và thẳng đứng", - Atkov nói. Đặc điểm này của hệ thống cho phép hạn chế tối đa những thay đổi về kết cấu các con tàu khi hiện đại hóa để trang bị Club. Biến thể UKSK của nó “chỉ dành riêng cho thị trường Ấn Độ, bởi vì biến thể này dự định sử dụng được cả tên lửa siêu âm BrahMos do Nga và Ấn Độ liên doanh chế tạo.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (admship.ru)​

    Ông Atkov cho rằng, "thị trường các quốc gia vùng vịnh Persique là rất triển vọng đối với các hệ thống Club. Theo đánh giá của ông, "quân đội các nước này sẽ quan tâm nhất đến các hệ thống Club-M và Club-K.

    Club-M - là hệ thống tên lửa bờ biển cơ động đa năng, dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất. Một bệ phòng được lắp 6 tên lửa để trong contenơ chuyên chở kiêm ống phòng. Tầm bắn tùy theo loại tên lửa lửa là từ 15-275 km, trọng lượng phần chiến đấu từ 200-450 kg, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 5-10 m.
  7. Gatehn

    Gatehn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta chỉ cần nhờ 2 bác Nga và Mẽo cho phép nặn Nuke nấm độc nữa là yên tâm làm ăn
  8. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Frigate Gepard-3.9 thứ hai của Hải quân Việt Nam đã được xếp lên tàu để vận chuyển về Việt Nam.
    Sau khi hoàn thành tốt đẹp việc chạy thử và thử nghiệm bàn giao, thử nghiệm các hệ thống vũ khí và bảo đảm sinh hoạt, frigate Gepard-3.9 thứ hai do Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky đóng cho Hải quân Việt Nam, đã được gửi cho Hải quân Việt Nam.

    Ngày 25.5.2011, frigate đã được xếp lên tàu vận tải chuyên dụng EIDE TRANSPORTER. Thời gian để đưa tàu về Việt Nam sẽ mất khoảng 65 ngày đêm.

    Tất cả các cơ cấu, hệ thống và vũ khí của tàu phù hợp với yêu cầu của hợp đồng và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.

    Ngày 5.3, tại căn cứ hải quân Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate đầu tiên lớp Gepard-3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng.

    Frigate có tính năng tốt hơn về khả năng đi biển, cơ động, linh hoạt, khả năng điều khiển và cự ly hành trình. Theo yêu cầu của phía Việt Nam đưa ra sau khi tàu đầu tiên về tới Việt Nam, nội thất tàu thứ hai đã có nhiều cải tiến. Theo các chuyên gia, tàu thứ hai tiện lợi hơn trong bảo dưỡng và khai thác.
    Hợp đồng với Hải quân Việt Nam để đóng 2 frigate Gepard-3.9 do Viện ZPKB thiết kế được Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk ký vào tháng 10.2006. Hai tàu này được khởi đóng vào năm 2007 theo điều kiện hợp đồng do Rosoboronoexport và Chính phủ Việt Nam ký năm 2006. Theo thông tin hiện có, hợp đồng có giá trị 350 triệu USD.
    Gepard-3.9 dành cho Việt Nam là biến thể cải tiến của tàu Projekt 11661 Gepard-3.9. Tàu dành cho Việt Nam có ứng dụng công nghệ tàng hình. Tàu được trang bị một hệ thống phòng khong Palma-SU với hệ dẫn quang-điện tử mới và hệ thống tên lửa Uran.
    Frigate lớp Projekt 11661 dùng để tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và trên không khi hoạt động đơn lẻ hay trong đội hình binh đoàn tàu. Chúng có thể làm các nhiệm vụ hộ tống và tuần tra. Vũ khí gồm 2 cụmx4 ống phòng tên lửa chống hạm Uran-E, 1 pháo 76 mm АК-176М, 2 ụ pháo 30 mm AK-630M và các ống phóng lôi 533. Tàu có lượng giãn nước 2100 tấn, tốc độ 28 hải lý/h (52 km/h), thời gian hoạt động độc lập trên biển 20 ngày đêm. Trên tàu có thể bố trí trực thăng Ка-28 hay Ка-31.
    Phía Việt Nam đã tỏ ý muốn đóng theo giấy phép 2 tàu Gepard-3.9 nữa ở thành phố Hồ Chí Minh (hợp đồng phụ này hiện chưa thực hiện).
  9. lonrung

    lonrung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Đã được thích:
    0
  10. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Việt Nam phải có hạt nhân!
    Bọn Tàu, chúng đang buộc ta phải nhanh chóng có vũ khí hạt nhân.
    -------------------------------------


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này