Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4416 người đang online, trong đó có 307 thành viên. 13:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 110073 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. saomai789

    saomai789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    40
    Tui làm 3 lần ghi 3 email khác nhau rùi
  2. MotVonBonLoi

    MotVonBonLoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Có thể đơn giản hóa: ngay từ đuờng link vào homepage rồi, luớt xuống duới thấy ngay mục "Change the name "South China Sea" to "Southeast Asia Sea" có bản đồ duới đây và icon "SIGN".

    [​IMG]

    Click "SIGN" sẽ vào SIGN THIS PETITION. Ở canh mục State (vì dùng chủ yếu ở USA ) có highlight "outside of the State". Khi click vào "outside..." sẽ change "State" thành "Country" . Vì mình bầu từ VN nên sẽ chọn tên nước Việt Nam.

  3. hailuadb

    hailuadb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2010
    Đã được thích:
    0

    Tham lam và không minh bạch sẽ bị thằng Tàu thịt hết đấy. Biển này của nhiều nước trong khu vực như Việt Nam, Philipin,...., chứ không phải hoàn toàn của VN đâu. Nói thế sẽ vi phạm luật quốc tế về biển, gây mâu thuẫn trong ASEAN, thằng Tàu nó thịt từng thằng hết.
  4. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Em thích tên từ trước đến nay của nó: Biển Đông Việt Nam (East sea of Vietnam):-bd
  5. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Media chúng ta chính thức khuyến cáo tẩy chay hàng Khựa rùi: Từ thạch rau câu, mì gói,... bây giờ là:


    Sữa Trung Quốc có chuẩn chất lượng thấp nhất thế giới

    [​IMG]
    Lựa chọn sữa chất lượng cao trong nước là một việc đau đầu với nhiều ông bố bà mẹ Trung Quốc. Ảnh minh họa: Sbs.com.au. Theo tiêu chuẩn sữa mới nhất tại Trung Quốc, số lượng vi khuẩn cho phép trong 1 ml sữa là 2 triệu, cao gấp 20 lần so với tiêu chuẩn của châu Âu.

    Trung Quốc nới lỏng tiêu chuẩn về chất lượng sữa trong nước từ năm 2010, tăng giới hạn tối đa số vi khuẩn chấp nhận được trong sữa nguyên liệu từ 500.000 lên 2 triệu trong một ml và hạ thấp yêu cầu tối thiểu về hàm lượng đạm từ 2,95g xuống còn 2,80g trong mỗi 100g sữa.
    Theo thống kê, tiêu chuẩn quốc tế về lượng protein trong sữa ở mức trung bình là 3g cho mỗi 100g sữa, còn mức vi khuẩn chấp nhận được ở châu Âu là 100.000 mỗi ml.
    "Đây là tiêu chuẩn sữa thấp nhất thế giới, là sự xấu hổ của ngành sữa toàn cầu", ông Wang Dingmian, nguyên Chủ tịch hiệp hội ngành sữa thành phố Quảng Châu chỉ trích tại một diễn đàn về phát triển sữa tiệt trùng miền Nam do Hiệp hội sữa tổ chức mới đây tại Trung Quốc.
    Theo China Daily, ông Wang cho rằng, tiêu chuẩn này kém xa so với tiêu chuẩn thế giới, như một số sản phẩm sữa của Trung Quốc xuất sang nước ngoài bị trả lại chỉ còn cách tiêu thụ trong nước.
    "Các nhà sản xuất sữa và người nông dân đều biết vấn đề lượng đạm thấp và số vi khuẩn trong sữa cao có thể dễ dàng xử lý bằng tiền nhưng họ không đầu tư vì như vậy lợi nhuận có được sẽ thấp", ông Wang nói.
    Trả lời báo chí hôm chủ nhật, ông Wang nói, nếu bò được ăn uống đầy đủ, lượng protein trong sữa của nó sẽ tăng trong một tuần. Tuy nhiên, những người nuôi bò lại giảm lượng thức ăn cho vật nuôi của mình vì giá mua của các công ty sản xuất sữa trả họ quá thấp.
    Tỷ lệ vi khuẩn cao trong sữa cũng do thiếu vốn đầu tư. "Thời gian kéo dài và nhiệt độ cao trong quá trình chế biến đã khiến vi khuẩn sinh sôi theo cấp số nhân trong sữa", ông Wang lý giải.
    Theo các chuyên gia phân tích, những tiêu chuẩn sửa đổi đối với sữa tươi, sữa thông thường và sữa tiệt trùng được phác thảo bởi hai "gã khổng lồ" trong ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc là Công ty Mengniu và tập đoàn Yili.
    Các chuyên gia an toàn thực phẩm cảnh báo, các đại gia sữa đã can thiệp để hạ tiêu chuẩn chất lượng sữa bởi một số nhà máy của họ không thể đạt chuẩn cao hơn.
    "Có một tình trạng phổ biến là các chi nhánh con không theo kịp tiêu chuẩn của công ty mẹ", ông Sang Liwei, một chuyên gia an toàn thực phẩm ở tổ chức phi chính phủ tại Trung Quốc cho biết.
    Trong tháng tư, 251 trẻ tại trường tiểu học thị trấn Yuhe ở Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc bị ngộ độc sau khi uống sữa tại trường, được sản xuất từ một trong các nhà máy của Công ty Mengniu tại địa phương. Kết quả kiểm nghiệm sau đó cho thấy, loại sữa các em uống đạt tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc.
    "Điều này cho thấy tiêu chuẩn sữa quốc gia không thể chấp nhận được. Quá nhiều vi khuẩn trong sữa có nghĩa là người uống sẽ dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hơn", ông Liwei nói.
    "Nếu các công ty xử lý sữa không đúng với quy trình lưu trữ và vận chuyển sữa thì có thể xảy ra những sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm", ông nói thêm.
    Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc cần có một chính sách linh hoạt để trả công cao hơn cho người nuôi bò, để họ có thể đảm bảo tạo ra nguồn sữa nguyên liệu tốt hơn.
    Minh Thùy


  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/2...rich-trung-quoc--hieu-chien--o-bien-dong.html
    Cập nhật lúc 21/06/2011 11:08:00 AM (GMT+7)
    [​IMG] Vừa trở về từ Đông Nam Á, chiều 20/6 (giờ địa phương), Thượng nghị sĩ John McCain đã có bài phát biểu tại hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington, Mỹ, nhấn mạnh Mỹ cần giúp Đông Nam Á tăng cường sức mạnh hải quân trước một Trung Quốc hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam, thiếu căn cứ trên Biển Đông.
    Hội nghị do Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS tổ chức trong hai ngày 20 – 21/6 với sự tham gia của các học giả và giới làm chính sách nhiều nước, cả Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ…
    “Hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam”

    Trong bài phát biểu cuối ngày thảo luận đầu tiên 20/6, Thượng nghị sĩ John McCain nói với kinh nghiệm gần như cả cuộc đời làm việc về vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương, ông chia sẻ mối lo ngại về khả năng Biển Đông trở thành một điểm nóng.
    Vài năm trở lại đây, Biển Đông đã có sự leo thang căng thẳng. Tình hình đòi hỏi phải “nói chuyện thẳng thắn” giữa các bên.
    Vị thượng nghị sĩ Mỹ chỉ rõ: “Nguyên do chính làm căng thẳng gia tăng và khiến cho việc đạt được một giải pháp hòa bình ở Biển Đông bị bế tắc chính là “hành xử mang tính hiếu chiến” và “yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" của Trung Quốcở Biển Đông”.

    [​IMG]
    TNS McCain: Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển".

    Theo ông John McCain, tình hình Biển Đông sẽ mang tính quyết định trong việc định dạng sự phát triển khu vực CA-TBD trong thế kỉ này. Và Mỹ cần can dự tích cực.
    Ông cũng nhắc lại thực tế, Trung Quốc có những hoạt động ở Biển Đông dựa trên các “quyền tự phong” ngay cả ở vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các quốc gia khác, như các sự kiện mới đây liên quan đến Việt Nam và Philippines.
    Cái mà Trung Quốc gọi là bản đồ đường yêu sách 9 đoạn hình chữ U bao gồm tất cả các đảo trên Biển Đông, và vùng nước bao quanh 200 hải lý với các đảo đều gọi là vùng lãnh hải cũng không dựa trên luật pháp quốc tế, TNS Mỹ nói.
    Cách giải thích luật quốc tế của Trung Quốc làm cản trở tự do hàng hải, tạo nên cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông.
    Duy trì cân bằng chiến lược ở châu Á là lợi ích quốc gia của Mỹ
    Thương nghị sĩ John McCain cũng đặt thẳng vấn đề, sẽ không ít người Mỹ đặt câu hỏi, tại sao người Mỹ lại phải quan tâm đến chuyện này, trong khi bản thân Mỹ đã can dự vào 3 cuộc chiến và kinh tế trong điều kiện bất ổn?
    Ông lí giải, trước hết vì sự gắn kết kinh tế, khu vực ĐNA là nguồn cung quan trọng về lao động và tài nguyên, mang lại lợi ích cho nhiều người Mỹ.
    Nhưng lớn hơn là vấn đề chiến lược. Cán cân chiến lược đang nghiêng về châu Á, với nhiều quốc gia đang nổi, trở nên mạnh và giàu có hơn.
    “Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì một cân bằng chiến lược phù hợp ở khu vực quan trọng này”, ông John McCain nói.
    Ông lưu ý, nếu một nước có thể “bắt nạt” nước khác, áp đặt các yêu sách chủ quyền của mình bằng việc sử dụng vũ lực, nó sẽ biến Biển Đông thành vùng biển không thể qua lại đối với các tàu thương mại và tàu quân sự, bao gồm cả của Mỹ…
    Việc này sẽ làm suy yếu luật pháp quốc tế. Các nước mới nổi có thể phô diễn sức mạnh bằng vũ lực và các biện pháp hòa bình không thể bảo vệ được ai. Sẽ đến một ngày hải quân Mỹ không thể qua lại và hoạt động an toàn ở Tây TBD.
    Giúp ASEAN tăng sức mạnh hải quân
    Thượng nghị sĩ John McCain cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông: giải quyết bằng đàm phán đa phương. Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc đàm phán như vậy.
    Ông cũng nói rõ, vấn đề Biển Đông chủ yếu là quan hệ của Trung Quốc với láng giềng, không phải là chuyện quan hệ Mỹ - Trung, tuy nhiên, Mỹ cần tiếp tục làm rõ chỗ đứng của Mỹ về việc những tuyên bố nào Mỹ ủng hộ, tuyên bố và hành động nào thì không, kế hoạch hành động của Mỹ để ủng hộ các đồng minh nhất là trong quan hệ với Philippines.
    Theo ông John McCain, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết những khác biệt của chính mình, để tăng đoàn kết trong nội bộ ASEAN trong xử lý với Trung Quốc. “
    “Trung Quốc muốn chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau. ASEAN cần tạo thành một mặt trận thống nhất”
    Hơn nữa, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó, Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải"
    Đồng thời, Mỹ và ASEAN cần “tăng các hoạt động tập trận chung, tạo nên bức tranh về hoạt động chung ở Biển Đông để có thể đáp trả lại bất kì mối đe dọa nào”.
    Hơn nữa, vì lí do an ninh, đảm bảo cho hoạt động của hải quân Mỹ, đã đến lúc Quốc hội Mỹ phải quyết định có nên sớm thông qua Công ước luật Biển. Mỹ cũng cần đánh giá lại kế hoạch bố trí quân sự ở Guam và Nhật Bản, không phải để rút đi, mà để tăng cường cam kết của Mỹ về an ninh khu vực.
    Mỹ cũng cần tiếp tục đầu tư cần thiết cho năng lực quân sự của Mỹ, đặc biệt là hải quân đảm bảo duy trì vị thế dẫn đầu về sức mạnh quân sự.

    • Hoàng Phương
  7. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Học giả quốc tế bàn về an ninh Biển Đông

    http://tintuc.xalo.vn/00-946089563/Hoc_gia_quoc_te_ban_ve_an_ninh_Bien_Dong_.html
    Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế hôm qua khai mạc hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington, Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại vùng biển này.
    Tới dự hội nghị có khoảng 20 chuyên gia hàng đầu thế giới về vấn đề Biển Đông, cùng khoảng 80 quan chức cấp cao, các nhà quản lý cùng đại diện của nhiều cơ quan truyền thông. Đến từ Việt Nam tham dự hội nghị này có tiến sĩ Trần Trường Thuỷ, giám đốc chương trình nghiên cứu Biển Đông, luật sư Nguyễn Duy Chiến và tiến sĩ Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao.
    [​IMG]
    Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ (phải) cùng tàu hộ tống thăm cảng Manila, Philippines tháng 5. Ảnh: AP.
    Hội nghị tập trung vào 4 chủ đề chính, gồm đánh giá lợi ích và vai trò của các bên tại Biển Đông, cập nhật những diễn biến gần đây trên Biển Đông, đánh giá hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế về an ninh hàng hải hiện nay tại Biển Đông, các kiến nghị về chính sách nhằm tăng cường an ninh tại Biển Đông. Các chủ đề nói trên được lần lượt chia đều trong chương trình làm việc kéo dài hai ngày của hội nghị.
    Trong ngày làm việc thứ nhất, các học giả tập trung thuyết trình và thảo luận về lợi ích và vai trò của các bên tại Biển Đông, cũng như những diễn biến gần đây tại vùng biển này. Tối 20/6, tức là sáng nay theo giờ Hà Nội, sau khi kết thúc ngày thứ nhất của hội nghị, các đại biểu nghe phát biểu của nghị sĩ đảng Cộng hoà Mỹ John McCain.
    Hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” được tổ chức ngay trước Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) trong tháng 7 và hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 tại Indonesia. Hội nghị sẽ kết thúc trong ngày hôm nay, 21/6.
    Tình hình tại Biển Đông thời gian qua đột ngột căng thẳng sau các vụ tàu Trung Quốc cắt cáp và cản trở hoạt động của các tàu khảo sát địa chấn thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Trung Quốc đồng thời có những va chạm với Philippines trên Biển Đông. Giới phân tích cho rằng những động thái gần đây của Trung Quốc nằm trong toan tính biến yêu sách đường 9 đoạn trên Biển Đông thành hiện thực, khiến vấn đề an ninh hàng hải trên vùng biển này bị đặt trước nhiều câu hỏi lớn.
  8. sabuche

    sabuche Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2008
    Đã được thích:
    382
    Đã ký.
  9. chichchoe123

    chichchoe123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/06/2011
    Đã được thích:
    0
    thế kụ có dám chửi thằng nào bán nước lấy tiền bỏ túi không?
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Áo tố Trung Quốc “nhái” ngôi làng nổi tiếng

    http://tintuc.xalo.vn/00-382098894/Ao_to_Trung_Quoc_nhai_ngoi_lang_noi_tieng.html
    người dân tại một ngôi làng nổi tiếng ở Áo, một di sản thế giới của UNESCO, đã bày tỏ sự bất bình trước kế hoạch của Trung Quốc nhằm sao chép ngôi làng của họ và xây dựng một phiên bản giống y hệt.
    [​IMG]
    Ngôi làng Hallstatt nổi tiếng của Áo.​
    Hallstatt là một ngôi làng yên bình nằm bên dãy núi An-pơ thuộc vùng Salzkammergut, Áo. Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh thơ mộng, những ngôi nhà gỗ nằm tựa lưng vào sườn đồi, những tháp nhà thờ và các quán trọ cổ soi bóng xuống lòng hồ Hallstatter See trong xanh. Vẻ đẹp của Hallstatt đã giúp nó được công nhận là một trong các di sản thế giới của UNESCO.
    Nhưng giờ đây, người dân Hallstatt tỏ ra không vui trước một động thái gần đây của người Trung Quốc: kế hoạch “nhái” ngôi làng của họ tại tỉnh Quảng Đông.

    Sau khi chụp ảnh và thu thập các dữ liệu khác về ngôi làng, một công ty Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một phiên bản tương tự Hallstatt tại thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc.
    [​IMG]
    Hallstatt nằm tựa lưng vào dãy An-pơ và quay mặt ra hồ Hallstatter See.​
    Mặc dù người dân Hallstatt nói tự hào khi ngôi làng của họ nhận được sự chú ý, nhưng những người khác đã bày tỏ sự bất bình khi người Trung Quốc không thông báo hay tham khảo với họ về kế hoạch nhằm "nhái" ngôi làng.
    Alexander Scheutz, Thị trưởng Hallstatt, nói kế hoạch của Trung Quốc là “một lời khen ngợi dành cho ngôi làng của chúng tôi” nhưng cho biết thêm rằng ông “hoàn toàn bị sốc” về dự án.
    Còn Monika Wenger, một chủ khách sạn tại Hallstatt, nói: “Tôi không thích khi biết rằng một nhóm người Trung Quốc đã có mặt tại đây trong nhiều năm để đo đạc, chụp ảnh và xem xét chúng tôi. Tôi muốn họ tiếp cận chúng tôi một cách thẳng thắn".
    "Khách sạn của chúng tôi là một tác phẩm nghệ thuật", Wenger nói về khách sạn cổ 400 tuổi. “Nếu ai đó đến đây và sao chép nó, đối với tôi nó giống như là ai đó sao chép tranh của người khác”.
    [​IMG]
    Địa điểm xây dựng bản sao ngôi làng Hallstatt ở ngoại ô thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.​
    Tại địa điểm xây dựng ở ngoại ô thành phố Huệ Châu của tỉnh Quảng Đông, cách Hồng Kông khoảng 160km về phía bắc, ít có dấu hiệu cho thấy phiên bản “nhái” sẽ tái hiện được vẻ đẹp nên thơ của ngôi làng nguyên bản.

    Mặc dù khu vực cũng có đồi núi nhưng không mang vẻ đẹp hùng vĩ của dãy An-pơ và nước của một hồ gần đó - “bản sao” của hồ Hallstatter See - có màu đục và vài con cá chết nổi.
    Ông Scheutz nói: “Hallstatt đã có nền văn hoá kéo dài nhiều thập kỷ. Đây là điều bạn không thể sao chép”.
    [​IMG]
    Cần cẩu tại công trình xây dựng ở Quảng Đông.​
    Hallstatt đón vài trăm du khách Trung Quốc mỗi ngày trong những tháng mùa hè. Một số người trong số đó cũng có chung quan điểm với ông Scheutz.
    “Có cảm giác như tôi được lên thiên đường vậy”, cô Stacy Xianoquan Yuan, 22 tuổi, du khách từ tỉnh Sơn Đông, nói.
    Người bạn của cô, Darren Yixin Chen, 23 tuổi, từ Thượng Hải, đồng tình: “Họ sẽ không thể xây dựng một ngôi làng hoàn hảo như ở đây”.
    [​IMG]
    Một trang trại gà bên hồ gần công trình xây dựng làng Hallstatt "nhái".​
    Các kỹ sư Trung Quốc đã thiết kế nhiều phiên bản thu nhỏ của các địa danh nổi tiếng ở châu Âu tại đất nước họ trong vài năm qua nhằm tạo ra các khu dân cư đặc biệt dành cho các công dân giàu có tại nền kinh tế đang bùng nổ của châu Á.
    Hơn 900 dân cư của Hallstatt sống nhờ nguồn thu chủ yếu từ hoạt động du lịch. Ngôi làng này đón hàng trăm nghìn du khách mỗi năm, trong đó có hàng nghìn khách du lịch châu Á.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này