Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8316 người đang online, trong đó có 1115 thành viên. 11:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110125 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Vớ vần, anh CHHV đến bố đẻ anh ấy còn kiện cho vỡ mặt, thương tiếc xxx gì nhân dân, xôi thịt cơ hội đốt đền vớ vẩn thôi, cái nhà lưu niệm của nhà thơ Xuân Diệu anh ấy còn nuốt mất làm chỗ câu cơm...
    CHHV mà là hiền tài thì anh em F319 mình phải là vĩ nhân....=))
  2. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều việc vì dân vì nước của ông ấy như kiện tới cùng vụ bọ xít. Vụ đồi Vọng Cảnh ở Huế năm nào nếu không có ông ấy thì bọn quan tham ở Huế nó đã phá đồi đó rồi. Ông ấy cũng đề nghị đồng hành quân sự với Mỹ là trách nhiệm của chính quyền... Ngoài ra thì cũng có những ý tưởng ít có như đề nghị phong nguyên soái cho cụ Giáp... Xét tất cả những việc làm của ông ấy thì đều vì mục tiêu lớn của đất nước, dân tộc này cả.
    Mà thôi nhỉ. Lúc này cá nhân hay giai cấp phải đặt xuống dưới Tổ quốc. Tổ quốc là trên hết.
    -----------------------
    Hàng trăm công ty VN ngừng sản xuất hải sản

    [​IMG]

    Tin cho hay nhiều công ty Việt Nam phải ngừng sản xuất chế biến hải sản vì thiếu nguyên liệu do thương nhân Trung Quốc 'vét hàng'.
    Cùng lúc có tin Trung Quốc cử tàu Hải Tuần 31 ra các vùng biển tranh chấp ở Đông Nam Á.

    Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết "nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất".
    "Nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về."
    Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, được báo này dẫn lời nói từ đầu năm đến nay đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác.
    VASEP nói đang có tình trạng thương nhân Trung Quốc "tranh giành, đón mua" tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển.
    Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt cho tới tận 01/08 tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền, trong có nhiều vùng biển mà Việt Nam cũng nói là của mình.
    Hàng năm Bắc Kinh đưa ra lệnh cấm đánh bắt, năm sau dài hơn năm trước, với mục đích được nói là để "bảo vệ nguồn hải sản".
    Ngư dân Việt Nam thì than phiền rằng họ không dám ra khơi vì lo ngại rằng theo lệnh cấm này, nếu bị bắt họ sẽ bị kiểm ngư Trung Quốc tịch thu tài sản hoặc phạt vạ.
    Nguồn hải sản cạn kiện


    Bà Nguyễn Thị Thu Sắc cũng nói trên báo Tuổi Trẻ rằng "nhiều vùng đánh bắt đang có dấu hiệu cạn kiệt nguồn hải sản".
    Giới chức Việt Nam đang kêu gọi tạo điều kiện cho ngư dân ra đánh cá xa bờ.
    Cựu Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh, cũng trên Tuổi Trẻ, cho hay đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm.
    [​IMG]Thuyền cá của ngư dân Việt Nam phần nhiều còn rất thô sơ


    Bà Minh kêu gọi chính phủ có chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển hạ tầng cầu cảng, trang bị kỹ thuật hiện đại hơn cho ngư dân và kêu gọi đầu tư của nước ngoài.
    Bảo đảm an toàn cho ngư dân là vấn đề đau đầu cho chính phủ, vì ngày càng nhiều thuyền cá của Việt Nam "gặp nạn" khi đánh bắt ở các vùng biển xa.
    Hàng nghìn ngư dân bị nước ngoài bắt mỗi năm, khi hoạt động trong các vùng biển chồng lấn.
    Hồi đầu tháng, thực trạng này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhắc tới tại một diễn đàn an ninh tại Singapore.
    Ông Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, "nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam".
    "Để xử lý, chúng ta cần ứng xử bằng luật pháp quốc tế, một cách láng giềng, hữu nghị và nhân đạo, không xâm phạm thân thể và vật chất của ngư dân."
    Ông Phùng Quang Thanh cũng đề cập tới lệnh cấm đánh bắt hàng năm mà Trung Quốc đưa ra, rằng lệnh này Trung Quốc tuyên bố áp dụng cho cả những vùng biển của Việt Nam.
    "Chúng tôi không đồng tình với việc này, và đã phản đối qua con đường ngoại giao. Các tuyên bố đưa ra cần thể theo luật pháp quốc tế."
    Tin hôm 16/6 cho hay Trung Quốc cử tàu Hải Tuần 31 đi qua Biển Đông để đến Singapore trong bối cảnh căng thẳng vẫn còn cao trong vùng.
    Phía Trung Quốc nói chiếc tàu hải giám thuộc loại lớn nhất của nước này, có cả bãi đỗ cho trực thăng, sẽ "tuần tra, giám sát các tuyến hàng hải trong biển Nam Hải".
    Dự kiến tàu sẽ tới Singapore vào ngày 23/6, chỉ vài hôm trước khi Hoa Kỳ và Philippines dự kiến có cuộc tập trận CARAT, trước khi quay trở về Trung Quốc.
    Báo chí nước ngoài theo dõi câu chuyện cho hay tàu Hải Tuần 31 sẽ đi ngang vùng Trường Sa đang bị nhiều bên tranh chấp.

    BBC



    ---------------
    Có sự liên quan nào giữa việc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, cho ngư dân lập thành từng đoàn dày đặc vào tận gần bờ Việt nam đánh bắt cá rồi đuổi cả ngư dân Việt nam với việc tân thu hải sản trên bờ không?
  3. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển của VN

    Đầu tiên , khái quát hệ thống tên lửa đất đối hải mà Hải quân ta hiện có .

    1) Tên lửa đất đối hạm : P-5 Shaddock (SS-N-3 )
    Tên lửa hành trình chống tàu P-5 (tên mã của Nato là SS-N-3) là loại tên lửa hành trình chống tàu được trang bị trên các xe cơ động mặt đất,tàu chiến. Hiện Việt Nam có 2 trung đoàn tên lửa đất đối hạm loại này .

    Thông số kỹ thuật
    • Chiều dài: 10.2 meters
    • Đường kính: 0.98 m
    • Sải cánh: 5.0 m
    • Khối lượng tổng: 5,400 kg
    • Khối lượng đầu đạn: 930 kg
    • Tốc độ : 345 m/s ( Mach 0.9 )
    • Trần bay : 100 – 400 m
    • Tầm bắn: 450km
    • Hệ dẫn đường: autopilot, active radar

    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]

    2) Hệ thống đất đối hải Bastion
    là loại hiện đại nhất của Nga hiện nay, ngay cả Hải quân Nga cũng chưa được trang bị.Việt Nam sẽ là nước đầu tiên sở hữu hệ thống này( phiên bản xuất khẩu).
    Chú ý :Theo tính năng phía Nga đưa ra thì một hệ thống như thế khống chế một diện tích xấp xỉ vịnh Bắc Bộ.

    Sơ luợc về Bastion
    [​IMG]
    [​IMG]


    Type: Coastal defense missile
    Soviet designation: 3K55 Bastion
    Missile designation: 3M55 Yakhont
    Designer: NPO Mash
    Lenght: 8.0 m
    Diameter: 0.7 m
    Span: 1.7 m
    Weight: 3,000 kg
    Tầm bắn: 300 km (hi-lo), 120 km (lo)
    Tốc độ: Mach 2.5
    Propulsion: Solid-propellant rocket booster + ramjet sustainer
    Guidance: Inertial + active or passive radar terminal homing
    Đầu nổ: 200 kg HE

    Với các quốc gia phải đối mặt với các mối đe dọa từ hướng biển, hệ thống Bastion-P và tên lửa Yakhont là giải pháp hiệu quả, giúp giảm gánh nặng chi phí đầu từ phát triển các hạm đội tàu ngầm và tàu mặt nước. Hiện Nga đang có kế hoạch triển khai Bastion-P cùng với nhiều vũ khí hiện đại ở Kuril, quần đảo mà Nhật Bản tranh chấp với nước này. (>> chi tiết)

    Là nước đầu tiên sở hữu Bastion-P ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể yên tâm giữ cho hải phận “sóng yên, biển lặng”. Nếu kế hoạch tham gia quá trình sản xuất Yakhont với sự trợ giúp của Nga tiến triển, (>> chi tiết) tiềm lực phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ trở nên đáng gờm trong khu vực.
  4. huaren81_2006

    huaren81_2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Đã được thích:
    280
    Hôm nay em lại có việc đi check giá ở Intimex Nguyên Hồng...DCM lại gặp 3 thằng Tàu khựa với 3 con hàng ( 2 con chắc người Tàu, 1 con nói cả Việt cả Hoa nhưng nhìn thì lại giống người Hoa)...DCM bọn nó nói chuyện cứ oang oác...làm em check giá cũng bị phân tán...DCM bọn nó tưởng nói gì em ko hiểu nên cứ tha hồ nói...Mà bọn Tàu này rất bẩn nhé, mứt hoa quả để trong khay nhựa bọn nó cứ lấy ra nếm ăn tì tì...Em tia được, bọn nó mặt len lén như thể " ăn trộm", DCM bọn nó, lần trước ở siêu thị của bọn em, chúng nó vào xem nước hoa, 3 thằng người Hàng Châu, cũng vẫn cái kiểu bẩn ấy, nước hoa của người ta bày để bán thì bọn chó cứ mang ra xịt vô tội vạ...1 thằng trong số đó nhìn thấy em, mặt cũng len lén như " con cứn", em nhìn cưới khẩy...


    Nói tóm lại là Tàu khựa có lột xác 100 lần nữa cũng vẫn ko hết cái bộ dạng của tụi lưu manh.
  5. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa mới: Trung Quốc - nước vị bao vây vào giữa
    [​IMG]Mươi năm trở lại đây Trung Quốc ứng xử như một anh nhà giàu mới nổi, với tất cả tính chất hãnh tiến gây khó chịu của loại người này. Một người thuộc hạng danh gia đã nhiều đời giàu có thì thái độ của họ hiểu biết và dễ thương hơn nhiều.

    Bài “Chính sách đang thành hình của Mỹ tại Thái Bình Dương” của tác giả Đinh Xuân Quân trên Diễn Đàn Thế Kỷ đã vẽ ra một viễn tượng mới mẻ của tình hình Á châu trước thái độ hãnh tiến, tham lam của anh chàng nhà giàu mới này. Ai cũng thấy TQ đi quá nhanh trong việc lấn lướt thế giới, đặc biệt tại Á châu. Cái ý muốn “thâu tóm” các nước nhỏ ở Đông và Đông Nam Á rất rõ ràng, chưa chi TQ đã coi cả vùng biển rộng lớn từ Nhật Bản xuống tới Indonesia là ao nhà của mình. Và bắt đầu nắn gân từng đối thủ một. Trước hết cho một tên đàn em đầu gấu du côn bắn chìm chiếc tàu ngầm Cheonan của Nam Hàn, chắc chắn đây là một hành vi của chính Trung Quốc chứ Bắc Hàn không bao giờ dám đơn phương làm ẩu. Một cách gián tiếp cho thấy sức mạnh hỏa tiễn của mình, để dằn mặt các nước trong vùng.

    Tức thì Mỹ tổ chức tập trận với Nhật Bản và Nam Hàn ngay sát cạnh biển TQ, và cho chiến hạm tới viếng thăm Đà Nẵng, làm một ít thao tác với hải quân Việt Nam. Phản ứng của bộ Ngoại giao TQ với Việt Nam rất thẳng thừng: nếu TQ và VN giao chiến, không có chiếc hàng không mẫu hạm nào của bất cứ quốc gia nào có thể bảo đảm an ninh cho Việt Nam (chỉ nói đến nước láng giềng nhưng quên nhắc đến Đài Loan của mình lâu nay cũng được chiến hạm Mỹ bảo vệ).

    Theo bài viết của tác giả Đinh Xuân Quân thì hầu như một thế bao vây TQ đang thành hình, từ Nga qua Nhật và Đại Hàn xuống các nước Đông Nam Á, qua Ấn Độ, rồi ngược lên Afghanistan và một số nước Tiểu Á: một vòng rất tròn, vây chặt TQ vào giữa. Rất thú vị với định nghĩa mới về hai chữ Trung Quốc: nước bị vây vào giữa. Như tác giả nói, đúng là một cái tên tiền định!​
  6. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    7 loại tên lửa uy lực chủ đạo của VN

    1, Tên lửa chống tàu chiến Uran-E ( tên lửa SS-N-25 ) :


    Trọng lượng: 630 kg
    Trọng lượng đầu chiến đấu : 145 kg
    Tầm bắn tối đa: 130 km
    Tốc độ chiến đấu: 300 m/s ( bằng tốc độ âm thanh)
    Chiều cao bay từ 5 - 10 m trên mực nước biển
    Ngoài ra phiên bản phóng từ tàu chiến còn có phiên bản phóng từ máy bay ( Su 22, Su 27, Su 30 ) và trực thăng ( KA 12, KA 25).
    Nguồn gốc: Mua từ Nga


    Tên lửa Uran E được trang bị cho tàu tên lửa Molniya . (Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 tàu này và 20 chiếc khác sẽ được đóng tại Việt Nam theo công nghệ do Nga chuyển giao. Mỗi tàu Molniya mang 16 quả tên lửa Uran E ).


    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa hạm-đối-hạm Uran-E Hệ thống Uran-E được trang bị cho các loại tàu nổi và tàu hỗ trợ.

    Uran-E có hiệu quả chiến đấu cao nhờ:

    • khả năng sử dụng trong mọi thời tiết, trong nhiều điều kiện chiến đấu và điều kiện khí hậu;

    • thuật toán phân phối mục tiêu linh hoạt của hệ thống điều khiển hoả lực, có khả năng dùng thông tin nhận từ các nguồn bên ngoài, cho phép bắn đồng thời đến 6 mục tiêu mặt nước và phóng loạt chống mục tiêu đơn lẻ hay mục tiêu tốp;

    tên lửa Kh-35E có khả năng vượt qua đối kháng hoả lực và vô tuyến điện tử của đối phương nhờ có độ bộc lộ thấp trong dải rộng của trường thông tin vì có kích thước nhỏ, bay ở độ cao cực nhỏ và độ bảo mật cao của hệ thống dẫn;

    • khả năng phóng loạt (đến 16 tên lửa), cho phép đột phá hoả lực xuyên qua hệ thống phòng thủ tên lửa của các tàu chiến hiện đại;

    • phần chiến đấu phá-mảnh kiểu xuyên có uy lực khá mạnh, có khả năng tiêu diệt nhiều loại mục tiêu kể cả tàu khu trục;

    • mức độ tự động hoá cao các quá trình điều khiển chiến đấu, đơn giản và tiện lợi trong khai thác trong nhiều điều kiện chiến đấu.

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm dưới âm Kh-35E



    Loại tên lửa này cũng được trang bị cho loại tàu BPS 500 .


    [​IMG]


    2, Tên lửa hành trình Moskit ( SS-N-22 ):


    Hệ thống điều khiển của Moskit do công ty Altair ở thành phố Moscow chế tạo. Còn bệ phóng của tổ hợp do Phòng thiết kế chế tạo máy tại Moscow sản xuất. Theo kế hoạch, 3M80 được sản xuất để thay thế cho tên lửa có cánh P-15. [​IMG]
    Thử nghiệm tổ hợp tên lửa Moskit trên tàu chiến. Tổ hợp tên lửa chống tàu Moskit trang bị tên lửa có cánh 3M-80 dùng để tiêu diệt các loại tàu nổi, các phương tiện vận tải trong thành phần của nhóm tàu tấn công, binh đoàn đổ bộ đường biển, các tàu riêng lẻ có lượng choán nước đến 20.000 tấn với vận tốc hành trình đến 100 hải lý/h trong mọi điều kiện thời tiết ở nhiệt độ môi trường từ –25 đến +50độC.
    Thành phần của tổ hợp Moskit gồm tên lửa có cánh siêu thanh 3M-80, hệ thống điều khiển 3Ts-80, bệ phóng KT-152M, tổ hợp thiết bị mặt đất KNO 3F80.
    Tên lửa 3M-80 “Moskit” thuộc lớp tên lửa chống tàu hạng nhẹ, được chế tạo theo sơ đồ khí động lực học thông thường. Tên lửa được chế tạo từ hợp chất titan, thép và sợi thủy tinh. Tên lửa còn được trang bị động cơ hỗn hợp 3D83. Việc dẫn hướng tên lửa vào mục tiêu được thực hiện bởi hệ thống dẫn đường quán tính với đầu tự dẫn vô tuyến chủ động - thụ động, bảo đảm xác suất tiêu diệt mục tiêu cao kể cả trong điều kiện bị địch chế áp vô tuyến mạnh.
    [​IMG]


    [​IMG]
    Tên lửa 3M-80 là thành phần chủ yếu của tổ hợp tên lửa chống tàu “Moskit” Tổ hợp tên lửa chống tàu Moskit với tên lửa 3M-80 được lắp đặt trên các tàu khu trục dự án 956, tàu chống ngầm hạng nặng dự án 11556 “Admiral Lobov”, tàu tên lửa dự án 1241.9, tàu tên lửa thử nghiệm hạng nhẹ đệm khí dự án 1239… Ngoài ra, tổ hợp này có thể được trang bị cho các đơn vị phòng thủ bờ biển và lực lượng không quân hải quân (máy bay Su-33).


    Mua từ Nga. Được trang bị cho tàu tên lửa Tarantul ( mỗi tàu 4 quả ) . Việt Nam có khoảng 8-10 tàu này . Đây là loại tàu sử dụng tốc độ cao để bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng rút chạy .




    Sang năm 2009, Nga sẽ giao cho VN 2 khu trục hạm Gepard , loại tàu này có khả năng tàng hình, chống tàu ngầm, phòng không tốt, có thể phóng cả tên lửa Uran và Moskit.


    3, Tên lửa diệt tàu chiến Yakhont ( tên lửa SS-N-26 ):


    Để bảo vệ vững chắc vùng biển Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trang bị, làm chủ hệ thống phòng thủ Bastion-P với nòng cốt là tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont


    [​IMG]
    Xe bệ phóng Bastion-P với 2 ống phóng thẳng đứng.​
    Sự ghê gớm của Bastion-P và Yakhont

    Đúng như tên gọi “pháo đài”, Hệ thống vạn năng Bastion-P do công ty quốc phòng NPO của Nga thiết kế, chế tạo, xứng đáng là “lá chắn thép” của các quốc gia có bờ biển dài, hải phận rộng lớn nhờ sự linh hoạt và uy lực của hệ thống này.

    Một tổ hợp chiến đấu Bastion-P gồm có các xe chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và quan trọng nhất là xe bệ phóng, lắp trên khung gầm 8 bánh lốp, với 2 ống phóng tên lửa chống hạm.

    Nhờ đó, Bastion-P có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ, để trong 5 phút là sẵn sàng phóng loại tên lửa có sức mạnh ghê gớm Yakhont, tiêu diệt các mục tiêu đe dọa an ninh từ phía biển.

    Cái tên Yakhont (“Hồng ngọc”, biến thể xuất khẩu của tên lửa Onyx, “Bạch ngọc”) gợi lên vẻ đẹp danh giá nhưng đây sẽ là một vẻ đẹp ghê gớm. Bởi loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg.

    Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.

    Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy” (>> chi tiết), đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm.

    Chiến thuật thông minh

    Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 197, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15km).

    Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương.

    [​IMG]
    Minh họa chiến thuật phòng thủ bờ biển sử dụng hệ thống Bastion-P.
    Tuy nhiên, để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu.

    Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải...

    Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó, khi tác chiếnm kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”.

    Nới rộng tầm bảo vệ

    Theo tính năng kỹ chiến thuật mà nhà sản xuất công bố, hệ thống Bastion-P có tầm bắn ngoài đường chân trời, (300km, khoảng 162 hải lý). Tuy nhiên, Yakhont là một tên lửa rất linh hoạt, có nhiều biến thể cho phép triển khai trên nhiều phương tiện mang khác ngoài bệ phóng trên đất liền.

    Từ lâu, Yakhont đã được thử nghiệm thành công khi phóng đi từ các tiêm kích Su-27 và “hậu duệ” là Su-30. Tháng 4/2011, Indonesia đã phóng thử thành công Yakhont từ các tàu chiến ở vịnh Zond.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm Yakhont có thể phóng đi từ tiêm kích đa năng Su-27/30.
    Tới đây, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa Brahmos (biến thể nội địa của Yakhont ở Ấn Độ) từ tàu ngầm vào cuối năm 2011. Do đó, nước nào sở hữu Bastion-P và Yakhont hoàn toàn có khả năng nới tầm bảo vệ hải phận của mình dựa vào các phương tiện mang.

    Đặc biệt, trong trường hợp, sử dụng Su-30MK2 để mang phóng, tầm xa 300km của Yakhont hầu như không có ý nghĩa với tầm hoạt động lên tới 3.000km (1.620 hải lý) của loại tiêm kích đa năng được thiết kế để chiến đấu trên biển này.

    Nguồn gốc: Mua từ Nga. Tên lửa nặng khoảng 7 tấn, tấm bắn 200 km ( có thể khống chế mặt biển ở vịnh Bắc Bộ ) , có khả năng tàng hình trước ra đa, thích hợp với mọi địa hình bắn.

    Theo hợp đồng quân sự đã kí giữa Nga và Việt Nam thì Nga đã chuyển giao công nghệ sản xuất Yakhont với giá 300 triệu đô cho Việt Nam. Hiện Việt Nam mới chỉ có thể phòng Yakhont từ đất liền, VN chưa thể phóng Yakhont từ tàu chiến vì nó đòi hỏi phải có kĩ thuật làm bệ phóng để lắp đặt Yakhont trên tàu chiến .
    [​IMG]


    4, Tên lửa Shaddock ( tên lửa SS-N-3 ) :

    (Ảnh dưới: Tên lửa Shaddock của VN )

    [​IMG]This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x480.[​IMG]


    Đầu đạn nặng 800kg hay 100 kT
    Tầm xa 460 km ( bao trùm vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa )
    Tốc độ Mach 1,4 /480m/s ( gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh )
    Chiều dài 10m
    Đường kính 0,9 m

    Sải cánh 2,6 m.

    Trọng lượng phóng 4500kg


    Nước sử dụng: Chỉ có Liên Xô ( nay là Nga ) và Việt Nam có loại tên lửa này .

    Gần đây trên mạng internet của TQ có xuất hiện nhiều bài viết mang tính chất khiêu khích ( VD: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...st_china.shtml) . Trên thực tế lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam dư sức đánh tan về cơ bản đội tàu đổ bộ của đối phương khi chúng còn cách bờ biển Việt Nam trên 200 km và trước khi các máy bay của đối phương có thể phát hiện ra các vị trí phóng tên lửa .


    Theo 1 bài viết trên mạng Sina của TQ thì Việt Nam đang nghiên cứu cải tiến 1 loại tên lửa của Nga. Nếu thành công loại này có tầm bắn 550 km, mang được đầu đạn 1 tấn , tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.

    5, Tên lửa Brahmos:


    Theo nhiều nguồn tin thì Ấn độ đã bán cho VN tên lửa chống tàu chiến Brahmos . Tên lửa này nặng 3 tấn, có tầm bắn 290 km , tốc độ gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh, mang đầu đạn 300 kg có thể phóng từ bệ phóng trên mặt đất, tàu chiến hoặc máy bay ( VN có Su 30 có thể mang và phóng loại tên lửa này ).



    [​IMG]


    Theo tính toán, cần 3 quả Brahmos để đánh đắm 1 tàu chiến cỡ 20 000 tấn và cần khoảng 10 quả để đánh đắm 1 tàu sân bay. Có tin nói rằng VN đã nhờ Ấn Độ cải tạo loại tàu chiến Petya của hải quân Việt Nam để có thể trở và phóng tên lửa Brahmos :






    6, Tên lửa phòng không S300 :

    Năm 2000 Việt Nam đã mua 2 tiểu đoàn tên lửa S300 của Nga . Đây là loại tên lửa siêu âm, tầm bắn 150 km ( gấp 7 lần tên lửa Sam).


    [​IMG]


    Việt Nam đang đàm phán với Nga để mua loại S400 - loại hiện đại hơn .


    7, Tên lửa đất đối đất Scub C :

    Phóng từ mặt đất để tấn công các mục tiêu mặt đất . Năm 1998 VN đã mua 50 tên lửa Scud C của Bắc Triều Tiên có tầm bắn 500 km . Nhưng quan trọng hơn có nhiều nguồn tin trên internet có kèm các hình ảnh nói rằng Việt Nam đã cải tiến được tên lửa Scud nâng tầm bắn lên 600 đến 900 km . Quân đội VN chưa công bố việc này nên chưa thể khẳng định chắc chắn nguồn tin đó có đúng hay không nhưng tên lửa Scud không phải là loại quá hiện đại nên nếu Việt Nam dựa vào hình mẫu có sẵn để chế tạo được loại riêng cho mình thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên .

    [​IMG]This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 576x360.[​IMG]

    Tên lửa Scud có độ chính xác không cao ( có thể rơi cách mục tiêu hàng trăm mét) nên chỉ hiệu quả khi tấn công các căn cứ quân sự lớn hoặc ... thành phố đông dân .


    Scud là một serie các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới. Thuật ngữ này xuất phát từ tên hiệu NATO SS-1 Scud vốn được các cơ quan tình báo phương Tây gán cho loại tên lửa này. Những tên tiếng Nga của nó là R-11 (phiên bản đầu tiên) và R-300 Elbrus (những phiên bản phát triển sau này). Cái tên Scud đã được các phương tiện truyền thông và nhiều thực thể khác dùng để chỉ không chỉ những tên lửa này mà cả nhiều loại tên lửa khác được phát triển tại các quốc gia khác dựa trên thiết kế của người Sô viết. Thỉnh thoảng trên các phương tiện truyền thông đại chúng Hoa Kỳ, Scud được dùng để gọi bất kỳ một tên lửa đạn đạo của bất kỳ một quốc gia nào không phải phương Tây.

    Phát triển thời Sô viết

    Thuật ngữ Scud được sử dụng lần đầu tiên trong tên hiệu NATO SS-1b Scud-A, để chỉ loại tên lửa đạn đạo R-11. Tên lửa R-1 trước đó được NATO đặt tên hiệu SS-1 Scunner, nhưng là một bản thiết kế khác hẳn, hầu như copy trực tiếp từ loại V-2 của Đức. R-11 cũng sử dụng kỹ thuật học được từ V-2, nhưng có một thiết kế mới, nhỏ hơn và có hình dáng khác biệt so với V-2 và R-1. R-11 được Makeyev OKB thiết kế và bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1957. Cải tiến mang tính cách mạng nhất của R-11 là động cơ, do A.M. Isaev thiết kế. Đơn giản hơn rất nhiều so với thiết kế nhiều buồng của V-2, và sử dụng một van đổi hướng chống dao động để ngăn chặn chugging, nó là nguyên mẫu đầu tiên của những động cơ lớn hơn được sử dụng trong các tên lửa vũ trụ Nga sau này.

    Các biến thể phát triển thêm là R-300 Elbrus / SS-1c Scud-B năm 1961 và SS-1d Scud-C băn 1965, cả hai đều có thể mang hoặc đầu nổ quy ước có sức nổ cao, hoặc một đầu đạn hạt nhân 5 tới 80 kiloton, hay một đầu đạn hóa học (VX nén). Biến thể SS-1e Scud-D được phát triển trong thập niên 1980 có thể mang đầu đạn quy ước có sức nổ mạnh, một đầu đạn fuel-air, 40 runway-penetrator sub-munition, hay 100 × 5 kg quả bom chống cá nhân nhỏ.

    Tất cả các mẫu đều dài 11.25 mét (ngoại trừ Scud-A ngắn hơn 1 mét) và có đường kính 0.88 mét. Chúng được đẩy bằng một động cơ duy nhất sử dụng nhiên liệu kerosene và nitric acid với Scud-A, hay UDMH và RFNA (tiếng Nga SG-02 Tonka 250) với các mẫu khác.

    Tác chiến

    Tên lửa Scud (và cả các biến thể của nó) là một trong số ít các tên lửa đạn đạo đã được sử dụng trong chiến tranh thực tế, chỉ đứng thứ hai sau loại V2 về số lượng sử dụng (SS-21 là loại tên lửa đạn đạo duy nhất khác được sử dụng "trong chiến tranh"). Libya đã trả đũa các vụ tấn công không quân của Hoa Kỳ (Chiến dịch El Dorado Canyon) năm 1986 bằng cách bắn nhiều tên lửa Scud vào một trạm đồn trú bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ tại hòn đảo Lampedusa thuộc Italia lân cận. Các tên lửa Scud cũng đã được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột gồm với bên sử dụng gồm cả Liên bang Xô viết và các lực lượng cộng sản Afghanistan tại nước này, Iran và Iraq chống lại nhau trong cái gọi là "Cuộc chiến tranh của các thành phố" trong thời Chiến tranh Iran-Iraq. Tên lửa Scud cũng được người Iraq sử dụng trong Chiến tranh Vùng Vịnh chống lại các mục tiêu của Israel và liên quân tại Ả rập Saudi.

    Hơn mười tên lửa Scuds đã được bắn từ Afghanistan vào các mục tiêu tại Pakistan năm 1988. Một số lượng nhỏ tên lửa Scud cũng được sử dụng trong cuộc nội chiến năm 1994 tại Yemen và bởi các lực lượng Nga tại Chechnya năm 1996 những năm sau đó.

    Các nước sở hữu hoặc từng sở hữu tên lửa Scud-B gồm: Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Georgia, Kazakhstan, Iran, Iraq, Libya, Ba Lan, Slovakia, Turkmenistan, Ukraina, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Việt Nam, Yemen và Nam Tư. Cộng hòa Dân chủ Congo và Ai Cập đã đặt mua thêm các tên lửa Scud-C thêm vào số Scud-B họ đã có. Syria đã muốn đặt hàng loại Scud-D, và tên lửa Al Hussein của Iraq cũng có tầm bắn tương tự Scud-D. Bắc Triều Tiên cũng có các tên lửa Scud sau các cuộc thử nghiệm tên lửa năm 2006.

    Số lượng Scud của VN khoảng 50 quả, mua của Bắc Triều Tiên cùng 2 em tàu ngầm "Ông già gân" giá 100 mil USD. Nhược điểm là độ chính xác kém (khoảng 500m) và Vẹt nhà mình đã cải tiến tầm bắn lên được 500km

    Thông số kỹ thuật:
    Xuất xứ: Nga
    Loại: SRBM
    Chiều dài: 11.25 m
    Đường kính: 0.88 m
    Tồng trọng lượng: 5900 kg
    Lượng chất nổ: Một đầu nổ, 985 kg
    Đầu nổ: Nuclear 5-70 kT, HE, chemical
    Động cơ đẩy: Single-stage liquid
    Tầm hoạt động: 300 km
    Sản xuất: 1962:


    Và em nó đây các bác [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]Nhấn vào thanh này để xem hình ảnh thu nhỏ.[​IMG]This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 813x1024.[​IMG]

    [​IMG]Nhấn vào thanh này để xem hình ảnh thu nhỏ.​

    ----------

    Ngoài ra Nga đang mời Việt Nam mua loại tên lửa đất đối đất Iskander-E (SS-26 Stone). Đây là loại tên lửa đất-đối-đất chiến thuật có độ chính xác cao nhằm vào nhiều mục tiêu trên mặt đất với tầm bắn 280 km. Iskander-E mang một đầu đạn với lượng thuốc nổ 400kg.

    Nga chỉ chào bán loại tên lửa này cho một số ít những nước thân thiết với Nga ( TQ không nằm trong số đó ).

    Nếu mua loại tên lửa này Việt Nam có thể dùng để phòng thủ biên giới trên bộ, tấn công lực lượng địch tập kết gần biên giới cũng như phá hủy các căn cứ hậu cần, quân sự của đối phương .
  7. abclkj

    abclkj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Đã được thích:
    1
    Sao chú không đấm vỡ alô nó đi [r24)]
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Topic này là của người Việt yêu nước, và chủ pic là mod nhé.
    Ông nói thế thì tôi đoán ông ít nhất là 1 tàu rưởi, khó khả năng tới 3 tàu
    Giải thích dùm cái nick chenvn2011 có nghĩa là gì?
  9. taothao09

    taothao09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    508
  10. ninh_hnpc

    ninh_hnpc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    1
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này