Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4610 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 15:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 110076 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Cụ cầm súng ở đâu, trước 75 hay 79 đấy ???
  2. chimenmuadong

    chimenmuadong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    hiểu được chết liền.....bao giờ nhìn thấy tiền người khác không tham thì hiểu được.....
  3. OhYessss

    OhYessss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Theo lý luận của những cái lưỡi không xương thì những thằng rước bọn này vào chắc để làm thịt bọn nó luôn thể cho gọn, đỡ phải đi xa
  4. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất kiến thức về lịch sử tôi không đến nỗi phải để bác lên lớp;
    Thứ hai bác dùng từ " lão" NA là không được.
    Tôi cũng là người có tham gia hội thảo về Triều Nguyễn năm 2008 tại Thanh Hóa, gởi bác links để xem trước khi phán:
    http://www.megaupload.com/?d=V4ZBRYR2


    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Lẽ phải và lòng người

    03:15' 30/10/2008 (GMT+7)

    Quan trọng hơn lời khen hay chê chính là những đổi thay của đời sống đất nước, trong đó có đời sống sử học và đời sống chính trị. Nó phản ảnh một sự không cưỡng nổi của lẽ phải và lòng người, của những giá trị về sự công bằng, nhưng cũng là sự đổi thay tích cực của một nền chính trị đang đổi mới và hội nhập.

    Sử học và sử gia

    Phải thừa nhận rằng một thời giới “sử gia-công chức” thực hiện xuất sắc vai trò minh hoạ và là vũ khí đấu tranh tư tưởng trong một thời kỳ đòi hỏi bởi sự khắc nghiệt của chiến tranh-cách mạng để đạt tới mục tiêu chiến thắng, không chỉ ngoại xâm mà cả những “tàn dư của chế độ cũ”.

    Đọc “Tạp chí Văn Sử Địa” và tiếp đó là “Nghiên cứu lịch sử”- cơ quan ngôn luận của Viện Sử học Việt Nam, cơ quan “quản lý nhà nước” trên lĩnh vực lịch sử dân tộc sẽ thấy quan điểm lập trường là “thẳng tuột” không nương nhẹ đối với những vấn đề lịch sử, đúng với tinh thần “đưa 4000 năm vào trận đánh”. Điều đó không chỉ diễn ra hồi đánh Pháp rồi Mỹ, mà cả thời “chống bành trướng”.

    Đặt vào bối cảnh ấy, những vấn đề của các chúa Nguyễn nhất là Vương triều Nguyễn được đặt ra liên tục vẫn với tinh thần “phản đế, phản phong”, trừ các chiến công giữ nước của các triều đại phong kiến, mà thời các chúa Nguyễn hầu như chỉ diễn ra hình thái nội chiến (Trịnh-Nguyễn, Lê-Mạc, Nguyễn-Tây Sơn), có chăng là sự kiện các chúa Nguyễn đánh bại hạm thuyền Hà Lan ở Đàng Trong nhưng không có mấy ý nghĩa so với một đánh giá chủ đạo là tiêu cực. Còn với nhà Tây Sơn, với chiến công hiển hách dẹp bỏ phân chia Đàng Trong-Đàng Ngoài, đánh Xiêm đuổi Thanh thì đương nhiên được tập trung nghiên cứu đánh giá cao, đến mức có người coi đó là “cách mạng Tây Sơn”.

    Nhiều đề tài đã liên tiếp được đưa lên mặt tạp chí để thảo luận nhưng chủ yếu là để khẳng định nhiều hơn, để tranh luận nhằm đánh giá trực tiếp hay gián tiếp triều Nguyễn thông qua các chủ đề như “ai thống nhất quốc gia”, “khởi nghĩa nông dân”... và các cuộc thảo luận về các nhân vật lịch sử như Phan Thanh Giản, Lê Văn Duyệt... cho tới cả Nguyễn Công Trứ... đều trở thành những diễn dàn để công kích nhà Nguyễn một cách triệt để.

    Tại cuộc hội thảo vừa rồi, bài tham luận của nhà nghiên cứu Phan Thuận An từ cố đô Huế nhắc lại những đoạn trích trong lời giới hiệu bản dịch sách “Đại Nam thực lục” của Viện Sử học (1961) hay các bộ sách khi đó được coi là chính sử do Uỷ ban KHXH tổ chức biên soạn (Lịch sử VN tập I, 1971 , tập II, 1985) là sự lên án tuyệt đối với các lời lẽ nặng nề, mạt sát như: “Tối tăm, cực kỳ *********, hủ lậu, mục nát, mù quáng, cực kỳ ngu xuẩn” v.v...dành cho thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn.

    Quan điểm ấy có thể thấy được trong nhiều ứng xử xã hội như huỷ hoại các di tích có liên quan, xoá bỏ các hình thức ghi nhận như tên đường phố, trường học, các công trình công cộng tại các đô thị, thậm chí ngay cả với những “ông vua chống Pháp” như Duy Tân cũng bị bãi bỏ. Một thời gian dài quần thể di tích cố đô Huế bị bỏ mặc để trở thành phế tích sau những đổ nát của chiến tranh và lụt lội...

    Nhà nghiên cứu xứ Huế cũng lần ra người đầu tiên trong giới “sử gia-công chức” là GS Trần Quốc Vượng- người sớm nhất đưa ra một đánh giá sáng sủa hơn trên tờ “Sông Hương” (Huế) vào năm 1987 khi ông bày tỏ :”Tôi không thích nhà làm sử cứ theo ý chủ quan của mình, và từ chỗ đứng của thời đại mình mà chửi tràn chửi lấp toàn bộ nhà Nguyễn cho sướng miệng và ra vẻ có lập trường. Có thời nhà Nguyễn chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay”. Điều ông nói diễn ra một năm sau “Đổi mới”(1986) và sáu năm (1987) trước khi quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá nhân loại (1993).

    Đổi mới nhận thức lịch sử

    Có thể nói rằng chính cái nguyên lý khởi động công cuộc đổi mới là “Dám nhìn thẳng vào sự thật, nói lên sự thật” đã thúc đẩy và mở ra một điều kiện mới cho nhận thức lịch sử. Kể từ đó đến nay đã hơn hai thập kỷ thời gian gắn với đổi mới. Chính những yêu cầu của cuộc sống và phát triển đã đòi hỏi sự nhận thức quá khứ vượt qua được những quán tính của thời chiến tranh và cũng thoát ra khỏi những quan điểm ấu trĩ về đấu tranh giai cấp, về một chủ nghĩa duy vật lịch sử giáo điều.

    Nhưng liệu có phải như cảm nhận của nhà nghiên cứu Phan Thuận An đứng trước sự đánh giá lại các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn, là như một “sự đảo lộn về nhận thức” hoặc tìm câu trả lời cho nhà thơ Nguyễn Duy, người đang làm bộ phim về ba ông vua yêu nước rằng: “Không hiểu tại sao và từ lúc nào lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hoá của vương triều này”, và vì sao lại phải “khơi dòng lịch sử bị nghẽn” vào thời điểm này?

    Thực ra những chuyển biến trong nhận thức về các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn đã khởi động qua cả một quá trình. Ai cũng biết khi vấn đề đấu tranh chứng lý để bảo vệ chủ quyền các quần đảo ngoài biển Đông, không thể không nhắc đến thời các chúa Nguyễn đã tổ chức những hình thức thể hiện quyền quản lý lãnh thổ gắn với những hành động vô cùng dũng cảm của những người lính phụng mệnh các chúa thực hiện nghĩa vụ của mình. Tấm bản đồ được vẽ thời vua Minh Mạng có dải “Vạn lý trường sa” là những bằng chứng đanh thép bảo vệ lợi ích quốc gia.

    Năm 1988, Hội Sử học VN tái phục hồi (được thành lập từ 1966 do cố Viên trưỏng Viên Sử học Trần Huy Liệu sáng lập, nhưng sau khi ông qua đời vào năm 1969 thì hội cũng chỉ còn duy trì một vài hoạt động đối ngoại). Kể từ đó nhiều cuộc hội thảo về đổi mới sử học, trong đó có những hội thảo đổi mới nhận thức về nhà Nguyễn và các chúa Nguyễn đã được tổ chức ở nhiều trung tâm giảng dạy và nghiên cứu, có những đề tài cấp nhà nước và giới sư phạm cũng đã bàn về việc giảng dạy những vấn đề liên quan trong nhà trưòng, trong biên soạn sách giáo khoa...Tiếp đó, cố đô Huế là di sản sớm nhất được công nhận Di sản thế giới.

    Cũng trong năm 1988, giới sử học tổ chức kỷ niệm 130 năm thực dân nổ súnng xâm lược (1858) tại TP Đà Nẵng. Khi nghiên cứu kỹ chúng ta thấy triều đình thời Tự Đức hoàn toàn không buông vũ khí, mà đã tổ chức kháng chiến với một năng lực tổ chức và ý chí mạnh mẽ, khiến đạo quân viễn chinh không chiếm được địa đầu này, buộc chúng phải chuyển hướng đánh vào Nam bộ. Những khu mộ Tây Ban Nha và cả một “nghĩa chủng” (nghĩa trang liệt sĩ) của những ngưòi lính triều đình cho đến nay vẫn còn trong thành phố Đà Nẵng là bằng chứng...

    Việc để mất nước là một trách nhiệm nặng nề và không thể bào chữa đối với triều Nguyễn. Tuy nhiên không thể đơn giản dùng chữ “bán nước” mà phải đi sâu vào những hạn chế lịch sử của dân tộc ta, chứ không chỉ của triều đình nhà Nguyễn đã không ứng xử được như Nhật Bản hay Xiêm (Thái Lan) khi ứng phó với nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

    Nhưng số phận của Việt Nam cũng là số phận chung của số đông các quốc gia phương Đông trước họa bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây, kể cả nước Trung Hoa khổng lồ vào thời đại đó. Việt Nam không duy tân nổi đất nước có những nguyên nhân căn cốt của xã hội Việt Nam chứ không chỉ do sự tăm tối trong đường lối hay phẩm chất của bộ máy cai trị đất nước đương thời.

    Một ông vua Tự Đức, người trực tiếp tổ chức đánh Pháp rồi cũng lại là người chịu trách nhiệm về sai lầm để mất đất, bất lực để mất nước, ngay khi còn sống đã tự vấn về tội lỗi của mình, làm hẳn một tấm bia lớn khắc lời tự hối trên sinh từ của mình (Khiêm Lăng), cũng lại là một nhà thơ lớn với khoảng 4000 bài thơ, trong đó có nhiều bài vịnh lịch sử, tự hào về tổ tiên và tự hổ thẹn vì mình không xứng.

    Ta nghĩ gì khi đọc thấy trên vách của điện Thái Hoà, nơi trang trọng nhất trong cung đình triều Nguyễn bài thơ khắc trên gỗ với những vần thơ đầy khí phách và niềm tự tôn dân tộc của vị vua khai sáng triều Nguyễn :

    “Văn hiến thiên niên quốc/ Xa thư vạn lý đồ/ Hồng Bàng khai tịch hậu/ Nam phục nhất Đường ngu”. Tạm dịch :“Nước ngàn năm văn hiến / Vạn dặm một sơn hà/ Từ Hồng Bàng mở nước / Thịnh trị nước Nam ta”.

    Ta nghĩ gì khi biết rằng vua Gia Long đã truất quyền nối ngôi của Hoàng tử Cảnh, người con đã gửi gắm cho giáo sĩ Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) sang triều đình Versaille cầu viện mà không chịu giữ đạo thờ cúng tổ tiên, để trao ngai vàng cho Minh Mạng, con người đầy năng lực cải cách. Con người này đã hướng tầm nhìn ra biển, không chỉ vẽ hải đảo xa xôi trên bản đồ mà còn chỉ huy việc đóng tàu chạy hơi nước bọc đồng và cho người tham quan các tàu biển của Anh và Mỹ “học tập hàng hải biển để phòng khi cần”.

    Ta nghĩ gì khi tiếp xúc bộ địa bạ hàng vạn trang do quan lại triều Nguyễn tổ chức đo đạc và biên vẽ, hầu hết các thửa ruộng trên cả nước để quản lý đất đai, hay tổ chức viêc mở mang kinh doanh mà tiêu biểu như doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ lập ra hai huyện lấn biển Tiền Hải-Kim Sơn hay Thoại Ngọc Hầu đào kênh Vĩnh Tế đến nay càng thấy tài giỏi v.v...
  5. edtddp

    edtddp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Kiến nghị đổi Biển Nam Trung Hoa thành Biển Đông Nam Á

    Hãy cùng nhau ký tên kiến nghị đổi tên quốc tế của biển Đông thành "Southeast Asia Sea". Với chúng ta, 4 chữ “Biển Đông Nam Á” có một nửa là lịch sử cha ông để lại, nửa kia là hiện tại hội nhập cùng bạn bè quốc tế. Hãy cùng các bạn ấy nhập thành một bó đũa.
    Ký vào bản tiếng Anh tại đây:

    http://www.change.org/petitions/change-the-name-south-china-sea-to-southeast-asia-sea
    Còn đây là
    bản tiếng Việt
    P/S. Mình ký là một việc, nhưng quan trọng hơn là chuyển thư cho thật nhiều bạn bè khắp nơi ký, vì hiện nay số lượng mới có 35,762 mà cần có đủ 500,000 thì mới được chấp nhận. Hãy mau chóng vận động gia đình, bạn bè, những ai yêu Việt Nam (kể cả người Trung Quốc), hãy ký để nhanh chóng đạt được ý nguyện chính đáng và đương nhiên này!
    TBH
  6. thuylinhta

    thuylinhta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    0
  7. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thấy choiboi179 tư tưởng như thập niên 70 nên có vài lời, gởi bác đường links để nghiên cứu thêm: http://www.megaupload.com/?d=V4ZBRYR2
  8. saomakhothe

    saomakhothe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái vụ nghiên cứu lịch sử này không đơn giản. Đem ra tranh luận ở diễn đàn này em thấy không hợp lý lắm. Diễn đàn này có mấy mục đích
    1. Khẳng định quyết tâm đánh KHỰA tới cùng nếu nó dám xâm lấn biển đảo của ta lần nữa
    2. Nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu của cả 2 bên để từ đó có thể dùng sở trường của ta mà đánh sở đoản của KHỰA để nắm chắc phần thắng
    3. Phân tích cục diện thế giới và khu vực để mượn sức quốc tế và xu hướng thời đại nhằm giảm thấp nhất hao tổn xương máu

    Vậy em xin các bác hãy lấy tinh thần DIÊN HỒNG mà đối đãi nhau. Kẻ thù đã đến trước ngõ mà anh em trong nhà vẫn còn bất hòa thì quả là nguy hiểm
  9. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ánh là cụ tổ của em. em chửi cha thằng nào dám phê phán cụ tổ của em.
  10. edtddp

    edtddp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Không có bác nào chịu ủng hộ à? biển Đông là của chúng ta chứ ko phải bọn khựa nhé.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này