Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3818 người đang online, trong đó có 316 thành viên. 23:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 111421 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Càng nói càng cùn !

    Khi nào người ta có thể giết đối thủ chính trị ? Đó là khi người ta nắm quyền lực sinh sát trong tay !
    Là tôi nói khi Diệm làm tổng thống !

    Và trong thực tế lịch sử đã xảy ra , Diệm lê máy chém khắp miền Nam , giết hại người kháng chiến và gia đình họ ( từ du kích trở đi nhé ! ) , Cả sư sãi , trí thức cũng không tha , rất nhiều người đã bị giết hại dã man trong nhà tù Diệm Nhu vì bất đồng chính kiến với chế độ độc tài gia đình trị , họ chỉ chống độc tài nhưng không phải là cộng sản cũng bị tù đày tra tấn thủ tiêu !
    Chứ cái lúc 1945-1946 , trong tay Diệm Nhu có cái gì mà đòi giết ai ?
    Và trời có mắt , ác giả ác báo , Diệm đã bị chính thuộc cấp bắn chết treo chỉ đạo của quan thầy Mỹ !
    Lẽ ra chỉ cần đảo chính , truất quyền rồi cho Diệm Nhu lưu vong cũng được !
    Diệm Nhu dã man với đồng bào nên nhận sự dã man trở lại , âu cũng là luân hồi quả báo ! Giả thử lúc đó Diệm Nhu không bị quân đội VNCH bắt mà bị quân giải phóng bắt , có khi vẫn bảo toàn mạng sống !

    Thế nào ? Có cần gõ Google tra kíu tiếp không ? :)):)):))

    Còn chuyện " Xưa rồi dỉm " , chú tâm phục khẩu phục chưa ?
    Nói mà không hiểu những từ mình nói , thì thà đừng nói còn hơn !
    Chú thường nghe người ta lên án Tàu làm hàng dỏm , chú hiểu từ " hàng dỏm " như thế nào ? Vì sao có có từ này ?
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thời Sự: Tình Hình Biển Đông


    By admin - Posted on 18 June 2011

    Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc tại Biển Đông
    USN Adm. Robert F. Willard
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Trung Quốc đưa tàu hải tuần lớn nhất tới vùng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

    [​IMG]

    Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 25/03/2011


    (Tin Reuters)




    Đức Tâm



    Hôm nay, 16/06/2011, Bắc Kinh nhật báo, được Reuters trích dẫn, chạy hàng tựa lớn, « Tàu hải tuần lớn nhất của chúng ta đi tuần tra Nam Hải ». Vào lúc căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, Trung Quốc hải sự cục, cơ quan quản lý an toàn hàng hải của Trung Quốc, cho biết ngày hôm qua, Hải tuần 31, tàu tuần tra lớn nhất hiện nay của Trung Quốc đã rời khu vực biển phía nam Trung Quốc để tiến về hướng Singapore, đi qua sát khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


    Báo chí Trung Quốc nói rõ mục đích của chuyến đi của tàu Hải tuần 31 : đó là giám sát các tuyến hàng hải, thanh tra các vùng đang thăm dò dầu khí và bảo vệ an ninh hàng hải.

    Hãng Reuters nhận định, tất cả những công việc mà tàu Hải tuần 31 sẽ tiến hành đều có thể gây ra những chạn trán, xung đột với các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

    Thế nhưng, khi đưa tin tàu Hải tuần 31 được điều động tới khu vực này, báo chí Trung Quốc không hề đả động tới những căng thẳng hiện nay tại Biển Đông, nghiễm nhiên coi vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Theo Bắc Kinh, nhiệm vụ của tàu Hải tuần 31 là sẽ tuần tra những vùng biển mà Trung Quốc đã phát triển tại Nam Hải và bảo vệ các quyền lợi hàng hải và chủ quyền quốc gia.

    Tàu Hải tuần 31 sẽ tới Singapore vào thứ năm tuần tới, sau một hành trình dài khoảng 1400 hải lý, khoảng 2600 km và sẽ sau đó, sẽ quay lại Trung Quốc.

    Theo giới chuyên gia, tàu Hải tuần 31 là một trong hai tàu tuần tra dân sự lớn nhất của Trung Quốc. Điểm khác biệt duy nhất với tàu chiến là tàu Hải tuần 31 không trang bị vũ khí hạng nặng.

    Tàu Tuần hải 31 có trọng tải 3000 tấn, dài hơn 112 mét, tốc độ 18 hải lý/giờ, được trang bị trực thăng, có thể hoạt động liên tục ở ngoài khơi 40 ngày.

    Trong nhiều tuần qua, Việt Nam và Philippinestố cáo Trung Quốc liên tiếp xâm phạm lãnh hải, đe dọa các tàu cá, tàu thăm dò dầu khí của hai nước. Bắc Kinh đã bác bỏ những lời tố cáo này, cáo buộc Hà NộiManilaxâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

    Xin nhắc lại là Trung Quốc đã đưa ra yêu sách đòi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Tuần trước, Bắc Kinh cho biết sẽ tổ chức tập trận hải quân vào cuối tháng Sáu, ở phía Tây Thái Bình Dương, trong lúc đó hải quân Trung Quốc không dấu diếm ý đồ sớm hạ thủy tàu sân bay đầu tiên.

    Trong tuần, Trung Quốc cảnh báo các nước ngoài khu vực không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sau khi Việt Nam tuyên bố hoan nghênh các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, giúp làm giảm căng thẳng tại vùng biển này.



    ************************************
    Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc tại Biển Đông


    Đô đốc Robert F. Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nói rằng, ông quan ngại về những căng thẳng gần đây liên quan tới Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông.

    Bình luận của ông Willard diễn ra sau những vụ việc các tàu Trung Quốc chạm trán với các tàu thăm dò dầu khí đang hoạt động của Việt Nam và Philippines. Tuần trước, Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ việc ba tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp dầu khí của tàu Bình Minh O2 thuộc Petro Việt Nam.

    “Trong năm 2010, toàn bộ khu vực đã trở nên quan ngại về khả năng các vụ đụng độ ở Biển Đông”, đô đốc Willard nói với báo chí ở Kuala Lumpur, Malaysia. “Vâng, tôi thấy lo lắng bất cứ khi nào chứng kiến căng thẳng gia tăng và va chạm diễn ra ở khu vực rất chiến lược và rất quan trọng với tất cả chúng ta”.



    [​IMG]
    Đô đốc Robert F. Willard,
    tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ.
    Ảnh: Dawn
    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bác bỏ các bên tuyên bố chủ quyền khác như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia. Exxon Mobil Corp. (XOM), Talisman Energy Inc. và Forum Energy Plc đều có kế hoạch tiến hành các hoạt động thăm dò ở các lô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

    Cam kết mạnh mẽ

    Trong cuộc tiếp xúc với báo chí tại Malaysia, Tư lệnh Mỹ tuyên bố: “Mỹ không đứng về phía nào trong một cuộc tranh chấp. Đó là cam kết mạnh mẽ để thấy rằng các bên tranh chấp gải quyết vấn đề hòa bình và thông qua hội đàm, không đối đầu trên biển hay trên không”.

    Tranh chấp hàng hải có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á hàng năm mang tên Đối thoại Shangri-La tại Singapore, bắt đầu từ 3/6. Dự kiến sẽ có bài phát biểu từ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Tại sự kiện này năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates khẳng định, Mỹ phản đối các nỗ lực “đe dọa” những công ty hoạt động trên biển.

    Hải quân Mỹ đã tuần tra vùng biển châu Á - Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II. Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đã không ngừng củng cố lực lượng của họ trong thập niên qua, mua sắm các tàu ngầm hạt nhân và phát triển một tàu sân bay.


    Về hai vụ việc tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Philippines và Việt Nam ở Biển Đông:

    - Đầu tháng 3, Philippines triển khai hai máy bay chiến đấu (trong đó có một máy bay ném bom) để bảo vệ tàu thăm dò dầu khí của mình, sau khi tàu này đánh tín hiệu báo cáo việc bị hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu ở một khu vực tranh chấp tại Biển Đông. Tàu Trung Quốc sau đó rời đi mà không có đụng độ gì. Chính phủ Philippines sau đó đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về vụ việc này.

    - Sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã bị 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.


    Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.


    Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, “đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý”. Bà Nga nói tại buổi họp báo chiều chủ nhật 29/5: "Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp".


    Thái An (Theo bloomberg)


    Hai lo ngại của Trung Quốc trên Biển Đông



    Hoàng Hạnh

    Bộ đôi chính sách đối phó của Trung Quốc:
    - Giảm bớt Mỹ can thiệp
    - và ngăn chặn ASEAN đoàn kết.



    Ngày 11-6, mạng zaobao.com của Singapore đã có bài phân tích về chính sách riêng về Biển Đông của Trung Quốc. Về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc lo ngại hai vấn đề.



    Thứ nhất, lực lượng bên ngoài có thể can thiệp. Mỹ được coi là đối tác quan trọng của ASEAN, là nước có căn cứ quân sự siêu cấp đồng thời được nhiều nước xem như quốc gia có thể giúp cân bằng lực lượng tại Biển Đông. Nếu Mỹ thay đổi thái độ trung lập hiện nay, tình hình Biển Đông sẽ có nhiều diễn biến bất ngờ.



    Thứ hai, các nước ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông. Đối với ASEAN, vấn đề Biển Đông là vấn đề trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình nhất thể hóa. Biết thế nên Trung Quốc luôn duy trì lập trường: Vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN mà là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia tranh chấp.



    Thật dễ hiểu khi Trung Quốc luôn nhấn mạnh dùng cơ chế song phương để giải quyết vấn đề Biển Đông, phản đối đa phương hóa và quốc tế hóa. Nhận thức rõ thách thức của hai vấn đề trên, Trung Quốc cho ra đời bộ đôi chính sách.



    Chính sách thứ nhất: Tăng cường giao lưu, hợp tác với Mỹ để giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào Biển Đông.


    Từ ngày 9 đến 10-5, trong cuộc đối thoại về chiến lược an ninh đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ, hai bên đạt được Cơ chế tham vấn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tiếp đó, Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức thăm Mỹ và đề xuất xây dựng mối quan hệ quân sự kiểu mới với Mỹ, giúp kéo dài “tấm ván ngắn” về chiến lược an ninh song phương.


    Ngày 31-5, tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell phát biểu: “Mỹ cần làm một việc quan trọng trong Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á năm nay. Đó là thể hiện nỗ lực hợp tác với Trung Quốc”. Trong hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore mới đây, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vẫn không tách rời vấn đề chủ đạo là hợp tác song phương Mỹ-Trung.

    Đối với Trung Quốc, lợi ích cốt lõi trong vấn đề Biển Đông chính là chủ quyền lãnh hải. Còn Mỹ chỉ cần bảo đảm đi lại tự do trên Biển Đông, giữ địa vị lãnh đạo tại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không bị lung lay và không phát sinh đối kháng với Trung Quốc.



    Chính sách thứ hai: Ngăn các nước ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông.

    Chính sách này do hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất và quan trọng nhất là lợi dụng ảnh hưởng kinh tế ngày một tăng, Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN để đến mức độ nhất định, phát triển kinh tế của ASEAN không thể tách rời Trung Quốc.


    Sau khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN khởi động ngày 1-1-2010, mậu dịch song phương phát triển với tốc độ nhanh. Trong ba tháng đầu năm nay, kim ngạch hai bên đạt 110 tỉ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Lợi ích kinh tế lớn có thể trở thành nguyên nhân chính khiến các nước ASEAN khó đạt được đoàn kết và gây khó dễ cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

    Bộ phận thứ hai là Trung Quốc nhấn mạnh quyết tâm giải quyết vấn đề Biển Đông theo con đường hòa bình, nỗ lực hợp tác với khu vực.


    Trong thời gian dài, khu vực ASEAN tồn tại kết cấu chiến lược nhị nguyên, tức dựa vào Trung Quốc về kinh tế và dựa vào Mỹ về mặt an ninh. Vì vậy nỗ lực của Trung Quốc muốn thông qua hợp tác kinh tế để thúc đẩy hợp tác an ninh với ASEAN đạt được rất ít thành tựu. Thực chất Trung Quốc đang dựa vào lực lượng không quân và hải quân đang lớn mạnh để áp dụng biện pháp ngày càng cứng rắn tại Biển Đông.

    —————————————–
    Nếu tình hình xấu, Philippines sẽ nhờ Mỹ


    Báo Inquirer (Philippines) ngày 11-6 đưa tin, bà Abigail Valte, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, tuyên bố Philippines cam kết sẽ theo đuổi con đường ngoại giao và đối thoại hòa bình với Trung Quốc và các bên cùng tranh chấp Biển Đông; tuy nhiên nếu tình hình xấu đi, Philippines sẽ căn cứ Hiệp định Phòng thủ chung Mỹ-Philippines ký kết năm 1951 để đồng minh Mỹ giúp đỡ Philippines.


    Bà Abigail Valte cho biết vấn đề Biển Đông có thể sẽ được đưa ra trong cuộc họp giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Eduardo Oban Jr. với Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, trong cuộc họp về phòng thủ chung giữa hai nước vào tháng 8 này. Hai hôm trước, Tổng tham mưu trưởng Eduardo Oban Jr. đã tuyên bố quân đội Philippines đang hành động rất cẩn thận để tránh hiểu lầm có thể dẫn tới hành vi thù địch trên Biển Đông.


    Đây là phản ứng tiếp theo của Philippines sau sự kiện ngày 9-6, trong cuộc họp báo ở Manila (Philippines), Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu đã tuyên bố Trung Quốc ngăn cấm các nước thăm dò và khai thác dầu trên Biển Đông, đồng thời Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực nếu bị tấn công.


    Ngày 10-6, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima đã đề nghị chính phủ đệ đơn kiện hình sự bảy tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển tỉnh Palawan (Philippines) hồi tháng 5-2010.


    ĐÌNH PHONG – ĐĂNG KHOA

    ——————————-
    Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố về Biển Đông


    Ngày 10-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố an ninh hàng hải ở Biển Đông cũng mang lại lợi ích cho Mỹ và cộng đồng quốc tế, do đó Mỹ lo lắng trước thông tin về các sự cố trên Biển Đông gần đây và các sự cố này không có lợi cho hòa bình và an ninh khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao hòa bình, hợp tác đa phương để giải quyết tranh chấp, đồng thời kêu gọi các bên tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế.


    Sau sự kiện hải quân Mỹ triển khai tàu khu trục USS Chung-Hoon ở Biển Đông và biển Sulu, báo Phil Star của Philippines ngày 11-6 nhận định tàu khu trục Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và chứng minh rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận mâu thuẫn phát sinh từ tranh chấp. Đại sứ quán Mỹ ở Manila (Philippines) thông báo tàu USS Chung-Hoon đến tham gia cuộc tập trận chung thường niên của hải quân Mỹ và Philippines.


    THIÊN ÂN-ĐÌNH PHONG


    *********************************

    Quan ngại Trung Quốc dùng vũ lực
    ở Biển Đông

    Ngày 10/6, Văn phòng Thượng nghị sỹ Jim Webb đã ra thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc liên tiếp sử dụng vũ lực nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển tại Biển Đông.
    Theo Thượng nghị sỹ Webb, Chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết ngày 9/6 vừa qua, ba tàu của lực lượng an ninh hàng hải Trung Quốc đã lao vào và làm hỏng cáp của tàu thăm dò Viking II của Việt Nam khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý thuộc thềm lục địa Việt Nam.

    Hành động này xảy ra sau những va chạm hôm 26/5 ở biển Việt Nam và trong tháng Ba ở gần Philippines cũng như một số va chạm hồi năm ngoái tại quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản.

    Thông cáo viết: "Hành động đe dọa của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc. Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc tạo điều kiện cho một phương thức tiếp cận đa phương, hòa bình để giải quyết các tranh chấp kể trên, đảm bảo tự do thông thương theo luật pháp quốc tế."

    Ngày 13/6 tới, Thượng nghị sỹ Webb sẽ đệ trình một nghị quyết lên Thượng viện Mỹ lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi tìm ra một giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp về lãnh hải tại Biển Đông.


    Trước đó, hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner ngày 10/6 nói rằng Mỹ lo ngại trước những căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và kêu gọi tìm một giải pháp hòa bình cho tình hình hiện nay./.



    Mỹ ngày càng lo ngại sức mạnh hải quân Trung Quốc, nhưng chưa có khả năng khắc phục tình trạng mất cân bằng trong thời gian ngắn. Ấn Độ có kế hoạch rút ngắn khoảng cách sức mạnh hải quân.

    Ủy ban Điều tra An ninh Kinh tế Mỹ-Trung, cơ quan tư vấn chính sách của Quốc hội Mỹ, ngày 4/2 đã mở phiên điều trần với chủ đề “Hoạt động của Trung Quốc ở Đông Nam Á và ý nghĩa của hoạt động đó đối với Mỹ” để nghe những lời làm chứng của các quan chức cấp cao trong chính quyền Obama.



    Nỗi lo về chủ trương


    Trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, các quan chức cao cấp quốc phòng và ngoại giao của chính quyền Obama và nhiều nghị sĩ Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở vùng biển Đông. Các quan chức Mỹ cho rằng hành động này của Trung Quốc cũng gây nguy hiểm cho vận tải hàng hải của Nhật Bản.



    [​IMG]
    Hải quân Trung Quốc tăng cường nhanh chóng số lượng và chất lượng


    Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher cho rằng cùng với việc tăng cường can dự ngoại giao và kinh tế ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc còn tăng cường hoạt động quân sự, đặc biệt là tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự ở biển Đông. Ông Scher cho biết: “Quân đội Trung Quốc đang củng cố căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam, tăng cường sức mạnh nhằm đối phó với hoạt động trên không và trên biển của Mỹ”.


    Phó trợ lý Scher cho rằng việc Trung Quốc đòi chủ quyền mang tính chiến lược và đơn phương trong tranh chấp biển đảo với 6 nước, trong đó có Việt Nam, Philppines và Malaisia, là điều không chấp nhận được đối với Chính phủ Mỹ. Ông này cũng bác bỏ việc Trung Quốc coi khu đặc quyền kinh tế biển (EEZ) 200 hải lý tính từ thềm lục địa theo Luật về biển của Liên hợp quốc ở biển Đông là lãnh hải thực sự của nước này và áp dụng biện pháp yêu cầu tàu chiến các nước khác phải xin phép Trung Quốc khi hoạt động ở khu vực này.


    Còn Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ David Shear nêu vấn đề liên quan đến những tuyên bố của Trung Quốc về biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty Mỹ, không được tham gia hoạt động khai thác dầu khí với Việt Nam, cảnh cáo rằng nếu tham gia sẽ chịu những hậu quả nặng nề. Ông Shear cho rằng “việc Trung Quốc đe dọa các công ty Mỹ đã vi phạm nguyên tắc thị trường tự do”.

    [​IMG]

    Hải quân Mỹ hiện đại nhưng mỏng


    Hạ nghị sĩ Mỹ Dana Rohrabacher cũng nêu việc Trung Quốc tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với ý đồ mở rộng quyền lợi của nước này ở biển Đông, tăng cường năng lực chi phối quân sự trên tuyến hàng hải từ biển Đông đến Ấn Độ Dương. Hạ nghị sĩ Dana Rohrabacher cảnh báo rằng vụ việc này sẽ đặt Nhật Bản vào thế yếu.


    Nỗi lo về mất cân bằng lực lượng trên biển


    Tin từ New Dehli cho biết, theo các nhà nghiên cứu Mỹ về hải quân Trung Quốc, Bắc Kinh hiện có 9 tàu ngầm hạt nhân, trong đó có 3 tàu được trang bị tên lửa hạt nhân tầm xa, 53 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel, 74 khu trục hạm và tàu hộ tống cùng số lượng tương tự tàu đổ bộ và tàu tuần tra ven biển trang bị tên lửa.


    Nếu không tính tới các tàu đã cũ, thì lực lượng có khả năng tác chiến hiệu quả của hải quân Trung Quốc sẽ gồm 7 tàu ngầm hạt nhân (trong đó có 3 tàu được trang bị vũ khí hạt nhân), hơn 30 tàu ngầm động cơ diesel và 45 khu trục hạm và tàu hộ tống. Nếu tính tới các kế hoạch đóng tàu được biết hiện nay của Trung Quốc tới năm 2020, hải quân Trung Quốc có thể sẽ có 2 tàu sân bay, 40-45 tàu ngầm động cơ diesel, khoảng 55 khu trục hạm và tàu hộ tống; số lượng có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, song không chênh lệch quá nhiều. Ngân sách chi phí cho việc hỗ trợ sức mạnh trên đại dương của Trung Quốc liên tục tăng hàng năm bởi Bắc Kinh coi phát triển sức mạnh của hải quân là yếu tố then chốt trong chương trình hiện đại hoá quân đội nước này.


    Trong khi đó, đội tàu ngầm của Nga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đã bị giảm bớt đáng kể. Tuy chính quyền Nga muốn tăng cường sức mạnh hiện diện tại vùng biển này, nhưng ngân sách quân sự bị dàn trải ra trên nhiều lĩnh vực then chốt khác. Lực lượng hải quân Mỹ, nhất là tàu ngầm, bị xem là quá mỏng. Các chuyên gia Mỹ đề xuất kế hoạch đóng thêm 2 tàu ngầm/năm và tăng cường phối hợp hải quân với các nước đồng minh. (xem bài: Trung Quốc thách thức Mỹ dưới đáy Thái Bình Dương).


    [​IMG]

    Ấn Độ nhận thấy hải quân của họ vừa ít số lượng và chất lượng


    Hải quân Ấn Độ cần có 3 tàu sân bay vì Viraat – tàu sân bay duy nhất hiện có đã quá cũ kỹ không thể hoạt động nổi thêm 5 năm nữa. Bức tranh về lực lượng khu trục hạm và tàu hộ tống – lực lượng tác chiến chính trên biển cũng không sáng sủa hơn. Hiện hải quân chỉ có 14 tàu hoạt động và 9 tàu đang được đóng, trong đó 3 tàu do Nga đóng và 6 tàu đang được đóng ở các giai đoạn khác nhau tại xưởng đóng tàu Nazagon (MDL) tại Mumbai. Tình cảnh của lực lượng tàu ngầm diesel còn u ám hơn. Tới năm 2020, tất cả số tàu ngầm đóng trước năm 1990 cần phải loại bỏ, khiến lực lượng tàu ngầm loại này trong hải quân còn lại vỏn vẹn 4 chiếc.


    Để khắc phục tình thế hiện nay, Ấn Độ có kế hoạch đặt hàng đóng tiếp ngay một tàu ngầm hạt nhân tương tự Arihant và một tàu sân bay loại Vikran. Ngoài ra, thay đổi kế hoạch đóng 6 tàu hộ tống bằng cách rút bớt số lượng đóng tại hai nhà máy MDL hoặc GRSE (giao cho mỗi nhà máy đóng 2 thay vì 3 chiếc như kế hoạch), 2 chiếc còn lại đặt nhà máy nào đó của nước ngoài có khả năng nhanh chóng thực hiện đơn đặt hàng. Hải quân Ấn Độ đang tính toán đặt hàng đóng thêm 6 tàu ngầm động cơ diesel./.


    Linh Hương
  3. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Pác đọc tin tức mà ko nắm gì cả... Hội thảo biển đông hôm 20, 21 /6, các nước khác nó nêu ra phương án Hoàng sa chỉ có VN và TQ tranh chấp thôi nên nó ko dích vào, Trường sa thì mới giải quyết đa phương.... Ngay cả BT P Q Thanh cũng trả lời phỏng vấn tại Shangrila Singapore là chỗ nào tranh chấp song phương thì đàm phán song phương, chỗ nào tranh chấp đa phuong thì đàm phán đa phương... Mấy năm nay ta cứ gắn cả HS và TS vào giải quyết đa phương nên các nước có tranh chấp ở TS chưa nhất trí ủng hộ......=D>=D>=D>=D>=D>




    .
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tại sao TQ buộc phải áp dụng chính sách ngu dân



    Mỹ Vay Tiền Trung Cộng Nhưng Ai Là Chủ ?


    By admin - Posted on 21 June 2011

    Thấy hay nhất là câu : tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu ngạn ngữ xưa: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).



    Cách đây mấy bữa, tôi có trao đổi với bạn hữu trên Facebook về tình hình kinh tế toàn cầu và chuyện Trung Cộng trong vòng một thập niên nữa có thể đuổi kịp Hoa Kỳ về tổng thu nhập nội địa (GDP).
    Nói là có thể đuổi kịp về GDP thôi, chứ về thu nhập trung bình tính trên đầu người thì có lẽ một vạn mùa quýt nữa Trung Cộng cũng khó bắt kịp với số dân trên 1,3 tỷ người và hàng trăm triệu người ở vùng nông thôn và miền núi vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ.
    Theo Quỹ Tiện tệ Quốc tế, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Trung Cộng trong năm 2010 là 4.382 USD, so với của Mỹ là 47.284 USD.Hơn nữa, Hoa Kỳ là một quốc gia có các định chế dân chủ vững chắc, với một nền kinh tế năng động, sáng tạo và luôn tìm ra được chính sách thích ứng với hoàn cảnh, thậm chí với các cuộc khủng hoảng. Trong khi Trung Quốc duy trì một cơ chế kinh tế tư bản nửa vời, chịu áp lực chi phối quá mạnh mẽ bởi nhà nước độc quyền và vẫn còn chủ yếu dựa vào xuất khẩu, bên cạnh nguy cơ bất ổn về chính trị xã hội luôn hiện hữu.
    Trung Cộng hiện nay là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Trong bài “China: The new landlord of the U.S” trên CNNMoney, ngày 18 tháng 1 năm 2011, phân tích chủ đề này tác giả Paul R. La Monica cho biết Cục Ngân khố Hoa Kỳ thông báo Trung Cộng hiện sở hữu 895,6 tỷ đô la trái phiếu kho bạc Mỹ, có nghĩa là giảm từ 906,8 tỷ đô la so với một tháng trước đó và là sự suy giảm đầu tiên giá trị trái phiếu nợ của Trung Quốc kể từ tháng Sáu 2010. Trong một tháng mà giảm giá trị 11,2 tỷ đô la, quả là không nhỏ tý nào!
    Trong cuộc mạn đàm trên Facebook tôi có nhắc lại nhận xét dí dỏm của một người bạn thân của tôi là Szymon Moldewhawer. Szymon Moldewhawer đã từng là đại diện Văn phòng Thương mại của Mỹ tại Warsaw, Ba Lan.
    Szymon Moldewhawer nói với tôi rằng, tớ đưa ra cho cậu một bức tranh đơn giản về chuyện nợ nần giữa Trung Cộng và Mỹ. Thế này nhé, một thằng Mỹ đầu tư vào Trung Cộng, ví dụ 1 tỷ đô la. Nhưng hắn ta cóc thèm mang tiền từ Mỹ vào Trung Cộng mà lấy ngay tiền của Trung Cộng qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Cộng cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt là từ thị trường Hoa Lục tiềm tàng. Bây giờ ta có một phép tính số học của học sinh cấp 1:
    Ví dụ Apple lấy tiền của Trung Cộng, tận dụng nhân công Tàu rẻ mạt, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi Mỹ. Trung Cộng nghèo hơn, cho Mỹ giàu hơn vay tiền, còn Mỹ kiếm lợi ngay trên lưng thằng cho vay, tớ hỏi cậu ai khôn hơn ai?



    Đây là tớ chưa nói tới việc thằng đi vay lại là cái thằng in ra đồng tiền đó.

    Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát!
    Ông bạn tôi cười thích thú và thêm rằng, kinh doanh tiền tệ trên thế giới khó ai khôn ngoan và điếm đàng hơn tư bản Mỹ! Không lâu sau cuộc chuyện trò trên đây, thực tế đã chứng minh điều người bạn tôi phác hoạ là đúng.
    Vào tháng 10 năm ngoái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve System), viết tắt là Fed (cũng có thể hiểu tương tự như Ngân hàng trung ương) đã thông báo một chương trình có biệt hiệu là QE2.
    Đây là chính sách được gọi là nới lỏng định lượng, trong đó Fed công bố kế hoạch mua lại 600 tỷ đô la trái phiếu kho bạc dài hạn từ tháng 10 năm 2010, nhằm mục đích cung cấp vốn mới, hỗ trợ nền kinh tế các khoản tín dụng rẻ.
    Ngay sau khi Fed công bố, Trung Cộng đã cao giọng chỉ trích chương trình QE2 này.
    Kế hoạch mua lại trái phiếu của Fed dẫn đến một đồng đô la yếu hơn và lãi suất cao hơn, do đó làm giảm giá trị trái phiếu kho bạc mà Trung Quốc đang nắm giữ, như chúng ta đã thấy ở trên.
    Trong ngày thứ Tư, 27 tháng 4 năm 2011, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã ấn định tỷ lệ lãi suất nằm trong khoảng 0-0,25 phần trăm và tuyên bố giữ nguyên quyết định mua lại trái phiếu với tổng số tiền 600 tỷ đô la.
    Giám đốc Fed, ông Ben Bernanke, tại buổi họp báo cùng ngày cho biết Ủy ban Thị trường Mở đã có quyết định đầu tiên cho việc duy trì chính sách tái đầu tư các quỹ từ chứng khoán.
    Sau cuộc họp hai ngày trước đó, Fed kết luận rằng, “sự phục hồi kinh tế Mỹ đang ở tốc độ vừa phải, và tình hình thị trường lao động cải thiện dần dần”; “Sự gia tăng lạm phát, đặc biệt là việc tăng giá nguyên liệu trong thời gian gần đây, có vẻ như là quá độ. Tình hình thị trường bất động sản vẫn còn yếu”.
    Quyết định về tỷ lệ lãi suất trên phù hợp với những gì các nhà phân tích đã dự đoán, và không gây ra phản ứng nào lớn. Tuy nhiên sự chú ý của thị trường trong khi chờ quyết định của Fed đã tập trung vào cái khác, cụ thể là, điều gì tiếp theo chương trình mua lại trái phiếu mà trên thực tế là in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế 600 tỷ đô la..
    Ông Bernanke nói thêm rằng, kết thúc chương trình mua lại trái phiếu dài hạn với giá trị 600 tỷ đô la vào tháng 6 này, Fed sẽ tiếp tục theo dõi khối lượng đầu tư vào trái phiếu kho bạc trong ánh sáng của các thông tin mới nhất, sẵn sàng điều chỉnh đầu tư trái phiếu ở mức tốt nhất nhằm bảo đảm việc làm tối đa trong nền kinh tế Hoa Kỳ và ổn định giá.
    Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giám đốc Fed, Ben Bernanke, có mặt và kết thúc một cuộc họp báo.
    Chưa biết phản ứng mới của Trung Cộng với quyết định mới của Fed. Tuy nhiên để ứng phó, Trung Cộng có thể phải bắt đầu bán trái phiếu nợ ra.
    Ngoài ra, người ta cho rằng, Trung Cộng đang tìm cách đa dạng hóa trái phiếu nợ của ngân hàng trung ương và có thể chuyển sang trái phiếu khu vực đồng euro, một ngoại tệ mạnh nhưng tính ổn định đang đặt trước nhiều dấu hỏi khi hàng loạt các nước khu vực đồng euro như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland… đang vật lộn với khủng hoảng nợ công.
    Cũng có người tin rằng Trung Cộng đã sử dụng các đại lý tại Vương quốc Anh để vực giá trị kho bạc lên. Giá trị hàng hoá sẽ hiển thị trên các cổ phiếu của Vương quốc Anh, không phải của Trung Cộng.
    Một câu đặt câu hỏi đặt ra là trong tương lai, nếu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu kho bạc mới, thì Trung Cộng có tiếp tục mua nữa hay không?
    Cái khổ nằm ở chỗ là Trung Cộng vẫn phải mua, vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Cộng, là “căn cứ địa” bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nói là hàng trăm triệu người lao động Trung Hoa. Một biến động lớn trên thị trường lao động sẽ là một thảm hoạ cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.
    Trong cuộc chơi khó khăn này, anh Mỹ có vẻ như được nước, tha hồ mè nheo, õng ẹo rằng, anh cho vay thì tôi mới có tiền trả hàng hoá, còn Trung Cộng dù rất khó chịu, phàn nàn anh Mỹ khôn thì vừa thôi, đừng quá đáng. Nhưng rồi cuối cùng Trung Cộng cũng phải đồng ý nếu cò kè được lãi suất cao hơn. Trừ phi anh Mỹ không muốn vay thêm!
    Kiểu gì thì bác Sam nhà ta vẫn đứng ở thế lợi hơn.
    Kết thúc bài báo đã dẫn trên CNNMoney, tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu ngạn ngữ xưa: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).
    Nghe ra có vẻ diễu cợt và hài hước quá!
    Chủ nghĩa Tư bản và Cách bóc lột kiểu mới
    Cách đây hơn mười năm, một thầy giáo của tôi nói rằng chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến một mức rất tinh vi. Nếu trước kia các chủ đồn điền phải dùng gậy ba-tong để bóc lột công nhân bản xứ, bây giờ việc bóc lột diễn ra ở tầm mức quốc gia. Ông lấy ví dụ thời những năm 70-80 Nhật đã mua rất nhiều tài sản ở Mỹ, kể cả trái phiếu chính phủ vì Nhật có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ giống như Trung Quốc bây giờ. Thế rồi năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng Yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã “bóc lột” Nhật một cách trắng trợn bằng cách “quịt” 50% số nợ với Nhật.
    Hơn 20 năm sau, Trung Cộng đã thế chân Nhật trở thành “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ.

    Có điều những nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000-2006 không làm Trung Cộng nhượng bộ và đồng yuan chỉ được thả lỏng một phần và cho lên giá từ từ so với USD trong 2 năm gần đây. Điều đáng nói là dù đồng yuan đã bắt đầu lên giá, thặng dư mậu dịch của Trung Cộng với Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng và những số liệu gần đây cho thấy gần như toàn bộ thâm hụt ngân sách của Mỹ đều được tài trợ từ nguồn này. Hiện tại dự trữ ngoại hối của Trung Cộng đã gần đạt 2 ngàn tỷ USD. Thử tưởng tượng nếu Mỹ thành công trong việc làm USD mất giá khoảng 50% so với đồng yuan như đã làm với Nhật năm 1985, số tiền Trung Cộng bị “quịt” sẽ tương đương với 10 năm GDP hiện tại của *************.
    Vậy tại sao Trung Cộng không chuyển dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác hay vàng? Hay đơn giản hơn là ngừng không tăng dự trữ ngoại tệ nữa vì đã quá đủ để đảm bảo an toàn cho cán cân thanh toán? Vấn đề là bản thân Trung Cộng muốn giữ tỷ giá của đồng yuan với đồng USD cố định vì Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất. Theo cách nói của một số nhà kinh tế thì Trung Cộng đã“hối lộ” cho dân Mỹ thông qua chính sách tỷ giá để họ tiếp tục mua hàng của Trung Cộng. Cái lợi mà Trung Cộng được trong ván bài kinh tế này không phải là 2 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ mà Trung Cộng biết sẽ mất một phần trong tương lai. Mục tiêu của Trung Cộng chính là tăng trưởng kinh tế thông qua con đường xuất khẩu, đây là điều cần thiết để Trung Cộng giữ xã hội ổn định và là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị khác. Có nghĩa là Trung Cộng chấp nhận sẽ bị quịt nợ trong tương lai, hay nói cách khác sẵn sàng để Mỹ “bóc lột”.
    Không chỉ bị “bóc lột” vì khoản cho vay của mình sẽ mất giá khi đồng yuan lên giá, người dân Trung Cộng hiện tại đang bị bóc lột trên một khía cạnh khác. Họ buộc phải giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm cá nhân vì chính sách quản lý vĩ mô méo mó của chính quyền Trung Cộng. Mỗi đô la thêm vào dự trữ ngoại tệ quốc gia đều có đóng góp của những công nhân Trung Hoa làm việc trong các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đây có thể coi là một loại thuế trá hình đánh lên thu nhập của những người công nhân này và lên cả lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, mọi người dân Trung Hoa đều phải giảm tiêu dùng các loại hàng hóa nhập khẩu vì chính sách tỷ giá thấp của chính phủ. Họ đang bị “bóc lột” gián tiếp thông qua dự trữ ngoại tệ mà có lẽ nhiều người không biết và không đồng ý.
    Năm 1985, Reagan và Volcker đã ép buộc thành công Nhật chấp nhận đồng Yen lên giá để giải quyết vấn đề thâm hụt mậu dịch của Mỹ và nguy cơ khủng hoảng tài chính.

    Bush và Greenspan đã không làm được như vậy với Trung Quốc, để rồi cuộc khủng hoảng hiện tại nổ ra. Tất nhiên người Mỹ phải chịu hậu quả đầu tiên, nhưng không ai tiên liệu được cuộc khủng hoảng này sẽ dừng lại ở đâu. Nếu khoảng tháng 9-10/2008 “mắt bão” cuộc khủng hoảng nằm ở Mỹ thì hiện tại có vẻ nó đã chuyển sang các nước Đông Âu, và nhiều người dự báo nó sẽ đi dần sang phía Đông. Có thể Trung Cộng sẽ trắng tay trong ván bài kinh tế-chính trị vẫn “chơi” lâu nay. Ngược lại nếu Trung Cộng khéo léo và may mắn, họ sẽ xoay chuyển được global geopolitical landscape theo một hướng mới có lợi hơn cho mình. Đó có lẽ là bản chất dân tộc Trung Hoa, sẵn sằng nhịn ăn nhịn mặc, bị bóc lột và khinh rẻ trong thời gian dài để vùng lên đúng lúc. Có điều chiến lược này rất rủi ro và người lãnh đạo phải sẵn sàng hy sinh lợi ích của cả dân tộc trong một ( vài ) thế hệ để có được cơ hội
    “thắng làm vua”...

    Lê Giang
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    TQ sẽ sụp đổ mau chóng nếu quá tham vọng về chính trị , quân sự :

    .Nếu TQ tham vọng thống trị Thái Bình Dương và mở rộng lãnh hải thì rõ ràng sẽ đe doạ trực tiếp đến Mỹ cả về chính trị , quân sự cũng như kinh tế , gián tiếp đe doạ toàn thế giới do đường lối cực đoan độc đoán của giới cầm quyền , không đại diện cho toàn thể dân chúng ( hiện đang chịu sự cai quản của bộ chính trị , kiểm duyệt cả những bài phát biểu của cả ông Hồ cẩm Đào ...)vì vậy Mỹ rõ ràng không bao giờ muốn điều này trở thành hiện thực cả do vậy những bước đi mạo hiểm của TQ sẽ là những bước lùi của TQ về mọi mặt ;))
  6. ruoitrau76

    ruoitrau76 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2006
    Đã được thích:
    2
    Tư tưởng của Bác Hồ như thế này mới thực sự có ích cho dân tộc, cho đất nước. Từng nghe TQ có câu "Mèo trắng mèo đen, mèo nào bắt được chuột thì dùng". Nhưng trong đấu tranh ct thì ai bất đồng quan điểm sẽ bị chụp cho vô số mũ không ngóc đầu lên được, ấy là bất cập khó có thể thay đổi được. Nếu không duy trì tư tưởng đó thì sức bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước sẽ suy yếu nhiều, trước đây thầy dạy lịch sử của em cũng nói giai đoạn cách mạng những năm 30-45 thiệt hại nặng nề là do ta đã từ bỏ chính sách động viên sức mạnh của toàn dân.
  7. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11

    Nhất trí với bác về phân tích này !
    Nhất Linh Nguyễn Tường Tam từng làm bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp do ***** đứng đầu .
    Có thể nói vị lãnh tụ VN QDĐ này từng là người của ***** chăng ? Nghe mà buồn cười quá đi mất !
    Người của ***** là những người do cụ huấn luyện đào tạo , có sự tin cậy nhất định , như Phạm Văn Đồng , Võ Nguyên Giáp v.v... , là những đảng viên trung kiên của Đảng Cộng Sản .
    Những người có chính kiến đối nghịch được lưu dung từ chế độ tay sai của Pháp như Diệm Nhu mà bảo từng là người của bác Hồ là võ đoán và thiển cận !
    Bác cũng đang chụp mũ bác Thái Dương đấy ! Xem ra cứ không đồng ý quan điểm của ai là chụp cho họ cái mũ là họ chụp mũ mình ! :)):)):))

    Chụp mũ cái thằng chụp mũ mình !
    Mũ mình đang đội cũng quá xinh ...
    Cớ sao hắn dám thay mũ khác ?
    Đúng là toàn ăn nói linh tinh !
    Đầu tao , tao tự đi mua mũ !
    Không cần ai thông cảm thương tình ...
    Có cho , tao cũng không thèm lấy !
    Lấy để làm trò cười , chúng khinh !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
  8. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.571
    Nhất trí.
  9. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.571

    Ai chơi trò chụp mũ ông Thái-Dương là bị úp sọt đống mũ rách đấy=))
  10. bdnt

    bdnt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã trình bày lập trường và chủ trương của phía Trung Quốc về việc phát triển quan hệ song phương và vấn đề trên biển ??????. Trước đó, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.

    Lập trường của thằng ku Quốc là gì?? Sao không thấy nói rõ ràng, thậm thà thậm thụt mãi thế >:P

    Hai bên cho rằng, quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt - Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. >>>> Câu này VN nghe mãi rồi, nghe cả ngàn năm nay rồi [:D]


    Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông;>>> thằng tướng nào cuả Khựa lên truyền hình đòi dạy VN bài học lớn hơn năm 1979. Học viện QS nào tại Khựa lên kế hoạch đánh chiếm VN từ 4 mặt giáp công


    Tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước;>>>> Tụi Khựa nó định hướng dư luận thế nào, có phải VN hung hăng, hiếu chiến tại Biển Đông như lời tụi Khựa rao giảng cho dân Khựa biết ???? Sau cuộc gặp này, liệu tình hình VN có quay lại như trước năm 2009, liệu những mem hăng hái chống Khựa nhất có phải ngồi cùng Room với anh blogger Điếu cày ? [:D]


    đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc”; >>>Sau Thỏa thuận này thì giàn khoan 1 tỷ USD nó sẽ đem đi đâu khoan, hay lại khoan ngay trên thềm lục địa của VN :))


    Sao các bác không nghe nhạc hiệu để đoán chương trình nhỉ :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này