Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2873 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 03:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110563 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. El-Dorado

    El-Dorado Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    107
    [/QUOTE]
    Mịa ko xông vào mà trả thù dân tộc đi còn đứng đấy ah? Cứ xơi đi rồi quỵt tiền chứ lỵ=))=))=))=))=))=))=))[/QUOTE]

    Về hotel thằng nhỏ nó giận quá chừng, nó bảo thằng anh được ăn uống, du hí, mua sắm phủ phê, còn thằng em muốn xả hơi một chút cũng không được. Nó đòi đứng thẳng như vậy cả đêm để phản đối mới kinh chứ!!??
    Thấy tình hình gay go quá, em mới nhỏ nhẹ làm công tác tư tưởng cho nó hiểu: Tội gì vừa làm cái con tàu đấy nó sướng vãi ra, lại còn phải trả tiền nó nữa. Mà ngộ nhỡ nó đem 20$ đấy nó gửi về quê thì quá bằng em nối giáo cho giặc à! Ấy, các bác thấy em tài không? Phải vừa dỗ dành vừa kiên quyết nó mới hiểu ra mà đi ngủ đấy! Mệt quá.
  2. El-Dorado

    El-Dorado Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    107
    Về nhà thằng nhỏ nó giận quá chừng luôn, nó bảo thằng anh được ăn uống, du hí, mua sắm phủ phê, còn thằng em muốn xả hơi một chút cũng không được. Nó đòi đứng thẳng như vậy cả đêm để phản đối mới kinh chứ [r37)]!!??
    Thấy tình hình gay go quá, em mới nhỏ nhẹ làm công tác tư tưởng cho nó hiểu: Tội gì vừa làm cái con tàu đấy nó sướng vãi ra, lại còn phải trả tiền nó nữa. Mà ngộ nhỡ nó đem 20$ đấy nó gửi về quê thì quá bằng em nối giáo cho giặc à! Ấy, các bác thấy em tài không? Phải vừa dỗ dành vừa kiên quyết nó mới hiểu ra mà đi ngủ đấy! Mệt quá.~X
  3. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người vẫn cứ nhầm Đài Loan với Trung quốc. Đài Loan là một nước có chính phủ, quân đôi, tiền tệ, thể chế... khác biệt với Trung quốc. Dân Đài nhiều đứa cũng ghét Trung quốc lắm. Nhiều thằng Đài khi hỏi nó Đài Loan có phải là China không nó còn bực bảo Đài Loan là Đài Loan, Trung quốc là Trung quốc.
    Kỳ thực Đài Loan là một nước riêng, tuy vậy sau 1949 anh Tưởng anh ấy chạy ra cùng bầu đoàn thê tử và lính lác nên từ đó Trung quốc nó cũng nhận Đài Loan là của nó.
    Do chính sách tuyên truyền mị dân siêu đẳng của mình nên nhiều người cứ tưởng Đài Loan là Trung quốc. Ít nhất hiện tại về mặt thực tế thì đó chỉ là trên giấy còn chẳng có gì liên quan cả.
    Tàu nó còn mới bịa ra Tibet là lãnh thổ của nó từ thời nhà Nguyên thế kỷ 14 cơ đấy với đầy đủ "bằng chứng" rồi sách này, sách nọ. Thực tế thì Tibet (Tây Tạng) là một nước độc lập cho đến khi bị Tàu xâm lược và chiếm đóng từ 1958.
  4. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    [​IMG]Trung tâm điều khiển hoạt động của tên …


    Khí tài tên lửa S-300PMU1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất hiện nay. So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì tên lửa phòng không S-300 PMU1 đều vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.

    Tổ hợp tên lửa này là hệ thống tên lửa phòng không cơ động, đa kênh dùng để tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương trong hiện tại và tương lai, gồm các loại máy bay chiến lược và chiến thuật, các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, chiến dịch-chiến thuật ở mọi giải độ cao, vận tốc, trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ, chiến thuật khác.

    Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10 m.

    [​IMG]Tên lửa S-300.

    Tổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 km, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD.

    Thượng tá Lê Văn Thanh - Đoàn trưởng Đoàn tên lửa phòng không 64 - cho biết: Đơn vị đã tiếp nhận khí tài này được mấy năm. Trang bị tổ hợp phòng không là quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, được tiếp nhận và sử dụng khí tài hiện đại nhất là vinh dự và trách nhiệm của đơn vị.

    Để làm chủ khí tài tối tân này, đơn vị ngoài cử cán bộ sang học tập ở nước bạn tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới còn nâng cao trách nhiệm, học tập nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, sẵn sàng chiến đấu, đối phó với các tình huống xảy ra trên không, bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội và miền Bắc.

    Với khí tài này, lực lượng phòng không yên tâm bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.
  5. bebygialai

    bebygialai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    bác vứt đi phí tiền để tiền đó đi ủng hộ
    lần sau không sài nữa [r23)]
  6. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    Mổ xẻ máy bay tàng hình Trung Quốc
    Sự kiện những chiếc chiến đấu cơ đời mới Thành Đô J-20 "Black Eagle" (Đại bàng đen) của Trung Quốc vừa có chuyến bay thử thành công và thu hút sự chú ý của giới quan sát trên toàn cầu. Song sau khi những hào quang đã tan biến, người ta mới thấy rằng chiếc máy bay này quá nhiều nhược điểm để có thể trở thành một chiến đấu cơ tàng hình thuộc thế hệ 5 đúng nghĩa.
    Lễ ra mắt của J-22 diễn ra vô cùng hoành tráng, theo tiêu chuẩn Trung Quốc. Trong nhiều tháng, các phóng viên và giới phân tích phương Tây đã thi nhau đồn đoán về chiếc máy bay đời mới của Trung Quốc khi một số bức ảnh lạ xuất hiện và nhanh chóng biến mất trên mạng Internet, vẽ ra một chiếc máy bay tàng hình mang nhiều đặc điểm lai của máy bay Nga và Mỹ. Cuối tháng 12, những bức ảnh chính thức xuất hiện và theo sau đó là chuyến bay thử thành công của chiếc máy bay nổi tiếng.

    Máy bay ném bom?

    Bill Sweetman, một phóng viên hàng không kỳ cựu của tuần báo Defense Technology International đánh giá rằng nhìn qua hình dáng, chiếc máy bay mới trông có vẻ giống máy bay tàng hình và được tối ưu hóa cho các chuyến bay ở độ cao lớn, tầm bay xa. Để tiện so sánh, máy bay của phương Tây thường được thiết kế để “tàng hình” tối đa dưới sóng rađa còn máy bay Nga thường nhấn mạnh tới tốc độ, tầm hoạt động và khả năng mang vũ khí lớn.
    So với các mẫu F-22 của Mỹ và phiên bản thử nghiệm PAK-FA/T-50 của Nga, mẫu J-20 có kích thước lớn. Sử dụng chiếc xe hậu cần ở dưới mặt đất làm thước đo, Sweetman ước tính J-20 có chiều dài khoảng 23m. Trong khi đó chiếc T-50 chỉ dài 22m và chiếc F-22 dài 20m, chiếc F-35 dài 17m. Kích thước nhấn mạnh nhiều tới vai trò của máy bay. Phần lớn các chiến đấu cơ hiện nay đều có khả năng tấn công mục tiêu ở dưới đất và trên không. Nhưng theo Sweetman, những chiếc máy bay càng lớn thì vai trò thiên về ném bom của nó càng lộ rõ. Dựa vào đó, Sweetman khẳng định rằng J-20 có thể sẽ đóng vai trò giống chiếc máy bay ném bom F-111 của Mỹ.

    Sweetman cũng chỉ ra rằng các yếu tố tàng hình tập trung nhiều ở phần đầu của J-20, với cái mũi mang hình chiếc đục và hộc hút gió hình thang giống mẫu F-22 của Mỹ. Đặc điểm này trở nên hữu dụng khi J-20 cần bay thẳng tới một mục tiêu nằm yên dưới mặt đất mà không bị phát hiện. Đó là lý do để Sweetman càng tin rằng J-20 đóng vai trò ném bom nhiều hơn là máy bay tiêm kích.

    Khả năng tàng hình hạn chế

    Các nhà phân tích Carlo Kopp và Peter Goon thuộc tổ chức tư vấn Air Power Australia không đồng tình với ý kiến của Sweetman. Họ đánh giá J-20 là chiếc tiêm kích hạng nặng, được thiết kế để bay sâu vào lãnh thổ đối phương và tiêu diệt các máy bay chỉ huy, tiếp dầu và tổ chức chiến tranh điện tử, vốn đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch không kích của Mỹ.
    Theo tờ The Diplomat, cả Sweetman và 2 nhà phân tích trên đều có những điểm hợp lý trong quan điểm của họ. Nhưng những khả năng mà họ nêu về vai trò dự kiến của J-20 lại nhấn mạnh rất nhiều tới tính năng tàng hình. Về điểm này, ngoại trừ kiểu dáng ở đầu và hộc hút gió, J-20 chứa rất ít yếu tố tàng hình. Nó thậm chí còn trang bị các cánh phụ, gọi là cánh canard, nằm trước cánh chính. Cánh canard có thể tăng độ ổn định cho các chiến đấu cơ có độ cơ động cao, giúp máy bay có thể xoay vòng nhanh ở tốc độ thấp. Cánh canard được sử dụng để giảm bớt các rung động lên khung máy bay nhưng lại “giúp” giảm rất nhiều yếu tố tàng hình của chiếc máy bay.

    Bên cạnh đó, phần đuôi của J-20 không “tàng hình” lắm do 2 ống phụt (nozzle) của nó không được thiết kế để giảm tín hiệu nhiệt. Nó cũng không có các động cơ đẩy vector góc như các máy bay thế hệ 4 nên khó tránh khỏi việc bị rađa đối phương phát hiện. Ngoài ra, một chiếc máy bay tàng hình không chỉ dựa trên kiểu dáng mà còn phụ thuộc vào lớp sơn đặc biệt, vô số các thiết bị cảm biến đi kèm và một hệ thống điện tử vô cùng phức tạp. Những yếu tố này của J-20 vẫn là ẩn số lớn.

    Khó trang bị trong tương lai gần

    Sau khi xem xét các đặc điểm, giới phân tích cho rằng mẫu J-20 mới xuất hiện có vai trò của máy bay ném bom nhiều hơn và có thể phục vụ cho những chiến dịch không kích của Trung Quốc nhằm vào các mục tiêu mặt đất. Nhưng cũng không loại trừ J-20 chỉ đóng vai trò một thiết bị trình diễn các công nghệ mới. Có rất nhiều những máy bay như thế đang treo trong các nhà kho và bảo tàng Mỹ như mẫu YF-23 bay từ giữa những năm 1990 trông rất giống chiếc J-20. Nga cũng đã sản xuất những chiếc MiG-1.44 và Su-47. Cả hai đều có ngoại hình và những thông số rất ấn tượng nhưng chưa bao giờ đi vào sản xuất hàng loạt.

    Ngay cả khi J-20 được lựa chọn đưa vào trang bị, người ngoài cuộc cũng không bao giờ có thể biết khi nào những chiếc máy bay đó sẽ xuất hiện hàng loạt trong quân đội Trung Quốc. Tướng He Weirong, Phó Tư lệnh Không quân Trung Quốc nói vào năm 2009 rằng một chiến đấu cơ tàng hình của nước này sẽ thử nghiệm và được triển khai “trong vòng 8-10 năm”. Đó là một khoảng thời gian siêu tốc bởi mẫu F-22 cần tới 15 năm nghiên cứu và phát triển mới có thể thành một chiếc chiến đấu cơ hoàn chỉnh.

    Mẫu F-35 dự kiến cũng phải mất tới 16 năm theo sau hoạt động thử nghiệm đầu của chiếc X-35 diễn ra hồi năm 2000. Sukhoi dự kiến sẽ bàn giao chiếc PAK FA/T-50 đầu tiên cho quân đội Nga vào năm 2015, chỉ 6 năm sau chuyến bay đầu tiên của mẫu thử nghiệm. Nhưng người Nga có truyền thống cho bay thử vài chục chiếc máy bay đời mới để tinh chỉnh, trước khi sản xuất chúng ở sử dụng quy mô lớn. Vì thế, tuyên bố của ông Weirong có vẻ mang nhiều hơi hướm lạc quan.

    Ngay cả khi J-20 xuất hiện, chưa ai có thể đoan chắc rằng nó sẽ là vũ khí hoạt động hiệu quả. Richard Aboulafia, một nhà phân tích ở tập đoàn US Teal Group tuyên bố trên tờ Defense Tech rằng một chiến đấu cơ hiện đại cần 11 yếu tố hỗ trợ để trở nên hiệu quả, bao gồm kế hoạch chi tiết, phi công điều khiển tài năng và có kỷ luật, nhân viên bảo trì mặt đất trình độ cao, vũ khí chính xác, rađa hiện đại và các hệ thống bên trong máy bay, rađa phát hiện đối phương do các máy bay hỗ trợ cung cấp, máy bay tiếp dầu đáng tin cậy... Theo Diplomatic, trong các yếu tố trên, Bắc Kinh mới chỉ làm chủ được 1 yếu tố duy nhất, chính là cái xác máy bay, sau khi đã trừ đi phần động cơ.

    (Theo TT&VH)

    http://bee.net.vn/channel/2981/201101/Mo-xe-may-bay-tang-hinh-Trung-Quoc-1786398/
    Nói chung là to mồm
  7. bebygialai

    bebygialai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Bọn phát xít mới - cộng sản trung quốc và dân trung quốc.Sep 27, '09 2:33 AM
    for everyone
    Ở nhiều khía cạnh, Lou Jing là một phụ nữ trẻ Thượng Hải điển hình: xinh đẹp, tự tin, mê thời trang và nói tiếng phổ thông với thổ ngữ Thượng Hải nặng trịch. Điểm khác biệt của cô sinh viên Học viện Kịch nghệ Thượng Hải này là làn da màu đen. Cô là con của một phụ nữ Trung Quốc và một người đàn ông Mỹ gốc Phi. Cha Lou Jing đã bỏ mẹ cô 20 năm trước và người mẹ này đã một mình nuôi dạy Lou Jing trưởng thành.

    Tháng trước, Lou Jing quyết định tham gia chương trình tìm kiếm tài năng ca nhạc Thiên thần phương Đông của kênh Dragon TV, một chương trình kiểu American Idol (Thần tượng nước Mỹ). Lập tức mọi rắc rối ập đến, đặc biệt khi cô trở thành một trong năm thí sinh lọt vào vòng chung kết tại Thượng Hải. Sự xuất hiện của Lou Jing khiến tỉ lệ người xem chương trình tăng vọt, nhưng cũng thổi bùng lên một cuộc tranh cãi gay gắt về chủng tộc chưa từng thấy ở Trung Quốc.

    Kể từ ngày 30-8, trên mạng Internet đã có hàng chục nghìn bài viết và bình luận hằn học, mạt sát nguồn gốc của Lou Jing. Trên diễn đàn Tianya.com, một bài viết có tựa đề “Người cha da đen và người mẹ Thượng Hải của Lou Jing” đã thu hút hơn 100.000 lượt truy cập và vô số lời bình luận ác ý, đầy tính chất phân biệt chủng tộc, bài ngoại. Một bình luận còn dán nhãn cay độc cho Lou Jing: “Cha mẹ sai lầm, màu da sai lầm, xuất hiện sai lầm”.

    Nhiều cư dân mạng kết luận Lou Jing không phải là “người Trung Quốc thật sự”, không xứng đáng tham dự một cuộc thi trên truyền hình dành cho người Trung Quốc, không thể là thần tượng của giới trẻ hoặc ít nhất là đại diện Thượng Hải tranh tài ở một cuộc thi quốc gia. Trên diễn đàn KDS Life, một cư dân mạng còn sỉ vả: “Tôi không thể tin nổi sao cô ta lại vô liêm sỉ và trơ tráo đến mức dám chường mặt trên tivi”.

    "Rất nhiều kẻ đạo đức giả suốt ngày lên lớp người khác về luân lý đạo đức, nhưng bản thân lại phỉ báng một người mẹ đã làm hết sức để bảo vệ con gái mình"

    Do Lou Jing là kết quả của mối quan hệ thầm lén giữa mẹ cô, lúc đó đã có chồng, và người đàn ông Mỹ gốc Phi, nên rất nhiều cư dân mạng đã trút những lời nguyền rủa cay độc lên người mẹ và gọi bà là kẻ “phản bội giống nòi”. Trên cổng thông tin kdnet.net, một người kết tội bà là “đã phạm tội ngoại tình, đáng ghê tởm hơn là lại ngoại tình với một kẻ khác giống nòi”.

    Một người khác viết: “Bà ta thuộc trại tập trung của những phụ nữ vô liêm sỉ dành cho người nước ngoài”. Trên trang Tianya.com, một người có nick là dunkez cay độc: “Mụ Lou rõ ràng nghĩ rằng mụ ta có thể rời khỏi Trung Quốc bằng cách mồi chài một gã da đen, nhưng kết quả là tiền mất tật mang”.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng hòa vào dòng người nguyền rủa Lou Jing và mẹ cô. Trên blog cá nhân của Lou Jing, nhà văn nổi danh Hung Huang đã lên tiếng: “Bà ấy đã phải đối đầu với rất nhiều kẻ đạo đức giả suốt ngày lên lớp người khác về luân lý đạo đức nhưng bản thân lại phỉ báng một người mẹ đã làm hết sức để bảo vệ con gái mình”.

    Một người khác gióng tiếng chuông báo động: “Người Hán đã sa vào thói phân biệt chủng tộc nghiêm trọng”. Có người lại mỉa mai: “Người Mỹ, vốn bị người Trung Quốc buộc tội là phân biệt chủng tộc, lại đã bầu một tổng thống da màu. Trong khi đó, người Trung Quốc lại không thể chấp nhận một thí sinh truyền hình là con lai da đen”.

    Trong một bài viết có tựa đề “Nổi giận vì thiên thần da đen” đăng trên trang tiếng Anh của Trung Quốc Nhật Báo, cây bút bình luận Raymond Zhou tỏ thái độ: “Mọi người cần nhận ra rằng nếu anh có quyền phân biệt đối xử với một chủng tộc khác thì tự anh đã trao cho các chủng tộc đó quyền phân biệt đối xử với anh”
  8. bebygialai

    bebygialai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam đã biết kế hoạch Trung Quốc chuẩn bị tấn công ở Trường Sa?
    Tháng Ba 13, 2011
    VietInfo: Như truyền thông đã đưa tin, thời gian gần đây có quá nhiều diễn biến, động thái bất thường liên quan đến khả năng rất cao việc Trung Quốc chuẩn bị gây chiến tranh chiếm biển đảo của Việt Nam ở Trường Sa.

    Một loạt các sự kiện căng thẳng xảy ra với nguy cơ cao xâm phạm đến chủ quyền Biển Đông đã được nhiều nhà phân tích chiến lược, các trang chuyên đề đánh giá nhận định một cách lo-gic với mối nghi ngại tăng lên rõ rệt.

    Điểm lại chỉ trong vòng gần 3 tuần nay, đã có rất nhiều các sự kiện leo thang nguy hiểm xảy ra xung quanh vấn đề chủ quyền Biển Đông, cụ thể là quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Ngày 24/ 2 hải quân Trung Quốc tập trận ở khu vực Trường Sa, có nơi chỉ cách địa điểm quân đội Việt Nam đóng chưa đến 5 km. Chỉ vài ngày sau đó, quân đội Đài Loan từ đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa đã tập trận bắn đạn pháo thật khiến bầu không khí căng thẳng nơi đây càng hun nóng hơn.

    Ngày 2/3 hai tàu chiến của hải quân Trung Quốc di chuyển vu hồi áp sát khu vực bãi Cỏ Rong (Reed Bank), Trường Sa đe dọa tàu thăm dò của Philippines.

    Ngay hôm sau, ngày 3/3/2011, chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã công bố “Cương yếu qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hải Nam 5 năm lần thứ 12″, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Một mặt Việt Nam lên tiếng phản đối kịch liệt ở khía cạnh ngoại giao, nhưng mặt khác cũng thấy Việt Nam đang có những bước chuẩn bị mạnh mẽ, tìm biện pháp sẵn sàng đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự, không để mình vào thế bị động.

    Ngoài những việc như Việt Nam điều động, tăng cường quân ra các đảo ở Trường Sa thì có thông tin được biết mấy ngày này các máy bay chiến đấu từ các sân bay quân sự Việt Nam như Sao Vàng, Thành Sơn, Biên Hòa, v.v. tăng tần suất hoạt động một cách bất bình thường.

    Tuy nhiên, nếu để ý sẽ thấy có thêm mấy sự kiện xảy ra trong các ngày hôm 7/ 3 và 9/ 3, qua đó có thể thấy điều gì đó cũng không bình thường liên quan đến dấu hiệu Trung quốc gây chiến tranh ở Biển Đông mà vẻ như Việt Nam đã nhận biết và đang tìm giải pháp tối ưu.

    Sự kiện gợi lên nhiều dấu hỏi khó hiểu nhất là việc tân Tổng tham mưu trưởng Quân đội NDVN, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp Đại sứ Trung Quốc, ông Tôn Quốc Tường hôm 7/ 3 tại Hà Nội. Việc có cuộc gặp gỡ giữa một tướng lĩnh Việt Nam cấp cao và một nhà ngoại giao mà đã từng vô lễ, hung hăng hơn cả Đặng Tiểu Bình (họ Đặng chỉ


    Máy bay Su-30MK2 của VN bay trên bầu trời Trường Sa
    to miệng khi ngồi ở Trung Nam Hải) khi ngồi giữa Hà Nội từng dọa nạt Việt Nam “hợp tác thì phát triển- đấu tranh sẽ thất bại” chắc chắn không thể là cuộc gặp gỡ chỉ để mỗi bên hô vài câu khẩu hiệu về sự hợp tác toàn diện như truyền thông các phía đã đưa tin.

    Một điều rất lí thú, cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc trên các bản tin không hề có một thông tin nào về nguyên nhân để có cuộc gặp gỡ này. Đúng nguyên tắc đưa tin ngoại giao, ít nhất phải có vài từ đại loại như “nhận lời mời”, v.v. Ở đây không thấy nói tướng Tỵ mời ông Tôn hay là ông Tôn tự ý đến Bộ tổng tham mưu Quân đội Việt Nam chơi. Chỉ có thể giải thích cho điều này là cả hai đều không muốn gặp nhau, không thích thú gì nhau, chẳng qua do tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Phía Việt Nam đã phát hiện, nhận biết nhiều động thái chuẩn bị gây hấn của Trung Quốc nên họ Tôn bị triệu đến để nghe phía quân đội Việt Nam cảnh báo Trung Quốc sẽ thất bại khi cố tình gây chiến tranh.

    Trong một diễn biến khác cùng ngày 7/ 3, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh cầm đầu một đoàn tướng lĩnh cao cấp sang thăm làm việc với Quân đội Lào. Điều rất ngạc nhiên, mặc dù có nhiều nước tranh chấp ở Biển Đông nhưng tại Lào tướng Phùng Quang Thanh chỉ nêu tên mỗi Trung Quốc, vẻ như là mối lo số một đối với nguy cơ Việt Nam bị mất biển đảo. Tướng Thanh cũng bóng gió về chiến lược chia rẽ sự đoàn kết của khối ASEAN từ bên ngoài.

    Không loại trừ, phía Việt Nam đã có những thỏa thuận ngầm cùng với nước Lào anh em về chiến lược phòng thủ, quân đội Lào sẽ chịu trách nhiệm làm phên dậu sau lưng cho Việt Nam.

    Cũng cố cho lập luận này là việc ngoài sự kiện Quân đội hai nước có thỏa thuận hợp tác trong vòng một năm, còn có việc Việt Nam muốn mời tất cả các sĩ quan chỉ huy cấp Sư đoàn của Lào sang Việt Nam giao lưu, thăm nhau. Và ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Thượng tướng Đuông-chay Phi-chít cũng mời chỉ huy các quân khu Việt Nam, thậm chí không có đường biên giới với Lào thường xuyên sang thăm Lào.

    Tiếp theo, ngày 9/ 3 đoàn tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam có mặt tại Campuchia. Ngoài một loạt các hoạt động mang tính ngoại giao, vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng được nêu ra với việc Việt Nam kêu gọi các bên tranh


    Tên lửa S-300 của Việt Nam
    chấp tuân thủ Công ước về biển 1982 cũng như “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) vào năm 2002. Hai bên cũng có cam kết về hợp tác hải quân và cũng như giống đối với Lào, phía Việt Nam mời các sĩ quan cấp sư đoàn của Campuchia sang thăm, gặp gỡ trao đổi với quân đội Việt Nam.

    Việc mời các sĩ quan quân đội từ cấp sư đoàn sang Việt Nam biết đâu đây là kế hoạch của Việt Nam muốn thao diễn hợp đồng tác chiến nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Sự đảm bảo không bị tấn công từ phía sau lưng sẽ giúp Việt Nam tự tin hơn khi chống trả Trung Quốc ngoài mặt biển. Đồng thời, sự hợp tác quân sự của ba nước Đông Dương luôn luôn là vũ khí chiến lược mạnh nhất khiến Trung Quốc khiếp sợ.

    Từ đây có thể nhận định, Việt Nam đã ý thức được chiến tranh xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ các diễn biến tình hình phức tạp ở khu vực rộng lớn Trường Sa, cụ thể từ thái độ hung hăng và tham vọng điên cuồng của Trung Quốc.

    Dù các bên hô hào kiềm chế, nhưng chiến tranh rất có thể nổ ra từ những lí do như vừa mới xảy ra mấy ngày qua. Nếu oanh tạc cơ Philipines xuất hiện mà tàu chiến của Trung Quốc vẫn cố tình khiêu khích không chịu bỏ đi thì xung đột ở Truờng Sa đã bùng nổ hôm 2/ 3. Chiến tranh cũng dễ nổ ra, nếu đạn pháo của Đài Loan từ Ba Bình hôm vừa rồi “bắn nhầm” sang đảo Sơn Ca và Nam Yết bên cạnh, nơi quân đội Việt Nam đồn trú.

    Thế nhưng, nếu Trung Quốc gây chiến thì biết đâu đây cũng lại là cơ hội cho Việt Nam sẽ giành lại được những khu vực lãnh hải đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Vấn đề là liệu trong hàng ngũ tướng lĩnh Việt Nam có ai đủ tầm thao lược, có dũng khí biết “tương kế tựu kế”, nhân lúc Trung Quốc gây chiến tranh mà tìm cách phản công thu hồi lại các đảo của Việt Nam ở Biển Đông đang bị Trung Quốc chiếm đóng hay không!
  9. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    Lần sau đưa tin kiểu này nhớ có thùy link.
  10. MoDung

    MoDung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Đã được thích:
    1
    Lẽ phải thuộc về đất nước ta: http://www.tintuconline.com.vn/vn/xahoi/490645/index.html
    (nhớ xem lời bình trên cùng :D)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này