Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4789 người đang online, trong đó có 409 thành viên. 23:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110561 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Biển Đông nổi sóng, hải âu cất cánh bay về rừng.

    Lập kế đuổi tàu khựa trên Tây Nguyên. Chỉ khi nào quét hết tụi nó trên đó thì Việt Nam mới có thể an tâm mà dẹp khựa ở Biển Đông.
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Họa đấy mà phúc đấy!

    http://vietnamnet.vn/vn/index.html
    Cái tình thế khắc nghiệt, không còn chỗ để lùi chính lại là thời khắc mà những tầng lớp tinh hoa của dân tộc và toàn thể nhân dân ta không còn phải do dự, không còn phải đắn đo để nhận ra đâu là trắng đâu là đen, đâu là bạn bè, đồng chí, đồng minh, đâu là thứ phải gìn vàng, giữ ngọc, đâu là những thứ phải đoạn tuyệt và dứt khoát đoạn tuyệt không được do dự, không được sợ hãi.
    Điều chiêm nghiệm hoặc là nhận thức sau đây có thể là đúng, có thể chưa hẳn đã đúng.
    Hễ cứ là con người khi phải đối diện với sự thật nghiệt ngã, đặc biệt là sự mất, còn thì đó luôn là điều khó khăn nhất cho dù là việc cá nhân, việc nhà hay việc nước.
    Tình thế Biển Đông nổi sóng bởi thứ lòng tham bất chấp đạo lý, bất chấp luật pháp quốc tế đã đặt dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam vào tình thế mất – còn, không còn chỗ để lùi. Đó là sự thật nghiệt ngã mà hễ là người Việt Nam đều không thể ngoảnh mặt làm ngơ, không thể né tránh.
    [​IMG]

    Câu trả lời đã có sẵn trong truyền thống cả nhiều ngàn năm của ông bà , tổ tiên chúng ta. Truyền thống ấy là thái độ hòa hiếu. Truyền thống ấy là cách ứng xử lấy nhân nghĩa mà thắng hung tàn, bạo ngược. Truyền thống ấy là tinh thần quả cảm không run sợ trước bạo quyền.
    Đó là lịch sử của dân tộc, là bản lĩnh hào kiệt mà người Việt Nam thời nào cũng có. Và trong thời đại của thông tin , toàn cầu hóa ngày nay, bản lĩnh đó chắc chắn vẫn có và phải có mà chẳng cần bất cứ ai hay một thế lực nào “dạy bảo”.
    Nhân loại bằng rất nhiều cách nói khác nhau đều đã nhận ra rằng trong họa thể nào cũng có phúc.
    Cái tình thế khắc nghiệt, không còn chỗ để lùi chính lại là thời khắc mà những tầng lớp tinh hoa của dân tộc và toàn thể nhân dân ta không còn phải do dự, không còn phải đắn đo để nhận ra đâu là trắng đâu là đen, đâu là bạn bè, đồng chí, đồng minh, đâu là thứ phải gìn vàng, giữ ngọc, đâu là những thứ phải đoạn tuyệt và dứt khoát đoạn tuyệt không được do dự, không được sợ hãi.
    Họa đấy mà phúc đấy !
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Philippines sẽ đưa Trung Quốc ra Liên hợp quốc

    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/philippines-se-dua-trung-quoc-ra-lien-hop-quoc/

    Bộ Ngoại giao Philippines sẽ trình lên Liên hợp quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng nước mà Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.
    > Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn qua Biển Đông
    > Mỹ - Philippines sắp tập trận


    Tờ Sun Star của quốc đảo dẫn lời một quan chức phủ tổng thống Philippines cho biết văn bản này đang được Bộ Ngoại giao chuẩn bị
    "Cần nhanh chóng trình lên Liên hợp quốc", ông Ricky Carandang, người đứng đầu cơ quan phát triển và chiến lược truyền thông thuộc phủ tổng thống, nói hôm qua.
    Carandang nói thêm rằng Philippines sẽ trình một văn bản khác lên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bởi các vụ việc đã và đang diễn ra cần được thông tin "giữa các nước láng giềng ASEAN của chúng ta".
    [​IMG]
    Tàu tuần tra Haixun 31 của Trung Quốc vừa rời Quảng Đông. Trên hành trình đến thăm Singappore, tàu này qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Xinhua Được hỏi về khả năng nhanh chóng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Carandang nhận xét rằng hiện còn quá sớm để có thể đi đến một thỏa thuận với các bên liên quan. Tương tự, Philippines cho rằng hiện nay cũng không phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi một cơ chế thăm dò tài nguyên chung với các bên tranh chấp ở Trường Sa
    Trước đó, cựu chủ tịch hạ viện Philippines Jose de Venecia đề nghị Tổng thống Bengino Aquino gác lại tranh chấp chủ quyền để cùng tham gia khai thác tài nguyên với các nước cũng có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Trung Quốc.
    Tuần trước, khi phát biểu tại Manila, đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tuyên bố các nước liên quan nên ngừng khai thác dầu mỏ ở Trường Sa, và cần tham vấn Trung Quốc trước khi có bất cứ hoạt động nào trong lĩnh vực này. Ông Lưu nói Trung Quốc để ngỏ khả năng khai thác chung.
    Tuy nhiên tuyên bố của ông Lưu làm dấy lên những lời phản đối từ các bên liên quan. Một số chuyên gia bình luận rằng Trung Quốc muốn nhảy vào "cùng khai thác" tại những nơi không thuộc quyền chủ quyền của họ, mà là của nước khác.
    Trước việc Trung Quốc cử tàu tuần tra lớn nhất của họ vào Biển Đông, đi qua các quần đảo tranh chấp trong đó có Trường Sa, Bộ Quốc phòng Philippines, trên tờ Inquirer, cho biết họ sẽ theo dõi sát sao hoạt động của tàu này. Tuy nhiên Manila cũng nhấn mạnh rằng Haixun 31 của Trung Quốc không phải là tàu quân sự, và quân đội Philippines vì thế cũng chưa có kế hoạch điều động tàu hải quân nào.
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Sức hậu thuẫn của toàn dân tộc

    Tác giả: Nguyễn Chính Tâm

    Có những anh hùng chân đất mà nếu cần gọi tên, thì đấy là những công dân thầm lặng. Họ chỉ làm việc thường ngày phải làm, đi con đường thường ngày phải đi, nói tiếng nói bình thường phải nói. Có thể vì thói quen, vì công việc, hay vì một sự đam mê, nhưng ở họ luôn toát lên một tấm lòng. Và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ - lãnh hải ở biển Đông đang cần lắm những tấm lòng như vậy - không chỉ như một điểm tựa về mặt tinh thần.
    Anh hùng chân đất - Họ là ai?
    Báo chí tháng Giêng chạy một tin đặc biệt. Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, người được mệnh danh là con sói của biển khơi, hơn 26 năm gắn bó với sóng gió Hoàng Sa - Trường Sa, bỗng chốc trở thành anh chàng tưới rau, vì tàu cá của anh bị phía Trung Quốc bắt lần thứ ba cuối năm 2010. Số tiền cần vay để đóng mới tàu, ngư cụ lên đến 300 triệu đồng. Tháng 3 năm nay, những trái tim yêu Hoàng Sa - Trường Sa tự nhiên vui trở lại, khi nghe tin sói biển đã trở về với biển.​
    Tâm sự với báo chí lúc cập đảo Lý Sơn cuối tháng 5, thuyền trưởng Lưu khẳng khái: "Đấy là vùng biển Việt Nam, ông nội tôi đánh cá ở đấy, cha tôi đánh cá ở đấy và tôi đánh cá ở đấy. Đó là lịch sử của chúng tôi và chủ quyền của chúng tôi". Có những tấm lòng thể hiện bằng hành động. Họ là lực lượng dân quân biển tuyến lộng huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, là con em của hàng chục ngư dân trong vùng tình nguyện ghi danh. Ông Nguyễn Văn Lượng, xã đội trưởng xã Phổ Thạnh cho biết rằng, họ tham gia lực lượng này không phải cho oai, mà là bảo vệ biển đảo quê hương trước các thế lực ngoại bang xâm phạm vùng lãnh hải. Hai mươi tám con người, hai mươi tám tấm lòng vì xóm làng, vì biển đảo (SGTT, 31/5/2011).​
    Có một thí dụ khác về một tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức cúng giỗ báo cáo tổ tiên về việc hiến tặng tờ lệnh quý về Hoàng Sa, sau sáu đời nối tiếp nhau cất giữ. Biết giá trị của tờ lệnh xuất phát từ năm Minh Mạng thứ 15, mọi người trong tộc họ thống nhất photocopy tờ lệnh gửi cho các cơ quan chuyên ngành để tìm hiểu nội dung văn thư, đóng góp vào bộ dữ liệu về xác lập chủ quyền biển đảo.​
    Đại diện họ tộc ông Đặng Lên tâm sự: "Biết tờ lệnh ấy chứng minh tổ tiên họ Đặng đã từng giong thuyền ra Hoàng Sa vào năm Minh Mạng thứ 15 (1834), tộc họ chúng tôi vui mừng và tự hào lắm. Tờ lệnh quý này không chỉ là của riêng của tộc họ Đặng chúng tôi nữa mà nó đã trở thành tài sản lớn của quốc gia" (TT, 9/4/2009). Qua báo chí, chắc chúng ta không quên tác giả được ví von là nhà "Trường Sa - Hoàng Sa học" TS Nguyễn Nhã, dành cả đời mình để nghiên cứu về vấn đề khăíng định chủ quyền trên hai quần đảo quê hương. Năm 2009, ông đề nghị thành lập một hội đồng nhà nước để giám định các tài liệu mới phát hiện về Hoàng Sa, Trường Sa.​
    [​IMG]Đoàn thuyền của ngư dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, Quãng Ngãi) ra khơi đánh bắt cá. Ảnh TTXVN
    Còn nhiều, nhiều trường hợp nữa nếu chúng ta muốn kể. Từ gia đình chài lưới ở Lý Sơn với công hàm còn lưu của chúa Nguyễn, đội dân binh xóm chài tự nguyện, đến anh chiến sĩ đang đứng gác ở vọng đảo Trường Sa. Từ những nhà nghiên cứu điền thổ khắp nẻo đường cát trắng, em học sinh thắp đèn cặm cụi "Thư cho hải đảo", đến bà mẹ ầu ơ con bằng ca dao lịch sử nước nhà. Thầm lặng nhưng lan tỏa, họ đại diện cho sức mạnh, một sức mạnh mà nguồn lực của nó không phải bắt nguồn từ vũ lực và súng ống.​
    Khi sức mạnh không đến từ vũ lực
    Quan sát trật tự quan hệ quốc tế hiện đại chỉ ra xu thế sức mạnh không còn thống nhất thành một phạm trù duy nhất. Nước Mỹ siêu cường toàn cầu về quân sự lẫn kinh tế vẫn điêu đứng trong cuộc chiến Afghanistan, bó tay trong hồ sơ hạt nhân bán đảo Triều Tiên. Một châu âu kém cỏi hơn về quốc phòng lại có thể thành hình mẫu hội nhập cho nhiều kết nối khu vực khác.​
    GS Josep Nye đã có lý, khi ông lập luận rằng: mỗi cấu trúc sức mạnh cần mỗi hình thức nguồn lực khác nhau. Không những sức mạnh cứng, mà còn cần cả sức mạnh mềm đến từ lập luận, câu chuyện, văn hóa, lòng người. Những anh hùng chân đất - trong ngữ cảnh này - có thể chỉ lan tỏa "vi mô" phân bổ trong những cấu trúc nhỏ lẻ, nhưng trên mặt trận thương thuyết, hiểu và sử dụng đúng lúc những nguồn lực "vi mô" sẽ là chìa khóa đầu tiên mở ra cánh cửa "vĩ mô", mà trong bối cảnh Biển Đông thể hiện qua hai kênh ảnh hưởng.​
    Đầu tiên hãy bàn về xu hướng "quốc tế hóa". Bên cạnh việc đưa vấn đề ra thế giới chủ yếu thông qua các biện pháp cân bằng chiến lược và ngoại giao, quốc tế hóa về mặt học thuật đang là lĩnh vực đóng vai trò tiên yếu. Khẳng định này dựa trên hai lý do. Một mặt, tranh luận trước tiên phải dựa vào lý lẽ, lý lẽ bắt nguồn từ một khuôn khổ nghiên cứu và dữ liệu có hệ thống. Trong quan hệ quốc tế, một sức mạnh thường được các học giả nêu ra như một vũ khí, đó là tính "hợp lý hơn" của lập luận.​
    Một lập luận có tính hợp lý hơn không những tạo sự chính đáng cho các quan điểm, mà còn là một tiền đề quan trọng góp phần xây dựng kiến thức chung về vấn đề tranh cãi (common knowledge). Từ tranh chấp lãnh hải, đàm phán biến đổi khí hậu đến quản trị thị trường tài chính quốc tế - các chủ đề chính trị quốc tế ngày càng trở nên phức tạp. Trên bàn đàm phán, điểm đầu tiên của mọi câu chuyện, phải làm sao định nghĩa lại những khái niệm cần giải quyết. Vì thế, trước khi trình bày hay bảo vệ lợi ích riêng, việc chuyển hóa quan điểm hay cách tiếp cận của mình thành kiến thức chung được đông đảo chấp nhận sẽ là một lợi thế lớn. Thí dụ điển hình là tranh luận về đổi tên từ "Biển Nam Trung Hoa" thành "Biển Đông Nam Á". Đây không phải chỉ là vấn đề cái tên, mà là một khẳng định về danh từ chung đang và sẽ được dùng trong việc xác định một khu vực đang tranh chấp. Tên gọi có nội hàm là sự chính danh, yếu tố không lan tỏa sức mạnh, nhưng là cầu nối dẫn đến tính hợp pháp của sức mạnh.​
    Thêm một thí dụ nữa về nhiệm vụ mang tính chiến lược, nhưng cần sự phân tỏa lan rộng của giới học thuật và trí thức là cuộc tranh luận xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Rút kinh nghiệm từ sự thất bại tương đối của Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông 2002 (DOC), phác thảo mới về COC đặt vấn đề không chỉ gói gọn trong phạm vi những quy tắc xây dựng hòa bình dựa trên lòng tin lẫn nhau, mà phải thiết lập được cơ chế minh bạch, giám sát và xử lý vi phạm dựa trên cơ chế hiện hành của luật quốc tế trong các quy phạm hành vi liên quan. Với tình hình phức tạp về địa chính trị, lẫn pháp lý như hiện nay, nước nào đi trước trong việc đề nghị được một dự thảo "hợp pháp, hợp lý" sớm hơn có thể tạo đồng thuận nội khối giữa các nước ASEAN, và tìm được lợi thế nhất định trong bàn đàm phán.​
    [​IMG]Tháng 4/2011, đoàn công tác của Tổng cục Chính trị và các ban, ngành trung ương ra thăm, làm việc, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang làm nhiệm vụ và sinh sống trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Kéo xuồng chuyển tải, đưa đoàn công tác vượt sóng, cập đảo An Bang. Trước đó, do sóng lớn, nhiều đoàn công tác đến thăm đảo đã không cập được bờ.
    Ảnh TTXVN
    Nếu "học thuật hóa, thông tin hóa" từ bên ngoài mang lại lý lẽ trên mặt trận thương thuyết, thì từ bên trong, nó là nguồn khơi của những đồng thuận. Gần đây công tác tuyên truyền biển đảo được đánh giá như một bước đi cần thiết để mang các đề tài phức tạp trở thành đơn giản đến số đông quần chúng. Tuyên truyền tuy vậy chỉ giới hạn ở mức độ phát động từ trên xuống, và cần tiếp lực bằng những hỗ trợ theo chiều rộng từ các sáng kiến từ dưới lên. "Học thuật hóa" đi trước, "dân sự hóa" vì thế cần phải tiếp bước theo sau. Bài học trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc thế kỷ XX nhấn mạnh tính "nhân dân" đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi cả trong quân sự lẫn ngoại giao.​
    Cách mạng tháng Tám 1945, cả nước lúc đó chỉ có mấy nghìn đảng viên, lực lượng quân sự chưa đông, chưa mạnh. Hệ thống thông tin liên lạc, tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng chỉ bằng một lời hô, một tiếng gọi tầng tầng lớp lớp đồng bào đã hăng hái xuống đường. Đảng gọi "đem sức ta giải phóng cho ta", nhân dân lập tức đồng thanh đáp lại. Sức mạnh đồng thuận xã hội lớn như vũ bão, cuốn phăng tất cả: phát xít, thực dân, lực lượng bán nước. Nhiều bài học đã được đúc kết. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", nhân hòa ở đây là sự đồng thuận của cả dân tộc, hỗ trợ từ quần chúng.​
    Trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình từng nói về thành công của vòng đàm phán Paris 1973: "Đặc điểm lớn nhất của ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhà nước có chiến lược chiến thuật rất tốt nhưng đối ngoại nhân dân cũng là vũ khí khá sắc bén để chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với cuộc kháng chiến". Qua nhận định trên có thể thấy, nếu ngoại giao nhân dân đã từng là lưỡi liềm đỏ trong chiến tranh Việt Nam, thì ở thế kỷ XXI, nó cũng là một tiếng vọng lương tri quy lòng người về một mối.​
    Hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết của bài toán Biển Đông đang nằm ở việc làm sao phải mổ xẻ tiếp những điểm còn khúc mắc, tìm ra được cái "hợp lý hơn" của lý lẽ. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách, học giả mà còn là trách nhiệm của mỗi người con đất Việt. Đặc biệt, khi vấn đề càng phức tạp, càng nhạy cảm thì sức hậu thuẫn của toàn dân tộc nhịp theo từng bước của chính sách mới càng mang giá trị. Và đặc biệt khi câu chuyện chủ quyền càng nóng bỏng như hiện nay, thì cần lắm những hành động, lời nói, chính sách động viên, tri ân đóng góp của những con người thầm lặng.​
    Bài báo này như viên gạch nhỏ lót đường: xin cảm ơn họ, những anh hùng chân đất!​
    Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần. Tựa bài và tựa nhỏ do Tuần Việt Nam đặt lại.
  5. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1




    Thứ Năm, 16/6/2011, 22:27 (GMT+7)
    GHI NHẬN
    Khi hầu hết các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường

    Tấn Đức
    Thứ Năm, 16/6/2011, 21:59 (GMT+7)










    Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1, một dự án EPC do Trung Quốc tiến hành gặp nhiều trục trặc và chậm tiến độ. Ảnh: Quốc Dũng.
    (TBKTSG) - Đến 90% các gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức chìa khóa trao tay (EPC) đã thuộc về các công ty Trung Quốc, trong đó phần lớn là các dự án năng lượng, luyện kim, hóa chất. Tình trạng này không chỉ gây ra sự mất cân đối ngày càng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn làm tăng sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

    Nhà thầu Trung Quốc áp đảo

    Tại một hội thảo diễn ra vào đầu tháng 6-2011, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, đến 90% các gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức EPC đã thuộc về các công ty Trung Quốc.

    Còn theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần một nửa trong tổng số 248.000 tỉ đồng giá trị các gói thầu xây lắp bằng vốn nhà nước và vay của nước ngoài trong năm 2010, do công ty Trung Quốc thực hiện.

    Điều thực sự gây lo lắng ở đây không chỉ là sự mất cân đối ngày càng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn ở sự lệ thuộc ngày càng lớn vào các nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc.

    Thực trạng nêu trên cũng không phải là mới. Năm 2009, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng thuộc Bộ Công Thương, đã cảnh báo về tình trạng đến 80% dự án nhiệt điện than do Trung Quốc làm tổng thầu hoặc giữ vai trò chính trong liên danh. Đồng thời, Việt Nam cũng đã phải gánh chịu cái giá không nhỏ bởi chất lượng kém của các công trình xây lắp do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu gây ra.

    Nhưng vì sao tình trạng này vẫn chưa được cải thiện, thậm chí còn nặng nề hơn, khi nhà thầu Trung Quốc lại tiếp tục được giao những dự án nhiệt điện rất lớn khác, bất kể sự chậm trễ và những sự cố liên quan đến chất lượng thiết bị ở những nhà máy điện trước đó.

    Những nguyên nhân thiếu thuyết phục

    Những tham luận trình bày ở hội thảo do Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam tổ chức vừa qua và trong các diễn đàn bàn về vấn đề tương tự trước đây, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp đã phân tích và cho rằng nguyên nhân của sự thắng thế của các nhà thầu Trung Quốc ở Việt Nam là do họ chào giá quá thấp.

    Trong khi đó, Luật Đấu thầu lại không cho phép chủ đầu tư đưa ra sự khống chế về xuất xứ thiết bị, công nghệ khi xét thầu, mà chỉ có thể đưa ra các điều kiện về hiệu quả, chất lượng công trình. Ngoài ra, nhiều dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay thương mại và ODA của Trung Quốc, nên chỉ nhà thầu của nước này mới được tham gia.

    Tuy nhiên việc lý giải rằng các công ty Trung Quốc thắng thầu vì họ chào giá thấp là không thuyết phục. Với những dự án lớn về năng lượng, luyện kim... giá cả không thể xếp trên những yếu tố về chất lượng, tính ổn định trong vận hành và mức độ lệ thuộc vào một nhà cung cấp. Việc quyết định thực hiện một dự án không thể chỉ dựa vào mỗi một tiêu chí là chi phí đầu tư ban đầu mà hiệu quả vận hành mới là yếu tố quan trọng nhất.

    Ngoài ra, giá cả của công ty Trung Quốc chào chưa hẳn đã rẻ, mà các dự án nhiệt điện than là ví dụ. Tập đoàn Khí Đông Phương được trúng thầu dự án nhiệt điện Duyên Hải 1 công suất 1.245 MW, do tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, với giá 1,4 tỉ đô la Mỹ.

    Trong khi đó, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) nhận thầu dự án nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất 1.200 MW của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ với giá 1,17 tỉ đô la Mỹ. Gần đây, PVN lại giao cho Lilama một dự án 1.200 MW nữa với giá 1,2 tỉ đô la Mỹ. Nhà máy này sử dụng toàn bộ thiết bị, công nghệ của Nhật Bản, Mỹ. Còn công ty Trung Quốc thì nhận được dự án Duyên Hải 3, cũng với công suất 1.200 MW nhưng giá thầu là 1,3 tỉ đô la Mỹ và lắp đặt thiết bị của Trung Quốc.

    Luật Đấu thầu của Việt Nam tuy còn khiếm khuyết, nhưng đó cũng không thể là nguyên nhân giải thích cho sự thắng thế của các nhà thầu Trung Quốc.

    Nếu nói là tại luật, thì vì sao trong ba doanh nghiệp nhà nước đang đầu tư lớn vào nhiệt điện, gồm PVN, EVN và tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), chỉ những dự án do EVN và TKV làm chủ đầu tư, nhà thầu Trung Quốc mới thắng thế, còn các dự án của PVN thì nhà thầu trong nước chi phối hết? Riêng với TKV, hầu hết các dự án lớn của tập đoàn này, gồm sáu nhà máy nhiệt điện và các dự án luyện kim như đồng Sin Quyền, bauxite ở Tây Nguyên đều do các công ty của Trung Quốc đảm nhận.

    Liên quan đến nguồn vốn, lẽ đương nhiên nước nào cấp vốn cho Việt Nam thì doanh nghiệp nước đó được độc quyền đấu thầu. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, vì sao các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp… chủ yếu cung cấp ODA cho các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Việt Nam. Còn Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào các dự án công nghiệp, nhất là công nghiệp năng lượng và những ngành khai thác tài nguyên trong nước.

    Rủi ro khó lường

    Sau khi thắng thầu, các tổng thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từ những thiết bị lớn cho đến những con bù lon, ốc vít.

    Thậm chí, như ở dự án phân đạm Cà Mau, đến thiết bị làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ sinh cũng được mang từ Trung Quốc sang.

    Vấn đề các công ty Trung Quốc chiếm lĩnh hầu hết các gói thầu xây lắp lớn đã được mổ xẻ nhiều trong ba năm qua. Điều khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại nhất là khả năng bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp vật tư, thiết bị thay thế của nước này.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà máy nhiệt điện dùng thiết bị của Trung Quốc bị hư hỏng, nhưng không được cung cấp phụ tùng kịp thời để thay thế, nhất là trong thời điểm căng thẳng về cung - cầu điện?

    Hơn nữa, chuyện hư hỏng đối với thiết bị Trung Quốc lại xảy ra khá thường xuyên. Mùa khô năm ngoái, Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính là do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than bị hư hỏng và tiến độ xây dựng chậm.

    Liệu chúng ta có thể đạt được mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư với những thiết bị và công nghệ rẻ tiền nhập từ Trung Quốc hay không?

    Ngoài ra, tình trạng các gói thầu xây lắp lớn rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc còn góp phần làm cho tình trạng nhập siêu thêm trầm trọng. Các nhà thầu cho biết, ở các công trình xây lắp do các công ty Nhật Bản, châu Âu… làm tổng thầu, các doanh nghiệp trong nước thường được giao đảm nhận những công việc phụ, với giá trị có thể lên đến 30% tổng giá trị hợp đồng.

    Nhưng với tổng thầu Trung Quốc thì khác hẳn. Họ mang sang Việt Nam từ những thiết bị lớn cho đến những con bù lon, ốc vít. Thậm chí, ở dự án phân đạm Cà Mau, đến thiết bị làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ sinh họ cũng mang từ Trung Quốc sang.

    Tháng trước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị phải rà soát và siết lại công tác quản lý đối với hoạt động đấu thầu. Theo đó, các gói thầu mà doanh nghiệp trong nước đảm nhận được trên 50% thì không đấu thầu quốc tế nữa, mà chỉ đấu thầu rộng rãi trong nước. Trong trường hợp thiết bị công nghệ trong nước không sản xuất được, thì chủ đầu tư có thể tách riêng để tổ chức đấu thầu quốc tế.

    Đây là một quyết định kịp thời và nếu thực hiện nghiêm túc, nó sẽ mang lại nhiều hy vọng cho các nhà thầu trong nước và được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề nhập siêu với Trung Quốc.

    Sau khi thắng thầu, các tổng thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từ những thiết bị lớn cho đến những con bù lon, ốc vít.

    Thậm chí, như ở dự án phân đạm Cà Mau, đến thiết bị làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ sinh cũng được mang từ Trung Quốc sang.
  6. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    Nga - Trung bất đồng về giá khí đốt

    Nga và Trung Quốc hôm qua hoãn việc ký kết hợp đồng có thời hạn 30 năm về cung cấp khí đốt cho vùng khát năng lượng ven biển Trung Quốc, sau khi không thể thỏa thuận được về giá.
    > Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga

    Hai nước đã hy vọng có thể tháo gỡ khúc mắc này trong chuyến thăm 4 ngày của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Nga, với trọng tâm bàn về hợp tác năng lượng và thương mại. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã thông báo việc hoãn hợp đồng khí đốt nói trên sau cuộc gặp gỡ với chủ tịch Trung Quốc tại điện Kremlin.

    Theo World Street Journal, diễn biến này theo sau việc các cuộc thương lượng giữa ông Hồ và Thủ tướng Nga Vladimir Putin tối hôm 16/6 tại trụ sở Gazprom kết thúc, mà không có giải pháp nào được đưa ra.

    Năm ngoái, công ty tinh lọc khí thiên nhiên lớn nhất thế giới Gazprom của Nga và công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã đồng ý về nguyên tắc một hợp đồng cung cấp khí có trị giá lên tới 1.000 tỷ USD, thông qua đường ống dẫn vẫn còn nằm trên giấy có tên Altai vào năm 2015. Tuy nhiên, đàm phán bị đình trệ vì hai bên không thể thống nhất được về giá khí đốt, AP đưa tin. Matxcơva muốn áp theo mức giá tại châu Âu, nhưng Bắc Kinh cho rằng bất cứ mức giá nào ở lục địa này cũng rất cao.

    Có một thực tế là các khách hàng châu Âu của Gazprom mua khí đốt theo các hợp đồng dài hạn thường trả tiền nhiều hơn so với giao dịch tương tự trên thị trường tự do. Trong khi đó, Trung Quốc, nước đang mua khí đốt qua các đường ống từ Turkmenistan và Kazakhstan đồng thời mua khí thiên nhiên hóa lỏng từ Australia và Yemen, lại muốn một mức giá thấp hơn nhiều.


    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trong cuộc gặp hôm qua tại Điện Kremlin, Matxcơva. Ảnh: AFP
    Gazprom khẳng định việc xây dựng đường ống Altai để cung cấp khí thiên nhiên cho Trung Quốc sẽ bắt đầu vào giữa năm nay và hoàn tất vào năm 2015. Theo thỏa thuận khung được ký giữa hai bên vào năm 2009, công suất thiết kế của đường ống này là khoảng 70 tỷ mét khối khí tới Thượng Hải mỗi năm, tức là gần bằng một nửa con số 150 tỷ mét khối khí mà Nga xuất sang các nước châu Âu.

    Dù không thể thỏa thuận được về bản hợp đồng mà hai bên đặt nhiều kỳ vọng, ông Medvedev và ông Hồ vẫn ca ngợi quan hệ hợp tác thương mại giữa hai quốc gia láng giềng rộng lớn. Tổng thống Nga cho hay thương mại song phương giữa hai nước đạt 60 tỷ USD năm ngoái, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Con số này được kỳ vọng tăng lên thành 200 tỷ USD vào năm 2020.

    Cũng trong ngày hôm qua, phó Thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga là Rosneft sẽ đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô tới vùng đông bắc Trung Quốc, thông qua đường ống dài 4.000 km sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, với công suất 15 triệu tấn dầu mỗi năm và có thể đạt mức tối đa lên tới 50 triệu tấn/năm. Ông Sechin còn cho hay Nga đã vận chuyển 12 triệu tấn than bằng đường biển tới Trung Quốc trong năm nay, Intefax đưa tin.

    Nga hiện là nước cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc là nước tiêu dùng năng lượng hàng đầu trên hành tinh sau khi vượt qua Mỹ năm 2009. Dù châu Âu vẫn là thị trường xuất khẩu dầu và khí đốt lớn nhất của Nga, nhưng cả Bắc Kinh và Matxcơva đều đang tìm kiếm việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng và thị trường.

    Các cuộc thương lượng về năng lượng trước đây giữa Nga và Trung Quốc thường bị gián đoạn vì những bất đồng liên quan tới giá cả, các điều khoản vay nợ và nhiều vấn đề khác.
    Tín hiệu vừa xấu và vừa tốt cho Việt Nam.
    Thùy link:
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/nga-trung-bat-dong-ve-gia-khi-dot/
  7. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    Hy vọng song song với động thái này Bro Nga sẽ đẩy nhanh tiến độ giao Kilo và Su30-MK2 đồng thời trang bị thêm ít S300 PMU2, Moskit với giá và điều kiện thanh toán hữu nghị và đẩy nhanh tiến độ chuyển giao công nghệ đóng Gepard thì tốt.
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Hồ Cẩm Đào con hắc mã vẫn đạp trên lưng én?

    http://xuanbinhfreelance.wordpress.com/2009/10/01/hồ-cẩm-dao-con-hắc-ma-vẫn-dạp-tren-lưng-en-2/

    [​IMG]
    Thăng thiên cùng long tước
    Có lẽ Hồ Cẩm Đào là người có vận may lạ lùng nhất trong bốn thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc nếu không muốn nói trong lịch sử chính trị đầy biến động khủng khiếp của đất nước này.
    64 năm từ con trai một nhà buôn chè ở Giang Tô bước lên tột đỉnh của quyền lực, Hồ Cẩm Đào chưa hề chịu đựng những thách thức đau đớn, nhục nhã, gian truân của thời cuộc như kiểu Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bang hay gần đây như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình.
    Từ lần đầu tiên tiếp xúc Hồ Cẩm Đào năm 1998 khi ông sang thăm Việt Nam với tư cách là phó ************* không hiểu sao tôi có linh cảm rất lạ và liên tưởng ngay sự nghiệp chính trị của ông với bức tượng đồng “Mã đạp phi yến” một trong 100 bảo vật của Trung Hoa. Hiện nay, tác phẩm này trở thành một trong những điêu khắc phổ biến nhất ở toàn Trung Hoa. Nó cũng được xuất hiện trên biểu tượng của ngành du lịch. Rất tình cờ tôi cũng có mua được một phiên bản bức tượng này từ thời sinh viên khốn khó cách đây gần hai chục năm với cái giá hơn 1 năm trợ cấp đi học.
    Hồ Cẩm Đào tuổi Nhâm Ngọ, ông sinh tháng 12 năm 1942. Năm 1969, Hồ Cẩm Đào dời đại học Thanh Hoa Bắc Kinh đi Cam Túc. Cũng năm đó ở thành phố Uy Vũ của Cam Túc người ta khai quật được “Mã đạp phi yến” trong một ngôi mộ xây vào khoảng năm 202 thời Đông Hán. Người Trung Quốc có quan niệm rằng: khi tìm được quý vật cũng là lúc xuất hiện quý nhân.
    Lâu nay bên Trung Hoa người ta vẫn ngợi ca thủ pháp lãng mạn làm nổi bật thần sắc của con tuấn mã. Nhưng tôi lại không chú tâm lắm vì điều đó. Chính con chim én đã vượt qua khỏi những kích cỡ. khuôn khổ, trật tự thường cảm để trở thành một “long tước” nâng bổng những bước phi mã. Toàn bộ tiết tấu của chuyển động, cảm giác về sức mạnh, khả năng thúc đẩy trí tưởng tượng nơi người chiêm ngưỡng tác phẩm điêu khắc nằm ở dáng vẻ bất thường của chim én. Trong hàng loạt các biểu tượng văn hoá của đất nước Trung Hoa chim én là một tín dấu của mùa xuân, là báo hiệu của sự may mắn, điều này ứng nghiệm vô cùng với Hồ Cẩm Đào.
    Điều may mắn nhất là Hồ Cẩm Đào trưởng thành gặp đúng thời nhà lãnh đạo kiệt xuất Đặng Tiểu Bình đã trở lại nắm trọn vẹn quyền lực điều hành Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đặc biệt chú tâm tìm kiếm cán bộ tri thức trẻ nhằm hậu thuẫn và bảo hiểm cho sự nghiệp cải cách, mở cửa Trung Hoa. Khi ấy không chỉ ở miền Cam Túc của Tây Bắc mà cả Trung Quốc không ai vượt qua Hồ Cẩm Đào. Năm 1982, Hồ Cẩm Đào trở thành uỷ viên trung ương trẻ nhất khi mới 39 tuổi. Năm 1985, vào tuổi 43, khi được Tổng bí thư Hồ Diệu Bang sủng ái, Hồ Cẩm Đào trở thành bí thư tỉnh uỷ Quý Châu, bí thư tỉnh uỷ trẻ nhất. Ngày 10 tháng 12 năm 1988 khi Hồ Cẩm Đào ngược lên Tây Tạng nắm chức bí thư khu tự trị trong những ngày thủ phủ Lhasa bùng nổ bạo động. Nhưng sự kiện đó không thấm tháp gì với những biến động ở Thiên An Môn nên khói lửa nơi biên cương chẳng còn là mối quan tâm hàng đầu của những người lãnh đạo chính quyền cộng sản. Với họ Hồ đó gần như một lần thoát hiểm. Rồi khi thời tiết khắc nghiệt ở Tây Tạng đẩy Hồ Cẩm Đào trở lại Bắc Kinh với chứng bệnh tim, lúc này ông chỉ muốn trở thành bộ trưởng thuỷ lợi như chuyên ngành đã theo học ở Thanh Hoa. Đến tháng 12 năm 2002, với sự hậu thuẫn của rất nhiều thế lực, ông đùng đùng được vận may kéo thẳng lên chức Tổng Bí Thư. Tháng 3 năm 2003 giữ chức *************. Tháng 9 năm 2004 giữ luôn chức chủ tịch Quân uỷ trung ương.
    Chỉ có thể nói đây là một sự lập trình của một số phận rất son giống như cái tên đầy hình ảnh : Cẩm Đào!
    Khi nào Hoàng Hà xanh trong ?
    26 năm làm báo, không hiểu sao chỉ có hai người bị tôi chụp ảnh… mất nét. Đó là Bill Clinton và Hồ Cẩm Đào. Từ năm 1998, sau lần chụp ảnh cho Hồ Cẩm Đào ở khách sạn Meritus nay là Plaza, có điều gì cứ thúc tôi phải cố gắng “lần theo” những bước đi của ông ta.
    Tôi ngược xuôi nhiều lần trên con phố Lhasa Tây Tạng nơi Hồ Cẩm Đào từ một quan văn thoắt biến thành một võ tướng oai phong khi đội mũ sắt đứng bên xe tăng của quân đội trong những ngày tháng 12 năm 1988 bất ổn. Tôi không mấy ấn tượng vì những bức tường im ỉm, lạnh lùng của trường Đảng kế bên Di Hoà Viên nơi Hồ Cẩm Đào làm hiệu trưởng hồi năm 1995. Cảm xúc mạnh nhất là với Cam Túc, nơi thượng nguồn Hoàng Hà, nơi chạm vào hoang mạng Gobi, nơi cách đây 2144 năm, Trương Khiên đã khai mở con đường tơ lụa để Trung Hoa vượt thoát chính mình, vươn ra kết nối với thế giới.
    Đầu năm nay đến Lan Châu thủ phủ của Cam Túc, tôi tự hỏi: trước mắt Hồ Cẩm Đào liệu có còn một con đường “tơ lụa”? Ngày trước con hắc mã đơn độc mới cần tựa dựa vào long tước để thăng thiên, bây giờ đã là Thiên Tử, đứng dưới một mặt trời và trên hàng tỷ người liệu còn cơ may nào cho Hồ Cẩm Đào? Năm Đinh Hợi, để thoát khỏi thời kỳ hậu Giang Trạch Dân và tạo dựng thời đại mang dấu ấn cá nhân, với Hồ Cẩm Đào không chỉ là viết ra những đẹp từ trong diễn văn tại Đại hội Đảng lần thứ 17?
    [​IMG]Họ Hồ đã đứng trên đỉnh cao quyền lực nhưng số phận người dân dưới chân Potala không nhích thêm bước nào. Tròn 20 năm sau sự kiện Tây Tạng 88, con đường này lại đẫm máu dân lành.

    [​IMG]Họ Hồ mơ giấc bá chủ thế giới còn người dân Nội Mông vẫn trông vào những ô vuông nhỏ của thùng xe mà thôi

    [​IMG]Sáng nay, ở Thiên An Môn những người lính hát vang Quốc ca còn ở Gyantse Tây Tạng, gia đình người ăn mày này chỉ biết cách bám vào tiếng tơ đàn mong manh để lần hồi qua ngày.

    [​IMG]Hậu duệ Tần Thủy Hoàng bên mộ binh mã dũng tìm hơi ấm của cuộc đời từ những củ khoai nướng. Tây An.

    [​IMG]và những người nông dân này tìm thấy gì ở Thẩm Quyến hoa lệ?

    Theo lộ trình ra đi từ Giang Tô, Bắc Kinh, khởi phát sự nghiệp chính trị từ Cam Túc, Quý Châu rồi Tây Tạng cho thấy Hồ Cẩm Đào là người “ăn lộc” của nông dân, của miền Trung, miền Tây, Tây Bắc, Tây Nam. Dù nơi đó có những thành phố Trùng Khánh, Lan Châu, Thành Đô, Tây An… đang lớn mạnh một cách không ngờ thì đây vẫn là vùng nông thôn khốn khổ nhất của Trung Quốc. Vậy cây đũa thần nào có thể giúp ông giải quyết triệt để vấn đề “tam nông” ( nông thôn, nông dân, nông nghiệp) cùng với di cư ồ ạt, bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường… Liệu chiến lược “Phát triển miền Tây”, sáng kiến “Hồi sinh miền Đông Bắc” và chính sách “Sự vươn lên của miền Trung” có tiếp tục là những toan tính căn bản nhất cho chương trình nghị sự của 5 năm tới? Với một tính cách ôn hoà như Hồ Cẩm đào, liệu có bàn tay sắt nào sẽ giúp cải thiện sự phát triển quá nóng, quá mất cân đối giữa vùng duyên hải miền Đông và khu vực nội địa miền Tây? Tháng 4 năm rồi Trung Quốc thông nối đường sắt lớn nhất, cao nhất thế giới lên Tây Tạng. Cuối năm, sau hội nghị APEC Hà Nội, Hồ Cẩm Đào có chuyến công du Đông, Nam Tây Á và Ấn Độ, hai động thái này, ngoài việc nâng cao ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước trong khu vực, cũng là một cách dọn dẹp lại một sân sau, thị trường hơn 1 tỷ dân cho khu vực kinh tế miền Tây, cho hanh thông con đường tơ lụa mà tiền nhân đã khai mở. Những nỗ lực trên cũng là để làm mát và để điều chỉnh nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Nhưng cách làm ấy có thể làm mát những cái đầu đang quá nóng của những thế lực dấy lên từ các trọng điểm kinh tế miền duyên hải mà người tiền nhiệm của ông từng dày công gây dựng? Họ còn có nhiều bất đồng chính kiến và quyền lợi nếu không muốn tính đến như những ẩn hoạ? Đối diện với Hồ Cẩm đào còn có bao nhiêu những Trần Lương Vũ, bí thư thành uỷ Thượng Hải người vừa bị giáng chức?
    Tôi mang những câu hỏi này về gặp những người dân Lan Châu đang tụ tập bên bờ Hoàng Hà. Dòng sông đang rất buồn thảm trong mùa nước cạn. Những người trẻ thì chỉ cười mát mà nói rằng: câu trả lời thuộc về các thánh nhân. Còn một cụ già thì đối lại bởi khúc đồng dao có từ ngày Hồ Cẩm Đào đi xây dựng nhà máy thuỷ điện Lưu Gia Hiệp: “Thánh nhân xuất, Hoàng Hà thanh- Thánh nhân xuất hiện Hoàng Hà trong xanh”.
    [​IMG]Cả TQ sẽ trông chờ vào những đốm lửa bùng lên từ nguồn năng lượng hóa thạch ở miền Tây?

    [​IMG]Hay chờ đợi vào những sự biến màu của dòng Hoàng Hà này? (Lan Châu)

    Còn nhớ khi xưa cũng trên dòng sông này vua Phục Hy đã phỏng theo bức hình đồ trên lưng con long mã mà vạch ra 8 quẻ dịch cơ bản để Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử dựa vào đó mà viết Kinh Dịch đặng xem xét vũ trụ, không hiểu bây giờ Hồ Cẩm Đào sẽ làm gì để diễn giải lịch sử một Trung Hoa mới?
    Bấy nhiêu năm thăng trầm đi qua, nhiều con đập được dựng lên để chẩn trị dòng Hoàng Hà nhưng dưòng như chúng chỉ làm cho dòng sông vỹ đại này bị bồi lắng nhanh, nhiều và ô nhiễm hơn. Liệu một kỹ sư công trình thuỷ kỳ lạ như Hồ Cẩm Đào có làm được gì để một lần giúp Hoàng Hà đổi màu?
    Viết cuối 2006
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này