Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4613 người đang online, trong đó có 307 thành viên. 21:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110087 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia:


    Bắc Kinh đang theo đuổi chiến lược ngoại giao nâng cấp nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền Biển Đông, chiến lược này luôn luôn mô tả Trung Quốc như là nạn nhân của các nước khác.

    Nay mọi chỉ trích đang được Trung Quốc đổ về Hà Nội và Manila, trong khi Trung Quốc tuyên bố chỉ làm công việc "thực hiện" chủ quyền thông qua các hoạt động bình thường.

    Hiện tại các tàu hải giám dân sự, chứ không phải tàu hải quân, tham gia các vụ mới rồi. Các tàu này nhằm vào tàu khảo sát dầu khí không có vũ trang của các quốc gia khác. Tuy nhiên theo Philippines thì hồi tháng Hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã bắn cảnh cáo tàu cá của nước này.

    Nếu như Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền một cách hung hăng như hiện nay thì hậu quả sẽ là Hà Nội và Manila điều tàu hải quân có vũ trang hộ tống tàu thăm dò. Việt Nam thực tế đã tăng số tàu hộ tống tàu thăm dò Bình Minh 02 sau vụ rắc rối hôm 26/05.

    Điều này làm tăng quan ngại và tăng nguy cơ xung đột vũ trang trong khu vực, tuy nhiên tôi vẫn cho rằng khả năng xảy ra đụng độ hải quân là thấp.
    (BBC, 8/6/2011)


  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông Dương Danh Dy:


    Vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không những là nghiêm trọng nhất mà nó còn đánh dấu một bước leo thang mới của Trung Quốc trong việc bành trướng ra Biển Đông...

    Nếu Việt Nam cũng như các nước trong khu vực hay các nước lớn trên thế giới không biểu thị thái độ đúng mức thì chắc chắn nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ còn đi những bước mới nữa.

    Nhân dân Việt Nam không thể nào im lặng trước những việc làm ngang ngược của Trung Quốc như vậy được. Nếu Trung Quốc còn có những hành động ngang ngược, ngang trái, leo thang hơn nữa, thì tôi dám chắc rằng những cuộc tuần hành, thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. (VOA, 8/6/2011)


  3. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Mấy cái này tôi đọc bên *******.org lâu rồi bác. Đừng làm như tôi chưa biết nên mới có ý kiến khác nhé. Tiến Sĩ Nguyễn Nhã còn đang là cố vấn lịch sử về Trường Sa - Hoàng Sa cho diễn đàn *******.org nữa.
    Thực tế bên HSO cũng đã tranh luận vấn đề Nguyễn Ánh rất nhiều lần - nhưng chung quy công sau này của Nguyễn Ánh đã không thể xóa đi việc rước Tàu, rủ Xiêm vào đánh trong Tổ Quốc được. Có những việc một khi đã làm thì có khoe hàng trăm việc khác cũng không làm người ta quên đi được.

    Nick tôi bên *******.org trước giờ cũng là magicsword. Không biết bác có nick bên đó không nhỉ? Chờ bác làm cái topic bên đó rồi "chiến" luôn đây.
    Tôi đang muốn bảo toàn topic này cho riêng việc chống Khựa thay vì quá lan man.
  4. bvlife

    bvlife Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Đã được thích:
    3.545
    John McCain: Mỹ cần giúp ASEAN tăng sức mạnh hải quân

    Vừa trở về từ Đông Nam Á, chiều 20/6 (giờ địa phương), Thượng nghị sĩ John McCain đã có bài phát biểu tại hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington, Mỹ, nhấn mạnh Mỹ cần giúp Đông Nam Á tăng cường sức mạnh hải quân trước một Trung Quốc hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam, thiếu căn cứ trên Biển Đông.
    Hội nghị do Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS tổ chức trong hai ngày 20 – 21/6 với sự tham gia của các học giả và giới làm chính sách nhiều nước, cả Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ…
    “Hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam”
    Trong bài phát biểu cuối ngày thảo luận đầu tiên 20/6, Thượng nghị sĩ John McCain nói với kinh nghiệm gần như cả cuộc đời làm việc về vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương, ông chia sẻ mối lo ngại về khả năng Biển Đông trở thành một điểm nóng.
    Vài năm trở lại đây, Biển Đông đã có sự leo thang căng thẳng. Tình hình đòi hỏi phải “nói chuyện thẳng thắn” giữa các bên.
    Vị thượng nghị sĩ Mỹ chỉ rõ: “Nguyên do chính làm căng thẳng gia tăng và khiến cho việc đạt được một giải pháp hòa bình ở Biển Đông bị bế tắc chính là “hành xử mang tính hiếu chiến” và “yêu sách tham lam ở Biển Đông” của Trung Quốc”.
    Theo ông John McCain, tình hình Biển Đông sẽ mang tính quyết định trong việc định dạng sự phát triển khu vực CA-TBD trong thế kỉ này. Mỹ cần can dự tích cực.
    Tái khẳng định mong muốn xây dựng quan hệ đối tác mang tính xây dựng với Trung Quốc, muốn Trung Quốc thành công, và phát triển hòa bình, TNS John McCain cũng thừa nhận thực tế, “yêu sách tham lam của Trung Quốc không dựa trên cơ sở luật quốc tế”.
    Ông cũng nhắc lại thực tế, Trung Quốc có những hoạt động ở Biển Đông dựa trên các “quyền tự phong” ngay cả ở vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các quốc gia khác, như các sự kiện mới đây liên quan đến Việt Nam và Philippines.
    Cái mà Trung Quốc gọi là bản đồ đường yêu sách 9 đoạn hình chữ U bao gồm tất cả các đảo trên Biển Đông, và vùng nước bao quanh 200 hải lý với các đảo đều gọi là vùng lãnh hải cũng không dựa trên luật pháp quốc tế, TNS Mỹ nói.
    Cách giải thích luật quốc tế của Trung Quốc làm cản trở tự do hàng hải, tạo nên cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông.
    Duy trì cân bằng chiến lược ở châu Á là lợi ích quốc gia của Mỹ
    Thương nghị sĩ John McCain cũng đặt thẳng vấn đề, sẽ không ít người Mỹ đặt câu hỏi, tại sao người Mỹ lại phải quan tâm đến chuyện này, trong khi bản thân Mỹ đã can dự vào 3 cuộc chiến và kinh tế trong điều kiện bất ổn?
    Ông lí giải, trước hết vì sự gắn kết kinh tế, khu vực ĐNA là nguồn cung quan trọng về lao động và tài nguyên, mang lại lợi ích cho nhiều người Mỹ.
    Nhưng lớn hơn là vấn đề chiến lược. Cán cân chiến lược đang nghiêng về châu Á, với nhiều quốc gia đang nổi, trở nên mạnh và giàu có hơn.
    “Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì một cân bằng chiến lược phù hợp ở khu vực quan trọng này”, ông John McCain nói.
    Ông lưu ý, nếu một nước có thể “bắt nạt” nước khác, áp đặt các yêu sách chủ quyền của mình bằng việc sử dụng vũ lực, nó sẽ biến Biển Đông thành vùng biển không thể qua lại đối với các tàu thương mại và tàu quân sự, bao gồm cả của Mỹ…
    Việc này sẽ làm suy yếu luật pháp quốc tế. Các nước mới nổi có thể phô diễn sức mạnh bằng vũ lực và các biện pháp hòa bình không thể bảo vệ được ai. Sẽ đến một ngày hải quân Mỹ không thể qua lại và hoạt động an toàn ở Tây TBD.
    Giúp ASEAN tăng sức mạnh hải quân
    Thượng nghị sĩ John McCain cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông: giải quyết bằng đàm phán đa phương. Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc đàm phán như vậy.
    Ông cũng nói rõ, vấn đề Biển Đông chủ yếu là quan hệ của Trung Quốc với láng giềng, không phải là chuyện quan hệ Mỹ - Trung, tuy nhiên, Mỹ cần tiếp tục làm rõ chỗ đứng của Mỹ về việc những tuyên bố nào Mỹ ủng hộ, tuyên bố và hành động nào thì không, kế hoạch hành động của Mỹ để ủng hộ các đồng minh nhất là trong quan hệ với Philippines.
    Theo ông John McCain, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết những khác biệt của chính mình, để tăng đoàn kết trong nội bộ ASEAN trong xử lý với Trung Quốc. “
    “Trung Quốc muốn chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau. ASEAN cần tạo thành một mặt trận thống nhất”
    Hơn nữa, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó, Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải"
    Đồng thời, Mỹ và ASEAN cần “tăng các hoạt động tập trận chung, tạo nên bức tranh về hoạt động chung ở Biển Đông để có thể đáp trả lại bất kì mối đe dọa nào”.
    Hơn nữa, vì lí do an ninh, đảm bảo cho hoạt động của hải quân Mỹ, đã đến lúc Quốc hội Mỹ phải quyết định có nên sớm thông qua Công ước luật Biển. Mỹ cũng cần đánh giá lại kế hoạch bố trí quân sự ở Guam và Nhật Bản, không phải để rút đi, mà để tăng cường cam kết của Mỹ về an ninh khu vực.
    Mỹ cũng cần tiếp tục đầu tư cần thiết cho năng lực quân sự của Mỹ, đặc biệt là hải quân đảm bảo duy trì vị thế dẫn đầu về sức mạnh quân sự.


    nguồn http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/26780/john-mccain--my-can-giup-asean-tang-suc-manh-hai-quan.html
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ngó bên trong đã có an ninh phản gián lo , thằng nào thò ra là diệt , như đã thành công với Hoàng Cơ Minh , Võ Đại Tôn , Nguyễn Văn Lý , Cù Huy Hà Vũ ...
    Chống tham nhũng đã có báo chí và ban thanh tra , kiểm tra các cấp ...
    Việc này để mấy vị có chuyên môn làm , không phải việc của chúng ta , cụ muốn hướng chủ đề đi đâu nữa ?
    Và cụ thì đủ thông minh và không ấu trĩ nên tự cho mình quyền xúc phạm thành viên , mạt sát người khác nhỉ ?
  6. chichchoe123

    chichchoe123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thế cụ chụp mũ người ta thì sao nhỉ? Nói thật tôi chả có hứng thú gì mà hơn thua với cụ, chẳng qua tôi thấy cụ có những suy nghĩ thiếu chín chắn thì tôi khuyên cụ, thế thôi. Thay vì bình tĩnh lại 1 phút để nhìn nhận lại con người của mình, thì cụ lại nhảy xong xóc lên công kích lại. Cái kiểu phản ứng hễ thấy ai trái ý mình thì chụp mũ người đó là phá hoại, là phả.n độ.ng, thì tôi không còn lạ nữa. Nhưng nếu mà xã hội chỉ toàn những người chỉ biết gọi những ai hùa vào với mình là anh em là bạn bè, ngược lại không biết lắng nghe ý kiến phản biện thì tôi nghĩ xã hội đó chẳng thể nào khá nổi đâu. Cụ hãy bình tâm lại 1 phút mà suy xét lại bản thân mình.
  7. MoDung

    MoDung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Đã được thích:
    1
    Bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa đã có Nhà nước lo. Các đồng chí thất nghiệp, rỗi việc, không có "chuyên môn" có thể kiếm cái xe Uây tầu mà ra đường chạy xe ôm giúp vợ con cải thiện vừa ích nước lại lợi nhà :))
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nếu Quang Trung Hoàng Đế không mất sớm , chắc chắn ngài đã làm tốt việc mở mang bờ cõi về phương Nam , sau khi đòi lại Lưỡng Quảng từ phương bắc . Bọn Xiêm La gây hấn như ở Rạch Gầm Xoài Mút lại là cớ để ta thảo phạt , biết đâu Bangkok bây giờ đã có tên là Bằng Cốc rồi ?
    Mà Quang Trung thọ lâu hơn , đánh dẹp được Nguyễn Ánh , chắc chắn nước ta đã không bị Pháp đô hộ 100 năm !
    Nghĩ mà thương tiếc vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ quá !
  9. chemgio

    chemgio Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Chắc bác này có chuyên môn tuyên huấn =)) .
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chống xâm lược lại là việc của toàn dân , còn khi giặc đến thật sự thì không có thì giờ mà gỏ máy tính đâu !
    Ngón tay trỏ bên phải lại siết cò liên tục đấy !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này