Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2642 người đang online, trong đó có 43 thành viên. 04:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110163 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. Q010578

    Q010578 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2011
    Đã được thích:
    0
    chenVN2011 tham gia nhiều toic với giọng điệu rất xxx...[-X
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Đánh cho nó hết đường bành trướng
    Bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam,
    Đánh cho tiệt cái máu tham
    Đánh cho nó sợ đến ngàn năm sau.......
  3. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Quan tham Trung Quốc 'nuốt' 120 tỷ USD

    [​IMG]
    Hàng tỷ nhân dân tệ bị tẩu tán ra nước ngoài. Ảnh: AP.​

    Hàng nghìn quan chức tham nhũng của Trung Quốc đã ăn cắp hơn 120 tỷ USD và chạy trốn sang nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, báo cáo do ngân hàng trung ương Trung Quốc vừa cho hay.

    Có khoảng 16.000 - 18.000 quan chức và nhân viên của các công ty nhà nước đã rời bỏ Trung Quốc với tiền công quỹ trong khoảng từ giữa những năm 1990 tới năm 2008.

    Các quan chức này dùng các tài khoản ngân hàng nước ngoài để tiêu tán số tiền của ngân sách quốc gia, một nghiên cứu do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố trên website trong tuần này. Nhưng báo cáo này sau đó đã được dỡ bỏ.

    Theo BBC, bản báo cáo này cho thấy giới chức đã tham ô 800 tỷ nhân dân tệ và chuyển sang các nước Mỹ, Australia, Canada và Hà Lan qua các tài khoản ngân hàng quốc tế, các khoản đầu tư như bất động sản, các bộ sưu tập.

    Số tiền bị tham ô được che đậy thông qua các giao dịch kinh doanh, như thành lập công ty cá nhân để nhận các khoản chuyển tiền.

    Nghiên cứu còn nói rằng tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc tồi tệ đến mức có thể đe dọa sự ổn định kinh tế và chính trị quốc gia.

    Song Minh
  4. HongHa789

    HongHa789 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    0
    CÓ MỘT TRUNG QUỐC KHÁC
    Bùi Công Tự

    [​IMG]
    Theo chúng ta được biết thì "Văn minh Trung Hoa" thật sự đáng kính nể. Đó là một nền văn minh vào loại sớm nhất và lớn nhất của loài người. Trong số những sáng tạo của họ, tôi đặc biệt khâm phục kiểu chữ viết tượng hình độc đáo mà cụ Hàn Thuyên ngày xưa đã học để tạo ra chữ Nôm cho người Nam chúng ta. Cũng nhờ có chữ Nôm mà chúng ta lưu giữ được Truyện Kiều trước khi có chữ Quốc ngữ.

    Tôi có cảm giác là hình như các học giả Việt Nam nghiên cứu về TQ còn nhiều hơn cả nghiên cứu về đất nước mình? Các nhà văn, nhà báo, doanh nhân và khách du lịch Việt Nam cũng nói về TQ với rất nhiều mỹ tự.

    Nhưng có một đất nước TQ khác như là những điều tôi nói dưới đây thiết nghĩ ngay cả người TQ cũng không thể không thừa nhận.

    1. Một nước TQ nội chiến liên miên

    Người Việt Nam ta, đến trẻ con cũng biết ít nhiều về lịch sử TQ. Đó là lịch sử của những cuộc nội chiến liên miên giữa các tập đoàn quân phiệt cát cứ, giữa Đại Hán với Đại Hán. Những cuộc chiến "nồi da xáo thịt", "cốt nhục tương tàn". Hiện thực ấy ngoài ghi chép của các sử gia (như Tư Mã Thiên) còn được tái hiện một cách sinh động trong các tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như "Đông chu liệt quốc", "Tam quốc diễn nghĩa", vv.. mà chúng ta đọc thấy họ chém giết nhau dã man, coi mạng người như con ngóe. Những trận đánh xương chất thành núi, máu chảy thành sông (như trận Xích Bích).

    Cuộc nội chiến gần đây nhất của người Trung Hoa là cuộc chiến giữa Hồng quân của ĐCS Trung Quốc và quân đội của Quốc dân đảng TQ, kéo dài từ năm 1927 đến năm 1949. Lúc đầu quân của ĐCS thất bại, phải làm cuộc vạn lý trường chinh, một cuộc rút chạy dài 12000km từ Giang Tây đến Diên An trong thời gian 370 ngày (từ 16/10/1934 đến 19/10/1935). Trong cuộc rút lui này, Hồng quân từ lúc có 300.000 người đã bị quân Tưởng tiêu hao, bị chết đói, chết rét, chết bệnh mất 270.000 người, khi tới Diên An chỉ còn 30.000 người.

    Có thể nói cuộc nội chiến này đến nay vẫn chưa chấm dứt. Những năm 1960 trong một thời gian dài TQ bắn đại bác qua eo biển Đài Loan. Hiện nay chính phủ Đài Loan đang mua nhiều vũ khí, hiện đại hóa quân đội, đề phòng TQ lục địa tấn công bất cứ lúc nào.

    2. Một nước TQ bá quyền xâm lược

    Lúc ban đầu, lãnh thổ của người Hán chỉ là một vùng đất nhỏ là bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua lịch sử nghìn năm, họ đã liên tục gây chiến tranh xâm lược các quốc gia láng giềng, mở rộng lãnh thổ gấp 900 lần. Có thời gian TQ xâm lược nước ta 1000 năm mà sử ta quen gọi là nghìn năm Bắc thuộc. Nhưng vượt trội hơn các tộc Việt khác (trong Bách Việt) tổ tiên chúng ta đã không cam chịu khuất phục, không để bị đồng hóa, đã vùng lên giành độc lập. Sau đó các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đời nào cũng đem quân xâm lược nước ta nhưng chúng đều chuốc lấy thất bại nhục nhã.

    Tại TQ hiện nay vẫn nổ ra các cuộc bạo động của các dân tộc thiểu số (người Duy Ngô Nhĩ, người Tạng). Bởi vì hai vùng đất bao la này vốn là những quốc gia riêng biệt. Người Trung Quốc xâm chiếm Tân Cương vào thời nhà Thanh. Còn vùng Tây Tạng - nóc nhà của thế giới - thì mới sát nhập vào TQ năm 1951 sau khi ĐCS TQ giành được chính quyền năm 1949. Bây giờ đang tồn tại một chính phủ Tây Tạng lưu vong mà lãnh tụ tinh thần là Đạt Lại Lạt Ma - một người được cả thế giới biết tiếng và ủng hộ (trừ TQ).

    Có điều đáng lên án là ở lịch sử hiện đại, khi các nước đế quốc có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ... đã trả lại độc lập cho các nước thuộc địa của họ thì nước CHND Trung Hoa vẫn tiếp tục đi xâm lược. Năm 1951 họ xâm lược Tây Tạng, năm 1956 xâm lược 3 đảo phía đông và năm 1974 xâm lược nốt 3 đảo phía Tây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988 họ xâm chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1995 họ xâm chiếm đảo Vành khăn của Philipin. Hiện tại họ đang từng bước xâm chiếm biển Đông và các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và các nước ASEAN.

    3. Một nước TQ không có truyền thống giữ nước, chống ngoại xâm

    TQ có "truyền thống đi xâm lược" nhưng lại không có truyền thống đấu tranh giữ nước khi đất nước họ bị xâm lăng. Câu chuyện "Chiêu Quân cống Hồ", "Tô Vũ chăn dê" cho thấy người Hán đã phải thần phục người Mông Cổ ngay từ TCN.

    TK XIII, năm 1279 quân Mông Cổ xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ TQ (lúc ấy đã rộng tới vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay). Người Hán đầu hàng. Người Mông cổ lập nên nhà Nguyên cai trị Trung Quốc 100 năm từ 1279 đến 1368.

    Năm 1662 người Mãn Thanh, một tộc người ở phía Đông bắc (không nói tiếng Hán) đã đánh bại nhà Minh. Người Mãn lập nên nhà Thanh cai trị người Hán đến tận năm 1912.

    Những năm cuối TK XIX - đầu TK XX, người Anh, Pháp, Bồ Đào Nha chỉ đem đến những lực lượng nhỏ với súng trường và ít khẩu pháo trên những tàu chiến cũ kỹ. Thế mà người TQ đã vội đầu hàng, phải cắt đất cho họ làm tô giới, nhượng địa.

    Năm 1931 quân đội Nhật Hoàng chỉ có 10.000 lính gồm bộ binh, pháo binh đánh chiếm vùng Mãn Châu (Đông bắc TQ). Quân TQ tại đó cả bộ đội chủ lực và địa phương đông tới 448.000 binh sĩ mà vẫn bị thất bại. Nhật chiếm được Mãn Châu lập ra Mãn Châu quốc.

    Sau đó trong thế chiến II, Nhật chiếm đại bộ phận lãnh thổ TQ một cách dễ dàng. Chỉ có lực lượng của Quốc Dân Đảng chống cự yếu ớt. Bạn đọc chắc còn nhớ chúng ta đã được xem nhiều bộ phim do điện ảnh TQ thực hiện, trong đó mô tả người TQ run sợ trước quân lính Nhật như thế nào ? Chính Hồng quân Liên Xô đã đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật giải phóng TQ.

    Ông Mao Trạch Đông - "Người cầm lái vĩ đại" của TQ có câu nói :"Bất đáo trường thành phi hảo hán" (Ai chưa đặt chân đến Vạn lý trường thành thì chưa là hảo hán).

    Vậy thưa các vị hảo hán Trung Hoa, các vị tự hào vì ngồi trên con tàu vũ trụ nhìn xuống quả đất thấy vạn lý trường thành. Nhưng tôi xin hỏi: Tổ tiên các vị xây đắp bức Trường thành vạn lý ấy để làm gì ?

    Trong con mắt nhiều người nước ngoài bức thành ấy không phải là kỳ quan mà là nỗi nhục cho dân tộc Hán. Vì sao ? Vì chỉ để ngăn vó ngựa của tộc người du mục với số dân ít ỏi ở phía Bắc (người Mông Cổ, người Mãn) mà người Hán đã phải mất 20 thế kỷ (từ TK V-TCN đến TK XVI), bỏ mạng biết bao nhiêu triệu người dài vạn dặm. Bức thành ấy không phải đắp bằng đất, bằng đá mà bằng xương máu nhân dân TQ. Nhiều câu chuyện, nhiều bài thơ kể về nỗi thống khổ này. Hãy tưởng tượng những người lao động khổ sai trong đói rét bệnh tật và sự đàn áp dã man. Như thế người TQ chẳng nên tự hào về Vạn lý trường thành.

    4. Một nước TQ luôn gây xung đột với các quốc gia láng giềng

    Từ khi thành lập, nước CHND Trung Hoa luôn gây ra những vụ xung đột căng thẳng ở biên giới với các quốc gia láng giềng.

    Năm 1962 xung đột với Ấn Độ. Chiến tranh nổ ra trong 1 tháng từ 20/10/1962 đến 20/11/1962. TQ đánh chiếm được một số vùng đất của Ấn Độ. Bị Ấn Độ phản công họ phải rút quân nhưng đến nay vẫn còn chiếm đóng một vùng đất của Ấn Độ mà họ nhận là của TQ.

    Những năm thập niên 1960 TQ gây căng thẳng với Liên Xô suốt dọc 4380km đường biên. Nhiều cuộc đấu súng và cả đấu mồm (chửi bới). Cao điểm là cuộc nổ súng dữ dội tại nhiều vị trí ngày 2/3/1969. Kết quả TQ thất bại vì quân Liên Xô quá mạnh và đã chuẩn bị kỹ. Đối với Việt Nam, năm 1956 và năm 1974 họ chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Suốt 2 thập niên 1970-1980 họ gây căng thẳng ở biên giới phía Bắc với các thủ đoạn lấn đất, di chuyển cột mốc, gài mìn, bắn pháo, lôi déo dân, ...tháng 2/1979 họ đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc và đã thất bại. Năm 1988 họ đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1995 họ chiếm đảo Vành Khăn của Philipin.

    Từ năm 2004 đến nay TQ liên tục có những hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt nam và các nước trong vùng biển Đông với những thủ đoạn thô bạo. Có thể nói trong hơn nửa thế kỷ qua nước CHND Trung Hoa thường xuyên gây xung đột với tất cả các quốc gia láng giềng có chung đường biên, kể cả Myanma. Với Nhật Bản thì xung đột trên biển.

    5. Một TQ với nhiều thủ đoạn thâm độc

    Người Hán rất đa mưu. Họ có những "đại gia mưu lược" chỉ ngồi trong màn mà vận trù tính toán thế cuộc. Những thủ đoạn, mưu lược của họ rất thâm độc, lắm khi "quái thai", phi nhân tính. Ở đây tôi chỉ giới hạn trong những thủ đoạn chính trị, không nói đến những thủ đoạn về kinh tế và các lĩnh vực khác.

    Thời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng có chủ trương "đốt sách chôn nho" và đã thực hiện cực kỳ dã man. Mục đích là diệt tận gốc những tư tưởng phê phán triều đình. Khi quân Minh sang xâm chiếm nước ta vào thành Thăng Long chúng cũng thiêu hủy hết các văn tự của ta mà chúng chiếm được. Ta còn thấy chủ trương đó truyền đến cả bọn diệt chủng Pôn Pốt khi tập đoàn này được TQ nuôi dưỡng. Và khi Mao Trạch Đông nói câu: "Trí thức là cục phân" thì ông ta đích thực là con cháu Tần Thủy Hoàng.

    Vùng miền núi tỉnh Vân Nam là nơi trồng nhiều cây thuốc phiện, lại tiếp giáp vùng "Tam giác vàng". Có nguồn tin nói rằng trong một thời gian dài ĐCS TQ tổ chức đường dây chế biến, vận chuyển thuốc phiện để đưa vào các nước phương Tây nhằm tiêu diệt CNTB tận sào huyệt của chúng ?

    Nhiều thủ đoạn thâm độc của họ thường được đúc kết trong những câu nói ngắn gọn:

    "Tọa sơn quan hổ đấu": Ngồi trên núi xem hai con hổ đánh nhau, không phải động tay chân mà có xương hổ nấu cao.

    "Viễn giao cận công": Giao thiệp hữu hảo với nước ở xa để đánh chiếm nước ở gần.

    Những câu trong cái gọi là "phương châm 16 chữ" và "nội dung 4 tốt" mà Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lừa phỉnh chính là một thủ đoạn thâm độc của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với nước ta. Thực chất chúng nói một đằng làm một nẻo.

    Ngoài những thủ đoạn thâm độc của các nhà chính trị, quân phiệt TQ, giới trí thức "phù quyền" TQ cũng nghĩ ra nhiều thủ đoạn nguy hiểm.

    Những năm gần đây họ tuyên truyền khái niệm "biển là lãnh thổ quốc gia" để hợp thức hóa đường yêu sách lưỡi bò phi lí của TQ trên biển Đông. Hiện tại họ lại đang bàn thảo về khái niệm "nhu cầu không gian sống". Họ nói rằng TQ cần mở rộng không gian sống không chỉ ở biển Nhật Bản, biển Đông mà còn cần phải mở rộng ra cả Ấn Độ Dương.

    Kết luận

    Các nhà thơ thường ví tổ quốc Việt Nam như một con thuyền mong manh đậu bên bờ biển cả. Tôi nghĩ nếu là con thuyền thật thì cha ông chúng ta đã nhổ cây sào khua mái chèo rẽ sóng đưa đất nước đến một miền xa nào đó nơi có những láng giềng thân thiện, để tránh xa ông láng giềng Đại Hán lúc nào cũng âm mưu thôn tính chúng ta.

    Nhưng đất nước lại là núi sông, ruộng đồng, biển cả. Ta đã ở nơi này thì ta chấp nhận chiến đấu để sống còn với trọn vẹn độc lập chủ quyền. Điều đó cha ông ta đã làm được, chúng ta phải nối tiếp truyền thống kiên cường ấy.

    Muốn đập tan âm mưu thâm độc, ngang ngược, tham lam, quái thai, bất chấp lẽ phải của bành trướng đại Hán thì chúng ta phải hiểu rõ về họ. Bài viết trên đây của tôi mong đóng góp một phần cho mục đích đó.

    TP Hồ Chí Minh, 18/06/2011
  5. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Cơn sốt đẻ ở Mỹ của người Trung Quốc

    Đáp máy bay sang Mỹ, Liu Li trang điểm nhẹ, mặc một chiếc váy rộng và buộc tóc cao. Cô gắng tỏ ra tự nhiên nhất để có thể tạo vỏ bọc che giấu một sự thực: cô đang có mang 6 tháng.

    Liu cầm chiếc túi xách tay trước bụng, đúng theo cách mà người trung gian đã dạy cô. Mặc dù cố gắng tỏ ra bình tĩnh, như bất kỳ quý cô giàu có khác ở Trung Quốc thường làm khi đi du lịch nước ngoài, trong lòng Li vẫn cảm thấy vô cùng sợ hãi. Cô đáp máy bay sang Mỹ với cái bụng bầu được giấu kín, hy vọng sẽ đẻ được một đứa con mang quốc tịch Mỹ.


    Liu Li biết rằng, đi qua hải quan Mỹ đơn giản hơn rất nhiều so với công đoạn đi xin visa nhập cư vào Mỹ. Để xin được tấm visa du lịch, cô đã phải cẩn thận khi chọn quần áo, tập cách đi đứng, trả lời phỏng vấn. Không những vậy, cô còn phải học thuộc rất nhiều chi tiết liên quan đến thông tin khách sạn, các địa điểm du lịch nổi tiếng để có thể thuyết phục nhân viên sứ quán rằng cô chỉ như bao người phụ nữ Trung Quốc khác, đi sang Mỹ để du lịch và mua sắm.

    Sinh con ở nước ngoài không còn là một đặc quyền chỉ dành cho các ngôi sao hay triệu phú. Một lượng lớn các gia đình trung lưu cũng mong muốn con mình có được một quyển hộ chiếu mà nó có thể tự hào.

    "Lãi từ phi vụ đầu tư này còn cao hơn là đi cướp ngân hàng", nhân viên tư vấn nói với Liu.

    [​IMG]
    Phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa từ impactlab.​

    Khi được đẻ ở Mỹ, các em bé nghiễm nhiên trở thành công dân Mỹ. Đến năm 21 tuổi, bố mẹ của các em cũng có thể nộp đơn xin thẻ xanh hoặc nhập quốc tịch.

    Với những ai không muốn đi quá xa, Hồng Kông cũng là một địa điểm lý tưởng, bởi người cầm hộ chiếu vùng lãnh thổ này được đi đến trên 120 quốc gia mà không cần thị thực. Không những được hưởng lợi từ hệ thống đào tạo song ngữ ở đây, các em còn nhận được nhiều ưu ái khi nộp hồ sơ vào các trường đại học ở Trung Quốc.

    Sau khi nghiên cứu và tham khảo một số công ty tư vấn, Liu Li đã chọn một công ty có tiếng. Vé máy bay, phí đỡ đẻ, phí chăm sóc trước và sau khi sinh lên tới 20.000 đô la Mỹ. Trong lúc đó, do đa số các hãng máy bay từ chối phục vụ khách có mang trên 32 tuần, Liu Li đã phải bắt đầu hành trình của mình khi chỉ có mang được 6 tháng, và sau đó ở lại tại một trung tâm đỡ đẻ cho phụ nữ Trung Quốc tại California.

    Sau khi tới đây, Liu Li nhận ra rằng xung quanh khu vực cô đang ở là rất nhiều các trung tâm cho những phụ nữ Trung Quốc như cô. Việc đi lại của cô bị trung tâm giới hạn xuống chỉ còn 3 lần một tuần và mỗi lần chỉ được 3 tiếng. Các trung tâm như trên, nằm ở vùng biển với phong cảnh hữu tình miền tây nước Mỹ, thường hoạt động không giấy phép và luôn cố gắng nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Trong tháng 4 vừa qua, một số các trung tâm không giấy phép tại khu vực Los Angeles đã bị ******* phát hiện và đóng cửa khiến cho Liu Li vô cùng lo lắng về tương lai của mình và con.

    Quốc tịch không tương thích

    Nghe chừng như có vẻ khó khăn, nhưng việc đi sang đất Mỹ, đẻ và mang đứa con trở về Trung Quốc trên thực tế được coi là khá dễ dàng. Công đoạn khó khăn và tốn kém hơn là khoảng thời gian nuôi lớn đứa trẻ sau đấy.

    Theo cô Song Jingwen, vì con trai cô mang quốc tịch Mỹ, em không được phép đăng ký hộ khẩu theo mẹ và không được nhận vào trường tại Trung Quốc. Khi đăng ký học cho em, cô phải chấp nhận trả thêm phí áp dụng với người ngoại quốc. Hộ chiếu Mỹ cũng mang đến rất nhiều phiền toái về sau này, trong việc đăng ký bảo hiểm y tế.

    "Một số phụ huynh chấp nhận đi làm giấy tờ giả cho con, hoặc qua mặt đại sứ quán Trung Quốc để lấy được hộ chiếu nước này cho con mình. Nhưng cũng vì vậy, họ không thể đi xin visa hoặc ra nước ngoài", Song giải thích. Cô vẫn đang phân vân không biết nên làm gì tiếp. Nếu như cô đăng ký một hộ khẩu giả cho con để việc đi học dễ dàng hơn, cô sợ rằng mọi cố gắng của gia đình từ trước đến nay sẽ trở thành vô nghĩa.

    Một năm trước, Zhao Yong đã đăng kí hộ khẩu ở Thượng Hải cho con mình. "Mỗi lần chúng tôi muốn đi Mỹ, chúng tôi phải xin giấy phép đi Hồng Kông-Ma Cao để qua Hồng Kông rồi sau đó mới bay sang Mỹ bằng hộ chiếu Mỹ", Zhao Yong cho biết. "Chuyến đi sẽ dài hơn và vất vả hơn một chút, nhưng nếu chúng tôi bay thằng từ Thượng Hải sang Mỹ thì sự thật sẽ bị bại lộ".

    Theo luật pháp Trung Quốc, một người chỉ được phép có một quốc tịch. Theo đại sứ quán Mỹ, nếu như một đứa trẻ sinh ở Mỹ mà lại có hộ khẩu Trung Quốc, thì đứa trẻ đó coi như đã từ bỏ quốc tịch Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ không phải nước duy nhất đã thắt chặt luật nhập cư. Trẻ em được sinh ra tại Hồng Kông sẽ phải quay lại đây hàng năm cho đến khi 18 tuổi thì mới giữ được hộ chiếu của đặc khu.

    Phúc lợi cho các 'công dân'

    Theo điều số 14 của Hiến pháp Mỹ , bất kể ai được sinh ra trên đất Mỹ sẽ trở thành công dân Mỹ, được hỗ trợ để đi học ở các trường công lập, được nhận hỗ trợ học phí đại học, được bầu cử. Mặc dù vậy, nếu như công dân nói trên không bắt đầu nộp thuế hay làm việc tại Mỹ từ sau năm 15 tuổi thì cũng sẽ chỉ nhận được một số ưu đãi hạn chế. "Hệ thống phúc lợi không hoàn toàn bỏ rơi những người không nộp thuế, nhưng những người này cũng sẽ không nhận được toàn bộ các ưu đãi của hệ thống. Mỗi một bang có các quy chế khác nhau trong cách giải quyết vấn đề này", theo lời ông Yang, một người vốn sinh ra ở Trung Quốc hiện đang có thẻ xanh và làm việc ở bang New Jersey.

    "Đẻ con ở đất Mỹ là một giấc mơ tuyệt vời, nhưng cũng rất tốn tiền", cô Song kết luận. "Những người chọn con đường này cần biết rằng họ sẽ không chỉ trả phí điều dưỡng trước và sau khi đẻ mà còn phải trả nhiều thứ khác trong suốt cuộc đời con mình".

    Như Hoàng (theo Economic Obsever)
  6. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Qua bài phỏng vấn của TNS Mỹ: ta thấy VN chúng ta sử trí quá hay!

    Lôi kéo được sự quan tâm của Mỹ vào vấn đề đa phương tại biển đông là một nghệ thuật ngoại giao của VN.

    Nghị sĩ Mỹ bị “quay” về Biển Đông
    Cập nhật lúc 18/06/2011 06:30:00 AM (GMT+7)
    Tại Washington, Thượng nghị sĩ Jim Webb (đảng Dân chủ) - Chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã có buổi nói chuyện về chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á. Sự kiện này do Hội đồng Đối ngoại Mỹ tổ chức.

    Chúng tôi giới thiệu phần hỏi đáp tập trung vào vấn đề Biển Đông giữa Thượng nghị sĩ Jim Webb với Jim Sciutto, phóng viên đối ngoại cấp cao của ABC News và những người tham dự khác.

    Sciutto: Tôi sẽ bắt đầu với một câu hỏi khó. Chính sách đối ngoại của Mỹ coi Trung Quốc phần lớn là đối thủ hay đối tác trong khu vực, và nên đối xử thế nào với Trung Quốc?

    Webb: Tôi không nghĩ rằng có một chính sách đối ngoại rõ ràng của Mỹ với Trung Quốc. Một trong những vấn đề tôi đặt ra ở Uỷ ban Đối ngoại và tôi đặt ra khi Bộ trưởng Locke có mặt là, anh biết không, là lợi ích của chúng ta khi phát triển một công thức khả thi, tích cực với Trung Quốc. Nhưng chúng ta phải bắt đầu với sự nhận biết rõ ràng rằng, đó là một hệ thống hoàn toàn khác biệt của chính phủ. Và chúng ta phải đối mặt với thực tế chính phủ của họ, làm việc hướng tới những giải pháp có thể duy trì ổn định trong khu vực.

    [​IMG]
    Trong phần hỏi đáp, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb nhiều lần đề cập tới sự việc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Đây là hình ảnh thiết bị của tàu địa chấn Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại. Ảnh: TTXVN.

    Sciutto: “Thực tế” ấy có nghĩa là khó khăn hơn? Ý tôi là ông đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc như ông nói trong bài phát biểu hôm thứ Sáu, về việc Trung Quốc liên tiếp sử dụng vũ lực không chỉ với quần đảo Senkaku mà với cả quần đảo Trường Sa – họ xung đột với một số đòng minh thân cận của chúng ta trong khu vực.

    Webb: Tôi nghĩ chúng ta phải thể hiện những dấu hiệu rõ ràng với Trung Quốc về vấn đề này. Tôi nghĩ có những sự do dự. Có lẽ một phần là vì sự tổn thương kinh tế, và một phần là bạn phát triển các quan hệ cá nhân – điều không thể tránh khỏi – và trong một cảm nhận ngoại giao thì bạn không muốn xúc phạm ai đó mà bạn đang làm việc.

    Nhưng khu vực không được hưởng lợi, chúng ta không có lợi, trừ phi chúng ta nói rõ ràng về các nguyên tắc chi phối chính chúng ta và chính sách đối ngoại của chúng ta.

    Sciutto: Ông có cảm giác – cảm giác từ các đồng minh của chúng ta, đặc biệt ở Đông Nam Á rằng, họ mong muốn có sự thể hiện rõ ràng hơn những ưu tiên của Mỹ, thể hiện rõ ràng hơn cả về sức mạnh Mỹ, rằng họ tìm kiếm ở Mỹ một vai trò dẫn dắt mạnh mẽ hơn, ông mô tả thế nào?

    Webb: Đó là những gì tôi thấy ngay bây giờ. Cách đây bốn hay năm năm, những quốc gia ở Đông và Đông Nam Á đã lo lắng khi nghĩ chúng ta sẽ không ở lại. Quy mô và bố trí quân sự của chúng ta giảm mạnh. Nên họ nghĩ chúng ta tập trung ở Iraq và Afghanistan. Và câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ ở lại vì nếu không, chúng ta sẽ đối phó với sự trỗi dậy từ Trung Quốc thế nào.

    Tôi nghĩ chúng ta có thể trở lại từ những tín hiệu đã được gửi đi. Tôi nghĩ các tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Gates năm ngoái là rất quan trọng. Họ cơ bản nói rằng, chúng ta có một lợi ích quốc gia ở đây và rằng khu vực có lợi ích từ đó.

    Tôi nghĩ giờ đây chúng ta thực sự phải củng cố điều ấy. Với những vụ việc xảy ra, đặc biệt là hai vụ việc xảy ra với các tàu thăm dò của Việt Nam khi bị tàu Trung Quốc cắt cáp không chỉ một lần, mà là hai lần.

    Tôi nghĩ Việt Nam và tôi nghĩ cả những nước khác đang quan sát chúng ta, xem chúng ta có dùng hành động chứng minh lời nói của mình hay không. Nó không có nghĩa là đối đầu quân sự, nhưng chúng ta phải có những tín hiệu rõ ràng.

    Câu hỏi từ những người khác:

    Quan điểm của Mỹ là không đứng về phía nào trong tranh chấp ỏ Biển Đông. Tôi tự hỏi ông có quan điểm gì về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bản đồ hình chữ U?

    Webb: Đó là?

    Sciutto: Xin nhắc lại phần cuối câu hỏi?

    Người hỏi: Về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với Biển Đông.

    Webb: Ý bạn là, những vụ việc xảy ra gần đây?

    Người hỏi: Đúng.

    Webb: Như tôi nói từ trước, tôi sẽ đệ trình một nghị quyết lên Thượng viện lên án các hành động của Trung Quốc và kêu gọi các giải pháp đa phương cho vấn đề này. Tôi tin là hành động của các tàu hải quân Trung Quốc, tàu an ninh hàng hải là không thích hợp.

    Người hỏi: Thượng nghị sĩ Webb, Tôi là…..

    Webb: Ngài đại sứ.

    Người hỏi: Đại sứ Philippines tại Mỹ.

    Tôi rất mừng khi biết đánh giá của ông về quan điểm Mỹ nên đưa ra với tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Philippines, Việt Nam, Malaysia và các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc mong muốn Mỹ đóng một vai trò tích cực hơn để đểm bảo hòa bình và ổn định khu vực.

    Tuy nhiên, gần đây, đại sứ Mỹ tại Philippines tuyên bố rằng, Mỹ sẽ không tham gia vào tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippines, Trung Quốc và Việt Nam hay tương tự thế. Đó có phải là quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ. Và ông, cách nhìn của ông dường như khác biệt?


    Webb: Có hai vấn đề khác nhau ở đây. Một là Mỹ nên đưa ra một quan điểm ngoại giao về vấn đề chủ quyền và ai sai, ai đúng. Tôi tin rằng, chúng ta nên – trong vấn đề này, là nên cố gắng tạo ra một diễn đàn đúng đắn để các vấn đề được giải quyết, vì nếu có người nghĩ rằng họ có thể giải quyết vấn đề song phương với Trung Quốc, thì tôi không coi đó là cách có thể. Cần có một môi trường đa phương nơi các vấn đề có thể thảo luận hợp lý.

    Và mọi việc có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được giải quyết vì rất nhiều lý do kinh tế cũng như chủ quyền, lý do an ninh…Đó là vì sao Trung Quốc hai lần cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam.

    Vấn đề thứ hai, là khi bất kỳ một nước nào sử dụng sức mạnh quân sự không thích hợp, thì chúng ta có một cam kết để nói điều gì đó. Đó cũng là lý do của tôi khi đệ trình nghị quyết đối với những gì đã xảy ra với hai tàu thăm dò của Việt Nam.

    Người hỏi: Ông nói về việc Mỹ nên gửi một tiến hiệu mạnh mẽ hơn tới Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tôi muốn ông nói cụ thể hơn, tín hiệu ấy là gì?

    Webb: Đầu tiên về mặt lập pháp, đã có những phiên điều trần tại tiểu ban của tôi về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Và như tôi nói ở trên, tôi đã giới thiệu lên Thượng viện một nghị quyết liên quan. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có một cuộc bỏ phiếu đồng thuận ở Thượng viện về vấn đề này.

    Đối với bộ Ngoại giao và chính quyền, tôi chỉ biết trông chờ vào người phát ngôn của họ. Đó không phải là nơi của tôi.

    Sciutto: Cám ơn Thượng nghị sĩ Webb
  7. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Webb: Tôi nghĩ chúng ta phải thể hiện những dấu hiệu rõ ràng với Trung Quốc về vấn đề này. Tôi nghĩ có những sự do dự. Có lẽ một phần là vì sự tổn thương kinh tế, và một phần là bạn phát triển các quan hệ cá nhân – điều không thể tránh khỏi – và trong một cảm nhận ngoại giao thì bạn không muốn xúc phạm ai đó mà bạn đang làm việc.

    Nhưng khu vực không được hưởng lợi, chúng ta không có lợi, trừ phi chúng ta nói rõ ràng về các nguyên tắc chi phối chính chúng ta và chính sách đối ngoại của chúng ta.
  8. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ chúng ta có thể trở lại từ những tín hiệu đã được gửi đi. Tôi nghĩ các tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Gates năm ngoái là rất quan trọng. Họ cơ bản nói rằng, chúng ta có một lợi ích quốc gia ở đây và rằng khu vực có lợi ích từ đó.

    Tôi nghĩ giờ đây chúng ta thực sự phải củng cố điều ấy. Với những vụ việc xảy ra, đặc biệt là hai vụ việc xảy ra với các tàu thăm dò của Việt Nam khi bị tàu Trung Quốc cắt cáp không chỉ một lần, mà là hai lần.

    Tôi nghĩ Việt Nam và tôi nghĩ cả những nước khác đang quan sát chúng ta, xem chúng ta có dùng hành động chứng minh lời nói của mình hay không. Nó không có nghĩa là đối đầu quân sự, nhưng chúng ta phải có những tín hiệu rõ ràng.
  9. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta dùng cái miệng kg đã lôi kéo chú Sam chú ý đến biển đông để làm đối trọng với TQ.
    Cần gì đao to búa lớn bằng súng đạn, chơi súng đạn kg đúng lúc thì chỉ có máu tuôn lệ rơi, kinh tế suy kiệt.
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Nghe bài ca để tăng sức chiến đấu các bác ơi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này