Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6585 người đang online, trong đó có 703 thành viên. 21:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 110865 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thực Lực Hải Quân và Không Quân của Đài Loan


    By admin - Posted on 21 June 2011

    Vấn đề lớn nhất của Đài Loan vẫn là mối nguy hiểm từ Trung cộng , nhưng ở một khía cạnh khác với các nước ĐNA lực lượng hải quân và không quân của Đài Loan là những mối quan tâm của các nước ĐNA với các tranh chấp Biển Đông (Việt Nam).
    [​IMG]
    Để đối phó với mối nguy hiểm từ phía Trung cộng , Đài Loan đã không ngừng tăng kinh phí quốc phòng với thời gian, từ 1993 đến 1997 chi phí quốc phòng chiếm 5,19% tổng số GDP của Đài Loan, từ 1998 đến 2002 tỷ lệ này tăng lên 7,12%. Mỗi năm Đài Loan tăng ngân sách quốc phòng thêm 3 tỷ USD, từ 11,2 tỷ USD năm 2003 lên 14,7 tỷ USD năm 2004, và gần 18 tỷ USD cho năm 2005, ngang bằng ngân sách hải quân Trung cộng (2000-2005) và Nhật Bản (2001-2010).

    [​IMG]
    Năm 2009 Đài Loan đã chi phí cho quốc phòng là 10 tỷ USD, năm 2008 là 10,5 tỷ USD. Chi tiêu cho quốc phòng năm 2009 chiếm 17,2% ngân sách Chính phủ. Tuy nhiên, các nghị sĩ thuộc đảng đối lập cho rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng có thể gửi một tín hiệu sai lầm tới Mỹ và Nhật Bản rằng, Đài Loan thiếu sự quyết tâm trong việc bảo vệ chính mình để chống lại Trung Quốc. Mặc dù ngân sách năm 2008 và 2009 giảm dần, nhưng việc mua bán vũ khí, trang bị quân sự không hề giảm.
    [​IMG]

    Thực lực của hải quân Đài Loan

    Cũng nên biết ngân sách dành cho hải quân Đài Loan chiếm 45,2% ngân sách quốc phòng. Tất cả những tàu chiến của hải quân Đài Loan đều mua từ Mỹ và Pháp, hoặc được sản xuất tại chỗ với những trang bị kỹ thuật quân sự mới nhất của Mỹ, Pháp và châu Âu. Hiện nay hải quân Đài Loan có 26 khu trục hạm, 22 tuần dương hạm, 9 tàu ngầm diesel đời mới và khoảng 100 tàu đổ bộ của thủy quân lục chiến thống kê cuối năm 2006 . Sức mạnh của hải quân Đài Loan chỉ đứng sau Nhật Bản và vượt hẵn hải quân Trung Quốc trong eo biển Đài Loan.

    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Sword Dragon hải quân Đài Loan

    Từ sau năm 1972, sau khi Mỹ thiết lập bang giao với Trung Quốc, chiến lược phát triển quân sự của Đài Loan đã rất khôn khéo để có được tất cả mà không ai bị phiền lòng, nhất là Trung cộng và Hoa Kỳ.

    [​IMG]
    Tàu đổ bộ hải quân Đài Loan

    Nhắc lại, lợi dụng lúc Mỹ đổi đời các tàu chiến năm 1991, Đài Loan đã mua 9 tuần dương hạm kiểu Knox và 3 tàu phá ngư lôi có khả năng bắn hỏa tiễn đối hạm tầm xa, nâng tổng số tàu phá ngư lôi của Đài Loan lên đến 16 chiếc. Ngày 21-9-1992, Đài Loan mua thêm 12 trực thăng săn tàu ngầm của Mỹ, loại Sea Plight SH-2F (trị giá 1,61 tỷ USD). Trước đó hải quân Đài Loan đã có 32 máy bay chống hạm trên biển. Với những trangh bị này, Đài Loan đã xây dựng một hệ thống phòng thủ dày dặc quanh đảo dư sức đối phó với hải quân Trung Quốc, từ bán đảo Triều Tiên cho đến đảo Thái Bình ở quần đảo Trường Sa.

    Tàu ngầm lớp số hiệu SS793 hải quân Đài Loan

    [​IMG]
    Tuy vậy Đài Loan không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị vũ khí. Kế hoạch phòng vệ của Đài Loan năm 1992, còn gọi là Quang Hóa II, dự trù trang bị cho hải quân Đài Loan những loại vũ khí sản xuất hay lắp ráp tại chỗ. Nhưng vì Pháp chào bán với giá hạ nên Đài Loan đã mua 6 tuần dương hạm tàng hình trị giá 12 tỷ FRF. Tháng 4-1992, Đài Loan chấp nhận để Pháp trang bị thêm các loại hỏa tiễn bắn bằng tia laser cho 6 chiến hạm vừa nói và 4 chiến hạm Thành Công. Ngoài ra các chiến hạm mới này, kể cả 5 chiến hạm Aegis mua của Mỹ, còn được trang bị thêm các loại đại bác

    [​IMG]
    76 ly Otto của Hòa Lan, đại bác liên thanh Volkforce, đại bác cận chiến 20 ly và nhiều loại vũ khí tối tân khác.


    [​IMG]

    - Cho đến 1993, Đài Loan đã có 180 tàu chiến và 4 tàu ngầm, trong đó có các chiến đĩnh Thành Công (do công ty CSBC của Đài Loan ở Cao Hùng sản xuất, trị giá 700.000 USD/chiếc).
    - Ngoài ra Đài Loan còn có 7 khu trục hạm chống tàu ngầm, được trang bị hỏa tiễn SeaHawk SH-60B, mỗi chiếc có 2 trực thăng chống tàu ngầm S-70CM-1ASW.
    - Tối tân nhất là 5 tàu tác chiến kiểu Aegis (mua của Mỹ) được trang bị hỏa tiễn phòng không có thể bắn được cùng một lúc 16 máy bay địch nhờ 2 dàn radar ADAR và SPY-1, và được trang bị thêm loại hỏa tiễn tầm xa (do hai công ty General Electric và RCA của Mỹ thiết kế) có thể bắn các chiến hạm địch cách xa 176 km (95 hải lý). Với những trang bị này, hải quân Đài Loan vượt hơn hẳn hải quân Trung cộng thời đó.

    [​IMG]
    Từ 1997 trở đi, mỗi tàu chiến của Đài Loan còn được trang bị thêm 2 máy phát xạ có thể bắn liên tiếp 4 hỏa tiễn Hùng Phùng hạm đối hạm (do Đài Loan sản xuất).
    Kể từ năm 2000, các tàu chiến mua của Mỹ được trang bị thêm 2 loại hỏa tiễn Thiên Cung 1 và Thiên Cung 2 hạm đối không (do Đài Loan sản xuất, ngang hàng với hỏa tiễn SM-2 của Mỹ).
    [​IMG]
    Năm 2005, Đài Loan mua thêm hai khu trục hạm mới kiểu Kids mới từ Hoa Kỳ, năm 2006 sẽ mua thêm 5 tàu ngầm chạy bằng diesel của Mỹ.

    [​IMG]
    Cho tới năm 2006 Đài Loan vẫn còn thua Trung cộng về số lượng tàu ngầm (trên 100 chiếc). Bù lại hải quân Đài Loan có trên 40 tàu phá ngư lôi và săn tàu ngầm loại S-2A/EIG do Mỹ chế tạo và 12 tiền tiêu hạm 500 tấn đủ khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của tàu ngầm Trung Quốc.
    [​IMG]

    Tháng 8/2007, Đài Loan đã đặt mua 6 tàu khu trục của Mỹ với trị giá 4,6 triệu USD để tăng cường cho lực lượng tàu khu trục. Năm 2008, Đài Loan đã đặt mua 08 tàu ngầm tấn công mới của Mỹ với trị giá khoảng 61,54 triệu USD, bên cạnh đó cũng đã chi thêm 200 triệu USD cho dự án nâng cấp các tàu ngầm cũ.
    [​IMG]

    Không quân Đài Loan tinh nhuệ nhất châu Á

    [​IMG]

    Cho đến cuối thập niên 1980, không quân Đài Loan vẫn tiếp tục sử dụng các loại khu trục cơ F104 của Mỹ (130 chiếc), nhưng cũng đủ để đối phó với không quân Trung cộng , chỉ được trang bị bằng các loại chiến đấu cơ Mig kiểu cũ của Nga. Trong các cuộc không chiến từ 1950 đến 1970, phi công Đài Loan đã bắn hạ trên 10 chiến đấu cơ Mig của Trung cộng mà không bị thiệt hại nào.
    Sau 1992, lực lượng không quân Đài Loan đã thay đổi hẳn, cả về số lượng lẫn trang thiết bị chiến đấu. Tháng 6-1992, Đài Loan đã mua của Pháp 100 chiến đấu cơ Mirage 2000-5 tối tân nhất và 1.500 phi đạn không đối không Magic và Matra Mica. Tháng 9-1992,Đài Loan mua thêm của Mỹ 150 chiến đấu cơ F16 loại mới nhất với tổng trị giá 12,75 tỷ USD.
    [​IMG]


    Ngoài ra trường huấn luyện không quân Đài Loan còn được trang bị 40 oanh tạc cơ nhẹ loại AT-3 của Mỹ, đủ khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào ở chung quanh đảo. Nhưng tiềm năng tấn công chiến lược của không quân Đài Loan là 300 oanh tạc cơ F5-EIF, mua của Mỹ từ 1974 đến 1983, được trang bị bằng những radar APG-66T mới nhất.


    [​IMG]
    Thực ra Đài Loan có đủ khả năng và kỹ thuật để sản xuất các loại máy bay chiến đấu nội địa. Ngày 29-10-1989 kỹ sư Đài Loan đã sản xuất thành công chiến đấu cơ mẫu Kinh Quốc và dự định sẽ sản xuất 250 chiếc Kinh Quốc vào năm 1993. Nhưng ngân sách quốc phòng lúc đó được dùng để mua các loại chiến đấu cơ F16 của Mỹ và Mirage 2000 của Pháp nên chỉ sản xuất được 60 chiếc vào năm 1997.

    Cái hay của không quân Đài Loan là biết canh tân với chi phí tối thiểu. Theo kế hoạch Quang Hóa II, Đài Loan sẽ bán lại cho Philippines tất cả các loại máy bay F104 (khu trục cơ) và F5 (oanh tạc cơ) vào đầu thế kỷ 21. Nhưng khả năng tài chánh của Philippines chỉ đủ mua 130 khu trục cơ F104, nên Đài Loan đã hiện đại hóa 300 chiếc oanh tạc cơ F5 bằng những động cơ và hỏa tiễn mới, đủ khả năng tấn công những địa điểm xa nhất trên lãnh thổ Trung cộng , nhờ nắm vững kỹ thuật tiếp tế nhiên liệu trên không của 13 vận tải cơ khổng lồ C130.

    [​IMG]
    Ngoài ra Đài Loan còn biến cải 40 máy bay tiếp vận C119 thành oanh tạc cơ BC119 có khả năng thả ngư lôi chính xác hơn.
    [​IMG]

    Cho đến cuối năm 2005, Đài Loan có 650 chiến đấu cơ hiện đại và 10 chiếc F16 tối tân nhất do Mỹ và 15 quốc gia đồng minh chế tạo. Với sức mạnh này, không quân Đài Loan dư sức đánh bại không quân Trung Quốc (với 27 chiến đấu cơ SU-27, SU-33 của Nga từ 1990 và 100 SU-35 mua của Nga năm 2005) trên bầu trời và có thể đánh chìm tất cả tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc, kể cả hàng không mẫu hạm sắp đưa vào hoạt động trong năm 2014 và 2015.

    Trong năm 2006, Đài Loan đã nhận được sự đồng ý của Mỹ về việc mua 66 máy bay chiến đấu tân tiến F-16C/D Block 52s trị giá 3,1 tỷ USD, trước khi có thể tiến tới hợp đồng mua các loại máy bay chiến đấu "thế hệ thứ ba" từ Mỹ. Theo đó năm 2008, thỏa thuận này cũng kêu gọi mua 6 hệ thống PAC-3 Patriot và 12 máy bay chống ngầm P-3C.

  2. NYSE6868

    NYSE6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Đã được thích:
    7
    Đề nghị các bác chỉ chuyên tâm chống khựa thôi.

    Lôi miền Bắc miền Nam thời chiến tranh 54-75 ra đây thì không nên. Hơn nữa nhiều bác rất thiếu kiến thức về cuộc chiến này, và khi tranh luận đã thể hiện mình bị nhồi sọ hơi nặng. Cứ phán như đúng rồi...
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nào , bác thích mũ màu gì ? Kiểu lưỡi trai hay lưỡi gái ?
    Tai bèo hay mũ cối , nón sắt , mũ bình thiên , mũ Tam Tạng ... em đều có cả !

    Bác thích mũ gì , em có ngay !
    Mũ ngài Tam Tạng , hay lưỡi trai ?
    Mũ che nắng , đỉnh đầu không chắn ?
    Mũ ni dài , có miếng che tai ?
    Mũ anh bộ đội , là nón cối ?
    Mũ hoa , mũ lá tặng chân dài ?
    Bác thích mũ nào xin cứ đặt ...
    Kiếm cơm , em bán mũ qua ngày !

    ;));));));));));));));));));));));))

  4. saomakhothe

    saomakhothe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã chỉ rõ. Em chỉ lo song phương thì mình lại bị nó thịt. Hi vọng không có thêm vụ VỊnh Bắc Bộ
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cô NuHoangTuyet nhất trí với chú , chứ tui không nhất trí nghe !
    Diệm Nhu có tham gia chính phủ liên hiệp sao ? Một chân giám đốc kho lưu trữ công văn , hàng ngày phủi bụi giấy tờ thì quyền uy gớm nhỉ ?
    Bây giờ mà làm như vậy thì Thái Dương chụp mũ ai p.hản động ? Chụp ***** chăng ? Vì ***** là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chính phủ liên hiệp !

    Chú đang chụp mũ cho tôi !
    Mà kêu bị chụp than trời lu loa !
    Rằng bô in chẳng phải gà ...
    Mà đem mũ chụp , thế là làm sao ?

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  6. iSilent

    iSilent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    42
    hình như bác Thai_Duong và Nuhoangtuyet là một thì phải
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đúng vậy ! Vân Sơn Bảo Liêm không chơi chứng khoán VN ( có lẽ thế ! ) nên chẳng vào F319 làm gì !
    Hoài Linh , Quang Minh , Hồng Đào cũng chạy xô mệt nghỉ , có thời gian đâu mà vào đây ?
    Kể ra có Ba Lúa , hậu duệ Ba Giai vào đây làm hề cũng dzui ! :)):)):)):)):))
  8. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Phân tích điểm mạnh yếu của VN và những điều TQ chưa biết!

    14/06/2011 // 1 comment // Categories: Chủ đề khác.
    Niềm tin của Trung Quốc
    Ngô Văn Lang
    Người Trung Quốc rất hiểu Việt Nam. Họ có mặt ở Việt Nam rất đông, với nhiều lí do: làm ăn buôn bán, hợp tác, và không loại trừ cả mục đích do thám. Gián điệp Trung Quốc đã có mặt ở Việt Nam từ thời An Dương Vương, chui vào tận nơi cao nhất của bộ máy cầm quyền. Không một người Việt nào lại không biết điều này. Thất bại của An Dương Vương đã mở đầu cho một ngàn năm Bắc thuộc đau khổ của cả dân tộc. Người Trung Quốc có thể nói tiếng Việt như người Việt. Kể cả những người không ở Việt Nam cũng rất hiểu Việt Nam vì họ nghiên cứu Việt Nam rất kỹ.
    Trung Quốc hiểu rõ Việt Nam đương đại ở mấy điểm sau đây:
    Việt Nam đang suy yếu về mọi phương diện. Biểu hiện dễ thấy nhất là về kinh tế: lạm phát tăng liên tục và chưa nhìn thấy khả năng kiềm chế và khắc phục. Nhiều vùng hiện nay đang lâm vào cảnh đói ăn.
    Suy yếu về kinh tế tất yếu dẫn tới suy yếu về quân sự. Bởi lấy đâu ra ngân sách để đầu tư đúng mức cho quân sự. Trong khi đó thì thất thoát tài chính kinh hoàng diễn ra hàng ngày ở mọi lĩnh vực, mà một ví dụ điển hình giờ đây không ai còn có thể chối cãi là Vinashin.
    Điều quan trọng là người Việt Nam đang suy yếu về tinh thần. Hiện nay chỉ có một bộ phận rất nhỏ trong tổng số hơn tám mươi lăm triệu người là còn dám phân tích, dám suy nghĩ, dám đối diện với thực tế và dám nắm bắt thực tế. Đại bộ phận hoặc bị tê liệt các khả năng ấy vì sợ hãi, hoặc các khả năng ấy bị bóp nghẹt từ trong trứng nước, đầu óc chỉ còn có thể tiếp nhận các chỉ thị một chiều từ trên xuống và thực hiện chỉ thị một cách vô điều kiện. Đa số người dân Việt Nam không quan tâm đến thực trạng của đất nước mình, không quan tâm đến những gì đang đe dọa cuộc sống của mình và vận mệnh của đất nước mình. Đa số đều thực hành triết lí: sống ngày nào biết ngày đó. Chính quyền tưởng đã thành công khi làm cho dân chúng sợ mình, nhưng đó là một sai lầm trầm trọng, vì giờ đây, khi phải đối diện với sự suy thoái kinh tế, đối diện với sự đe dọa của ngoại xâm, thì những người dân đó không còn đủ khả năng để ứng phó với tình hình. Trung Quốc không mong gì hơn điều đó.
    Trung Quốc hiểu rằng, với cơ chế và cách thức vận hành xã hội hiện tại, năng lực của người Việt Nam bị suy yếu. Các “năng lực”, “phẩm chất” hiện được đặc biệt phát triển ở người Việt Nam là:
    - Khả năng lấy lòng người khác, làm hài lòng cấp trên.
    - Khả năng chịu đựng, nhẫn nhục. Chữ “nhẫn” của Tàu được bày bán đầy ở Văn Miếu mỗi dịp xuân về, nhắc cho người Việt Nam biết rằng nhẫn nhục là con đường sống của họ. Họ tưởng rằng như vậy là khôn ngoan, nhưng kết cục là nhà nhà nhẫn nhục, người người nhẫn nhục sẽ có một quốc gia nhẫn nhục, hệ quả là sự suy yếu tập thể. Trung Quốc không mong gì hơn điều đó.
    - “Năng lực” phục tùng, vâng lời. Đây là một “phẩm chất” được đánh giá cao trong hệ thống nhà nước. Những người thành công nhờ vâng lời tất yếu cũng muốn người khác phải vâng lời họ, họ sẽ kìm hãm những người có khuynh hướng hoạt động độc lập, có khả năng suy nghĩ độc lập. Vì thế, khi mà sự phục tùng được đề cao thì hiệu quả công việc bị sụt giảm, bộ máy nhà nước cồng kềnh và kìm hãm sự phát triển. Trung Quốc rất hài lòng trước hiện tượng này.
    - Năng lực và nghệ thuật đưa hối lộ. Năng lực này được bồi dưỡng ngay từ khi thời thơ ấu, bắt đầu từ việc đưa phong bì cho giáo viên hay bác sĩ.
    - Năng lực và nghệ thuật nhận hối lộ. Càng lên các cấp cao trong hệ thống quản lí thì năng lực này càng pháp triển. Trung Quốc hiểu rằng việc chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là nói cho có nói mà thôi, không bao giờ thực hiện được. Trung Quốc khuyến khích tham nhũng ở Việt Nam phát triển vì hiểu rằng nó sẽ thúc đẩy sự suy tàn nhanh chóng của đất nước này.
    - Năng lực “ngu hóa”: tự làm cho mình ngu si, tự triệt tiêu khả năng suy nghĩ và khả năng nhận thức của mình. Phổ biến phương châm sống: “ngu si hưởng thái bình”. Hệ quả là nền kinh tế tuột dốc, giáo dục thảm hại. Nền giáo dục, thay vì giáo dục lòng can đảm, phát triển tư duy, thì lại gieo rắc nỗi sợ hãi và làm thui chột khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh sinh viên. Và khi có chuyện xảy ra, đa số không còn có thể phân tích tình hình, không biết phải làm gì. Trung Quốc không mong gì hơn điều này.
    Trung Quốc hoàn toàn hiểu rằng người Việt Nam suy yếu là do sợ hãi. Nỗi sợ hãi của người dân Việt Nam là điều kiện cho việc Trung Quốc thôn tính đất nước này. Người dân Việt Nam có thể không sợ Trung Quốc, nhưng lại rất sợ chính quyền của mình, không dám đi ngược lại các phán quyết của chính quyền. Một số rất ít người, đếm trên đầu ngón tay, dám hy sinh, dám chịu nguy hiểm để biểu hiện lòng yêu nước thì bị chính quyền đàn áp, bắt bớ, bỏ tù. Điều này khiến toàn bộ dân chúng còn lại càng thêm sợ hãi. Nỗi sợ hãi làm họ tê liệt đến mức họ không còn muốn tìm hiểu vì sao biểu tình chống Trung Quốc chiếm các hải đảo của mình mà lại bị ngăn cấm và bắt bớ. Họ không muốn, không dám tìm hiểu và họ để mặc cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Đó là những gì đã diễn ra sau những cuộc biểu tình năm 2007. Và triệt để hơn, người Việt Nam không muốn tìm hiểu về bất kỳ chuyện gì khác ngoài chuyện mưu sinh hàng ngày. Hoặc nếu có tìm hiểu thì cũng chỉ để bàn luận với nhau trong góc nhà, hay trong quán cà phê mà thôi, họ thụ động chấp nhận tất cả mọi thứ.
    Trung Quốc cũng hiểu rõ rằng Việt Nam suy yếu là do những người có năng lực ở Việt Nam không được sử dụng, rằng nhiệt tình và năng lực, năng lượng của người Việt Nam đã bị tắt ngấm dưới làn sóng sợ hãi băng giá. Và chính quyền Việt Nam không tin ở công dân của họ. Mọi cố gắng phản biện nhằm gây dựng sự lớn mạnh cho quốc gia đều bị quy về tội chống phá nhà nước.
    Vì thế Trung Quốc quyết định rằng đây là thời cơ ngàn vàng để thể hiện cho người láng giềng yếu kém Việt Nam thấy sức mạnh của mình. Và Trung Quốc đã chuẩn bị rất bài bản, rất cẩn thận cho quá trình thôn tính Việt Nam. Bắt đầu bằng sự thôn tính bộ phận: thuê hàng loạt rừng đầu nguồn ở những vị trí trọng yếu, nắm Tây Nguyên với cái cớ hợp pháp là khai thác bô xít, đầu tư nhiều công trình, nhiều cơ sở kinh doanh ở Việt Nam mà nhân công chủ yếu là người Trung Quốc. Thôn tính thị trường Việt Nam bằng hàng hóa Trung Quốc, và chủ yếu là hàng hóa chất lượng kém để đầu độc người Việt Nam, và với mục đích vô hiệu hóa nền sản xuất và kinh doanh của Việt Nam. Trung Quốc hiểu rằng hàng hóa không chỉ là hàng hóa, mà hàng hóa còn là văn hóa. Người Việt Nam hàng ngày dùng đồ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng một cách từ từ nhưng sâu đậm bởi văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc thôn tính truyền hình Việt Nam bằng vô số phim Trung Quốc, và đã thành công kinh khủng khi khiến cho thanh niên Việt Nam thuộc sử Trung Quốc hơn là sử Việt Nam. Đây quả là một tính toán mang tầm chiến lược và rất đáng nể phục: khi Trung Quốc thôn tính xong Việt Nam thì người Việt Nam không bị xa lạ với văn hóa Trung Quốc, sẽ cảm thấy Trung Quốc gần gũi với họ, gần gũi từ trong tâm thức.
    Câu hỏi mà người Việt Nam phải đặt ra là: “Tại sao Trung Quốc lại thành công được như vậy?”. Nếu mỗi người Việt Nam đều đặt câu hỏi đó thì Trung Quốc có tài giỏi đến mấy cũng không thành công được. Nhưng người Việt Nam đã bị tê liệt khả năng đặt câu hỏi, tê liệt khả năng tìm hiểu và nhận thức.Vì người Việt Nam từ lâu đã bị cấm đặt câu hỏi, bị cấm tìm hiểu và bị cấm nhận thức về những gì bị cho là “nhạy cảm”, tự do ngôn luận và tự do báo chí bị bóp nghẹt. Vì người Việt Nam bị trừng phạt khi dám thử tìm hiểu, thử nhận thức. Than ôi, có cái gì mà không nhạy cảm đây? Người Việt Nam chỉ biết than mà không dám hành động. Trung Quốc biết rõ như vậy. Cơ hội đang thuộc về Trung Quốc.
    Trung Quốc hiểu rằng, không có thời cơ nào tốt hơn hiện nay, khi chính quyền và người dân Việt Nam sợ hãi lẫn nhau (chính quyền sợ nhân dân và nhân dân sợ chính quyền), khi thông tin bị bưng bít, người dân thờ ơ với vận mệnh đất nước, lãnh đạo bằng mọi giá bảo vệ quyền lợi cá nhân, tình trạng chung là không chịu suy nghĩ, không chịu hành động, không chịu thay đổi.
    Trung Quốc hiểu rằng nhân dân Việt Nam đang mất lòng tin vào chính phủ. Bởi những kém cỏi của chính phủ trong việc giải quyết tất cả mọi vấn đề.
    Nhưng có một điều mà Trung Quốc không hiểu, hay chưa hiểu: những người Việt Nam mà Trung Quốc tưởng là hèn hạ và chỉ biết sợ hãi ấy, những người đó sẽ cho Trung Quốc biết thế nào là người Việt Nam thực sự. Vì đây cũng là thời cơ để người dân Việt Nam nhận thức, hiểu rõ chính mình, hiểu rõ chính phủ của mình, hiểu rõ “ông bạn” láng giềng. Thời cơ để người dân Việt Nam lấy lại sức mạnh của mình. Trung Quốc cứ thử xem, người Việt Nam sẽ chứng minh rằng mảnh đất này chính là linh hồn của họ. Lịch sử cho thấy, đôi khi có chuyện vua quan bán nước, nhưng nhân dân Việt Nam chưa bao giờ chịu mất nước.
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hình như ... bác đoán hình như ...
    Đoán mò , chẳng hiểu thực hư thế nào ?
    Nữ Hoàng Tuyết phán tào lao ...
    Còn tui nghiêm túc , đánh Tàu tới nơi !
    Chuyện đùa ... mà bác nói chơi ?
    Đùa qua giỡn lại , chọc cười bác thôi !


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  10. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    94 người đang vào chủ đề này, trong đó có 28 thành viên: NuHoangTuyet, Thai_Duong, ngaynha, tintucvang, tuankhac, boeing01_747, magicsword, biatuoi, hptarzan, tiendamquang, iSilent, gongrom, NYSE6868, caominhhuy, lengoctram, luatsuchungkhoan, Botuong, Oi_khoi, vtnttt, acurasg, alibabavn2, Chungkhoan2006, countryman09, saomakhothe, mrnhanma, ThienAnh-HH, buonbanCP, phuongxa20



    Thái Dương là chúa phán tào lao !
    Não bằng hạt đậu , cứ làm cao !
    Tưởng mình uyên bác thâm nho lắm ?
    Chỉ toàn đem mũ chụp cho nhau !
    Thôi về nấu sử sôi kinh lại ...
    Tập trung tâm trí đánh quân Tàu !
    Bao giờ trình độ thêm cao nữa ...
    Vào đây chị dạy ... " ấy " làm sao !


    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này