Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7056 người đang online, trong đó có 929 thành viên. 13:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110127 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Nói chung bọn cầu Tàu là không chơi được.
    Nó còn online mà hỏi nó không dám trả lời
  2. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    1. Khái niệm Mỹ chỉ tham gia khi có lợi ích mỹ rất mơ hồ. VN hồi 1975 là 1 ví dụ. Mỹ chỉ có thể ra đi khi ai đó làm cho Mỹ (cụ thể là quốc hội Mỹ) phật lòng.

    2. DNA không phải là gì để Mỹ phải can thiệp. Cái đó đúng vì Mỹ ko làm gì thì các quốc gia này cũng tự tìm đến :-". Nhầm. họ tìm đến vì các giá trị Mỹ và cách thức Mỹ giữ cam kết. Mỹ can dự vào BD ko phải vì lợi ích với quan hệ các nước DNA mà nhằm cản trở sự hung hăng của TQ tại đây và qua đó tìm kiếm các đồng minh lâu dài với Mỹ trong việc đối phó với TQ.

    3. Khi chiến sự nổ ra, ko nên so sánh 1-1 từng vũ khí, cái đó quan trọng nhưng con người mới là yếu tố quan trọng nhất. Khoảng cách Mỹ - Việt trước đây dài hơn nghìn dặm so với tương quan VN và phát xít khựa bây giờ, đặc biệt nếu VN chủ động phòng thủ ngay từ đầu.

    4. Làm nhụt ý chí phát xít khựa chỉ có cách làm cho nó sợ thôi, lý lẽ văn minh hay luật phát của loài người chỉ làm cho chúng thêm hung hăng.

    Làm dừng việc triển khai giàn dầu? Ngoài tầm hiểu biết!!!!! ~X~X~X~X~X~X
  3. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    TQ tự tôn và ý thức đại háng quá ngông cuồng.

    Đi qua nó toàn thấy tiếng của "dân tộc siêu việt", không thấy nổi 1 chữ tiếng anh.

    Nói chung là ý thức nước lớn và "nhiệm vụ" nô dịch các "chư hầu" đã đi sâu vào tâm trí của phát xít khựa.

    ^:)^^:)^^:)^^:)^
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Trường Sa Đông

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Trường Sa Đông (tên quốc tế: Central London Reef) là một phần của dải san hô London thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Việt Nam sở hữu. Nó nằm ở vị trí 8°55' Bắc, 112°21' Đông.
    [sửa] Địa hình

    Phần Tây Nam là một bờ cát chỉ nổi chút ít khi triều lên. Phần còn lại là đá san hô ngập nước bao quanh một đầm nước.
    [sửa] Hoạt động trên đảo

    Có các công sự của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đảo được Hải quân Nhân dân Việt Nam phủ xanh với các loại cây cỏ : rau muống biển, dừa, bàng vuông ... Đảo trồng được các loại rau : bầu, rau muống, cải... và chăn nuôi được gia cầm như vịt, gà. Đảo có kè bằng xi măng. Trên đảo có nghĩa trang dành cho các chiến sĩ đã hy sinh.
  5. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Đá Nam

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Đá Nam (tên quốc tế: South Reef) là đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa hiện do Việt Nam sở hữu. Nó nằm ở vị trí 11°28' Bắc, 114°23' Đông.
    [sửa] Địa hình

    Nằm tại đầu Tây Nam của North Danger Reef. Vành đá bao quanh nổi khi triều thấp.
    [sửa] Hoạt động trên đảo

    Trên đảo điểm đóng quân xây dựng từ năm 1988 và được nâng cấp mới gần đây
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Sinh Tồn

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    (đổi hướng từ Đảo Sinh Tồn)
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Sinh Tồn (tên quốc tế: Sin Cowe Island) là một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, nằm tại tọa độ 9°53′00″B, 114°19′00″Đ. Đảo này cùng với các đảo, đá, bãi phụ cận là địa phận của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam, cách đất liền 320 hải lý, cách đảo Sinh Tồn Đông 15 hải lý về phía đông. Đảo này chỉ cách đá Gạc Ma vài hải lý, nơi xảy ra chiến sự giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1988.
    Mục lục

    [ẩn]

    [sửa] Đặc điểm

    Đảo chạy dài theo hướng đông tây chiều dài khoảng 400 mét chiều rộng 140 m. Đất ở đảo là cát và san hô. Đảo có nhiều cây xanh không có giếng nước ngọt, xung quang đảo có tường kè chắn sóng. Hai đầu của đảo theo hướng đông tây có hai dải cát di chuyển theo mùa sóng gió.
    Đảo nằm trên nền san hô ngập nước cách bờ kè từ 300 đến 600mét, khi nước thủy triều xuống thấp nhất nền san hô lộ khỏi mặt nước từ 0.2 đến 0.4 m. Cũng như các đảo khác trên Quần đảo Trường Sa, Đảo Sinh Tồn nắng nóng và có hai mùa gió chính đó là đông bắc và tây nam, Chế độ thủy triều và bán nhật triều không đều.
    Trên đảo nuôi được lợn, , vịt, chó, trồng các loại rau như rau cải, rau muống, mồng tơirau đay bằng đất chở từ đất liền ra. Cây xanh lớn trên đảo chủ yếu là các cây phong ba, bão táp, bàng vuông, dừamù u để chống sóng.
    Sinh Tồn là hòn đảo có ý nghĩa chiến lược đối với quần đảo Trường Sa. Trên đảo có một tấm biển ghi lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời và có biển. Bờ biển của ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó".
    [sửa] Lịch sử

    Đảo Sinh tồn là một trong năm đảo được hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa từ tay hải quân Việt Nam cộng hòa. Ngày 28 tháng 4 năm 1975 đảo chính thức được giải phóng, và từ đó đến nay ngày 28 tháng 4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của đảo.
    Tháng 2 năm 1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Panata (tiếng Việt gọi là Cồn San Hô Lan Can), đồng thời tăng cường các hoạt động thăm dò, trinh sát quanh khu vực do Việt Nam đang đóng giữ. Trước tình hình đó, ngày 15 tháng 3 1978, tàu 679 của Hải đoàn 128 đưa một lực lượng hải quân ra đổ bộ đóng trên đảo.
    [sửa] Hành chính

    Năm 2007, chính phủ Việt Nam thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận[1] như đảo Nam Yết[2], đảo Sơn Ca[3]...
    Sinh Tồn là một trong những đảo của quần đảo Trường Sa có dân thường cư trú[4]. Hiện nay trên đảo Sinh Tồn có Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Sinh Tồn (đồng thời là lớp học của Trường Tiểu học Sinh Tồn). Ngoài ra trên đảo có một ngôi chùa mang tên chùa Sinh Tồn. Tính đến năm 2010, đây là một trong ba ngôi chùa hiện diện trên quần đảo Trường Sa[5].
  7. sactim

    sactim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    35
    Khi hầu hết các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường


    Tấn Đức Thứ Năm, 16/6/2011, 21:59 (GMT+7) [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Khi hầu hết các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường
    Tấn Đức
    [​IMG]Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1, một dự án EPC do Trung Quốc tiến hành gặp nhiều trục trặc và chậm tiến độ. Ảnh: Quốc Dũng.
    (TBKTSG) - Đến 90% các gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức chìa khóa trao tay (EPC) đã thuộc về các công ty Trung Quốc, trong đó phần lớn là các dự án năng lượng, luyện kim, hóa chất. Tình trạng này không chỉ gây ra sự mất cân đối ngày càng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn làm tăng sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
    Nhà thầu Trung Quốc áp đảo
    Tại một hội thảo diễn ra vào đầu tháng 6-2011, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, đến 90% các gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức EPC đã thuộc về các công ty Trung Quốc.
    Còn theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần một nửa trong tổng số 248.000 tỉ đồng giá trị các gói thầu xây lắp bằng vốn nhà nước và vay của nước ngoài trong năm 2010, do công ty Trung Quốc thực hiện.
    Điều thực sự gây lo lắng ở đây không chỉ là sự mất cân đối ngày càng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn ở sự lệ thuộc ngày càng lớn vào các nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc.
    Thực trạng nêu trên cũng không phải là mới. Năm 2009, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng thuộc Bộ Công Thương, đã cảnh báo về tình trạng đến 80% dự án nhiệt điện than do Trung Quốc làm tổng thầu hoặc giữ vai trò chính trong liên danh. Đồng thời, Việt Nam cũng đã phải gánh chịu cái giá không nhỏ bởi chất lượng kém của các công trình xây lắp do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu gây ra.
    Nhưng vì sao tình trạng này vẫn chưa được cải thiện, thậm chí còn nặng nề hơn, khi nhà thầu Trung Quốc lại tiếp tục được giao những dự án nhiệt điện rất lớn khác, bất kể sự chậm trễ và những sự cố liên quan đến chất lượng thiết bị ở những nhà máy điện trước đó.
    Những nguyên nhân thiếu thuyết phục
    Những tham luận trình bày ở hội thảo do Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam tổ chức vừa qua và trong các diễn đàn bàn về vấn đề tương tự trước đây, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp đã phân tích và cho rằng nguyên nhân của sự thắng thế của các nhà thầu Trung Quốc ở Việt Nam là do họ chào giá quá thấp.
    Trong khi đó, Luật Đấu thầu lại không cho phép chủ đầu tư đưa ra sự khống chế về xuất xứ thiết bị, công nghệ khi xét thầu, mà chỉ có thể đưa ra các điều kiện về hiệu quả, chất lượng công trình. Ngoài ra, nhiều dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay thương mại và ODA của Trung Quốc, nên chỉ nhà thầu của nước này mới được tham gia.
    Tuy nhiên việc lý giải rằng các công ty Trung Quốc thắng thầu vì họ chào giá thấp là không thuyết phục. Với những dự án lớn về năng lượng, luyện kim... giá cả không thể xếp trên những yếu tố về chất lượng, tính ổn định trong vận hành và mức độ lệ thuộc vào một nhà cung cấp. Việc quyết định thực hiện một dự án không thể chỉ dựa vào mỗi một tiêu chí là chi phí đầu tư ban đầu mà hiệu quả vận hành mới là yếu tố quan trọng nhất.
    Ngoài ra, giá cả của công ty Trung Quốc chào chưa hẳn đã rẻ, mà các dự án nhiệt điện than là ví dụ. Tập đoàn Khí Đông Phương được trúng thầu dự án nhiệt điện Duyên Hải 1 công suất 1.245 MW, do tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, với giá 1,4 tỉ đô la Mỹ.
    Trong khi đó, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) nhận thầu dự án nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất 1.200 MW của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ với giá 1,17 tỉ đô la Mỹ. Gần đây, PVN lại giao cho Lilama một dự án 1.200 MW nữa với giá 1,2 tỉ đô la Mỹ. Nhà máy này sử dụng toàn bộ thiết bị, công nghệ của Nhật Bản, Mỹ. Còn công ty Trung Quốc thì nhận được dự án Duyên Hải 3, cũng với công suất 1.200 MW nhưng giá thầu là 1,3 tỉ đô la Mỹ và lắp đặt thiết bị của Trung Quốc.
    Luật Đấu thầu của Việt Nam tuy còn khiếm khuyết, nhưng đó cũng không thể là nguyên nhân giải thích cho sự thắng thế của các nhà thầu Trung Quốc.
    Nếu nói là tại luật, thì vì sao trong ba doanh nghiệp nhà nước đang đầu tư lớn vào nhiệt điện, gồm PVN, EVN và tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), chỉ những dự án do EVN và TKV làm chủ đầu tư, nhà thầu Trung Quốc mới thắng thế, còn các dự án của PVN thì nhà thầu trong nước chi phối hết? Riêng với TKV, hầu hết các dự án lớn của tập đoàn này, gồm sáu nhà máy nhiệt điện và các dự án luyện kim như đồng Sin Quyền, bauxite ở Tây Nguyên đều do các công ty của Trung Quốc đảm nhận.
    Liên quan đến nguồn vốn, lẽ đương nhiên nước nào cấp vốn cho Việt Nam thì doanh nghiệp nước đó được độc quyền đấu thầu. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, vì sao các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp… chủ yếu cung cấp ODA cho các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Việt Nam. Còn Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào các dự án công nghiệp, nhất là công nghiệp năng lượng và những ngành khai thác tài nguyên trong nước.
    Rủi ro khó lường
    Sau khi thắng thầu, các tổng thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từ những thiết bị lớn cho đến những con bù lon, ốc vít.
    Thậm chí, như ở dự án phân đạm Cà Mau, đến thiết bị làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ sinh cũng được mang từ Trung Quốc sang.


    Vấn đề các công ty Trung Quốc chiếm lĩnh hầu hết các gói thầu xây lắp lớn đã được mổ xẻ nhiều trong ba năm qua. Điều khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại nhất là khả năng bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp vật tư, thiết bị thay thế của nước này.
    Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà máy nhiệt điện dùng thiết bị của Trung Quốc bị hư hỏng, nhưng không được cung cấp phụ tùng kịp thời để thay thế, nhất là trong thời điểm căng thẳng về cung - cầu điện?
    Hơn nữa, chuyện hư hỏng đối với thiết bị Trung Quốc lại xảy ra khá thường xuyên. Mùa khô năm ngoái, Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính là do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than bị hư hỏng và tiến độ xây dựng chậm.
    Liệu chúng ta có thể đạt được mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư với những thiết bị và công nghệ rẻ tiền nhập từ Trung Quốc hay không?
    Ngoài ra, tình trạng các gói thầu xây lắp lớn rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc còn góp phần làm cho tình trạng nhập siêu thêm trầm trọng. Các nhà thầu cho biết, ở các công trình xây lắp do các công ty Nhật Bản, châu Âu… làm tổng thầu, các doanh nghiệp trong nước thường được giao đảm nhận những công việc phụ, với giá trị có thể lên đến 30% tổng giá trị hợp đồng.
    Nhưng với tổng thầu Trung Quốc thì khác hẳn. Họ mang sang Việt Nam từ những thiết bị lớn cho đến những con bù lon, ốc vít. Thậm chí, ở dự án phân đạm Cà Mau, đến thiết bị làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ sinh họ cũng mang từ Trung Quốc sang.
    Tháng trước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị phải rà soát và siết lại công tác quản lý đối với hoạt động đấu thầu. Theo đó, các gói thầu mà doanh nghiệp trong nước đảm nhận được trên 50% thì không đấu thầu quốc tế nữa, mà chỉ đấu thầu rộng rãi trong nước. Trong trường hợp thiết bị công nghệ trong nước không sản xuất được, thì chủ đầu tư có thể tách riêng để tổ chức đấu thầu quốc tế.
    Đây là một quyết định kịp thời và nếu thực hiện nghiêm túc, nó sẽ mang lại nhiều hy vọng cho các nhà thầu trong nước và được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề nhập siêu với Trung Quốc.




    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/w...o-tay-Trung-Quoc-Rui-ro-kho-luong/6462130.epi
    Với tình trạng này thì không định oánh nhưng nó vẫn muốn oánh VN vì thấy điều khiển quá dễ dàng.
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Sinh Tồn Đông

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Sinh Tồn Đông (tên quốc tế: Sin Cowe East Island) là một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, tại tọa độ 9o52’30’’độ vĩ Bắc, 114o34’45’’ độ kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam gần 300 hải lý. Đảo dài 200m, rộng 40m, nằm trên nền san hô ngập nước kéo dài từ chân đảo ra khoảng 400m.
    Đảo thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.
    Đảo Sinh Tồn Đông ở gần đảo Sinh Tồn và nằm trong khu vực có nhiều bãi đá ngầm do nhiều nước chiếm đóng, trong đó có Đá Gạc Ma, nơi xảy ra Hải chiến Trường Sa 1988Trung Quốc chiếm đóng kể từ đó.
    Hải quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu đóng quân trên đảo Sinh Tồn Đông từ ngày 15 tháng 3 năm 1978. Đảo được xây kè bê tông và hệ thống phòng thủ quân sự. Trên đảo có cây xanh, trồng được rau.
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Cô Lin

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    (đổi hướng từ Đá Cô Lin)
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Cô Lin (tên quốc tế: Collins Reef/Johnson North Reef) là một phần của Cồn Union thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Việt Nam giữ sở hữu. Nó nằm ở vị trí 9°450' Bắc, 114°138' Đông.
    Sau trận Hải chiến Trường Sa 1988 giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam vẫn giữ được chủ quyền trên đảo này.
    [sửa] Địa hình

    Một "cồn san hô" ở góc Đông Nam, nổi khi triều cao.
    [sửa] Hoạt động trên đảo

    Trên đảo có điểm đóng quân của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Có nhà 6 cạnh vững chãi. Có trồng rau xanh.
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Hi Ghen

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Đá Hi Ghen (tên quốc tế: Higgens Reef) là đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam sở hữu. Còn có tên là Đá Phúc Sỹ, đặt theo tên vị đội trưởng Trương Phúc Sỹ[cần dẫn nguồn]. Nó nằm ở vị trí 9°47'59" Bắc, 114°24'3" Đông.
    [sửa] Địa hình

    Là một phần của Union Banks. Chỉ nổi lên trên mặt nước khi triều thấp.
    [sửa] Hoạt động trên đảo

    Đá Hi Ghen đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam canh giữ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này