Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3546 người đang online, trong đó có 229 thành viên. 23:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 110090 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. NYSE6868

    NYSE6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Đã được thích:
    7
    Sao đến giờ cũng còn nhiều thằng gà xông vào chửi Nguyễn Ánh quá nhỉ ...
  2. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Nó đâu có hiểu gì về lịch sử đâu bác à?
  3. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Lấy 1 cái Quảng Đông bằng cả VN thì ko thích, lại còn Quảng Tây nữa ... Toàn thích bỏ con cá bắt con tôm rồi nghĩ rằng mình bắt giỏi [:D]
  4. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Thế này nhé bác:
    Việc Nguyễn Ánh có công củng cố đất nước giai đoạn sau thì ko hề dính dáng tới Tàu (ngoài viêc hàng năm đem tài sản đất nước đi cúng cho nó). Còn phần dính dáng tới Tàu của Nguyễn Ánh thì toàn là tội - chả có tí công nào trong lĩnh vực đó cả.
    Vì tôi đã ko tranh luận về Nguyễn Ánh tiếp trong topic này để tránh gây loãng chủ đề rồi nên không đưa ra lý lẽ chi tiết thêm ở đây. Bác thích thì làm topic mới hoặc sang *******.org mở 1 cái chủ đề rồi gửi link ta tranh luận bên đấy.
    Nguyễn Ánh có cả công cả tội - vấn đề này không thể đem công thế tội được đâu.

    Còn bây giờ tôi đề nghị mọi người tập trung vụ liên quan đến Tàu đi nhé.
    Nếu nhiều bác còn cố tình đảo chủ đề từ chống Tàu Khựa sang bàn việc Nguyễn Ánh có công với nước hay không - mà chả dính gì tới Tàu Khựa cả, thì xin phép để tôi báo MOD về chuyện cố tình đảo chủ đề nhé. Tổ lái mới "điêu" nhưng còn cần phải "luyện" nhiều thêm nữa mới có thể qua mặt mọi người hen.
  5. BapCaiXanh

    BapCaiXanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Em thích bài này, ko biết các bác đọc chưa.............;))

    THƯ CỦA "EM VIỆT" GỬI CHO "ANH TRUNG"...

    THƯ GỬI ANH TRUNG
    Anh Trung ạ!.


    Sau khi cắm mốc chia đất xong xuôi, em thở phào "Thế là xong được một việc, dù có chịu tí thiệt thòi nhưng dù sao cũng đã xong cái vụ lằng nhằng này. Giờ anh tuy có to xác thật đấy, nhưng anh hết trò nhổ mốc lấn đất nhé!".​

    Xong rồi, giờ sang chuyện giải quyết chuyện... cái ao. Trước nay, vì anh to như... con tịnh, nên em nhịn để cho êm xong xuôi vụ đất cát. Giờ đất cát xong rồi, "sổ đỏ" đâu vào đấy rồi, anh định lè cái lưỡi bò bẩn của anh liếm nốt cái ao thì em thật, thế là *** được đâu, một vừa hai phải thôi chứ anh, tham gì tham quá thể vậy?.

    Cho nên là vụ 2007, lần cuối em nhịn nhục muối mặt với đám con cháu dại dột, nhao lên phản đối anh cái chuyện anh tuyên bố láo lếu "cái ao" là của anh tất. Lúc đấy "khổ nhục kế", em tóm đại một vài thằng làm trò, đét cho mấy roi vào mông đít cốt cho cho anh vui lòng, để anh em mình còn làm cho xong cái "sổ đỏ". Nay "sổ đỏ" xong rồi thì em kệ mịa, anh động vào "cái ao" là em bù lu bù loa, bật đèn xanh cho chúng nó đào mả bố anh lên đấy. Em *** đùa đâu!.

    [​IMG]

    Em thật! Anh em mình thì nói chung *** vấn đề. Nhưng bọn con cháu em, chúng nó quẫn quá rồi. Anh mà làm quá thì nó bật nốt cả em. Chúng nó bảo nhau: "Bố mình mà hèn nữa, thì cho bố hưu non. Chúng mình cho bố vào... Viện Dưỡng lão luôn!". Đành rằng anh em mình "môi hở răng lạnh", sau mấy vụ đất cát bán chác này nọ cũng rủng rỉnh túi, con cái cũng du học đâu vào đấy cả rồi. Nhưng bọn cháu chắt thì chúng nó đang kêu giời, vì giá cả leo thang lạm phát lạm phiếc, đau hết cả đầu, em chưa biết phải làm sao. May quá, anh lại giở trò đúng lúc này, thì em thật, anh to xác thật đấy, thâm thật đấy, nhưng quả này anh định chơi em thì anh hơi bị ngu. "Chó cắn áo rách" là chó ngu chứ còn gì!.

    May quá, giờ chúng nó có chỗ để xả xì troét rồi. Mấy tờ lá cải mõ làng vừa la làng lên phát. Anh thấy đấy. Bọn trí thức nửa mùa, phây búc phây biếc, hoắng hết cả lên đòi giết chết hơn tỉ thằng nhà anh ngay. Vua thua thằng liều, nhất là dạng Chí Phèo vô sản như mấy thằng cháu chắt nhà em, chó cùng dứt dậu nó húng lắm. Con sâu xéo mãi cũng quằn, anh công nhận không?.

    [​IMG]

    Mà *** biết bên nhà anh thế nào. Chứ nhà em thì phây búc phây biếc vẫn vô tư anh ạ. Cấm thế ***. Anh có muốn bị chơi 1 quả như thằng Mubarack hay thằng Gadhafi, thì cứ bảo em một câu. Em đảm bảo.

    Ờ thì "cái ao" cứ cho là của anh. Nhưng dậy... sóng thần. Đèo mẹ!. Em bật đèn xanh cho chúng nó tương gạch vỡ vào, thì đến váng bèo anh cũng *** có mà húp. Đừng nói chuyện "móc bùn" mới cả "thả thuyền giấy" nổi - chìm anh nhé!. Gần trăm triệu thằng nhà em ít đâu. Mỗi thằng nửa viên gạch vỡ, thì lấp mẹ ao luôn!. Thế cho nhanh!.

    Cho nên là anh cứ suy nghĩ đi. Anh đang làm ăn ngon lành thì cứ tập trung mà kiếm tiền đi. Chứ bây giờ đánh nhau, chưa biết thằng nào ăn được thằng nào. Trừ phi anh chơi hết gần trăm triệu thằng nhà em và mấy tỉ thằng còn lại trên quả đất này. Anh định làm thằng Hitler thứ 2 hả anh?. Ờ thì cứ cho là anh "thịt" được em thật. Nhưng để "thịt" được, thì chuyện làm ăn của anh cũng coi như tiêu luôn. Anh nhớ nhé!. Đau đầu phết đấy anh!.

    [​IMG]

    Cứ cho là em yếu. Cứ cho là em nhịn nhục giỏi. Em chỉ muốn được yên thân. Mấy lần anh có mang súng... hoa cải, ra bắn mấy thằng quăng chài ở ao, em cũng dắm mắt cho qua. Nhưng anh bẻ cần cắt cước của mấy thằng thuyền thúng dò ổ câu cá kiếm cơm ngay bờ ao sát đất của em, thì một lần nữa em thật, *** được đâu. Thằng ấy là anh cả, nó đang đi kiếm cơm cho em đấy anh.

    Nhân đây em cũng thông báo với anh tin buồn là thằng thứ Vinashin nhà em nó tèo rồi. Cả nhà giờ trông đợi vào mấy con mè ranh thằng cả giăng câu thôi. Anh làm thế!. Đèo mẹ!. Bọn buôn cá chúng nó sợ, chúng nó té hết, cá em ươn thì cả nhà em chết đói à?. Anh đã thấy anh vừa tham vừa ngu chưa anh?.

    Cho nên anh ạ!. Đêm nay, anh cứ nằm vắt tay lên trán mà suy nghĩ cho kỹ, rồi từ từ anh em mình nói chuyện phải quấy. Rồi có gì em sẽ dạy dỗ, bảo ban mấy thằng ku nhà em, nó thôi chửi bới lồng lộn rồng lộn lên đòi chiến!. Chứ em thật!. Súng hoa cải thì em không có, chứ phóng lợn thì nhà em lúc nào cũng sẵn anh ạ!. Chúng nó mà hô hào tru tréo phây búc phát nữa, thì ngay cả em cũng *** đỡ được cho anh đâu!. Em thật!.

    Vài lời tâm sự, có gì không phải anh bỏ quá cho!.

    Thằng em khờ dại bé bỏng của anh!

    Em Việt!...

    (Bạn đọc cung cấp bài viết của Đặng Thiều Quang Blog. Click vào đường dẫn nhưng không đọc được. Mọi người kiểm tra giúp nhé!. Thành thật xin lỗi tác giả vì mình copy lại từ Phot_phet Blog).
  6. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Bản tranh luận trên f319 thì là chính thức à??? Chính thức theo luật nào??? Có được ghi vào sử sách hay không??? :-"
  7. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam”:
    Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ
    * Thăm các di tích của vùng đất phát tích nhà Nguyễn

    [​IMG]
    Toàn cảnh hội thảo “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử VN” tại Thanh Hóa sáng 18-10 - Ảnh: Việt DũngTT - Dù được tổ chức tại một thành phố nhỏ như Thanh Hóa, hội thảo quốc gia “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử VN” (diễn ra trong hai ngày 18 và 19-10) vẫn thu hút hơn 400 nhà khoa học từ khắp đất nước và cả quốc tế tham dự, đóng góp những nghiên cứu mới nhất.
    Nghe đọc nội dung toàn bài:

    Có lẽ ban tổ chức hội thảo cũng hơi bất ngờ khi nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học và dư luận xã hội như vậy.
    Tình cảm của hậu thế dành cho những giá trị lịch sử
    Không chỉ có các nhà khoa học mà còn có các nhà chính trị: nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu, phó trưởng Ban tuyên giáo T.Ư Vũ Ngọc Hoàng... và không chỉ là những hậu duệ của các chúa Nguyễn ở cố đô Phú Xuân hay đất phát tích Thanh Hóa, mà còn là hậu duệ của dòng họ Nguyễn ở khắp VN, ở nước ngoài cũng về quê tham dự ngày trọng đại này.
    Một cuộc triển lãm mini đã được diễn ra ngay tại sảnh chính của địa điểm hội thảo. Những hình ảnh của đoàn làm phim Đi tìm dấu tích ba vua (Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân), từ những lăng mộ hoang tàn của vua Thành Thái ở Huế, đến nghĩa trang Ba Đồn - nơi chôn những người dân bị thảm sát vì theo phong trào Cần Vương, sang tận quần đảo Reunion - nơi vị vua yêu nước Duy Tân bị lưu đày… khiến người xem không khỏi xúc động và tự hào.
    Xúc động vì biết được những câu chuyện ngoài sử sách - cha ông ta đã anh dũng lựa chọn sự hi sinh như vậy và đã nhận lấy những bi kịch mà chỉ lịch sử mới minh oan được. Và tự hào vì sau rất nhiều lớp bụi thời gian, cuối cùng con cháu hôm nay cũng tìm được đến tận nơi, cả những góc tận cùng trái đất, bên kia đại dương để nâng niu nắm xương lưu đày của cha ông mang về đất mẹ.
    Ngay trước giờ khai mạc hội thảo, 10 phút trong bộ phim vừa hoàn thành được công chiếu, và tất cả cử tọa đã ngồi lặng trước màn hình khi giọng nhà thơ Nguyễn Duy cất lên: “Thịt da lưu lạc xứ người/Mà linh hồn vẫn ở nơi quê nhà… Bao triều vua phế đi rồi/Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ”… Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân… chính là những hậu duệ cuối cùng xứng đáng với những vị tiên hiền - Nguyễn Hoàng đã từ mảnh đất Thanh Hóa ra đi mở mang bờ cõi cũng vào một ngày cuối thu đầu đông như thế này, 450 năm trước.
    Ít có hội thảo khoa học nào diễn ra nghiêm túc mà cảm động như vậy.
    Khách quan, trung thực, công bằng
    Trong lời khai mạc hội thảo, GS sử học Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN - đã đề xuất những tranh luận về mặt tích cực lẫn hạn chế của vương triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử VN cần khách quan, trung thực, công bằng, để hội thảo có thể đi đến những nhận xét toàn diện.
    Do những biến động lịch sử, cách nhìn nhận và đánh giá của hậu thế về vai trò của chúa Nguyễn và triều Nguyễn có rất nhiều thay đổi qua mỗi thời kỳ. Có khi một chiều ngợi ca, có khi phê phán, thậm chí mạt sát. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu “nhận thức lại lịch sử” đã trở thành nhu cầu của thời đại.
    Nhận thức lại triều Nguyễn - như GS Phan Huy Lê nói trong lời đề dẫn - luôn là một tất yếu, và một quá trình vận động, không có chân lý cuối cùng. Cũng vì thế mà tại hội thảo lớn nhất từ trước đến nay về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn có những vấn đề vẫn còn tiếp tục cần được làm sáng tỏ.
    Với khối lượng báo cáo đồ sộ: 91 báo cáo - 800 trang khổ lớn, trong buổi sáng đầu tiên của hội thảo các nhà khoa học đã chia làm ba nhóm đề tài chính để thảo luận: “Chúa Nguyễn”, “Vương triều Nguyễn”, “Di sản văn hóa”. Với từng nhóm đề tài, hội thảo đã đặt ra những vấn đề có thể đạt đến sự thống nhất và những vấn đề sẽ còn phải tranh cãi.
    Về chúa Nguyễn, công lao không thể phủ nhận là: khai phá và xây dựng Thuận - Quảng, mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền trên đất Nam bộ. Nhưng còn tranh cãi gay cấn nhất là quan hệ Nguyễn - Tây Sơn và xác định công lao thống nhất đất nước. Hành động cầu viện Xiêm của Nguyễn Ánh - tuy không thành vì 5 vạn quân Xiêm đã bị chiến thuyền của Nguyễn Huệ đánh tan tác ở Rạch Gầm - Xoài Mút, nhưng cũng vẫn cần được đặt lên bàn cân lịch sử để cân công - cân tội.
    Về vương triều Nguyễn, thành tựu vĩ đại nhất là đã xác định chủ quyền lãnh thổ trên một dải giang sơn tương đương nước Việt hiện nay; xây dựng được chính quyền quân chủ tập trung hoàn thiện nhất trong lịch sử đất nước; thiết lập bộ máy luật pháp, hành chính; xây dựng nền kinh tế có chủ quyền, có thông thương; bắt đầu manh nha ý tưởng canh tân xã hội. Nhưng cũng không thể không đặt ra trách nhiệm về việc đã lãnh đạo một cuộc chiến không cân sức, với những sai lầm về chiến lược dẫn đến thất bại trước sức mạnh quân sự Pháp, dẫn đến mất nước hoàn toàn vào tay thực dân Pháp năm 1885.
    Với các di sản văn hóa triều Nguyễn cũng vậy. Ba di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: đô thị cổ Hội An, kinh thành Huế, nhã nhạc cung đình Huế. Hệ thống giáo dục, thi cử thời Nguyễn, hệ thống văn bia đồ sộ, kho thư tịch khổng lồ… còn lại đến ngày nay ghi nhận thành tựu vĩ đại mà dân tộc ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn…
    Nhưng cũng không thể không nhận thấy chính tinh thần Nho giáo rập khuôn của phong kiến Trung Hoa đã không còn là công cụ để trí thức VN nhận thức thời đại, chính vì thế các ý tưởng canh tân của những vị vua như Minh Mạng đã không thể kịp vận hành để thành thể chế khiến VN trở nên yếu ớt và lạc hậu trước các thế lực kinh tế, quân sự từ phương Tây tràn sang.
    Với những “công” và “tội” ấy, triều Nguyễn - một trong những triều đại vĩ đại và phức tạp nhất trong lịch sử dân tộc - đang cần được và đòi hỏi các nhà khoa học phân tích, đánh giá lại khách quan, công bằng, trung thực, tạo những tiền đề khoa học cho việc biên soạn lại một bộ quốc sử của thời đại chúng ta. Mà một tiền đề quan trọng là những kết luận từ hội thảo này, sau ngày thảo luận cuối vào hôm nay 19-10.
    THU HÀ
    -------------------------
    Thăm các di tích của vùng đất phát tích nhà Nguyễn

    [​IMG]
    Các đại biểu dự hội thảo và đông đảo bà con xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hóa thắp hương tại lăng Trường Nguyên - Ảnh: Việt DũngTT - Chiều 18-10, các đại biểu dự hội thảo đã về xã Hà Long (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) viếng và dâng hương tại các di tích của vùng đất phát tích nhà Nguyễn. Kể từ sau Cách mạng Tháng 8-1945, khi triều đại nhà Nguyễn kết thúc, có lẽ đây là cuộc viếng thăm đông đúc nhất với sự có mặt của nhiều quan khách và đông đảo nhà nghiên cứu sử học của cả nước.
    Các đại biểu đã đến lăng Trường Nguyên được tương truyền là nơi an táng Nguyễn Kim (1467-1545) - thân phụ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng; viếng đình Gia Miêu - nơi thờ Thái bảo hoành công Nguyễn Công Duẫn, công thần của khởi nghĩa Lam Sơn, một vị tiên hiền của nhà Nguyễn.

    [​IMG]
    Đình Gia Miêu - Ảnh: Việt Dũng Đình Gia Miêu là ngôi đình lớn với kiến trúc chạm trổ đẹp nhất của vùng Hà Trung. Đặc biệt khu tôn miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1804 ngay sau khi lên ngôi. Lăng miếu Triệu Tường (được ví như thái miếu trong Đại nội Huế) được xây với chu vi 182 trượng, có thành cao hào sâu bao quanh, thờ các tiên tổ họ Nguyễn và Triệu tổ Nguyễn Kim, Thái tổ Nguyễn Hoàng.
    Công trình kiến trúc độc đáo này hiện còn lưu dấu trên ảnh chụp vào năm 1933, còn thực tế đã bị hoang phế, xuống cấp suốt mấy chục năm và bị hủy hoại hoàn toàn vào năm 1977. Các công trình này đã được xếp hạng di tích quốc gia. Hiện tỉnh Thanh Hóa đã có những thám sát, khảo cổ khu vực này để phục dựng lăng miếu Triệu Tường như xưa.
    L.Đ.DỤC
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bác mở riêng chủ đề về Nguyễn Ánh đi , rồi sẽ có một số anh chị em sang đó hầu chuyện bác . Đề nghị mình quay lại chủ đề chống Tàu xâm lược .
  9. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Chiến đến cùng với bọn chó đẻ Tàu....,![r23)]
  10. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn xác lập & thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thế kỷ XVII đến khi thực dân Pháp Xâm Lược và Đô hộ Việt Nam TS. Nguyễn Nhã

    I. Nhà nước Đại Việt thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa qua đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1801
    Trong thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tài liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tài liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (1686) trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản đồ và Phủ Biên tạp Lục (1776) của Lê Quý Đôn. Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686, có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (1776) là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có 2 đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. Khi quân Tây Sơn nổi dậy, dân xã An Vĩnh vẫn tiếp tục xin chấn chỉnh hoạt động ở Hoàng Sa với tờ đơn của ông HàLiễu gửi cho chính quyền Tây Sơn ngày 15 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) và Chỉ thị ngày 14 tháng 2 năm Thái Đức thứ 9 (1786) của Thái Phó Tổng Lý Quản Binh Dân Chư Vụ Thượng tướng Công gởi cho cai đội Hoàng Sa đi thuyền ra quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu hiện lưu giữ ở Nhà thờ họ Võ, xã An Vinh huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
    (xem Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân, Đề tài BĐHĐ 01-01, Khoa Sử, Đại học Quốc gia Hà Nội).
    Sau đó có những tài liệu thời Nhà Nguyễn như Dư Địa Chí trong Bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn cuối thế kỷ XVIII. Đại Nam Thực Lục Phần Tiền Biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844, tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. Việt Sử Cương Giám Khảo Lược quyển IV của Nguyễn Thông (1877) cho biết ở buổi quốc sơ thường kén những đinh tráng hai hộ An Hải và An Vĩnh. - Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần 2 và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản. - Trong quyển III Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, đời vua Minh Mạng, có 3 đoạn văn liên quan đến việc xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.
    1. Về những tài liệu của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy
    - Trước tiên là Hải Ngoại Kỷ Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Kỷ Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa và đã khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
    – Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa chưa thuộc về Trung Quốc. Khảo sát tất cả các bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả các bản đồ cổ nướcTrung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả các bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam của biên giới phía Nam của Trung Quốc.
    - Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1 năm 1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhằm nhiều cổ vật nhưtiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt Bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam. Bởi Trung Quốc không hề có tên Hoàng Sa và đã trùng khớp với việc xây miếu thờ ở Hoàng Sa từ lâu và kể cả thời Minh Mạng sau này của Việt Nam.
    2. Về những tài liệu Phương Tây cũng xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa

    Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.

    2.1. Đội Hoàng Sa, đội dân binh khai thác, quản lý Hoàng Sa & Trường Sa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
    Trước năm 1909, Trung Quốc cũng như các nước khác ở Đông Nam Á không có bằng chứng nào minh chứng họ quan tâm đến việc xác lập chủ quyền của Nhà nước trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đó, suốt trong ba thế kỷ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, một tổ chức dân binh Việt Nam, đội Hoàng Sa đã hoạt động tại Hoàng Sa và Trường Sa, vừa có nhiệm vụ kiểm soát, vừa khai thác tài nguyên ở các hải đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa. Các sử sách Việt Nam và của cả Trung Quốc đều chép đội Hoàng Sa được thành lập vào đầu thời Chúa Nguyễn. Hải Ngoại Kỷ Sự (Trung Quốc) viết năm 1696, chép thời Quốc Vương trước đã có những hoạt động của đội “Hoàng Sa” và Phủ Biên Tạp Lục viết năm 1776, chép “Tiền Nguyễn Thị”. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
    (1821) chép “Quốc sơ trí Hoàng Sa”. Đội Hoàng Sa đã hoạt động kể từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần đến hết thời kỳ Chúa Nguyễn, cả thảy 7 đời chúa, gần một thế kỷ rưỡi. Phong trào Tây Sơn nổi dậy, Chúa Nguyễn chạy vào đất Gia Định thì đội Hoàng Sa đặt Dưới quyền kiểm soát của Tây Sơn mà trong tài liệu còn lưu giữ tại Nhà thờ họ Võ tại phường An Vĩnh, Cù Lao Ré đã cho biết năm 1786 Thái Đức năm thứ 9, dân Cù Lao Ré đã xin chính quyền Tây Sơn cho đội Hoàng Sa hoạt động trở lại.
    Đến những năm cuối cùng của Tây Sơn, hoạt động của đội Hoàng Sa cũng bị ảnh hưởng, nên đến khi Gia Long năm thứ 2 (1803) mới cho đội Hoàng Sa hoạt động trở lại nhưĐại Nam Thực Lục Chính Biên, quyển XXII đã ghi rõ: “cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”. Năm 1815, vua Gia Long sai đội Hoàng Sa đi đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa. Theo những tài liệu như Dư Địa Chí, Hoàng Việt Địa DƯ Chí, Đại Nam Thực Lục Tiên Biên, Đại Nam Nhất Thống Chí, hàng năm đội Hoàng Sa bắt đầu đi từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8 âm lịch thì về. Riêng theo Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ thì lúc đi cuối Đông, không nói thời gian về; theo Phủ Biên Tạp Lục thường đi vào tháng giêng âm lịch đến tháng 8 về (nếu lương thực mang đi có 6 tháng, chép tháng giêng là nhầm).
    Từ tháng 3 đến tháng 8 tức khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch ở Quảng Ngãi là mùa khô, có gió Tây Nam rất thuận lợi cho việc đi biển, nhất là vùng Quảng Ngãi lại chỉ có bão trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch (tháng 9 Dương lịch đến tháng 12 Dương lịch), nhất là hai tháng 9 và 10 âm lịch. Lúc đầu đi sớm quá không thấy lợi, nên dời đến tháng 3 là điều hợp lý. Hầu hết các tài liệu đều viết tháng ba âm lịch đi từ Cù Lao Ré đến nơi bắt đầu hoạt động ở Hoàng Sa là 3 ngày 3 đêm. Riêng Đại Nam Nhất Thống Chí 3, 4 ngày đêm.
    Thời Chúa Nguyễn mỗi năm lấy 70 suất đinh để làm những nhiệm vụ của đội Hoàng Sa, song còn dựa vào khả năng đi biển mà tuyển chọn. Số lượng 70 là số lượng đặc biệt cho một đội dân binh như đội Hoàng Sa. Cũng theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn đã gọi quân nhân để chỉ những người trong đội Hoàng Sa, trong đó có 2 người bị trôi dạt vào Cảng Thanh Lan (Hải Nam) khi bị bão vào năm Càn Long thứ 17 (1754), còn tám người khác bị mất tích. Nhưthế mỗi thuyền trong đội Hoàng Sa có số lượng khoảng 10 người. Tại xã An Vĩnh, nay thuộc thôn An Vĩnh, xã Tự Kỳ còn di tích một ngôi miếu ở cạnh cửa biển Sa Kỳ là ngôi miếu Hoàng Sa vốn thờ bộ xương đầu của con cá voi, tương truyền do binh Hoàng Sa đưatừ Hoàng Sa về) và thờ lính Hoàng Sa, ngôi miếu này bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh và bộ xương cá voi thần linh ở miếu này được chuyển sang thờ tại lăng Thánh, ngay cạnh ngôi miếu xưa. Tại Cù Lao Ré nay là huyện đảo Lý Sơn vẫn còn Âm Linh Tự tức miếu Hoàng Sa, ở thôn Tây xã Lý Vĩnh, tức phường An Vĩnh xưavà Âm Linh Tự ngoài trời ở xã Lý Hải tức phường An Hải xưa. Cũng tại xã An Vĩnh và cả làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài đảo Cù Lao Ré) có tục tế đình và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch, tại các đình làng. Các tộc họ thường làm lễ vào ngày 19 tháng 2 âm lịch.
    Lính Hoàng Sa được tế sống vì nhiệm vụ quá nguy hiểm: "dễ khó về". Trừ các chỉ huy như đội trưởng, thuyền trưởng, các lính thường lấy trai tráng chưa có gia đình, vừa khoẻ mạnh vừa không vướng vợ con. Tại thôn An Vĩnh thuộc xã Tự Kỳ hoặc tại đảo Cù Lao Ré có nhiều gia đình còn gia phả và bàn thờ những người đi lính Hoàng Sa như Nhà ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh có Nhà thờ và gia phả ông tổ Phạm Quang Anh, người được vua Gia Long cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa năm 1815. Trong 6 tháng hàng năm từ năm này qua năm khác, đội Hoàng Sa mở rộng phạm vi hoạt động khắp các đảo san hô ở Biển Đông gồm quần đảo Hoàng Sa và kiêm quản đội Bắc Hải ở Trường Sa bây giờ. Nếu các đảo phía Bắc gần phủ Liêm Châu, Hải Nam (Trung Quốc) thì các đảo ở phía Nam tiếp tới là Côn Lôn, HàTiên. Dù chính đội Hoàng Sa không đủ lực lượng tự chính mình đi khắp nơi song lại kiêm quản các đội khác (nhưđội Bắc Hải) thì phạm vi hoạt động rõ ràng rất rộng, khắp các đảo Biển Đông chạy dài ngoài khơi dọc các tỉnh miền Trung Bộ Việt Nam khoảng Quảng Trị, Thừa Thiên, từ phía Tây Nam đảo Hải Nam xuống tới vùng TrườngSa hiện nay.
    Đứng đầu đội Hoàng Sa là cai đội như Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 đã ghi: “Lịnh cai đội Hoàng Sa tính quản”. Nhưbinh chế thời chúa Nguyễn mà chúng ta đã biết đội có cai đội và đội trưởng chỉ huy. Chức cai đội Hoàng Sa thường được kiêm luôn các chức khác nhưTrườnghợp Phú Nhuận Hầu kiêm cai thủ đồn cửa biển Sa Kỳ, kiêm cai cơ thủ ngự, nhưtheo tài liệu tờ kê trình của Phú Nhuận Hầu, ngày 1 tháng 10 năm Gia Long thứ 2 (1803), tài liệu hiện lưutrữ tại Nhà thờ họ Võ phường An Vĩnh nay là thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thủ ngự là đơn vị cai quản, tuần tra chống trộm cướp thời Nguyễn. Tùy theo mỗi năm, số thuyền đi từ 4 hay 5 chiếc đến 18 chiếc. Mỗi chiếc thuyền do chủ thuyền hay thuyền trưởng cai quản. Thuyền cũng là đơn vị nhỏ nhất trong phiên chế thời Nguyễn nhưchúng ta đã từng biết. Số lượng 70 suất chia ra ở các thuyền, đều là dân binh được gọi là “quân nhân” như Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 ghi chép. Những quân nhân này chủ yếu là dân gốc xã An Vĩnh và một phần là dân xã An Hải ở đất liền và ngoài đảo Cù Lao Ré. Xã An Vĩnh và xã An Hải ở hai bên cửa biển Sa Kỳ. Cùng với 2 phường An Vĩnh và phường An Hải do di dân đất liền ra Cù Lao Ré, trong đó xã An Vĩnh là chính, cung cấp dân binh cho đội Hoàng Sa. Trong hầu hết các sử liệu chỉ nói đến xã An Vĩnh, chỉ riêng Việt Sử Cương Giám Khảo Lược, quyển 4 của Nguyễn Thông là nói đến hai hộ An Hải và An Vĩnh tức hai phường An Vĩnh và An Hải ở đảo Lý Sơn hay Cù Lao Ré.
    Lương thực mang đi cho 6 tháng được Nhà nướccấp phát. Song chủ yếu là gạo còn thức ăn phần lớn họ phải tự bắt cá, bắt chim ở các đảo để sống. Họ phải mang củi lửa và theo lối truyền thống, bọn họ dấu những bếp ở mỗi thuyền bằng các nùi dây dừa khô giữ lửa lâu. Đời sống của quân nhân trong đó có đội Hoàng Sa thời Chúa Nguyễn khả quan hơn đời sống của người dân theo như Thích Đại Sán đã tả, rất khổ, phải nộp vào công khố bảy tám phần mười hoa lợi. "Người làm nghề đánh cá đem về nộp cả cho cai trưởng. Bọn này cấp hoàn cho bao nhiêu được bấy nhiêu... Gặp lúc Nhà nướccó việc công, cai xã bắt dân phu ra ứng dịch, mọi người phải lo cơm đơm, gạo bới đi làm”.
    Các quân nhân đội Hoàng Sa còn mang theo một đôi chiếu, 7 sợi dây mây (hay cây ré), 7 cái đòn tre. Nếu chẳng may có mệnh một ở giữa biển thì dùng chiếu ấy quấn xác, đòn tre dùng làm nẹp và lấy dây mây bó lại rồi thả xuống biển. Chiếc thẻ tre nhỏ ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người mất được cài kỹ trong bó chiếu, cũng là dấu hiệu nhận biết nếu có ai vớt được. Như thế Đội Hoàng Sa là đội dân binh do Nhà nướclập ra. Nhà nước bổ nhiệm chỉ huy đội kiêm chức vụ cai đồn cửa biển Sa Kỳ cùng chức thủ ngư, trông coi bắt giặc cướp biển và kiêm quản đội Bắc Hải ở Phía Nam, quản lý Biển Đông. Dân binh đi làm nghĩa vụ được cấp phát lương thực. Với những nhiệm vụ và tổ chức hoạt động kể trên, đội Hoàng Sa thu lượm trước hết những hải vật quý lạ ở Hoàng Sa như hải sâm, ốc hoa, ốc tai voi có chiếc lớn nhưchiếc chiếu, bụng có châu ngọc lớn nhưngón tay trẻ em, sắc đục không bằng sắc con trai châu song vỏ ốc có thể tách ra từng phiến, cũng có thể dùng vỏ ốc làm Thành vôi; có thứ ốc xà cừ, người ta có thể dùng để dát các đồ dùng; có thứ đại mạo hay đại mội, tức con đồi mồi rất lớn hay con hải ba (ba ba biển tục gọi là con trắng bông, cũng giống nhưcon đồi mồi, nhưng nhỏ hơn). Những hải sản quí trên tuy cũng có nộp cho Chúa hay Nhà vua khi xưng vương ở Phú Xuân theo qui định, song thường vẫn cho đội Hoàng Sa bán, thường thì bán cho thị Trườngở Hội An tiêu thụ nhiều và có giá hơn. Quan trọng nhất là các hàng hoá từ các tàu đắm mà Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư viết rằng hàng hoá thu được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng ống. Phủ Biên Tạp Lục thì ghi: những đồ hải vật nhưgươm và ngựa bằng đồng hoa bạc, tiền bạc, vàng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, khẩu súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ.
    Lê Quí Đôn hồi làm Hiệp Trấn Thuận Hoá trong Phủ Biên Tạp Lục có viết: “ông tra khảo sổ biên của cai đội Thuyên Đức Hầu”, người chỉ huy đội Hoàng Sa trong nhiều năm đã vào Phú Xuân nộp các sản vật thu lượm được từ Hoàng Sa cụ thể như sau:
    - Năm Nhâm Ngọ (1702), đội Hoàng Sa lượm được bạc 30 thoi.
    - Năm Giáp Tuất (1704), lượm được thiếc 5100 cân.
    - Năm ất Dậu, lượm được bạc 126 thoi.
    Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quý Tỵ (1713), tức là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy con đồi mồi và hải sâm. Cũng có lần họ chỉ lượm được mấy khối thiếc, mấy cái bát đá và hai khẩu súng đồng.

    2.2. Đội Bắc Hải hoạt động Dưới sự kiêm quản của đội Hoàng Sa trong khu vực phía Nam của Biển Đông tức quần đảo TrườngSa và vùng phụ cận
    Sớm nhất từ khi lănh thổ Đại Việt tới đất Bình Thuận vào khoảng năm 1697, đội Bắc Hải ra đời do đội Hoàng Sa kiêm quản. Càng ngày càng có nhiều đội khác cũng có chức năng và nhiệm vụ như đội Bắc Hải được Thành lập, vì chính quyền Nhà Nguyễn dần dần tìm ra các đảo san hô hết sức rộng ở Biển Đông. Song các chúa Nguyễn vẫn để đội Hoàng Sa kiêm quản để có một đầu mối, hầu có thể dễ dàng nắm tình hình ở Biển Đông. Như thế người chỉ huy đội Hoàng Sa là cai đội phải là vị quan lớn như cai đội Thuyên Đức Hầu đã được Lê Quý Đôn tra cứu sổ sách suốt từ 1702 (Nhâm Ngọ) đến 1713 (Quý Tỵ). Thuyên Đức Hầu đã được phong tàiớc hầu. Hoặc như Phú Nhuận hầu cũng thế trong tờ trình ngày 1 tháng 10 năm Gia Long thứ 2 (1803) đã kiêm luôn “khâm sai cai thủ” cửa biển Sa Kỳ, kiêm chức “cai cơ thủ ngự”, kiêm quản đội Hoàng Sa (tờ kê trình của Phú Nhuận hầu được lưugiữ tại Nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh nay là thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Khâm sai cai thủ là chức trông coi cửa biển, Thủ ngự là tổ chức tuần tra, chống trộm cướp thời Nguyễn. Chính Phú Nhuận hầu được giao nhiều chức vụ quan trọng. Cũng từ đó có uy tín để kiêm quản các đội khác như đội Bắc Hải. Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 của Lê Quý Đôn đã ghi chép rất cụ thể việc đội Bắc Hải như sau: “Họ Nguyễn còn thiết lập một đội Bắc Hải. Đội này không định trước bao nhiêu suất. Hoặc chọn người thôn Tứ Chính (ở gần bờ biển) thuộc phủ Bình Thuận, hoặc chọn người làng Cảnh DƯơng lấy những người tình nguyện bổ sung vào đội Bắc Hải. Ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi và chỉ thị sai phái đội ấy đi làm công tác”. "Những người được bổ sung vào đội Bắc Hải đều được miễn nạp tiền sưu cùng các thứ tiền lặt vặt nhưtiền đi qua đồn tuần, qua đò. Những người trong đội đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo thuộc vùng Hà Tiên để tìm kiếm, lượm nhặt những hạng đồi mồi, hải ba, đồn ngư (cá heo lớn nhưcon heo), lục quý ngư, hải sâm (con đỉa biển). Nhưthế về tổ chức, đội Bắc Hải không định trước bao nhiêu suất, số lượng tùy theo tình hình khả năng các thôn Tứ Chính thuộc phủ Bình Thuận hay làng Cảnh Dương, tình nguyện và được cấp văn bằng và sai phái đi hoạt động. Quyền lợi cũng nhưđội khác được miễn sưu cùng các thứ tiền lặt vặt như tiền đi qua đồn tuần, qua đò. Không thấy miễn tiền thuế. Cũng dùng thuyền tài nhân, thuyền câu. Phạm vi hoạt động ở phía Nam, ở quần đảo Trường Sa ngày nay, và cả Côn Lôn, Hà Tiên. Ở phía Nam Biển Đông khu vực Trường Sa hiện nay ít có bão lớn, không nguy hiểm, ít có vụ đắm tàu nên rất ít thu lượm được các sản vật từ tàu đắm như vàng bạc, súng ống mà chủ yếu là hải sản, đặc biệt là loại cá heo (đồn ngư)... Đội Bắc Hải được các tài liệu ở các thời gian sau (thế kỷ XIX) tiếp tục ghi chép. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên soạn xong năm 1844 chép rằng đội Bắc Hải mộ dân thôn Bình Thuận, Tứ Chính hoặc xã Cảnh DƯơng, được lệnh cưỡi thuyền nhỏ ra các đảo ở Bắc Hải lượm hoá vật, cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản. Đại Nam Nhất Thống Chí quyển 6, tỉnh Quảng Ngãi, soạn xong năm 1882 cũng còn viết "đội Bắc Hải ra đảo Côn Lôn tìm lấy hải vật cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản". Không có tài liệu nào cho biết đội Bắc Hải ngưng hoạt động trước hay sau đội Hoàng Sa, chỉ biết chắc chắn đội Bắc Hải ra đời sau đội Hoàng Sa và trước năm 1776 tức là trước khi Lê Quý Đôn viết Phủ biên Tạp Lục.

    II. Nhà Nguyễn tiếp tục sử dụng đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải khai thác và quản lý Biển Đông thời từ năm 1816 sử dụng thuỷ quân cắm cột mốc, bia chủ quyền theo cách người phương Tây cho đến khi Việt Nam bị Pháp xâm lược
    1. Nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa
    Sang thời kỳ Triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
    - Trước hết là Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa.
    - Trong Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (1851) có đoạn văn đề cập đến việc dựng miếu ở Hoàng Sa trong quyển 207 và đoạn văn trong bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ quyển 221 chép “Bộ Công tâu rằng: Hoàng Sa thuộc khu vực ngoài biển rất là hiểm yếu. Hàng năm cần phải đi thám dò khắp chỗ thuộc đường bể. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”.
    - Tài liệu rất quý giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương 1 ở HàNội. ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các Nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa Dưới triều Nguyễn nhưviệc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám. Sau đó lại tiếp tục. Tài liệu đặc biệt này trước đây được tàng trữ tại chi nhánh văn khố quốc gia ở Đà Lạt. Trước ngày 30-4-1975, Chính quyền Sài gòn cho chuyển về Nha Văn Khố ở Sài Gòn. Sau 1975 được đổi là Kho Lưu trữ Trung ương 2 và sau đó được chuyển ra Kho Lưu trữ Trung ương 1 ở HàNội.
    Về tài liệu của Tây Phương như:
    - Le Mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769 - 1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.
    - Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes của giám mục Taberd xuất bản năm 1833 cho rằng Hoàng đế Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816.
    - An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.
    - The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels.
    - The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
    2. Thủy quân triều đình Nhà Nguyễn,Việt Nam đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cột mốc ở quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa
    Trước khi lên ngôi Hoàng đế 1802, Nguyễn ánh cũng đã được anh em Dayotgiúp đo đạc hải trình ở Biển Đông trong đó có vùng quần đảo Hoàng Sa. Lúc đầu độiHoàng Sa có trách nhiệm xem xét đo đạc thủy trình nhưthời Gia Long, tháng giêng,năm ất Hợi (1815), Phạm Quang Anh, thuộc đội Hoàng Sa được lệnh ra đảo HoàngSa xem xét đo đạc thủy trình. Phạm Quang ảnh hiện được thờ tại từ đường tộc họPhạm (Quang) tại thôn Đông, xã Lý Vĩnh, xưalà phường hay hộ An Vĩnh tại huyệnđảo Lý Sơn (Cù Lao Ré). Đến năm Gia Long thứ 15, năm Bính Tí (1816), vua GiaLong lại ra lệnh cho cả thủy quân phối hợp với đội Hoàng Sa đi ra Hoàng Sa để xemxét và đo đạc thủy trình…Sang đến đời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quâncó trách nhiệm và thuê thuyền của dân hướng dẫn hải trình.Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165: “Xem từ năm nay vềsau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biền binh và giám Thànhđáp một chiếc thuyền ô nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho 2tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ HoàngSa”.
    Đo đạc thủy trình hay hải trình là đo đạc đường đi ngoài biển. Đây là mộttrong những nhiệm vụ chỉ đạo của Bộ Công cốt để đảm bảo an toàn cho các thuyềnbè đi trên biển trong đó có vùng biển Hoàng Sa. Việc đo đạc thủy trình và sau đó vẽbản đồ ở Hoàng Sa do Bộ Công chỉ đạo cùng với thủy quân phối hợp với giám Thành,với địa phương Quảng Ngãi và đội Hoàng Sa.Đối với việc đo đạc ở Hoàng Sa, thưởng phạt đặc biệt hơn. Vì thế từ thời vuaMinh Mạng năm thứ 17, việc phái thủy quân ra Hoàng Sa hàng năm rất đều đặn.Cũng có khi vì gió bão phải đình lại, sau lại tiếp tục. Tỷ nhưnăm Thiệu Trị thứ 5(1845) có dụ chỉ của vua Thiệu Trị đình hoãn, đến năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) cũngcho đình hoãn do Bộ Công tâu xin hoãn. Sau đó đến thời Tự Đức không còn ghi chéptrong sử sách nữa bởi theo phàm lệ sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên thời Tự Đứcnhững việc đã Thành lệ rồi không còn chép nữa.Thời gian đi vãng thám đo đạc ở Hoàng Sa thì bắt đầu triều Nguyễn theo lệkhởi đi vào mùa Xuân (kể từ kinh Thành Huế đến Quảng Ngãi), song cũng tùy nămsớm trễ khác nhau. Từ kinh Thành Huế, thuỷ quân tới Quảng Ngãi nghỉ ngơi vàchuẩn bị cũng mất một thời gian đáng kể. Nhưnăm Minh Mạng 19 (1838) lúc đầuấn định khởi hành hạ tuần tháng 3, nhưngvì gió Đông nổi lên liên tục kèm theo mưalớn, tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành được. Lúc đầu kế hoạch tính đo đạc giápvòng Hoàng Sa từ hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 6 là hoàn tất công việc.
    Sau dùcó đi trễ, thời gian hoàn tất tháng 6 vẫn không thay đổi. Nếu chậm trễ mà có lý do chính đáng thì không sao, song nếu tùy tiện thì bị phạt, hay làm không chu tất cũng bị phạt. Nếu hoàn tất tốt đều được thưởng. Trong khi năm Minh Mạng thứ 16 (1835), cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công tác đi Hoàng Sa về chậm trễ, đã có chỉ giao Bộ Công trị tội và bị phạt 80 trượng, song cho phục chức cai đội. Tộc họ Phạm Văn hiện có Nhà thờ họ và lăng mộ tộc họ ở thôn Đông xã Lý Vĩnh (trước đây là phường An Vĩnh). Hiện có hàng trăm hậu duệ đang sống tại huyện đảo Lý Sơn. Các viên giám Thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa chưa chu tất cũng bị phạt mỗi người 80 trượng. Song cùng đi chuyến này những người trong đội Hoàng Sa nhưVõ Văn Hùng (tộc họ Võ hiện còn từ đường ở thôn Tây, xã Lý Vĩnh, xưalà phường An Vĩnh, thuộc huyện đảo Lý Sơn), Phạm Văn Sanh (hiện họ Phạm Văn còn từ đường và khu "lăng" mộ ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) hướng dẫn, đo hải trình vất vả, được thưởng mỗi người 1 quan tiền Phi Long ngân tiền và bình thệ, dân phu 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đi theo cũng được thưởng mỗi người 1 quan tiền. Cũng thế vào năm Minh Mạng 18 (1837), do khởi hành chậm trễ, những người được kinh phái như thủy sư suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phái hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh (lần trước được thưởng) đều bị phạt. Trong khi các dân binh hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đi theo vẫn được thưởng 2 quan tiền. Những chi tiết trên đã minh hoạ rất hùng hồn việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trong việc đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ.
    Nhiệm vụ đo đạc ở Hoàng Sa được qui định cũng rất rõ ràng có ghi trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ quyển 165 cũng như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 221 như sau: “Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nướcbể nông hay sâu. Có cát ngầm, đá mỏm hay không, ở tình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ Thành đồ bản, chiếu khi khởi hành, do cửa bể nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thủy đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường? lại ở chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào? và phương hướng nào? Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường? Ghi nói minh bạch trong hoạ đồ để về trình lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”.
    Như thế việc đo đạc phải kết hợp với việc vẽ hoạ đồ mà chuyên viên vẽ hoạ đồ lại là các viên giám Thành. Việc đo đạc để vẽ bản đồ về Hoàng Sa Dưới triều Nguyễn đã được bắt đầu từ thời Gia Long 14 (1815), song đến đời Minh Mạng mới được thúc đẩy mạnh. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) các viên giám Thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Hoàng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa chưa chu tất đã bị phạt mỗi người 80 trượng như đã nêu trên. Tấu của Bộ Công vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836) cũng chỉ vẽ được một nơi và cũng chưa biết rõ nên làm thế nào. Theo dụ vua Minh Mạng ngày 13 tháng 7 năm thứ 18 (1837), thủy quân đi Hoàng Sa vẽ Thành đồ bản 11 nơi, tuy nhiên chưa được chu đáo lắm. Theo Tấu Bộ Công ngày 21 tháng 6 Minh Mạng thứ 19 (1838), thủy quân đệ trình sau khi đo đạc 3 nơi với 12 hòn đảo đã vẽ được 4 bức đồ bản, 3 bức vẽ riêng và 1 bức vẽ chung, song cũng chưa vẽ rõ ràng lắm, Bộ Công phải yêu cầu vẽ lại tinh vi hơn. Kỹ thuật đo đạc và vẽ bản đồ Hoàng Sa của Việt Nam vào thời kỳ Nhà Nguyễn tuy có kỹ, chu đáo hơn trước, song vẫn còn lạc hậu so với kỹ thuật tân tiến của Phương Tây lúc bấy giờ, nhất là chưa xác định được toạ độ theo kinh độ và vĩ độ trên toàn địa cầu.
    Vì thế, các hải đồ tuy có nhiều chi tiết, song không phải chỉ có hải đồ là có thể đi biển chính xác mà lúc nào cũng cần đến những người từng trải đã từng lái thuyền đến các vùng biển đã đi qua. Các hải đồ về Hoàng Sa vốn được các giám Thành vẽ hoặc được lưuở vệ giám Thành, hoặc ở thủy quân và Bộ Công. Rất tiếc qua cuộc binh biến ngày 4 - 7 - 1885 và cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp vào năm 1946, kinh Thành bị đốt phá, đã không còn giữ lại những tập bản đồ qúi giá về Hoàng Sa đã được vẽ rất kỹ lưỡng. Chúng ta chỉ biết chắc từ năm 1838 thủy quân triều Minh Mạng đã vẽ được một bản đồ chung về Hoàng Sa. Những người Pháp cộng tác với vua Gia Long, Minh Mạng như Chaigneau, giám mục Taberd đã viết rất rõ về những hành động của vua Gia long như Chaigneau đã viết trong hồi ký “Le mémoire sur la Cochichine" “Chỉ đến năm 1816, đương kim Hoàng đế đã chiếm hữu quần đảo ấy” hay giám mục Taberd viết: “Chính là vào năm 1816 mà Ngài (vua Gia long) đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong. Gutzlaff năm 1849 đã cho biết chính quyền Việt Nam thời Gia Long đã thiết lập một trại quân nhỏ để thu thuế và bảo trợ người đánh cá Việt Nam". Những người Phương Tây trên không phải là những nhà nghiên cứu nên chỉ ghi nhận sự kiện trước mắt, đương xảy ra, chứ không biết quá khứ từ lâu việc thực thi chủ quyền của Việt Nam nhưthế nào ở Hoàng Sa. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ, quyển 50 đã ghi chép hoạt động của đội Hoàng Sa để xem xét, đo đạc thủy trình do Phạm Quang Anh làm đội trưởng vào năm 1815. Đến năm 1816, vua Gia Long lần đầu tiên ban lệnh cho thủy quân với sự hướng dẫn của dân binh đội Hoàng Sa đi xem xét, đo đạc thủy trình ở quần đảo Hoàng Sa (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 52).
    Sang thời Nhà Nguyễn, nhất là từ thời Minh Mạng, thủy quân hàng năm liên tục đã Thành lệ đều đặn ra Hoàng Sa, Trường Sa đi vãng thám, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, và các hoạt động khác trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền này là một “lực lượng đặc nhiệm” gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương trong có dân binh đội Hoàng Sa. Kinh phái đứng đầu là thủy quân cai đội hay thủy quân chánh đội trưởng chỉ huy cùng với lực lượng thủy quân lấy trong vệ thủy quân đóng ở kinh Thành hay ở cửa Thuận An. Ngoài thủy quân kinh phái còn các viên giám Thành trong vệ giám Thành, là những chuyên viên vẽ bản đồ nhưđã trình bày ở trên. Tỉnh phái là các viên chức ở tỉnh Quảng Ngãi có nhiệm vụ phối hợp với kinh phái trong công tác hướng dẫn, cung cấp dân công, lo xây dựng, đồng thời còn điều động binh dân ở tỉnh Quảng Ngãi, có khi gồm cả dân binh tỉnh Bình Định nhưtrong chuyến công tác năm 1835 và 1837 đã dẫn trên đây.
    Nhiệm vụ của “lực lượng đặc nhiệm” luôn được Hoàng đế Việt Nam theo sát và ra chỉ dụ cụ thể nhất là Dưới triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, cho ta thấy nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm này quan trọng đến chừng nào. Cũng chính vua Minh Mạng ra chỉ dụ nói rõ việc làm cụ thể của từng chuyến đi. Tỷ như năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu trình lên vua về chuyến vãng thám Hoàng Sa của thủy quân, chính đội trưởng Phạm Hữu Nhật, vua Minh Mạng phê sửa (châu cải): “Báo gấp cho Quảng Ngãi thực thụ ngay, giao cho tên ấy (Phạm Hữu Nhật) nhận biên" và rồi vua Minh Mạng lại phê (châu phê): “Thuyền nào đi đến đâu, cắm mốc tới đó để lưudấu”. Cũng chính vua Minh Mạng theo dõi các chuyến đi công tác Hoàng Sa và đã nhiều lần ra chỉ dụ thưởng phạt. Thường dân binh đội Hoàng Sa ở Quảng Ngãi, Bình Định luôn được thưởng 1 hay 2 quan tiền và miễn thuế về sự cực khổ vất vả theo đoàn. Còn các viên chỉ huy nhưcai đội, chánh suất đội, các viên chức tỉnh phái mà chậm trễ đều bị tội. Các chuyến đi công tác ở Hoàng Sa cũng được tổ chức chuẩn bị kỹ lưỡng. Chỉ đạo ở trên có Hoàng đế và Bộ Công, thi hành có vệ thủy quân là chính phối hợp với vệ giám Thành, và tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Thời gian chuẩn bị, từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836) Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 154 có ghi rõ: “Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biền binh và giám Thành đáp 1 chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa”. Như thời gian hàng năm chuẩn bị từ hạ tuần tháng giêng (tháng 2 Dương lịch) đến thượng tuần tháng hai (tháng 3 Dương lịch) thì có mặt ở Quảng Ngãi, để sang tháng 3 âm lịch (tháng 4 Dương lịch) là lúc biển yên nhất thì khởi hành đi Hoàng Sa. Từ Quảng Ngãi, phải thuê 4 chiếc thuyền của dân. Đó là loại thuyền câu, song nhẹ và nhanh hơn, nhỏ hơn thuyền Điếu hải thuộc thủy quân ở các tỉnh trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Đến đời vua Minh Mạng, thuỷ quân mới được tổ chức thật qui củ có nhiệm vụ ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ còn có cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa. Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 6 đã ghi chép rằng trước năm Minh Mạng thứ 16, Nhà vua sai quân lính ra dựng bia đá làm dấu đã thấy có nơi phía Tây Nam đảo có ngôi cổ miếu, không biết kiến thiết vào thời đại nào và có bia khắc bốn chữ “Vạn Lý Ba Bình”. Nhưthế trước thời Minh Mạng đã có việc khắc bia, dựng miếu chùa rồi.
    Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công sang năm Minh Mạng thứ 15 (1834) phái người ra dựng bia chủ quyền. Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ, quyển 165 cũng đã chép rất rõ từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ công tâu vua cứ hằng năm cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng bia. Tập tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với lời châu phê của vua Minh Mạng cũng đã nêu rất rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc". Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, đệ nhị kỷ, quyển 6 còn ghi rõ: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưabinh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mỗi bài gỗ dài 5 thước rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ: “ Minh Mạng Thập Thất Niên Bính Thân thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tường đồ chí thử, hữu chí đẳng tài (tờ
    25b)”. (Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ) Mỗi năm cột mốc đều khắc rõ niên hiệu, năm, chức vụ, họ tên viên chỉ huy“lực lượng thủy quân đặc nhiệm”, được phụng mệnh ra Hoàng Sa và ghi dấu để nhớ.Nếu chỉ tính sử sách có ghi rõ tên những người chỉ huy đội thủy quân đặc nhiệm củacác năm cụ thể thời Minh Mạng nhưcai đội thuyền Phạm Văn Nguyên năm MinhMạng thứ 16 (1835), chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật năm Minh Mạng thứ17 (1836), thủy sư suất đội Phạm Văn Biện năm Minh Mạng thứ 18 (1837), thì sốđảo được đánh mốc cũng rất đáng kể. Mỗi thuyền 10 bài gỗ. Mỗi năm 4, 5 thuyền cóthể cắm mốc tối đa 40, 50 cột mốc tại các đảo, song rất khó tổng kết tổng cộng trênthực tế cắm cột mốc được bao nhiêu đảo.

    3. Thủy quân xây dựng chùa miếu và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
    Các vị vua chúa Việt Nam, nhất là thời vua Minh Mạng rất quan tâm đến việc dựng chùa miếu và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công cho tỉnh Quảng Ngãi cất miếu Hoàng Sa một gian theo thể chế Nhà đá. Việc dựng miếu này theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ, quyển 154, đã cho biết rõ năm Minh Mạng thứ 15 (1834) đã không thực hiện việc xây dựng miếu như dự kiến mà đến mãi đầu tháng 6 mùa hạ, năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua Minh Mạng đã cử cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám Thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu cách toà miếu cổ 7 trượng. Bên trái miếu, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong việc chớ không như các đoàn khác có nhiệm vụ lâu dài hơn.Thường ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây. Theo Việt Sử Cương Giám Khảo Lược của Nguyễn Thông, thì các quân nhân đến đảo thường đem những hạt quả thủy nam mà rải ở trong và ngoài miếu, mong cho mọc cây để tìm dấu mà nhận. Nhưthế cây trồng ở Hoàng Sa chủ yếu trồng bằng cách gieo hạt, quả chứ không trồng theo kiểu trồng loại cây con. Đó cũng hợp lý vì mang cây con ra biển đi trên thuyền nhỏ như thế cũng khó khăn, khó bảo Dưỡng được cây sống để mà trồng.
    Thời gian hoạt động hàng năm của thủy quân vào cuối mùa khô, kéo dài sang mùa mưa nhiều tháng trời, rất thuận lợi cho việc gieo hạt trồng cây. ý của vua Minh Mạng sai trồng cây cũng cho rằng gần đây thuyền buôn thường bị hại, nên trồng cây cũng cốt làm dấu dễ nhận ra đảo mà tránh thuyền bị tai nạn đâm vào đảo. Như thế, lợi dụng Việt Nam bị mất quyền tự chủ trong thời kỳ Pháp đô hộ, theo hoà ước 1884, quyền ngoại giao với nướcngoài do người Pháp đảm trách, chính quyền Quảng Đông, Trung Quốc lấy cớ các đảo ở biển Nam Hải vô chủ, đã tổ chức chiếm hữu bất hợp pháp, vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam vốn đã từ lâu. Trước năm 1909 chưa hề có một bản đồ nào của Trung Quốc ghi tên Tây Sa và Nam Sa. Cuốn sách "Trung Quốc Địa Lý Giáo Khoa Thư" do Thượng Hải Thượng Vụ An Thư Quán, xuất bản năm 1906 ghi điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam nhưsau: "Phía nam bắt đầu là vĩ độ 18013B lấy bờ biển Châu Nhai đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) làm điểm mút".
    Đáng tiếc là về phía Pháp, theo hiệp ước 1884 hay hiệp ước 1885 được chỉnh sửa, lẽ ra phải có nhiệm vụ lên tiếng phản đối những hành động của Trung Quốc (dù đó là của chính quyền địa phương), song lại im lặng. Đúng nhưnội dung văn thư số 35 của ông Wilden, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp ở Trung Hoa gửi cho Bộ Ngoại Giao Pháp A. Briand ngày 28 tháng 7 năm 1930: "Mặc dù nướcPháp chưa bao giờ chính thức công nhận các quyền của Trung Quốc trên quần đảo này thì vẫn còn chuyện chúng ta rõ ràng đã bỏ qua không phản đối tất cả các hành vi mà Trung Quốc quan tâm tới việc ngắt quãng định kỳ thời hiệu, có thể chống lại họ, đang tìm cách từ vài năm nay chứng tỏ rằng họ coi quần đảo Hoàng Sa nhưbộ phận phụ thuộc vào lãnh thổ họ và đang cố gắng đặt chúng ta trước việc đã rồi". Trong khi đó, Triều đình Huế chỉ còn là hư vị từ thời vua Đồng Khánh. Trong thời vua Khải Định, quyền hành ở trong tay viên khâm sứ người Pháp là Le Fol. Sau khi người Trung Quốc sáp nhập hành chánh quần đảo Paracels vào huyện Châu Nhai, đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Đông vào ngày 30 tháng 1 năm 1921 bằng một mệnh lệnh của chính quyền quân sự miền Nam Trung Hoa, thì chính quyền thuộc địa Pháp càng ngày càng quan tâm đến Hoàng Sa. Tài liệu lưu trữ, tài liệu của Phủ Toàn Quyền Pháp ở Sài gòn cũng như Bộ Thuộc Địa Pháp không có thông tin gì về chủ quyền lâu đời của "vương quốc Việt Nam", chỉ biết Hoàng Sa vẫn còn có những người Việt Nam ở Trung Kỳ "mang cả vợ con" đi đánh cá, sống ở đảo Hoàng Sa và có những xô xát đẫm máu với những người Trung Hoa ở Hải Nam và nhưthế chính quyền Pháp cho rằng có quyền ngang hàng khi chính quyền Trung Quốc chiếm hữu.
    Mãi đến năm 1925, theo Khâm Sứ Trung Kỳ Le Fol viết trong thư ngày 22 tháng 1 năm 1926 gởi cho Toàn Quyền Đông Dương, người Pháp mơi bắt đầu nghiên cứu sâu quá trình xác lập chủ quyền của "vương quốc Việt Nam" tại quần đảo Hoàng Sa, trước khi cử ông Giám Đốc Viện Hải Dương Học Và Nghề Cá ở Nha Trang – ông M.A. Krempt đi thám sát Hoàng Sa. Qua kết quả nghiên cứu tìm hiểu về Hoàng Sa, Khâm Sứ Trung Kỳ LeFol trong thư ngày 22 tháng 1 năm 1929 gửi Toàn Quyền Đông DƯơng cho biết: "Trong tác phẩm (Géographie de la Cochinchine được dịch ra Tiếng Anh và đăng trong tạp chí Journal de la Société Asiatique de Bengale năm 1838, đức cha Jean Louis Taberd, giám mục Ismaropolis (Khâm Mạng toà thánh tại Nam Kỳ, Cao Miên và Champa) đã kể lại việc Hoàng Đế Gia Long đã chiếm hữu quần đảo Paracels năm 1816 và long trọng kéo lá cờ Nam Kỳ trên quần đảo. Việc chiếm hữu đó đã được các Biên Niên Sử của chính quyền An Nam hay Đại Nam Nhất Thống chí, Nam Việt Địa Dư tập 2 hay địa Dư nướcAn Nam, xuất bản năm thứ 14 đời Minh Mạng và cuối cùng "Đại Nam Nhất Thống Chí" quyển 6 hay "Địa Dư Duy Tân"; “các tài liệu trong kho lưutrữ của chính phủ An Nam cung cấp cho ta những chi tiết về hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải đặt Dưới quyền chỉ huy của đội Hoàng Sa”. Khâm Sứ LeFol viết tiếp: "Sau khi Trung Quốc có yêu sách vào năm 1909, vì nướcPháp thay mặt nướcAn Nam về quan hệ đối ngoại theo hiệp ước bảo hộ, đáng lẽ phải khẳng định quyền của nướcđược bảo hộ đối với các đảo hữu quan. Thì trái lại, hình nhưhoàn toàn không quan tâm đến vấn đề, nhưvậy làm lợi cho người Trung Quốc và Dường nhưhọ chuẩn bị cho việc nắm quyền sở hữu chính thức đối với các đảo đó".
    Và cũng chính trong bức thư kể trên, ông LeFol đã cho biết trước khi mất,ông Thân Trọng Huề, thượng thư bộ Binh của triều đình Huế đã viết một văn thưngày 3 tháng 3 năm 1925 khẳng định rằng: "Các đảo nhỏ đó bao giờ cũng là sở hữu của nướcAn Nam, không có sự tranh cãi trong vấn đề này". Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Bộ ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố Nhật kiểmsoát quần đảo TrườngSa. Tuyên bố chuyển tới đại sứ Pháp tại Nhật bằng một thôngđiệp khẳng định rằng Nhật Bản là người đầu tiên thám hiểm quần đảo Trường Sa vàonăm 1917. Nhật Bản nhận rằng ở đó "không có một quyền lực hành chánh địaphương nào, đó là một tình trạng có hại cho các lợi ích của Nhật và về lâu dài có thểgây ra những khó khăn với Pháp".Ngày 4 tháng 4 năm 1939, Bộ Ngoại Giao Pháp gửi một công hàm phảnkháng quyết định của Nhật và khẳng định các quyền của Pháp. Pháp được Anh ủnghộ trong cuộc tranh luận ngày 5 tháng 4 năm1939 tại Hạ Nghị Viện, đại diện BộNgoại Giao Anh đã khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa trọn vẹn thuộc nướcPháp.Do nhu cầu lập đầu cầu xâm chiếm Đông Nam Á, Nhật đã nhanh chóngchiếm vào năm 1938 đảo Phú Lâm (Ile Boisée) và đảo Itu - Aba (Ba Bình) củaTrường Sa vào năm 1939. Mãi đến ngày Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương ngày 9tháng 3 năm 1945, Nhật mới bắt làm tù binh các đơn vị lính Pháp đóng ở các đảoHoàng Sa.
    Suốt thời kỳ Pháp thuộc, các Nhà chức trách Pháp tuyên bố chưa bao giờ từ bỏchủ quyền của vương quốc An Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà nướcPháp có tráchnhiệm bảo hộ, song các Nhà chức trách Pháp vì quyền lợi riêng tài của nướcPháp cónhững thái độ bất nhất, khi thì thờ ơ, không phản ứng kịp thời khi chủ quyền này bịnướcngoài (Trung quốc) xâm phạm, thậm chí còn lấy Hoàng Sa làm vật trao đổitrong quan hệ với Trung Quốc nhưPasquier thú nhận trong bức thư ngày 20 - 03 -1930 gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa hoặc có ý đồ tách các đảo Phía Nam BiểnĐông không còn nằm trong khối thống nhất của Hoàng Sa (Paracel) và cho đó làquần đảo Spratly vô chủ để người Pháp chiếm hữu cho riêng nướcPháp, song lại sápnhập vào Nam Kỳ, mà người Pháp gọi là sự sáp nhập về hành chánh mà thôi.Sau khi bại trận, Nhật đã chính thức từ bỏ sự chiếm đóng trái phép. Song từtháng 4/1956, quân Pháp rút khỏi Việt nam, các nướcđã lợi dụng tình trạng phòngvệ yếu kém của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở các đảo ở Biển Đông đã chiếmđóng trái phép: Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa: Phú Lâm,Đài Loan chiếm đóng đảo lớn nhất Itu Aba của quần đảo TrườngSa, Philippines sauđó cũng tuyên bố TrườngSa trừ đảo TrườngSa (Pratley) là của Philippines nằm kếcận nướcnày rồi cũng chiếm một số đảo đá trong đó có đảo Song Tử Đông. Mãi năm1988 bằng vũ lực, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa mới chiếm một số bãi đá củaTrườngSa.Năm 1994, Việt Nam phản đối Trung Quốc đã xâm phạm thềm lục địa vàvùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi Trung Quốc ký với công ty Crestones (Mỹ)cho phép thăm dò khai thác dầu mà Trung Quốc gọi là hợp đồng Vạn An Bắc 21.Ngày 18 tháng 4 năm 1994, ông R.C. Thompson, chủ tịch công ty Năng LượngCrestones (Mỹ) ra thông báo với báo chí, nói rằng họ đang tiến hành khảo sát địachấn và chuẩn bị thăm đảo để đánh giá tiềm năng dầu khí của khu vực, gọi là hợpđồng "Vạn An Bắc 21". Thông báo nói rằng: "Việc nghiên cứu khoa học và kế hoạch khai thác thương mại trong tàiơng lai là những bước phát triển mới nhất của lịch sử nghiên cứu khoa học và thăm dò ở Biển Nam Trung Hoa và Khu vực vạn An Bắc của Trung Quốc, bắt đầu từ những báo cáo năm 200 trước Công Nguyên vào thời Hán Vũ Đế!
    Dù gì đi nữa việc chiếm giữ của các nướcđối với các đảo trong quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa là chiếm giữ bất hợp pháp bằng vũ lực, trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tất cả các chính quyền có trách nhiệm về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa & TrườngSa chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền hợp pháp của mình. Mọi lời tuyên bố của bất cứ chính quyền nào kể cả chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thời chia cắt, theo pháp lý quốc tế cũng không ảnh hưởng đến việc từ bỏ chủ quyền của Việt Nam mà chỉ là những đối sách chính trị trong cuộc chiến tranh. Trong khi 2 chính quyền ở Miền Nam chịu trách nhiệm hành xử chủ quyền: một là Việt Nam Cộng Hoà, hai là Chính phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam của Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam cũng nhưchính quyền Việt Nam thời thống nhất đã tiếp tục bảo vệ, không từ bỏ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trong khi kiên trì chờ thời cơ, vấn đề chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa phải được làm rõ ở trong và ngoài nước, để mọi người không mơ hồ về một sự thực lịch sử: khi Việt Nam bị Pháp đô hộ và chiến tranh, các nướcláng giềng đã lợi dụng xâm phạm, chiếm giữ bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar. Trật tự thế giới mới văn minh trên cơ sở Hiến Chương Liên Hiệp Quốc phải được các nướcbao gồm chính quyền và nhân dân tôn trọng triệt để. Có như thế nhân loại mới sống trong an bình, thịnh vượng, văn minh và tiến bộ.
    Trong quá trình chuyển font chữ có thể bài bị lỗi một số chỗ, do đó bạn có thể download file PDF (bản gốc đầy đủ) của tiến sĩ Nguyễn Nhã tại đây click here
    Ban biên tập Việt Luận
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này