Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4636 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 22:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 110949 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Hấp dẫn nè: 03 lợi thế đấy!
    Ba lợi thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông
    Cập nhật lúc 22/06/2011 06:00:00 AM (GMT+7)
    Việt Nam đang có một cơ hội khác thường để xây dựng một liên minh quốc tế hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp, Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc.
    Jonathan D. London - GS Xã hội học tại ĐH Hongkong nhận định về những bác bỏ mạnh mẽ của Việt Nam đối với những tuyên bố lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc, cũng như hệ quả có thể xảy ra. Bài viết được đăng trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng.

    Học giả Trung Quốc lại phân bua về Biển Đông
    TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông


    Câu chuyện dài chống bá quyền

    Những diễn biến gần đây tại Tây Thái Bình Dương đã rung chuông cảnh báo tại những thủ đô trong khu vực và bên ngoài. Sau khi bị bắt nạt nhiều lần, Việt Nam giờ đang đối diện với những vi phạm của Bắc Kinh. Vấn đề ở đây là những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đưa ra những tuyên bố lãnh thổ bất hợp pháp. Những nỗ lực này đang gây thất vọng. Và chắc chắn không đem lại kết quả gì.
    Gốc rễ của vấn đề là tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hơn 90% khu vực Biển Đông, một địa danh chồng chất lịch sử xâm lược của châu Âu và Trung Quốc. Bắc Kinh khẳng định thế giới phải thừa nhận hầu như toàn bộ khu vực này là lãnh thổ của Trung Quốc. Ngược lại, Việt Nam tiếp tục khẳng định phải có sự cho phép của họ khi hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận. Những yêu cầu này quả thực đều có vấn đề.
    Những sóng gió hiện tại đã âm ỉ trong suốt một thời gian. Năm 1974, Bắc Kinh chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu với Việt Nam Cộng hòa lúc đó đang thất thế. Trong một thập kỉ qua, Bắc Kinh đã triển khai một đội tàu giám sát ngư nghiệp - quân sự ngày càng lớn và hiếu chiến trong một nỗ lực thực thi những tuyên bố của mình thông qua một chiến dịch phối hợp cưỡng chế và đe dọa.
    Chiến dịch này nhằm bắt giữ có thời hạn và trộm cắp tàu thuyền Việt Nam, đánh đập và giam giữ bất hợp pháp thủy thủ Việt Nam để đòi tiền chuộc. Trong quá khứ, Hà Nội đã đánh giá thấp những sự kiện này. Vậy điều gì đã thay đổi? Trên một vài khía cạnh thì không gì cả. Việt Nam nhỏ hơn so với Trung Quốc và quan hệ giữa hai quốc gia này luôn bất đối xứng. Dù Trung Quốc đã chiếm đóng khu vực hiện nay là miền Bắc Việt Nam trong một ngàn năm, Việt Nam luôn kháng cự những mưu đồ quyền lực của Trung Quốc.
    Quả thực, sau những sai phạm, sai lầm và tội ác của Pháp và Mỹ tại Việt Nam trong thế kỉ XX là những sai lầm trầm trọng hơn về mặt bạo lực trong một một câu chuyện dài hơn về việc chống lại chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc.
    Nhưng thế giới giờ đây ngày càng nhỏ bé hơn. Có nhiều nguồn tài nguyên trong vùng biển tranh chấp mà cả hai chính phủ đều thèm muốn. Vùng biển tranh chấp này nằm trên tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Và hiện tại, Bắc Kinh đang thách thức Hà Nội về việc sở hữu khu vực kinh tế đặc quyền.
    [​IMG]
    Bắc Kinh đã triển khai một đội tàu giám sát ngư nghiệp - quân sự ngày càng lớn và hiếu chiến. Ảnh: PetroTimes

    Ba lợi thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông
    Thoạt nhìn, có thể thấy Việt Nam có ít cơ hội ngăn chặn những mưu đồ của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông. Nhưng Hà Nội, ít nhất, có ba lợi thế.
    Trước tiên, có luật pháp quốc tế ủng hộ Việt Nam. Chắc chắn Trung Quốc và Việt Nam đã hoạt động trong một vài vùng biển tranh chấp trong nhiều thế kỉ. Nhưng phần lớn những tuyên bố của Trung Quốc là không có cơ sở về luật pháp quốc tế và những hành động của Bắc Kinh nhằm đưa ra những tuyên bố bất hợp pháp là trái phép. Nhưng có thể thi hành luật pháp quốc tế hay không còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
    Thứ hai, Việt Nam có sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Điều này có thể có hoặc không có tác dụng. Thời gian sẽ trả lời. Nhưng điều rõ ràng là Hà nội đã thay đổi chiến thuật của mình với những kết quả đáng khích lệ.
    Sự dè dặt của các lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ khi nói về những hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh đã nhường chỗ cho một sự phản ứng mạnh mẽ, tương xứng và thích hợp hơn. Mặc dù nguy hiểm, những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm quốc tế hóa xung đột đã có hiệu quả thực sự. Mỹ đã trở thành một bên liên quan trong cuộc xung đột, điều đã trở thành nỗi thất vọng của Bắc Kinh.
    Thứ ba, chính sách ngoại giao chiến lược đang nổi lên ở Việt Nam có thể chống lại những đe dọa từ Trung Quốc. Những điều này bao gồm mối quan hệ ngày càng ấm lên của Hà Nội với Mỹ và những mối quan hệ quân sự được "trẻ hóa" với Nga. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể quá thiếu thống nhất do những quan hệ phức tạp của các thành viên với Trung Quốc khiến tổ chức này không dễ dàng hỗ trơ, cho dù Philippines cũng đã phản đối kịch liệt những hành động của Bắc Kinh. Vậy tầm quan trọng không thể nghi ngờ được của những mối quan hệ này là gì?
    Người Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài. Nhưng người Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Về bản chất, Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối bá quyền Trung Quốc.
    Tất cả những điều này dường như không có ý nghĩa đối với Bắc Kinh, trong chính những hiểu lầm phóng đại về Việt Nam và thế giới. Wang Hanling, nhà đại lục học đang sống ở Singapore, một chuyên gia về các vấn đề biển, đã phát biểu: “Nếu người anh lớn bắt nạt đứa em nhỏ, điều đó là không tốt và không đáng, nhưng nếu đứa em thách thức hoặc bắt nạt người anh, đó là điều nực cười”.
    Nhìn qua, câu nói hài hước đầy màu sắc có thể đem đến một vài điều suy nghĩ. Đọc kĩ hơn, nó phản ánh một thái độ gia trưởng của Trung Quốc mà Việt Nam từ lâu đã phản đối.
    Vậy, điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Tình hình quả thực đáng lo ngại. Chúng ta có thể trông đợi những tuyên bố từ Bắc Kinh về “những sai lầm của Việt Nam” và không nghi ngờ gì về những cảnh báo về những hậu quả đáng lo ngại mà Hà Nội không thể xem nhẹ. Cũng không thể chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ không gây ra những sự cố khác, có thể là đánh chìm tàu. Người Việt Nam cũng có thể đáp trả lại theo kiểu này.
    Điều này sẽ dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình trên đường phố ở cả hai quốc gia và nhu cầu đáp trả bằng bạo lực. Mỹ, Nga hay ASEAN sẽ phản ứng như thế nào là điều khó có thể đoán biết. Rất khó để dự đoán bất kỳ sự giảm hay leo thang nào tại thời điểm này. Rõ ràng Việt Nam không sợ Trung Quốc và sẽ hành động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng Bắc Kinh sẽ làm gì?
    Cần phải tìm ra những giải pháp đa phương có tính sáng tạo, nhưng những phản ứng của Bắc Kinh đã chống lại bất kì một giải pháp nào có thể làm suy yếu tham vọng hoặc thách thức những tuyên bố của quốc gia này. Tuyên bố gần đây nhất của Bắc Kinh là “sẽ không sử dụng vũ lực hoặc những đe dọa vũ lực” nên được coi là đáng ngờ, vì nó mâu thuẫn với tinh thần của những hành động của Trung Quốc và che giấu vấn đề cơ bản nhất chính là những tuyên bố lãnh thổ vượt quá giới hạn và không có cơ sở của Bắc Kinh.
    Bắc Kinh cần phải suy nghĩ lại các chính sách chủ yếu dựa trên sự kiêu ngạo, hiếu chiến và bất hợp pháp của mình. Điều này dường như rất khó xảy ra. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra sẽ là làm thế nào để có thể tránh được một cuộc xung đột và bạo lực mở rộng. Liệu có bất kì câu trả lời nào chăng?
    Hà Nguyễn (Theo South China Morning Post)
  2. luck-money

    luck-money Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2011
    Đã được thích:
    54
    [​IMG]
    Cắt lưỡi bò uống rượu nào anh em.
  3. tlong01

    tlong01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    0
    kế sách của bác Boeing thật thâm sâu. bái phục....bái phục ^:)^

    tàu khựa k nuốt đc biển đảo VN nó sẽ tính kế sách khác.

    E thấy nó đang muốn thôn tín cho mình con số lẻ của nó (1tỉ500) chỉ cần nó cho tràn sang 100triệu thôi là VN mình đủ chết rồi. Các bác ngồi trên cao cứ để nạn nhân mãn này duy trì sớm muộn ng Việt k còn đất sống mất thôi. Đã vậy lại còn nối đường sắt tạo điều kiện cho nó qua nhanh nữa chứ.

    Hiện tại báo chí lên tiếng về nhân công khựa tràn ngập các tỉnh phía bắc, cao nguyên nam trung bộ.
    Nguy lắm rồi.
  4. anhhaiftu

    anhhaiftu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Tràn lan thực phẩm ăn chay không nguồn gốc
    Thứ Tư, 22.9.2010 | 12:05 (GMT + 7)
    Thời gian gần đây, người Hà Nội bắt đầu thích ăn chay hơn. Lý do chính là để giữ gìn sức khỏe, thanh lọc cơ thể...

    Trên thị trường Hà Nội, hàng hóa phục vụ nhu cầu ăn chay rất đa dạng. Từ đóng hộp, ăn liền, chế biến sẵn... nhưng chất lượng những sản phẩm này ra sao thì không ai biết chắc.
    Rất nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu ăn chay được nhập từ Đài Loan, Thái Lan...nhưng chính những người bán hàng cũng không rõ những sản phẩm đó có nguồn gốc từ đâu. Các loại gia vị, nước mắm, thịt gà...tất cả đều được chế biến bằng các các chất tạo mùi, không nhãn mác, không nơi sản xuất và…không hạn sử dụng.
    Hãy cùng theo dõi phóng sự về thị trường đồ ăn chay ở Hà Nội sẽ thấy hết mối nguy từ thực phẩm chay với sức khỏe.

    Hải Nguyễn (Theo Anninhthudo)
  5. quangtuyen007vn

    quangtuyen007vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    0
    đánh thôi, nguồn youtube.com




  6. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Tướng bắt giữ Dương Văn Minh nói về chiêu bài của Trung Quốc

    22-06-2011 06:53
    [​IMG]
    Trung tướng Phạm Xuân Thệ, Ảnh Internet
    Vừa trở về Hà Nội sau chuyến công tác dài ngày, người bắt giữ và áp giải Tổng thống Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng, ngày 30/4/1975, Anh hùng LLVT, Trung tướng Phạm Xuân Thệ - Nguyên tư lệnh quân khu I dành cho Báo Giáo dục Việt Nam cuộc trao đổi đầy ý nghĩa về việc Trung Quốc xâm phạm đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông.
    Họ sẽ không từ bỏ mộng bá quyền





    Trung tướng Phạm Xuân Thệ nói: “Tôi đã từng làm Tư lệnh quân khu I – khu vực có biên giới với Trung Quốc: núi liền núi, sông liền sông. Giờ thì biên giới hai nước đã rõ ràng rồi. Tôi nghĩ quan hệ hữu nghị không có biên giới nhưng lãnh thổ thì có biên giới và là bất khả xâm phạm. Trong bất kì hoàn cảnh nào thì các quốc gia cũng phải tôn trọng chủ quyền của nhau.

    Tôi cực lực phản đối một quốc gia nào đó xâm phạm đến chủ quyền quốc gia Việt Nam. Tôi cũng giống như mỗi người Việt Nam không phân biệt giới tính, dân tộc đều sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mình bằng mọi cách.

    Chúng ta không đi xâm lược, thôn tính ai nhưng nếu ai có ý đồ xâm lược cả trên bộ, trên biển và trên không, chúng ta đều kiên quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

    Chúng ta có nhiều biện pháp đấu tranh: kiên quyết bám biển bảo vệ từng tấc biển như người dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bám đất bám làng. Về ngoại giao chúng ta đấu tranh bằng cách vạch rõ hành động xâm phạm của họ để cho họ thấy vấn đề. Hiện nay đâu còn có chuyện “cá lớn nuốt cá bé” nữa.

    PV: Vừa qua, đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh đã tố cáo các hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam đồng thời bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò). Trung tướng Lê Hữu Đức cho rằng lẽ ra chúng ta phải làm sớm hơn. Ông nghĩ sao?

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Tôi không cho rằng đó là muộn vì phải có thời cơ và điều kiện thì mới lên tiếng. Giống như quan hệ láng giềng giữa hai người hàng xóm, khi có chuyện thì hai người phải thỏa thuận, trao đổi với nhau trước. Khi một bên cố tình không hiểu thì bên kia mới đưa vụ việc ra cơ quan pháp luật.

    Ở đây tôi nói chuyện này mang tính lâu dài nên chúng ta phải lên tiếng ngay để các nhân dân hiểu, quốc tế hiểu. Chúng ta phải đấu tranh công khai từng bước một. Các hành động trong thời gian vừa qua của Trung Quốc không phải là lần đầu tiên và tôi chắc cũng không phải là lần cuối cùng. Vấn đề này còn lâu dài và họ không bao giờ từ bỏ mộng bá quyền.

    Cần đầu tư mạnh hơn nữa cho hải quân

    PV: Theo ông, cách giải quyết của Philippin liệu rằng có mang tính tham khảo không, khi họ dùng tàu hải quân, máy bay xua đuổi tàu TQ và đệ trình lên Liên hiệp quốc các vụ tàu TQ xâm phạm lãnh hải?

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Theo tôi, mỗi một quốc gia có quan điểm đấu tranh vì quyền lợi của mình khác nhau và có thể đấu tranh bằng nhiều con đường, nhiều cách. Nhưng dù có đấu tranh thế nào thì đích đến là chân lý được chứng minh, lẽ phải được tôn trọng. Philippin làm như vậy là quyền và phương pháp của họ. Nếu ta làm giống họ thì chưa chắc đạt được hiệu quả.

    Dù các nước có cách đấu tranh khác nhau nhưng tất cả cùng lên tiếng thì Trung Quốc cũng phải chùn tay. Đối với nước mình, dù có đấu tranh theo phương pháp nào thì cũng kiên quyết và phải kiên quyết ngay từ đầu.

    PV: Ông có nhìn nhận gì về động thái mới đây của Trung Quốc khi chính giới của họ có những tuyên bố mạnh mẽ, xuyên tạc sự thật sau khi Việt Nam và một số nước ASEAN cùng lên tiếng phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền?

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Theo công ước Luật biển 1982, quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam rồi. Kẻ nào dám xâm phạm đến chủ quyền, tấc đất cha ông ta để lại thì không chỉ có lực lượng vũ trang mà toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ đứng lên, quyết giành và giữ cho được chủ quyền đó. Đấy là quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể dân tộc Việt Nam.

    PV: Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã có cùng nhận định, việc Trung Quốc dân sự hóa tàu quân sự để sử dụng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay đã tạo ra những thách thức an ninh phi truyền thống mới. Ông đánh giá gì về nhận định này?

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Cái đó là âm mưu và mưu đồ của họ từ lâu rồi. Vì nếu đấu tranh về mặt quân sự thì thế giới sẽ lên án và hành động đó rất là trơ trẽn. Cho nên họ phải dân sự hóa đi thôi. Tôi cũng nói luôn, đó là một chiêu bài của họ không chỉ trên biển Đông mà cả trên đất liền. Họ luôn luôn sử dụng những động thái mang tính dân sự hóa và đổ lỗi cho cấp dưới hoặc đổ lỗi cho địa phương.

    PV: Trong những buổi trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam, nhiều chuyên gia có cùng nhận định Việt Nam cần sớm công khai hơn nữa ra quốc tế những thông tin và khẳng định chủ quyền của ta. Theo ông, nếu công khai thì công khai ở đâu, công khai như thế nào?

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Công khai về chủ quyền của Việt Nam thì không phải đến giờ ta mới công khai mà ta đã công khai từ khi có Công ước quốc tế về luật biển rồi. Thực tế mà nói về công khai chủ quyền thì không phải bây giờ quốc tế mới công nhận mà quốc tế cũng đã công nhận từ lâu rồi.

    Ngay từ đời ông cha ta ngày xưa cũng đã khẳng định chủ quyền của mình về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhân dân ta từ xưa cũng đã sống ở hai quần đảo này rồi.

    Ta đã công khai thông tin trên mọi phương tiện thông tin đại chúng và mọi người dân của Việt Nam đều hiểu đó là chủ quyền của Việt Nam rồi, đâu còn mập mờ gì nữa. Trên các diễn đàn quốc tế, các tổ chức quốc tế đã công nhận chủ quyền của ta rồi. Nhưng còn một số người có ý đồ xấu, ý đồ xâm lược thì người ta lại cố tình phủ định cái đó và cho rằng chủ quyền thuộc về họ.

    PV: Năng lực quân sự của chúng ta hiện đã đủ đáp ứng nhu cầu giữ vững chủ quyền biển Đông chưa, thưa ông?

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Nếu so sánh về vũ khí thì từ trước đến nay mình chưa bao giờ vượt trội thậm chí dòng vũ khí của ta còn sau cường quốc vũ khí hiện đại nhất đến 3 thế hệ, có cái đến chục thế hệ. Nhưng không phải vì không có vũ khí hay vũ khí không hiện đại mà không giữ vững được chủ quyền của Tổ quốc.

    Ở trên bộ thì một cây gậy hay một khẩu súng cũ cũng trở thành vũ khí khi cần thiết. Nhưng hải quân thì khác: không thể đem thuyền thúng ra đấu với thuyền sắt được. Đã đến lúc Việt Nam cần trang bị vũ khí hiện đại hơn cho hải quân. Mình không trang bị vũ khí nhiều như người ta nhưng người ta được 10 thì mình cũng phải được 7-8.

    Để làm được điều đó thì kinh tế phải phát triển mạnh lên. Trong những năm gần đây xu hướng một nước có kinh tế mạnh thì cũng có một nền quân sự mạnh trở nên phổ biến. Nếu một quốc gia mà chỉ chú trọng kinh tế, không phát triển quân sự thì sự phát triển đó là chưa có chiều sâu.

    Về mặt kinh tế: một dự án lớn dù có đổ bể nhưng chúng ta vẫn có thể khắc phục được. Nhưng về mặt quân sự mà đổ bể thì không thể khắc phục được, lúc đó chỉ có mất lãnh thổ, mất xương máu và danh dự. Vì vậy chúng ta phải đầu tư thích đáng chứ vũ khí trang bị hiện nay vẫn còn khiêm tốn lắm.

    PV: Theo ông, lúc này lòng yêu nước được thể hiện như thế nào là thiết thực nhất?

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam được thể hiện ở mọi lĩnh vực. Lòng yêu nước của nhân dân ta còn được thể hiện ở việc nhân dân vùng biển kiên quyết bám biển. Về lợi ích kinh tế là một phần còn phần lớn là vì trách nhiệm của công dân đối với chủ quyền của đất nước, cố bám bám biển để giữ chủ quyền.

    Chiến sỹ ở các đảo vẫn giữ vững chủ quyền, không mất cảnh giác để sẵn sàng đáp trả những hành động xấu đối với đất nước mình.

    Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các diễn đàn cho thấy người dân đang rất phẫn nộ nhưng cũng rất bình tĩnh để đấu tranh theo đường lối của Đảng và nhà nước chứ không manh động.

    Cám ơn Trung tướng!

    http://www3.vietinfo.eu/tin-viet-na...van-minh-noi-ve-chieu-bai-cua-trung-quoc.html
  7. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    16: VIỆT NAM: Chỗ nào có oánh nhau, tao bày tỏ quan ngại sâu sắc. Thằng nào oánh tao, tao oánh lại.
  8. HongHa789

    HongHa789 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    0
    LÀ THẢO DÂN, TÔI THỰC SỰ LO LẮNG VỀ VIỆC NÀY!



    [​IMG] Phố Trung Quốc ở Ninh Bình. Ảnh: Thanh Niên
    Người lao động Trung Quốc bất hợp pháp



    Quốc Toản


    Sáng nay, 22-6 khi vào trang mạng Diễn đàn kinh tế Việt Nam thấy bài “Phố Trung Quốc” ở Ninh Bình. Tôi nghĩ, chắc lại có chuyện một dãy phố có nhiều nhà dăng đèn lồng hoặc có chuyện gì đó bắt chước anh ba Tàu như báo chí đã nêu ra gần đây. Thật ra không phải. Đó là chuyện về những người Trung Quốc lao động phổ thông ở Ninh Bình.

    Tôi đọc mà phát hoảng: Luật không cho phép doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Vậy mà ở Ninh Bình, có công trường, số công nhân lao động phổ thông Trung Quốc lên đến gần 1.500 người.

    Đọc tiếp thì thấy: Một người dân địa phương cho biết: "Trước kia ở đây bình yên lắm, nhưng từ khi người Trung Quốc đến đây, phố xá ồn ào hẳn lên. Tối tối, nhiều thanh niên Trung Quốc cởi trần trùng trục uống rượu, cãi nhau, khạc nhổ, rồi trêu chọc gái qua đường... Mỗi buổi chiều, sau giờ tan ca, họ về nhà trọ và tạo ra cảnh sinh hoạt rất chướng mắt, đi chơi về khuya, nói to ông ổng, khiến người dân mất ngủ. "Có hôm, trong lúc đang tắm rửa, mấy thanh niên đùa nghịch, rồi gào thét, đuổi nhau tồng ngồng chạy ra phố, rồi tụt luôn cái quần lót của người chạy trước, khiến cả phố náo loạn lên!", anh Tâm kể.

    Chưa hết, khi đọc đến con số trên 1600 lao động Trung quốc không được cấp giấy phép. Tôi thực sự thấy lo lắng. Ninh Bình đã vậy, các tỉnh khác thì sao? Trung Quốc đã trúng thầu nhiều dự án ở Việt Nam. Vậy là số lao động Trung Quốc cũng không phải là nhỏ. Các tỉnh, thành phố nhất là khu vực Tây Nguyên hãy thống kê xem số lao động không giấy phép là bao nhiêu. Tôi cũng muốn nói rằng, không thể dùng từ “không phép” mà phải gọi đúng tên là “lao động bất hợp pháp”.

    Trong số họ đa phần sang lao động tại VN cũng là vì miếng cơm manh áo, nhưng cũng sẽ có không ít người gây quan ngại cho chúng ta, nhất là về an ninh trật tự.

    Báo chí gần đây đã nói nhiều đến lao động VN bất hợp pháp ở Anh, Đức, Hàn Quốc đã bị trục xuất về nước. Còn đối với chúng ta, liệu có trục xuất được người Trung Quốc lao động bất pháp về nước không?

    Theo ông Dương phó phòng việc làm-Sở LĐTBXH Ninh Bình thì các chủ đầu tư thường nại rằng, nếu trục xuất lao động "chui" này thì tiến độ dự án chậm, hoặc dừng. Như vậy khác nào họ đã thách thức chúng ta?

    Còn đây nữa: Sau rất nhiều lần cố gắng, vượt qua rất nhiều thủ tục, chúng tôi vẫn không có được bất kỳ câu trả lời nào từ ******* tỉnh Ninh Bình về nguy cơ tiềm ẩn những diễn biến an ninh trật tự khó lường từ số lao động chui. Theo ông Màn Chí Nguyện, Trưởng phòng PX15, thì: "Thông tin nghiệp vụ không thể cung cấp được".

    Tại sao ******* Ninh Bình lại không thể không công bố? Thậm chi các tỉnh thành phố trên cả nước không thể không công bố số lao động Trung Quốc bất hợp pháp đang có mặt tại Việt Nam. Để cho những người có trách nhiệm phải kiên quyết xử lý. Đó chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam. Đây là hành động bành trướng "mềm" của Trung Quốc mà Lão tướng "Nguyễn Trọng Vĩnh" đã nhận định từ lâu.

    Là thảo dân, tôi thực sự lo lắng về việc này.

    *Bài viết do tác giả gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
    Xin chân thành cảm ơn tác giả!
  9. quangtuyen007vn

    quangtuyen007vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    0
    thế mạnh của mình là đánh nhau, nay có cơ hội ko đánh lại phí mất, nhanh họp mà đánh thôi, tàu nó xuống thang thì tiếc lắm
  10. lauraandI

    lauraandI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2007
    Đã được thích:
    4
    Đánh kiểu cho nó sa lầy thì kinh tế khựa trở về năm 1900
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này