Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6251 người đang online, trong đó có 637 thành viên. 21:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110482 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Đánh được chứ:
    - Đầu tiên tạo quan điểm quần chúng tẩy chay hàng KHựa.
    - Sau đó ép các doanh nghiệp trong nước cải thiện chất lượng kỹ thuật (vì mua lại hàng Tàu bán cũng ko được chấp nhận)
    - Cuối cùng thì thay thế hoàn toàn hàng Tàu bằng hàng VN hoặc hàng quốc gia khác ngoài Tàu (trong trường hợp dùng hàng nước ngoài).

    hongky đừng nghĩ rằng hàng chỉ có VN và Tàu mà quên rằng ngoài Tàu, VN còn có lựa chọn hàng của cả TG nữa. Cố ý đóng khung thị trường thế để người ta có cảm giác là "ko dùng hàng Tàu thì không có hàng khác để dùng" à ???=))=))=)) Sai rồi, còn nhiều hàng lắm đấy. Bây giờ Đông Nam Á tự làm tự cấp cho nhau cũng đủ phần lớn rồi - dẹp Tàu sang 1 bên cũng được nhé. Hàng kỹ thuật cao thì mua béng hàng phương Tây cho xong - vì hàng Tàu làm gì có "kỹ thuật cao" :-"
    Hàng Tàu thì cũng giá nào chất lượng đó, tính ra cũng chả rẻ gì.
  2. bvlife

    bvlife Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Đã được thích:
    3.545
    Chuyện các bên thể hiện quan điểm hiếu chiến hay hoà bình là một chuyện bình thường trong các cuộc xung đột. Điều quan trọng là chúng ta phải làm mọi cách để thế giới thấy và hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta qua đó tạo làn sóng ủng hộ hoà bình, phản đối các hành động ngang ngược, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc !
  3. Hello1904

    Hello1904 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2011
    Đã được thích:
    51
    há há ... lộ mặt bựa .
    Gì thì gì tôi cũng cảm ơn bọn Khựa bẩn này .
    Có như vậy thì mới xoá được : 16 chữ vàng trong quan hệ Việt - Trung
    Có như vậy , các lờ đờ của ta mới nhận ra được 2 từ : đồng chí

    Đến giờ phút này đây mà ta vẫn còn ngu muội , thì tôi cũng xin chịu , vái lạy các cụ ...

    Trung quốc đang chơi bài kích động chiến tranh với Việt Nam ngay trong đất nước chúng , làm cho dân chúng tin rằng Việt Nam là kẻ " láo toét " cần dạy cho 1 bài học lớn hơn .

    Chúng không dám đụng đến Philippin vì sau lưng Phi có Mỹ . Nên chỉ trích nặng nề nhất vẫn chĩa thẳng vào Việt nam .

    Làm sao đây ? ???? phải làm sao đây ?????????

    Nhớ lại bài Hịch tướg sĩ của Trần Quốc Tuấn có đoạn :
    Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?
  4. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Đó là một phần nhỏ. Khi thắng Mẽo, cụ Duẩn có phát biểu ý rằng từ nay không còn kẻ thù nào nữa (vì kẻ mạnh nhất đã thua).
    Chiến tranh biên giới vì Việt nam tẩn Pol Pot tay sau của Khựa. Trước đó nữa là mình kiên quyết giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Qua đó làm vỡ kế hoạch của Khựa. Đó là chỉ Khựa muốn Việt nam trường kỳ kháng chiến, trường kỳ mai phục 100 năm (lời của Mao) không muốn Việt nam thống nhất. Tuy vậy khi Việt nam mà cụ thể là cụ Duẩn vì lợi ích dân tộc quyết tâm thống nhất đất nước dẫn đến sự kiện năm 1975. Khi sắp đến ngày 30/4 đại sứ Trung quốc còn bắn tin qua đại sứ Pháp tới chính quyền SG nên chuyển thủ đô về Cân Thơ tử thủ, chờ viện trợ của Trung quốc. Tuy nhiên rất may Đại tướng Dương Văn Minh đã từ chối khi đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
    Từ sự việc này Khựa càng đẩy mạnh xây dựng và tài trợ mọi mặt cho Pol Pot để đánh Việt nam. Sau khi tấn công toàn bộ 6 tỉnh biên giới Tây Nam từ Kon Tum tới Tây Ninh gây thiệt hại nặng nề về tài sản và đặc biệt là những vụ thảm sát dã man dân biên giới. Việt nam đã quyết định phản công tiêu diệt Kmer đỏ. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng tiến quân vào Phnom Penh và giải phóng toàn bộ Campuchia.
    Cay cú vì đàn em bị đánh cộng với việc thống nhất đất nước từ trước, Tàu quyết định mở cuộc chiến biên giới 1979. Và kết là Khựa lại thất bại nhục nhã. Hơn 60K lính bị tiêu diệt, phía Việt nam thiệt hại 20K. Nhưng đau khổ hơn với Tàu là chiến công này thuộc về bộ đội địa phương và dân quân du kích là chính ~X. Lúc đó bộ đội chủ lực chưa tăng cường nhiều vì còn đang ở chiến trường Campuchia. Khi bộ đội chủ lực rút về và bắt đầu lên nhiều thì chúng tuyên bố rút quân.
  5. abclkj

    abclkj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Đã được thích:
    1
    Nản nhỉ ~X
  6. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    249
    'TQ vi phạm lãnh hải của VN rõ ràng và trắng trợn nhất'
    Thursday, June 23, 2011 8:41:15 PM

    Phỏng vấn Luật Sư Nguyễn Duy Chiến tại hội thảo An Ninh Biển Ðông
    Hà Giang


    WASHINGTON (NV) - Với tầm quan trọng của an ninh biển Ðông, từ Hà Nội đã có 3 diễn giả đến dự buổi hội thảo mang tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington vào hai ngày 20 và 21 tháng 6.


    [​IMG]
    Luật Sư Nguyễn Duy Chiến - Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Ðông thuộc Học Viện Ngoại Giao Việt Nam thuyết trình tại buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn vào ngày 21 tháng 6. (Hình: Hà Giang/Người Việt)


    Ba diễn giả này thay phiên nhau trình bày lập trường của Việt Nam, và đề nghị những giải pháp và hướng đi để giải quyết tranh chấp. Bài diễn văn của Luật Sư Nguyễn Duy Chiến - Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Ðông thuộc Học Viện Ngoại Giao Việt Nam tạo được nhiều chú ý.


    -Hà Giang (NV): Việc tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài đã từ lâu, nhưng đây lần này Việt Nam đã có phản ứng rất mạnh, khác với những lần trước. Luật sư có thể cho biết có phải nguyên do của phản ứng mạnh mẽ này một phần là vì Trung Quốc đã cắt dây cáp của tàu dò khí PetroVietNam cách đây ít lâu?

    -LS Nguyễn Duy Chiến: Vâng, lý do là vì lần này Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Việt Nam rõ ràng và trắng trợn nhất, vì sự kiện đã xẩy ra ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, mà cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều là thành viên đã phê chuẩn. Theo công ước đó, các nước ven biển có vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa rộng 200 hải lý tính từ bờ. Thế thì việc cắt cáp đó của Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và cũng là vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc với Công ước Luật Biển năm 1982. Việc cắt cáp cũng không chỉ xẩy ra chỉ một lần, mà hai lần liên tiếp, ngay sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối.

    -NV: Thưa luật sư, như vậy về mặt pháp lý, những biện pháp mà Việt Nam có thể dùng để đối phó với trường hợp này như thế nào?

    -LS Nguyễn Duy Chiến: Theo đúng nguyên tắc pháp luật quốc tế hiện đại, trong đó có Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, thì khi mà có những tranh chấp giữa những quốc gia, thì các quốc gia có nhiệm vụ giải quyết bằng phương pháp hòa bình. Các hiện pháp hòa bình theo đúng hiến chương của Liên Hiệp Quốc thì nó gồm có những biện pháp là: đàm phán, môi giới, trung gian, hòa giải, và thậm chí là đưa ra tòa án quốc tế. Tức là có rất nhiều biện pháp để giải quyết. Việt Nam hiện đang sử dụng những biện pháp hòa bình này để tìm cách giải quyết vấn đề.

    -NV: Trong trường hợp những biện pháp mà luật sư vừa nêu không đạt được kết quả, thì Việt Nam sẽ phải xoay xở ra sao thưa luật sư?

    -LS Nguyễn Duy Chiến: Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ quyền lợi của mình theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, và sẽ cố gắng thảo luận thêm với những quốc gia thành viên khác của ASEAN, để tìm giải quyết những tranh chấp với Trung Quốc theo hướng đa phương. Hy vọng Trung Quốc sẽ nhận ra là những hành động vừa rồi của mình đang gây bất ổn cho Ðông Nam Á và thay đổi thái độ.

    -NV: Thưa luật sư đa số các thành viên của ASEAN, trong đó có Việt Nam, muốn giải quyết theo phương pháp đa phương, trong khi Trung Quốc muốn giải pháp những tranh chấp một cách song phương, như vậy thì theo ông khuynh hướng nào sẽ thắng?

    -LS Nguyễn Duy Chiến: Nó như thế này: Trong vấn đề biển Ðông thì có nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ khía cạnh duy trì hòa bình và ổn định ở biển Ðông, thì nó liên quan đến nhiều nước, thì rõ ràng phải là con đường đa phương, vì bản thân vấn đề là đa phương rồi. Vì vấn đề duy trì hòa bình và ổn định ở biển Ðông thì liên quan đến không những Việt Nam, Trung Quốc, mà còn của Philippines, Malaysia và của tất cả các nước trong khu vực, do đó rõ ràng nỗ lực chung của nhiều nước là cần thiết. Thế còn vấn đề tuyên bố thực hiện cái quy tắc ứng xử của các bên ở biển Ðông, mà tiếng Anh gọi là DOC (Declaration of Conduct), thì cái này cũng được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, thì bản thân như vậy là 11 nước đã cùng ký, thì văn kiện này là đa phương rồi, cho nên cũng cần sự hợp tác và nỗ lực của tất cả nhiều bên, chứ không phải là song phương giữa hai nước nào cả.

    -NV: Theo luật sư thì những điều cam kết với nhau là phải giải quyết theo phương cách đa phương, nhưng trên thực tế, Trung Quốc vẫn cứ muốn giải quyết vấn đề theo phương pháp song phương, thì kết cục sẽ ra sao?

    -LS Nguyễn Duy Chiến: Vâng, rõ ràng là tất cả 11 nước cam kết với nhau thì phải là đa phương rồi, và chuyện phải bàn bạc với tất cả các nước là chuyện bình thường rồi. Vấn đề Trường Sa cũng có nhiều nước liên quan, chỉ không thể riêng một nước nào bàn về Trường Sa với một nước khác. Chỉ riêng vấn đề Hoàng Sa, thì tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa thì chỉ liên quan đến hai nước Trung Quốc và Việt Nam là đúng, cho nên trong trường hợp Hoàng Sa thì có thể dùng biện pháp song phương, còn tất cả những tranh chấp khác thì phải chọn giải pháp đa phương. Tại sao Trung Quốc cứ muốn giải pháp mọi chuyện theo lối song phương thì bởi vì họ lớn, và dễ uy hiếp các nước đơn độc đối diện với họ. Như tôi đã giải thích lúc nãy, chính phủ Việt Nam sẽ dùng các biện pháp hòa bình như đàm phán, môi giới, trung gian, hòa giải, và thậm chí là đưa ra tòa án quốc tế nếu cần thiết. Việc Việt Nam tham dự cuộc hội thảo này cũng nằm trong hướng giải quyết hòa bình và đưa sự việc ra dư luận quốc tế đó.

    -NV: Cảm ơn luật sư đã dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn.
  7. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    249
    TQ cô đơn, VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974
    Friday, June 24, 2011 7:00:55 PM

    WASHINGTON (NV) - Dù đã kết thúc từ đầu tuần, âm vang của cuộc hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” vẫn còn rất rõ trong tâm trí cả những diễn giả lẫn cử tọa của buổi họp - căn cứ trên số lượng các bài báo, tường trình, phỏng vấn, chương trình phát thanh, những khúc phim ngắn, và các bài bình luận hiện vẫn còn đang xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.


    [​IMG]
    Tiến sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội chất vấn Giáo sư Su Hao trong phần hỏi đáp của buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 20 tháng Sáu, 2011. (Hình: Hà Giang)


    Vậy thì qua gần hai ngày liên tục với một thời khóa biểu khá vất vả, những người tham dự buổi hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đã rút tỉa đúc kết được những gì, và mang theo họ những nhận xét quan trọng nào đáng được phổ biến?

    Một điều ai cũng thấy là phần trình bày của Tiến Sĩ Su Hao, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Ðại Học Ngoại Giao Trung Quốc, đến từ Bắc Kinh, đã lập tức khiến không khí trở nên căng thẳng, khi mọi diễn giả, cùng nhiều người tham dự cùng cực lực phản bác, khi ông khẳng định chủ quyền của nước mình trên vùng Biển Ðông, cáo buộc một số nước láng giềng (Việt Nam) là trước đây đã thừa nhận chủ quyền không chối cãi được của Trung Quốc, nhưng bây giờ không những đã đổi ý, mà còn tỏ ra hung hăng, làm leo thang sự căng thẳng trong vùng.



    Bắt lỗi ứng xử Trung Quốc



    Ông Termsak Chalermpalanupap, giám đốc Tổng Cục Chính Trị và An Ninh của Ban Thư Ký ASEAN khẳng định rằng thái độ của Trung Quốc là tất cả Biển Ðông thuộc về Trung Quốc khiến các nước trong vùng không thể yên tâm.

    Còn Tiến Sĩ Stein Tonnesson thì đặt câu hỏi: “Dám hỏi Giáo Sư Su Hao là có một tí nào của Biển Ðông thuộc về các nước nào khác trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, hay Malaysia không?”

    Tiến Sĩ James Clad, thuộc CNA, một cơ quan nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cho rằng “không thể chấp nhận được.” Ông nói ông “kinh ngạc trước ứng xử của Trung Quốc.”

    Tiến Sĩ Clad nói: “Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nằm ở chỗ, đối với Trung Quốc, toàn thể Biển Ðông là của một mình họ, và bất cứ ai muốn khẳng định chủ quyền ở bất cứ phần nào trên vùng biển này thì phải đối phó với quốc gia này.”

    Tiến Sĩ Peter Dutton, giáo sư thuộc Học Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc, thì đặt vấn đề là “tự do hàng hải của thế giới không thể sống chung với đường lưỡi bò,” và hỏi rằng “không biết Trung Quốc nghĩ gì khi đưa ra một bản đồ như thế?”

    Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Ðông Nam Á của Trường Ðại Học New South Wales và Học Viện Quốc Phòng tại Úc Ðại Lợi thì khẳng định rằng: “An ninh của vùng Biển Ðông ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của cả những nước không tranh chấp chủ quyền,” và trong lúc tranh luận giữa các bên và Giáo Sư Su Hao đang cẳng thẳng nhất đã thốt lên:

    ”Thử hỏi, cả thế giới này, có nước nào bênh vực cho các ông không?”

    Thượng Nghị Sĩ John McCain, cựu ứng viên tổng thống, cùng nhiều học giả và cố vấn chính trị Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải đặt lại vấn đề phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do hàng hải.



    Diễn giả Hà Nội: Hải chiến Hoàng Sa chứng minh Trung Quốc cướp đoạt



    Ba diễn giả đến từ Hà Nội cùng được đánh giá cao trong việc am tường lịch sử cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã khéo léo trình bày vấn đề và chinh phục được sự ủng hộ của công luận quốc tế.

    Ðặc biệt là Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội, trong phần thuyết phục Giáo Sư Su Hao là Bắc Kinh phải thay đổi chính sách, đã làm cử tọa cảm động, khi ông phân trần:

    “Tôi muốn nói với Giáo Sư Su Hao rằng ông phải nhớ là sự chịu đựng của con người có giới hạn, dân chúng VN đã giận dữ từ nhiều năm nay. Nếu muốn có tình hữu nghị lâu dài thì không thể cứ mỗi năm lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá từ tháng 5 đến tháng 8. Khi người dân năm này qua năm khác bị bắt giữ, thuyền bị đâm thủng, thì hậu quả rất nghiêm trọng. Cứ mỗi ngày người dân Việt Nam không được đi đánh cá để kiếm sống, hay phải sống trong sợ hãi, là mỗi ngày họ thêm thù oán ghét bỏ chính sách của Trung Quốc.”

    Nhưng điều làm những ai chú ý nghe ngạc nhiên nhất là khi Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý đơn cử cuộc hải chiến Hoàng Sa của Hải Quân VNCH để phản bác lập luận của Giáo Sư Su Hao.

    Ông nói:

    “Một điều quan trọng cần phải đưa lên ‘record’ để phản bác lời Giáo Sư Su Hao là Việt Nam đã thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ý. Tôi muốn cho quý vị được rõ là vào năm 1974 khi đất nước chúng còn đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc chia đôi.

    Chính cuộc chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ðây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào sử sách (put in the record).



    Mọi người rời khỏi cuộc hội thảo với nhận thức rất rõ ràng rằng tranh chấp Biển Ðông là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự hòa hoãn và ứng xử hợp tình hợp lý của mọi bên, và ý chí chính trị mới mong có thể giải quyết một cách thỏa đáng.

    Cụ thể, theo quan điểm của đa số, thì Trung Quốc phải bỏ thay đổi chính sách hiếu chiến của mình.

    Cụ thể, cũng theo đề nghị của đa số, thì Hoa Kỳ cần phải phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mới có “moral ground” để lên tiếng.
  8. I-am-xoanning

    I-am-xoanning Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/09/2010
    Đã được thích:
    1
    =))=))=))=))=))
    Kụ này giả ngây à?
  9. bdnt

    bdnt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Một số kẻ hữu dũng nhưng lại vô mưu. Tỏ ra ta đây rất nguy hiểm.

    Giỏi mà sang 4T của tụi TQ đi, tuyên truyền cho dân TQ biết là lãnh đạo chúng nó chiếm đất, chiếm đảo của nước khác, rằng chiến tranh là phi nghĩa. Đấy, giỏi mà sang 4R thuyết phục dân chúng nó.

    Hay định gom tất cả 1,5 tỷ dân TQ và cùng với tụi lãnh đạo bên đó, đòi đánh chết cả cụm. [:p]

    Không xác định nổi kẻ thù là đâu, đứa nào đang đứng cạnh kẻ thù, đứa nào ủng hộ kẻ thù, ai là người có thể giúp ta chống được kẻ thù thì làm sao mà thắng nổi

    Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng. Chưa xác định nổi đâu là kẻ thù mà cứ nhắm mắt nhắm mũi đòi đánh. Loại hữu dũng vô mưu như Trương Phi, Lý Quỳ, ,,,,,,, thì sớm muộn cũng chết trước trận tiền. Trong này có vài đứa hữu dũng, nhưng lại tỏ ra ta đây nguy hiểm lắm ;))

    Khi xưa Bác Hồ làm thế nào để đuổi được quân Tưởng, quân Khựa ra khỏi VN thì nhìn vào đó mà học tập, làm gương. Giỏi hô hào trong này trên 4R ảo này thì được cái gì.
  10. INKE

    INKE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    792
    Rút cuộc cụ muốn nói giề, cao kiến giề nói đi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này