Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3297 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 03:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110878 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. lamborghiniviet

    lamborghiniviet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.743
    Năm 1985 nhân dịp 10 năm tiếp quản (hay gọi là giải phóng cũng được) quần đảo Trường Sa từ tay VNCH. Một cuốn truyện tranh đã được xuất bản với tiêu đề "Rực rỡ Trường Sa".


    Khi đọc cuốn truyện tranh đó tôi vẫn nhớ như in câu nói của một người lính VNCH (hay còn gọi là Nguỵ) chỉ huy 1 đảo trên Quần Đảo Trường Sa là "Lúc đầu chúng tôi tưởng là lực lượng Trung Cộng đổ bộ lên chiếm đảo nên quyết tâm chiến đấu đến cùng" Sau 30 phút giao chiến họ nhận ra là bộ đội Miền Bắc nên viên chỉ huy đảo đã ra lệnh binh sỹ đầu hàng.
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    OhYessss thể hiện là 1 tên chống Cộng cực đoan như thế nào thì tôi đã chứng minh rồi , không cần nhắc lại nữa !
    Chú đừng dùng những từ ngữ cách mạng yêu nước để nguỵ trang , không ai mắc lừa chú đâu !
    Tôi là ai , Mod GBlock đã nói , tôi không cần nhắc lại .
    Mỗi nick một thân phận , một tính cách là bình thường !
    Thật ra Thái Dương mới là tính cách thật của tôi .
    Những nick khác , một số bạn bè thấy Avatar gái trẻ xinh nên vào tán tỉnh , tôi cũng đùa vui ởm ờ , thế là những nick đó mặc nhiên được xem là con gái ! Tuy vậy , saxophon hay NuHoangTuyet chưa hề nhận lời yêu ai nhé ! :))
    Toàn mấy bác có vợ rồi còn đi tán gái , tôi mà là gái thật cũng chả dám yêu để ăn đòn ghen ! =))

    Chú là người chống Cộng thì đừng nên lên án tôi báng bổ những chiến sĩ cách mạng . Quan điểm thảo luận ở đây , chỉ vài lần thì ai thuộc phe nào cũng lộ ngay , có dấu cũng không được đâu !
    Tôi căm thù Tàu xâm lược thế nào , không cần chứng minh mọi người cũng biết . Chú vu cáo tôi cũng không ăn thua đâu !
    Định chụp cho người chống Tàu cái mũ thân Tàu à ? Còn lâu chú mới đạt ý định bẩn thỉu đó !


    Chú chưa trả lời câu tôi hỏi khi nãy : chú công khai tên tuổi chú đi , nếu chú cho rằng như thế là dũng cảm ! Đừng kích người khác cái việc mà chú không dám !
  3. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    248
    Trận hải chiến Hoàng Sa
    15 Tháng 12 2007 - Cập nhật 12h46 GMT

    Tuần vừa qua vẫn còn vang dư âm các cuộc biểu tình phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố hành chính Tam Sa để trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.

    Năm 1974, trận hải chiến trên Hoàng Sa đã làm 50 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng trước khi quần đảo này hoàn toàn về tay Trung Quốc.

    Năm 1988, một cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc gần Trường Sa cũng khiến Việt Nam mất gần 70 thủy thủ.

    Cựu phó đề đốc Hải quân VNCH Hồ Văn Kỳ Thoại chính là người đã ra lệnh khai hỏa vào ngày 19/1/1974 trong trận hải chiến Hoàng Sa.

    Nay sống tại Virginia, Hoa Kỳ, ông Hồ Văn Kỳ Thoại cũng đã cho ra một cuốn hồi ký có tên 'Can trường trong chiến bại', nói về cuộc đời quân ngũ của mình.

    Trong phỏng vấn với BBC ông kể lại quyết định khó khăn khi ra lệnh khai hỏa, bắt đầu trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên các đảo thuộc Hoàng Sa ngày 19/1/1974.

    Đau thương và oai hùng

    Ông Thoại kể rằng trước khi lệnh khai hỏa được đưa ra, hải quân Việt Nam Cộng hòa đã nhận thấy có sự gây hấn trong động thái của phía Trung Quốc.

    Tàu Trung Quốc đã không chịu rời khỏi lãnh hải của Việt Nam khi được yêu cầu trong những ngày trước đó và lính Trung Quốc đã chĩa súng về phía thuyền của Việt Nam.

    "Lúc đầu chúng tôi làm đúng chỉ thị của tổng thống là mời họ ra khỏi lãnh hải một cách ôn hòa, thế nhưng họ nhất định không chịu ra."

    [​IMG]
    Hộ tống hạm Nhật Tảo đã bị đánh chìm trong trận chiến
    "Cho tới sáng 19/1, tình hình hai bên cùng chĩa súng không thể kéo dài hơn được nữa."

    "Quân Việt Nam Cộng hòa phải dùng võ lực theo đúng chỉ thị của tổng thống và khai hỏa lúc khoảng 10 giờ sáng 19/1/1974."

    Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết tuy quân số hai bên không khác nhau nhiều, các chiến hạm của Trung Quốc tối tân hơn hẳn của Việt Nam Cộng hòa.

    "Chúng tôi phải quyết định rút lui khi cố vấn Hoa Kỳ cho biết 17 chiến hạm của Trung Quốc đang trên đường tới khu vực và khả năng là sẽ có phi cơ phản lực tới từ đảo Hải Nam."

    Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ đóng gần đó đã không có sự trợ giúp nào, ngay cả khi nghe cầu cứu.

    Ông Thoại tin rằng Trung Quốc đã nổ súng giao tranh vì biết rằng Hoa Kỳ sẽ không tham dự trong trận chiến này.

    Trong trận hải chiến 1974, khoảng trên 50 thủy thủ và biệt hải Việt Nam Cộng hòa đã thiệt mạng, đa số thuộc hộ tống hạm Nhật Tảo.
  4. vobluesea

    vobluesea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Topic dài quá, vi phạm nội quy của chính MOD đặt ra. Đề nghị MOD nghiêm minh tự xử nhé
  5. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    248
    Hội Thảo An Ninh Biển Đông: Những Điểm Tranh Luận
    Thứ Bảy, 25 tháng 6 2011
    Hoài Hương | Washington DC

    Hội thảo về An ninh Hàng Hải ở Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington đã kết thúc hôm thứ Ba, 21 tháng Sáu. Trong phần trao đổi khá sôi nổi vào lúc cuối ngày, một số câu hỏi đã được nêu lên với các diễn giả chính, kể cả những thắc mắc về bản đồ hình chữ U, vẽ vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền; và vì sao Hà nội không phản đối Bắc Kinh hồi năm 1974, khi Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa sau một cuộc chiến ngắn với hải quân Việt Nam Cộng hòa.


    Hầu hết những người phát biểu, ngoại trừ các đại diện của Trung Quốc, đều cho rằng những lập luận được dùng làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn diện tích Biển Đông, không có tính thuyết phục.

    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn Chính Trị Học tại trường Đại Học George Mason ở thủ đô Washington, nói đòi hỏi đó của Bắc Kinh là không có cơ sở.

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: "Đó là đòi hỏi mà người ta cho là quá đáng, Trung Quốc nói đòi hỏi đó có cơ sở lịch sử, nhưng mà không ai chấp nhận cả! Không thuyết phục được ai cả, tại vì ông ấy vẽ cái đường lưỡi bò, đòi hết cả 80% biển Đông vì thế ông ấy bảo là các nước khác khiêu khích, chứ thực sự Việt Nam không có khiêu khích."

    Bà Bonner Glaser là Giám đốc ban Trung Quốc Học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược Quốc tế: “Trung Quốc phải đáp ứng những quan tâm đã được nêu lên về tấm bản đồ 9 đoạn của họ.”

    Về sự kiện Trung Quốc quy lỗi cho Việt Nam và Philippine là đã khởi động đợt leo thang căng thẳng kỳ này, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng chính Trung Quốc mới là bên gây hấn, sau khi cắt dây cáp các tàu dò tìm dầu khí Việt Nam.

    Đả phá lập luận của báo chí Trung Quốc cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã khuấy động tình hình Biển Đông để đánh lạc hướng dư luận trong nước khỏi chú ý tới những vấn đề nội bộ, Tiến sĩ Thủy nói rằng chính Trung Quốc, bằng những hành động của mình, đã gây sự chú ý của dân chúng Việt Nam tới các vấn đề Biển Đông.

    Tiến sĩ Trần Trường Thủy nói thêm rằng hình ảnh của Trung Quốc dưới con mắt người Việt đã xấu đi đáng kể, và giữa hai nước giờ đây cạnh tranh đang tăng, trong khi hợp tác ngày càng giảm.

    GS Ngô Vĩnh Long: “Trung Quốc sẽ ngày càng cường điệu vấn đề Biển Đông và nhiều vấn đề khác, đe dọa an ninh của vùng Đông Nam Á, thì thế giới phải có trách nhiệm nói ra cho mọi người biết. Một cường quốc lớn như Mỹ có trách nhiệm đối với an ninh của khu vực Đông Nam Á bởi vì, như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói, đây là quyền lợi của Mỹ.”

    Đó là ý kiến của giáo sư Ngô Vĩnh Long, giáo sư môn Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Maine, chuyên nghiên cứu các vấn đề Đông-Á và Đông Nam Á.

    Có mặt trong cử tọa, Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư tư vấn trong các lĩnh vực đầu tư và di trú hành nghề ở Hoa Kỳ, bầy tỏ quan ngại về số phận của hàng ngàn ngư phủ Việt Nam, trong hai năm qua đã bị Trung Quốc bắt giữ và xách nhiễu. Ông kêu gọi Bắc Kinh hãy nghiêm túc xét việc hủy bỏ lệnh cấm đánh bắt cá mà nước này đã đơn phương áp đặt, từ tháng Năm cho tới tháng Tám năm nay.

    Tiến sĩ Hoành: “Chúng ta phải hủy bỏ lệnh cấm đánh bắt cá, không thể ban hành lệnh cấm đó để cho hàng trăm, hàng ngàn ngư dân không có khả năng kiếm sống trong 3 tháng trời. Họ đã bị bắt giữ, và liên tục bị quấy nhiễu trong suốt mấy năm qua.”

    Tiến sĩ Hoành cho rằng không thể nói tới một giải pháp lâu dài trong khi nhiều người bị tác động hàng ngày vì chính sách của Trung Quốc.

    Tiến sĩ Hoành: “Muốn đạt một giải pháp hòa bình, lệnh cấm đánh bắt cá phải bị hủy bỏ, bởi vì nó tác động đến quá nhiều người, khi nhiều người bị tác động như thế, thì quý vị phải hiểu là nó sẽ ãnh hưởng tới tư duy và chính sách của chính phủ. Chính phủ Việt Nam không thể khoanh tay đứng yên, không làm gì cả.”

    Tiến sĩ Hoành nhắc tới cuộc chiến giữa Trung Quốc với hải quân Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974: “Năm 1974, một cuộc chiến đã xảy ra giữa Trung Quốc và quân đội miền Nam Việt Nam, khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc đó Việt Nam còn bị chia đôi. Cuộc chiến đó khẳng định rõ rệt một điều, đó là Việt Nam chưa bao giờ nhượng lại quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Tôi muốn công khai nêu lên tại diễn đàn này sự kiện đó, bởi vì chúng ta chưa ai nhắc tới nó, và tôi muốn bảo đảm chúng ta hiểu rõ vấn đề.”

    Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia, xác nhận rằng hồi năm 1974, khi Trung Quốc chiếm phần phía nam quần đảo Hoàng Sa, Hà nội đã không lên tiếng phản đối.

    GS Thayer: “Tôi có một bài viết đăng trong những năm 1990, trích lời người Việt Nam nói rằng chúng tôi không phản đối 'bởi vì kẻ thù lớn hơn của chúng tôi là đế quốc Mỹ, và vì thế chúng tôi không bình luận gì về vụ đó'; nhưng cũng vì thế mà người Trung Quốc bây giờ cứ mang điều đó ra mà khai thác.”

    Về bức thư của ông Phạm văn Đồng, giáo sư Thayer nói ông đã xem qua tài liệu này, đoạn thư liên hệ chỉ có 3 câu, và chỉ để trả lời việc Trung Quốc nới rộng các vùng lãnh hải của họ ra ngoài phạm vi được quốc tế chấp nhận.

    GS Thayer:Điều duy nhất mà Việt Nam đã làm là ghi nhận chuyện Trung Quốc nới rộng phạm vi lãnh hải của họ. Thế thôi. Đó là theo tôi hiểu, từ lâu tôi không đọc lại tài liệu đó, báo chí Trung Quốc đã tung ra bức thư đó sau cuộc chiến tranh biên giới, nhưng nó không có dính dáng gì tới việc ủng hộ cái bản đồ chữ U (của Trung Quốc) bây giờ.

    Điểm này được Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng giải thích rõ hơn:

    GS N.M.Hùng: “Ông ấy nói là ông Phạm văn Đồng viết cái công hàm, sau khi Trung Quốc nói là tôi có chủ quyền trên cái đảo đó, thì Việt Nam bảo tôi đồng ý với ông Chu Ân Lai, như vậy nhưng ông Việt Nam giải thích rằng ông chỉ đồng ý theo luật biển, mà luật biển là từ đảo ra chỉ có 12 hải lý thôi, chứ không phải nhận tất cả các đảo đó là của Trung Quốc.

    Một thành viên của một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách và chiến lược người Trung Quốc yêu cầu không nêu danh tính, bầy tỏ ý kiến như sau: “Trung Quốc có ý định tốt như bất kỳ quốc gia nào khác, tuy nhiên các cường quốc lớn, dù có ý tốt, có thể lâm vào tranh chấp vì một tính toán sai lầm, theo tôi, mở kênh thông tin để thảo luận với nhau là điều thiết yếu. Tôi nghĩ rằng chính phủ trung ương có thể đang cứu xét một thời điểm thuận tiện để có thể mở thảo luận.”

    Bênh vực quan điểm của nhà nước Trung Quốc triệt để hơn là một nhân vật bị chất vấn nhiều nhất trong hội thảo 2 ngày, đó là Giáo sư Tô Hạo của trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc. Nói chuyện với Ban Việt Ngữ Đài VOA, Tiến sĩ Tô Hạo nói vấn đề Biển Đông nên được giải quyết trong nội bộ các nước Á châu.

    Ông cho rằng trong kỷ nguyên mới và một trật tự thế giới tương lai, Châu Á không còn phải nhắm mắt đi theo các giá trị Tây Phương, mà ông cho là không còn hợp thời trong thời hiện đại, khi mà Á Châu, và người dân khu vực có một thế đứng mới. Ông đề nghị một giải pháp toàn Á Châu, không có sự can thiệp của phương Tây, để giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông.


    Nhưng Trung Quốc không phải là bên duy nhất bị chất vấn, một số người có mặt trong cử tọa đã nêu lên tính mơ hồ trong sách lược của Hoa Kỳ liên quan tới cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, một người Philippines phát biểu như sau: “Điểm tôi muốn nêu ra ở đây là liệu có tốt cho khu vực hay cho Hoa Kỳ hay không, khi mà Hoa Kỳ duy trì tính mập mờ về chiến lược như thế... Trong các vấn đề chính trị và quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải rõ rệt để mọi người biết rõ đường đi nước bước của chúng ta, cũng giống như khi lái xe, muốn quẹo trái, chúng ta phải bật đèn báo hiệu trước, quẹo phải cũng thế, không làm như thế thì tai nạn rất dễ xảy ra. Tôi tin rằng sẽ có lợi cho khu vực nếu tất cả các bên liên quan minh định vị thế của mình. Chỉ khi nào mọi sự đều rõ rệt thì mới có hy vọng ổn định và duy trì ổn định khu vực.”

    Giáo sư Ian Story thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore góp ý: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Điều ông nêu lên rất đúng. Về mặt chiến lược, tôi tin rằng cần phải tránh sự mập mờ và Hoa Kỳ cần đưa ra quan điểm rõ rệt hơn về vị thế của Washington trong các vấn đề Biển Nam Trung Hoa, nếu không, như ông nói, tai nạn dễ xảy ra đưa đến những hiểu lầm, nhận thức sai lạc, rồi rốt cuộc, đến những tính toán sai lầm.”

    Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Ernest Bower, người dẫn chương trình tại hội thảo An Ninh Hàng Hải tại Biển Đông, cũng đồng quan điểm.

    Ông Ernest Bower: “Tôi cũng đồng ý với điều đó. Sự minh bạch và cách ứng xử rõ rệt không những của Hoa Kỳ, mà của tất cả các bên liên quan là điều thiết yếu.”

    Một số điểm tranh cãi khác gồm định nghĩa pháp lý của các từ được dùng, thế nào thì gọi là đảo, thế nào là bãi đá ngầm, đâu là thềm lục địa...vv, một người trong cử tọa nêu ý kiến: “Câu hỏi đặt ra là có thể làm chủ một thềm lục địa hay không, có thể nào sở hữu một thềm lục địa trong triều đại nhà Tống hay không? Tôi cho rằng điều rất quan trọng là khi nói tới các khái niệm, chúng ta phải rất rõ rệt, phải bảo đảm những khái niệm ấy thích hợp với thực tế tại hiện trường.”

    Xem ra một giải pháp cho vấn đề Biển Đông vẫn còn rất xa vời, và cuộc hội thảo An ninh Biển Đông có thể là khởi điểm của một cuộc tranh luận, hy vọng dẫn tới một tiến trình vô cùng phức tạp để tìm một giải pháp không quân sự cho cuộc tranh chấp vẫn đang leo thang từng giờ.
    ------:-*
    Chưa lên tiếng phản đối , không có nghĩa là tán thành .
  6. HOLI_MEN

    HOLI_MEN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Gôgle phán thay đổi tên "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" ... chít mịa bọn khựa roài =))
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đã từng có người mỉa mai tôi được trả tiền để chống Tàu ( có thể là chính bọn Tàu kích tôi ) , tôi mới kể chuyện làm nông và không hưởng lương để thấy rằng những gì tôi viết hay làm thơ ở đây là hoàn toàn xuất phát từ tình cảm yêu nước căm thù giặc ngoại xâm ( kể cả Mỹ hay Tàu ) , chứ không có ai tài trợ cả . Tôi không nói gì về thu nhập của bác nhé ! Lại định qui chụp à ?
  8. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    248
    Hoàng Sa, Trường Sa thời VNCH
    Cập nhật: 08:23 GMT - thứ năm, 29 tháng 4, 2010

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Đình Đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam

    Vấn đề chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong các mối quan tâm lớn của người Việt, nhất là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.

    Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc sau trận hải chiến 19/01/1974, khi 50 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng trong lúc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.

    Đài BBC nói chuyện với nhà sử học lão thành Nguyễn Đình Đầu về chính sách của Việt Nam Cộng hòa đối với Hoàng Sa - Trường Sa:

    Ông Nguyễn Đình Đầu: Thời VNCH, Hoàng Sa - Trường Sa nằm ở miền Nam nên thuộc chủ quyền của VNCH, cho tới năm 1975.

    Từ mấy trăm năm về trước, Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam. Khi người Pháp tới, thì quản lý là nhân danh Việt Nam, do vậy chủ quyền đối với hai quần đảo này vẫn thuộc về Việt Nam.

    Tôi biết là trên cả hai nơi này, đều đã có các nghiên cứu, khảo sát khí tượng học từ rất lâu rồi. Riêng Hoàng Sa, là đảo có nhiều chim, nhiều phân chim, nên người Việt Nam trong những năm 60-70 còn khai thác phân chim khối lượng lớn ở đó.

    Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, năm 1974 Trung Quốc đã có hành động quân sự để chiếm Hoàng Sa.

    BBC: Hồi đó, ông đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Phản ứng của chính quyền và dư luận lúc đó ra sao ạ?

    Ông Nguyễn Đình Đầu: Ngay lập tức chính phủ VNCH đã lên tiếng phản đối, đưa vấn đề Hoàng Sa ra quốc tế. Lúc đó họ có quan hệ với Liên Hiệp Quốc và các nước mà người ta gọi là các nước tự do.

    Lúc ấy ở miền Nam, tôi cứ tưởng rằng Trung Quốc lấy Hoàng Sa để giao lại cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa, cho Bắc Việt. Nhưng không ngờ, họ chiếm là chiếm đứt luôn đất của mình.

    Mà tôi cho rằng vào thời điểm ấy, nhiều người cũng nghĩ như tôi, là Trung Quốc lấy Hoàng Sa cho VNDCCH.

    Một điều lạ, là trong khi dư luận phản ứng như thế ở miền Nam, mà VNDCCH không có phản ứng gì.

    BBC: Thưa ông, có cáo buộc là chính quyền ông Nguyễn Văn Thiệu đã "làm mất Hoàng Sa", không hiểu ông nghĩ sao?

    Ông Nguyễn Đình Đầu: Không đơn giản như thế. Lúc ấy, có quân đội VNCH được giao nhiệm vụ giữ Hoàng Sa, và đã có kháng cự mãnh liệt (với quân Trung Quốc).

    Bên VNCH bị chìm một số tàu, thương vong thì cả hai phía đều bị nhiều.

    BBC: Để khẳng định lại chủ quyền với các quần đảo đã mất, theo ông Việt Nam cần phải làm gì?

    Ông Nguyễn Đình Đầu: Có hai vấn đề - đối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sử học... như chúng tôi, thì chúng tôi đưa ra những bằng chứng, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

    Chúng tôi có nhiều tư liệu bản đồ của cả Trung Quốc và các nước, trong đó nói Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, và Việt Nam có chủ quyền ở Biển Đông. Tất nhiên tài liệu của Việt Nam trong các thời kỳ cũng nói như vậy. Đó là trách nhiệm của chúng tôi công bố những tài liệu đó.

    Còn vấn đề giải quyết tranh chấp trên thực tiễn ra sao thì lại thuộc về phạm vi chính trị.
  9. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    chuyện các nick của bác Thaiduong thì bác ấy đã nói cho 1 số người biết rồi,tôi cũng biết,chỉ là có bác ohyesssss chưa biết thôi[:D]Cá nhân tôi thì cho rằng bác thaiduong là 1 người trực tính,hơi nóng,nhưng "thẳng như ruột ngựa" nên nhiều khi viết hơi mạnh.Nhưng nếu là người từng trải thì sẽ thông cảm được thôi[:D]
  10. HOLI_MEN

    HOLI_MEN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Change the name "South China Sea" to "Southeast Asia Sea"



    SIGN THIS PETITION [​IMG]




    • First Name
      Last Name
      Email
      Address
    • City
      State SelectAAAEAPAKALARASAZCACOCTDCDEFLFMGAGUHIIAIDILINKSKYLAMAMDMEMHMIMNMOMPMSMTNCNDNENHNJNMNVNYMPOHOKORPAPRPWRISCSDTNTXUTVAVIVTWAWIWVWY SelectAfghanistanAland IslandsAlbaniaAlgeriaAmerican SamoaAndorraAngolaAnguillaAntarcticaAntigua And BarbudaArgentinaArmeniaArubaAustraliaAustriaAzerbaijanBahamasBahrainBangladeshBarbadosBelarusBelgiumBelizeBeninBermudaBhutanBoliviaBosnia and HerzegowinaBotswanaBouvet IslandBrazilBritish Indian Ocean TerritoryBrunei DarussalamBulgariaBurkina FasoBurundiCambodiaCameroonCanadaCape VerdeCayman IslandsCentral African RepublicChadChileChinaChristmas IslandCocos (Keeling) IslandsColombiaComorosCongoCongo, the Democratic Republic of theCook IslandsCosta RicaCote d'IvoireCroatiaCubaCyprusCzech RepublicDenmarkDjiboutiDominicaDominican RepublicEcuadorEgyptEl SalvadorEquatorial GuineaEritreaEstoniaEthiopiaFalkland Islands (Malvinas)Faroe IslandsFijiFinlandFranceFrench GuianaFrench PolynesiaFrench Southern TerritoriesGabonGambiaGeorgiaGermanyGhanaGibraltarGreeceGreenlandGrenadaGuadeloupeGuamGuatemalaGuernseyGuineaGuinea-BissauGuyanaHaitiHeard and McDonald IslandsHoly See (Vatican City State)HondurasHong KongHungaryIcelandIndiaIndonesiaIran, Islamic Republic ofIraqIrelandIsle of ManIsraelItalyJamaicaJapanJerseyJordanKazakhstanKenyaKiribatiKorea, Democratic People's Republic ofKorea, Republic ofKuwaitKyrgyzstanLao People's Democratic RepublicLatviaLebanonLesothoLiberiaLibyan Arab JamahiriyaLiechtensteinLithuaniaLuxembourgMacaoMacedonia, The Former Yugoslav Republic OfMadagascarMalawiMalaysiaMaldivesMaliMaltaMarshall IslandsMartiniqueMauritaniaMauritiusMayotteMexicoMicronesia, Federated States ofMoldova, Republic ofMonacoMongoliaMontenegroMontserratMoroccoMozambiqueMyanmarNamibiaNauruNepalNetherlandsNetherlands AntillesNew CaledoniaNew ZealandNicaraguaNigerNigeriaNiueNorfolk IslandNorthern Mariana IslandsNorwayOmanPakistanPalauPalestinian Territory, OccupiedPanamaPapua New GuineaParaguayPeruPhilippinesPitcairnPolandPortugalPuerto RicoQatarReunionRomaniaRussian FederationRwandaSaint BarthelemySaint HelenaSaint Kitts and NevisSaint LuciaSaint Pierre and MiquelonSaint Vincent and the GrenadinesSamoaSan MarinoSao Tome and PrincipeSaudi ArabiaSenegalSerbiaSeychellesSierra LeoneSingaporeSlovakiaSloveniaSolomon IslandsSomaliaSouth AfricaSouth Georgia and the South Sandwich IslandsSpainSri LankaSudanSurinameSvalbard and Jan MayenSwazilandSwedenSwitzerlandSyrian Arab RepublicTaiwanTajikistanTanzania, United Republic ofThailandTimor-LesteTogoTokelauTongaTrinidad and TobagoTunisiaTurkeyTurkmenistanTurks and Caicos IslandsTuvaluUgandaUkraineUnited Arab EmiratesUnited KingdomUnited States Minor Outlying IslandsUruguayUzbekistanVanuatuVenezuelaViet NamVirgin Islands, BritishVirgin Islands, U.S.Wallis and FutunaWestern SaharaYemenZambiaZimbabwe Outside the U.S.
    • Zip Code
    Add a Personalized Message

    GRAB A WIDGET

    Have your own website or blog? Get a customized widget to allow your visitors to sign this petition.
    Get your widget

    [​IMG]
    PETITIONING

    • Presidents and Prime Ministers of 11 Countries of Southeast Asia
    • Canadian Geographic(President)
    • National Hydrographic Office (India)(President)
    • Canadian Royal Geographic(President)
    • Japan Academic Societies Center(President)
    • European Geographic Society(President)
    • Korean Geographical Society(President)
    • Geographical Society (France)(President)
    • Russian Geographical Society(President)
    • Royal Geographical Society (UK)(President)
    • The United Nations Atlas of the Oceans(President and Officers)
    • National Geographic Society(CEO and President)
    • Google Inc.(CEO and Executive Chairman)
    • German Geographic(President)
    • Australian Geographic(President)
    • The United Nations(Chairman and President)
    close

    SIGNATURES

    46,722




    PETITIONING

    Presidents and Prime Ministers of 11 Countries of Southeast Asia

    + 15 others
    STARTED BY

    [​IMG]

    NGUYEN THAI HOC FOUNDATION




    OVERVIEW

    In the sixteenth century, the world had little knowledge about Southeast Asia. Western merchants and sailors of that time called the sea, which is encompassed by the present-day Southeast Asian countries, the “South China Sea” to refer to the enclosed sea basin and its location in relation to the surrounding countries lying to the north of Australia, east of India, and south of China.
    Notably, it was once called the Champa Sea or Sea of Cham, after the maritime kingdom that flourished before the sixteenth century.
    In this modern era, as human civilization evolved towards a multi-faceted global collaboration, the international community, since the 20th century, has geographically formed a sub-region in Asia to address mankind’s need. This region was officially named Southeast Asia and consists of Burma, Brunei, Cambodia, East Timor, Indonesia, Laos, Malaysia, Singapore, Thailand, the Philippines, and Vietnam.
    Southeast Asia represents approximately 600 million people who have, in a joint effort, made unique and original contributions to modern civilization in many aspects, including culture, science, education, economics, politics, etc. In addition to the above, these are facts:
    1. The United Nations has officially recognized the region and named it “Southeast Asia”.
    2. The countries of Southeast Asia encompass almost the entire South China Sea with a total coastline measuring approximately 130,000 kilometers (81,250 miles) long; whereas the Southern China’s coastline measured about 2,800 kilometers (1,750 miles) in length.
    3. Freedom of navigation on the sea is not restricted to a specific country. It is a common heritage of mankind and has actually been used by the international community for centuries as the second most important water channel in the world.
    Join the campaign to ask the Presidents and Prime Ministers of 11 countries of Southeast Asia, the President of United Nations Atlas of the Oceans, and the CEOs and Presidents of 12 geographic organizations around the world to change the name “South China Sea” to “Southeast Asia Sea”.
    Sign the petition and your action will forever be remembered in the modern history of Southeast Asia.
    ooOoo

    - Petition texts in different languages (Kiến nghị được dịch ra một số ngôn ngữ):
    English French Filipino German Hindi Indonesian Japanese Japanese (.pdf)
    Korean Netherlands Polish Portuguese Russian Thailand (.pdf) Turkish
    Vietnamese (Tiếng Việt)
    - Petitioning to (danh sách các nơi nhận kiến nghị): CLICK HERE
    - Báo cáo việc đệ trình hơn một vạn chữ ký đầu tiên: BẤM VÀO ĐÂY
    - Submission of the first 10,000+ signatures: CLICK HERE
    - How to sign the Petition if you live outside the US: CLICK HERE
    - Hướng dẫn ký tên giành cho quý vị ở các quốc gia ngoài Hoa Kỳ: HƯỚNG DẪN
    We need your help to translate the petition texts (the background and the letter) into other languages: Cambodian, Laotian, Burmese, Brunei, Malaysian, Español, Italian, Chinese, and others. - please email us at NTHFoundation@yahoo.com - Thank you.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này