Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4943 người đang online, trong đó có 426 thành viên. 11:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 110071 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Bị hack rồi hay sao mà ký kg dc vay bác ?
  2. magnolia14

    magnolia14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    74

    rất cảm ơn bác đã đưa thông tin kịp thời! nhờ bác mỗi ngày đưa lên 1,2 lần để nhiều người được ký nhé !
  3. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Chửi thì chửi - sợ đếch gì (nhưng không phải trong chủ đề này). Gài nhau để đổi chủ đề topic hoài hen - bác tưởng dễ lừa nhau thế à??? Cái trò này trên ba cái diễn đàn dân chủ với chống Cộng tôi thấy hoài.
    Vào website dưới chữ ký của tôi kìa: tin nào mà có dính quan tham tôi chửi thẳng ngay dưới tin luôn - quang minh chính đại chứ đếch đâu như bác, cứ vào núp bóng topic chống Khựa để đá sang việc khác. Dám đứng 1 một mình như tôi không thì hẵng hạch hỏi nhé.
    Còn topic này chống Khựa - lo mà bám theo chủ đề chính đi ;));));))
  4. LuckyLuckeVNT

    LuckyLuckeVNT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    839
    Vừa ký tên xong:D
  5. THOATXAC

    THOATXAC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Oánh nhau đến nơi rồi. Tàu sân bay u ét ét của Khưạ 1/7 này sẽ chạy thử và là thị uy và bóp d ái các nước có chủ quyền biển đối với biển đông. Thế này thì phang nhau thôi. Hồ Cẩm Đào đúng là cướp biển vùng Đông Nam Á
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Trường Sa - Chưa xa đã nhớ
    http://www.tienphong.vn/Phong-Su/542350/Truong-Sa---Chua-xa-da-nho.html
    > Nửa tuần trăng mật ở đảo xa
    > Những khoảnh khắc Trường Sa
    > Mặn mòi nước mắt Biển Đông
    TP - Chuyến đi 10 ngày trên biển đảo Trường Sa, với tôi, sẽ là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ.

    [​IMG]
    PV Tiền Phong (dấu X) cùng các nhà báo và chiến sĩ chuẩn bị cập đảo Đá Lớn - Trường Sa . Ảnh: Nguyễn Đình Quân. Trước khi đi, nhiều người can rằng, mùa này biển động để dịp khác đi có sao đâu. Chữ “biển động” được nhấn nhá cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
    Những ngày đầu, tàu HQ 996 lướt êm như đi trên hồ nước phẳng. Ngoài đoàn công tác của Bộ tư lệnh vùng 4 - Hải quân còn có 67 thân nhân cán bộ chiến sỹ và một số nhà báo. Có người đi biển đã mấy chục năm ròng, có người đi lần đầu. Tôi được bố trí ở cùng phòng với phóng viên ảnh Hoàng Chí Hùng- Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh và Trần Văn Minh- một sinh viên báo chí đang thực tập tại Báo Tin học và đời sống. Nhiều người bảo, đi mãi thế này không sóng, không gió cũng chán. “Cầu được, ước thấy”, khi tàu đến đảo Trường Sa Đông trời bắt đầu mưa to, sóng gió nổi lên. Một vùng áp thấp trên biển Đông đã hình thành rồi chuyển thành bão số 1. Gió cấp 7, sóng cấp 5 cấp 6. Nhiều người đã nằm bẹp, sau những lần lảo đảo chạy vào nhà vệ sinh. Tôi không bị say sóng. Có thể, yêu cầu của toà soạn “mỗi ngày gửi về một bài”, cả chuyến sẽ là nhật ký hành trình ra Trường Sa, đã không cho phép tôi có thời gian để ý đến sóng gió. Một thứ sóng nữa làm tôi ăn không ngon, ngủ không yên đó là sóng… điện thoại. Ở ngoài khơi, bốn bề là biển cả bao la không có sóng điện thoại, chỉ khi vào các đảo mới có sóng điện thoại của Viettel. Không có sóng điện thoại thì tôi không thể dùng USB 3G để gửi bài viết, hình ảnh về tòa soạn.
    Thật may, sáng sớm 5-6, tàu chúng tôi cập đảo Trường Sa Lớn, bài viết đầu tiên đã gửi được về toà soạn. Trong hôm ấy, tôi phải chạy thục mạng đi chụp ảnh, phỏng vấn cán bộ, chiến sỹ, người dân và thân nhân ra thăm đảo, lập tức viết bài 2, tranh thủ sóng điện thoại gửi bài. Phải nắm chắc thời điểm tàu cập các đảo để gửi bài. Hôm tàu cập đảo An Bang, chỉ buông neo chừng 40 phút để đưa thân nhân vào đảo rồi lại tiếp tục hành trình. Tôi phải vắt chân lên cổ mà viết. Còn 10 phút nữa tàu sẽ rời đảo, bài viết đã cơ bản hoàn thành. Trong lúc viết, tôi đã gửi được 1 tấm ảnh về toà soạn. Sóng điện thoại khá chập chờn, một tấm ảnh đã nén nhỏ vậy mà gửi đi cũng rất khó, thường mất từ 20 -30 phút. Tàu nhổ neo, đi dần qua vùng không có sóng. Bài viết đã xong, tôi đính kèm một tấm ảnh và nhấn nút gửi. Mắt không rời màn hình máy tính. Nếu không gửi kịp, Nhật ký Trường Sa sẽ bị gián đoạn. Anh em trong phòng cũng lo lắng, phấp phỏng không kém. Tàu đã chạy được10 phút, sóng điện thoại của tôi chỉ còn 1 vạch. Tôi chắp tay cầu mong dòng chữ: “Thư của bạn đã được gửi” hiện lên, mà vẫn chưa thấy. Tôi ôm máy tính chạy lên cabin cầu cứu thuyền trưởng: “Anh làm ơn cho tàu chạy từ từ để em gửi bài về tòa soạn!”. Đề nghị của tôi được các anh giúp đỡ, tàu chạy tốc độ 10 hải lý/ giờ được giảm xuống 3 hải lý/ giờ. Chừng 5 phút sau, dòng chữ tôi cầu mong đã hiện ra trên màn hình máy tính.
    Phóng viên ảnh, phóng viên truyền hình cũng không kém phần. Anh Hoàng Chí Hùng quyết lên đảo An Bang vào buổi tối để chụp ảnh và suýt phải ngủ lại vì ca nô đã nổ máy trong khi anh vẫn mê mải chụp. Chạy ra vội quá ngã tùm xuống nước, may mà kịp giơ cao hai chiếc máy ảnh lên đầu. Chiếc máy ảnh nhỏ của tôi cũng kịp ghi lại khoảnh khắc tác nghiệp trên tàu khi sóng to gió lớn. Khi quay cảnh giao lưu văn nghệ trên tàu, phóng viên của Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương không thể đứng vững nên cần trợ giúp của đồng nghiệp: Một người quay, một người ôm lấy hông mà giữ để không bị… đổ hình. Còn người hát thì một tay cầm mic, một tay ôm cột.

    [​IMG]
    Phóng viên Đỗ Sơn (phải) trong chuyến ra Trường Sa. Đại tá Nguyễn Đức Vượng - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân ra Trường Sa từ năm 1985, khi mới 24 tuổi, ra đảo đã là Đảo phó Chính trị. Ông Vương kể: Trường Sa khi ấy còn hoang sơ lắm. Bờ kè, giao thông hào được ghép tạm bợ bằng những mảnh san hô. Điện không có, nước ngọt, rau xanh luôn thiếu, cả đảo chỉ có một cái radio. Trong vòng 20 năm, từ 1985 đến 2005, ông Vượng đã ra đảo 6 “tăng”, từ Trường Sa Lớn đến An Bang, rồi Song Tử… đảo nào cũng như là ngôi nhà thân thiết của ông. Ở biển, đảo nhiều quá, nên vợ có nhớ thương thì cũng chỉ “viết thư gửi ảnh” thăm hỏi, con gái nhớ bố cũng chỉ có thể xin viết ké vào thư mẹ vài dòng “Con nhớ bố lắm!”… Và vì thế chuyến đi này càng thêm ý nghĩa. Nhiều người vợ vượt mấy ngàn kilômét, đi nửa tháng trời để gặp được chồng. Có những chiến sỹ, vợ mới sinh con không đi xa được thì đã có bố vợ, mẹ vợ khăn gói ra thăm con rể.
    Chiều 12-6, tàu HQ 996 đưa đoàn công tác và thân nhân cán bộ chiến sỹ cập cảng Cam Ranh. Những người say sóng nằm bẹp trên tàu mấy hôm trước nay đã có thể nhoẻn cười bên cầu cảng. Còn tôi, cứ tưởng oai rằng sóng cấp 7 không say, hóa ra lên bờ, bước chân tiếp đất lại thấy chao đảo, nghiêng bên này xẹo bên kia... Hóa ra say đất.
    Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…, lời bài hát “Gần lắm Trường Sa “của tác giả Huỳnh Phước Long có lẽ giờ đây đã gần hơn như thế. Bởi hôm nay, ngoài những lá thư truyền thống viết trên giấy, cán bộ chiến sỹ còn có thể gửi thư điện tử, nhắn tin và gọi điện hàng ngày về thăm hỏi gia đình và ngược lại. Bởi hôm nay, nơi anh đóng quân không chỉ là “một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội thân yêu, chỉ có loài chim biển” mà còn có nhiều hơn thế.
    Đó là tấm lòng cả nước đang hướng về Trường Sa với tất cả những gì có thể.

    Bộ tư lệnh Vùng IV Hải quân cho biết, năm 2010 đã có 200 lượt nhà báo đến với Trường Sa.
    Nhưng các nhà báo chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về Trường Sa, về đảo Len Đao, Cô Lin, Tốc Tan…
    Thông tin trong các cuốn sách như “Những điều bộ đội Trường Sa cần biết”, “30 năm hình thành và phát triển của Đoàn Trường Sa” nên được chắt lọc, soạn thành cẩm nang. Nếu khách ra Trường Sa đều có cẩm nang, báo chí được đưa thông tin về những vấn đề nêu trong đó, hiệu quả tuyên truyền về chủ quyền và bảo vệ chủ quyền tại Trường Sa chắc chắn sẽ được nâng lên nhiều.
    Nguyễn Đình Quân
    Đỗ Sơn
  7. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nó nói đúng đấy! Sao lại khóa nó?

    Tàu bựa lợi dụng sơ hở của Việt Nam vào năm 1975 nên đã đánh chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Vấn đề cần đặt ra là Việt Nam sao lại không chịu nổ súng phản công giành lại độc lập cho các đảo này? ^:)^

    Biển Đông của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm vào năm 1975 = Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc vào năm 1975

    Hai câu trên đồng nghĩa mà. Nó chỉ hết đồng nghĩa khi Việt Nam phản công giành lại độc lập.

    Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc luôn là cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của nhân dân Việt Nam
  8. chichchoe123

    chichchoe123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Cụ này phản ứng cứ như bà thím ấy. Người ta hỏi với ý khác mà cứ hở ra là nhảy đổng đổng lên, đặc biệt là cứ khoái chụp mũ người khác. Thôi chả nói chuyện với cụ nữa.
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Nao lòng những ngày biển động
    > Mặn mòi nước mắt Biển Đông
    > Cập đảo Trường Sa Lớn
    > Gần lắm Trường Sa
    TP - Tình yêu Trường Sa trong tôi ngày càng thêm sâu đậm, mỗi khi Trường Sa thân yêu gặp giông bão

    [​IMG]
    Bên cột mốc chủ quyền, ai cũng tự hào và muốn lưu giữ giây phút hiếm hoi trong đời. Tôi vẫn không thể nào quên câu nói của Chuẩn Đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, người dẫn đầu đoàn công tác trong ngày chia tay: “Tôi biết ở đây có những người đã từng đi nhiều nước trên thế giới, nhưng chuyến đi tới Trường Sa mãi là chuyến đi đặc biệt mà không phải ai cũng có được”. Ngồi dưới tán cây bàng vuông ở đảo Trường Sa Lớn, nguyên Phó ************* Trương Mỹ Hoa, đã trò chuyện thân mật với cánh phóng viên. Bà cho biết, trong suốt thời gian đương chức, bà luôn mong có một dịp ra Trường Sa, nhưng vì quá bận rộn nên mong ước đó tới nay mới trở thành hiện thực.
    Và quả thật, để đến được Trường Sa là một chặng đường vô cùng gian nan, bởi ta phải có một quyết tâm cao để gạt bỏ mọi nỗi lo toan thường nhật, bỏ lại mọi xa hoa thị thành. Trước thời điểm tôi ra Trường Sa, đã có những tin đồn rằng tàu Trung Quốc thường xuyên lảng vảng trong hải phận của Việt Nam và nổ súng vào người mình. Điều đó làm gia đình tôi lo lắng và không muốn cho tôi đi. Thêm nữa, ông xã tuyên bố: “Yếu như em không chịu nổi say sóng đâu!” . Thế nhưng, với khao khát cháy bỏng được đặt chân tới Trường Sa của một người làm báo, nhất lại là nhà báo nữ, tôi đã thuyết phục được chồng, dù anh vẫn còn tỏ vẻ giận dỗi. Trong suốt 10 ngày tôi ra Trường Sa, anh không gọi điện, không nhắn tin. Bù lại, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng và bạn bè lại động viên nhiều khiến tôi yên lòng. Trước khi ra sân bay để vào TPHCM tập kết, tôi ru hai con ngủ rồi len lén xách vali đi. Cô con gái lớn đã hiểu biết, thường xuyên nhắn tin cho mẹ để thông báo tình hình ở nhà. Thằng cu mới hơn hai tuổi thì quá bé để hiểu mẹ đi đâu. Chính vì vậy, khi từ Trường Sa về, thằng bé là người đầu tiên mở cửa đón mẹ với một câu chào vô cùng ngây thơ khiến tôi không kìm được nước mắt: “Mẹ về! Mẹ về! Mẹ ơi, sao mẹ đi chợ lâu thế?”.
    Nhóm nữ phóng viên chúng tôi được ưu tiên bố trí ở tầng dưới cùng của tàu. Mặc dù chúng tôi quyết tâm rất cao, luôn tâm niệm trong đầu là mình không được phép say. Với sóng cấp 3, chúng tôi vẫn có thể ra boong tàu hóng mát, tán chuyện. Nhưng với sóng cấp 4,5, chẳng ai có thể trụ được. Tất cả nằm bẹp trong phòng, không ăn, không uống và… nôn. Thế nhưng, tất cả mọi khó khăn, mệt nhọc dường như tan biến khi chúng tôi đến với Trường Sa. Những tình cảm yêu thương, sự chăm sóc chu đáo nhiệt tình của lính đảo khiến chúng tôi trở nên thân thiết trong suốt chuyến đi và cả khi đã về đất liền. Tôi sẽ chẳng thể nào quên hình ảnh các chiến sỹ ở Đảo Đá Tây lội nước tới ngực ra kéo thuyền vào đảo (tàu phải đỗ ngoài xa vì sợ mắc cạn), rồi lúc chia tay, các anh cũng dầm mình trong làn nước biển trong vắt vẫy chào cho tới khi đoàn đi khuất. Nhớ tới những lúc đi biển khát nước, tu ừng ực miếng nước mà anh em bộ đội mời, rồi sau thấy xấu hổ khi phát hiện ra rằng, bể chứa nước ngọt của các anh đã gần cạn. Ấy vậy mà khi có khách đến, các anh mang nước ra đãi khách cứ như thể nhà còn nhiều nước lắm. Cam ngon, bưởi ngọt, bánh kẹo ngon mang từ đất liền ra tặng các anh, các anh không ăn, để dành tiếp khách, mà từ chối là các anh buồn vì như vậy là... chê bộ đội. Biết chị em phụ nữ thích mang sò biển, ốc biển Trường Sa về làm kỷ niệm, các anh đã bỏ cả ngủ trưa, ngụp lặn xuống biển tìm những con ốc đẹp nhất, to nhất mang về tặng. Ốc ở Trường Sa rất to, thường gấp ba bốn lần những con ốc ta hay gặp ở các bãi biển nghỉ mát. Đặc biệt có một loài ốc mà đến giờ tôi vẫn không thể nào biết tên vì các anh nhất định không nói với lý do: tên đó rất... kỳ (rồi đỏ mặt quay đi). Rồi khi trở về đất liền hơn một tháng, tôi phải mổ viêm ruột thừa. Không hiểu sao, các anh cũng biết và gọi điện hỏi thăm. Thử hỏi có niềm vui nào hơn thế không, có nỗi đau nào được xoa dịu nhanh đến thế không?
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Mặn mòi nước mắt Biển Đông
    > Nóng lòng, sốt ruột
    > Cập đảo Trường Sa Lớn
    TP - Chuyến đi dài ngày vượt cả ngàn cây số làm cho nhiều người tự hào vì mình không ngại gian khổ, đã đến được Trường Sa. Nhưng ngay lập tức, ý nghĩ ấy làm tôi xấu hổ khi nhớ đến những người chiến sỹ trên đảo.

    [​IMG]
    Đảo Đá Tây. 5 giờ sáng ngày 6-6, đoàn công tác của chúng tôi đến đảo Đá Tây- một hòn đảo chìm nằm ở phía nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Trường Sa khoảng 20 hải lý về phía đông bắc. Đảo Đá Tây có hình quả trám, ở giữa có một cái hồ dài khoảng 15 km, rộng trung bình 3 km, sâu khoảng 10m, rất tiện cho tàu thuyền neo đậu, tránh bão gió.
    Thiếu tá Nguyễn Văn Quảng- Đảo trưởng đảo Đá Tây cho biết: Khu vực quanh đảo Đá Tây có nguồn thủy sản dồi dào. Trong năm qua có gần 500 lượt tàu thuyền của ta ra đánh bắt thủy sản. Nơi đây cũng có trạm dịch vụ hậu cần nghề cá của Bộ Thủy sản, cung cấp nước ngọt, dầu, nhớt, sửa chữa tàu thuyền hư hỏng cho ngư dân, cứu hộ cứu nạn.
    Không giống như những đảo khác có nhiều thân nhân ở lại thăm người thân, lên đảo Đá Tây chuyến đi này chỉ một mình ông Lê Văn Thanh, 60 tuổi thăm con trai là Thượng úy Lê Huỳnh Tiệp- Điểm trưởng Điểm C. Cả đảo gọi ông là bố.
    Trò chuyện với tôi, ông Thanh không giấu niềm tự hào đã có người con trai là bộ đội Trường Sa. Ông Thanh nói: “Nhiệm vụ càng nặng nề, vinh dự càng lớn. Tôi muốn con mình luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao, giữ vững chủ quyền biển đảo của nước mình”.

    [​IMG]
    Bà Quách Kim Hoàng thắp hương cho con - liệt sỹ Quách Hoàng Lâm trên đảo Trường Sa Đông. Hơn 7 giờ ngày 7-6, chúng tôi có mặt tại đảo Trường Sa Đông. Đó là một hòn đảo rợp bóng cây xanh. Hệ thống các công trình, doanh trại được xây dựng khang trang sạch đẹp. Trên đảo có hệ thống điện năng lượng sạch sử dụng pin mặt trời để phát điện.
    Trung sỹ Phạm Văn Tuyến- Khẩu đội trưởng Phân đội 3 là một chàng trai trẻ quê Thái Bình, mới bước sang tuổi 21 khoe: “Biển của mình nhiều tôm cá lắm anh ạ. Ngư dân mình vẫn thường đánh bắt được tôm hùm, cá ngừ, rùa biển, hải sâm đấy!”
    Trong những lần cập đảo, đã hơn một lần tôi chứng kiến những khoảnh khắc gặp gỡ của nụ cười và nước mắt. Những người cha, người mẹ, gặp được con; những người vợ gặp được chồng đều có nụ cười và những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi. Nhưng có những người mẹ, người cha ra đảo không gặp được con, không nhìn thấy con, không có được vòng tay ôm chặt để cảm nhận cái mùi quen thuộc của đứa con mình cứ chúi đầu ôm lấy bia mộ mà khóc.
    Lại nhớ hôm trước ở đảo Trường Sa Lớn, tiếng khóc con của ông Lê Văn Tươi, 53 tuổi làm cả đoàn đỏ mắt. Ông Tươi cứ nghẹn ngào nói với con mình - liệt sỹ Lê Văn Tuấn nhân viên ra đa đảo Trường Sa Lớn: “Biết cha ra đảo, bà con làng xóm gửi hạt gạo, hạt muối quê mình cho con đây. Con ơi, nợ tiền nợ bạc cha trả được nhưng nợ nghĩa tình làng xóm quê hương, tình nghĩa của bà con cả nước thì cha làm sao trả hết”.

    [​IMG]
    Hai bố con ông Lê Văn Thanh- Lê Huỳnh Tiệp ở đảo Đá Tây. Bây giờ, tại đảo Trường Sa Đông, ông Nguyễn Văn Thọ quê ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa run lẩy bẩy, lần sờ phía đầu ngôi mộ của liệt sỹ Nguyễn Văn Thi, như thể ông muốn vuốt ve mái tóc, khuôn mặt của người con trai yêu thương. Kế bên là bà Quách Kim Hoàng sắp đồ thắp hương cho con, nước mắt chảy dài trên gương mặt khắc khổ. Bà lấy 3 lon bia, tưới lên ngôi mộ con mình và hai ngôi mộ bên cạnh, đồng đội của anh Quách Hoàng Lâm - con trai bà.
    Nghe tiếng khóc, những người vợ, người chồng vừa vui gặp gỡ được ít giây, ít phút cũng gạt bỏ chuyện riêng để mong được sẻ chia nỗi đau, mong được gọi cha thay cho đồng đội của mình đã nằm xuống…
    http://www.tienphong.vn/Phong-Su/540823/Man-moi-nuoc-mat-Bien-Dong.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này