Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3089 người đang online, trong đó có 104 thành viên. 06:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 110963 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. abclkj

    abclkj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Đã được thích:
    1
    Khi người ta làm sai hay nói dối bốc phét 1 việc nào đấy thì cũng như chú ... Anh hiểu tâm trạng chú =))
  2. Chungkhoan2006

    Chungkhoan2006 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật: 09:26 GMT - thứ ba, 28 tháng 6, 2011
    Gửi cho bạn bè
    In trang này


    Việt Nam tăng cường hợp tác hải quân

    [​IMG]

    Chiến hạm HMNZS Te Mana của hải quân New Zealand vừa cập bến Sài Gòn trong chuyến thăm kéo dài năm ngày.

    Được biết chiếc tàu này với thủy thủ đoàn 148 người và 27 sỹ quan đã tới TP Hồ Chí Minh hôm 27/06 nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nền hải quân.

    Te Mana là từ của người Maori, thổ dân ở New Zealand, có nghĩa là 'uy quyền'.

    Các thủy thủ trên tàu sẽ viếng thăm xã giao lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố, lãnh đạo Quân khu 7 và Binh chủng hải quân.

    Họ cũng sẽ có hoạt động thi đấu giao hữu bóng chuyền với sinh viên học viện hải quân và thăm một số danh lam thắng cảnh tron g thành phố.

    Đây là chuyến thăm lần thứ tư của một tàu chiến hải quân New Zealand tới Việt Nam.

    HMNZS Te Mana là một trong hai chiến hạm lớp Anzac của hải quân New Zealand. Tàu chiến này đã hoạt động tại nhiều nơi trên thế giới.
    Hợp tác với Ấn Độ

    Trong một diễn biến khác, báo Ấn Độ cho hay Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải quân và đồng thời là Thứ trưởng Quốc phòng, đang có chuyến thăm nước này.

    Ông Hiến đang thăm New Delhi sau khi tới Mumbai và sẽ đến Visakhapatnam để tìm hiểu thêm về khả năng hợp tác hải quân giữa hai bên.

    Vào hôm thứ Hai 27/06, ông đã có cuộc gặp với người đồng nhiệm Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma. Trong khi ở Ấn Độ, ông cũng sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony, Tư lệnh không quân P.V. Naik và Tổng tư lệnh Quân đội V.K. Singh.

    Tàu chiến Ấn Độ đã nhiều lần cập cảng Việt Nam và hải quân Ấn Độ cũng có nhiều chương trình huấn luyện cho hải quân Việt Nam.

    Một nguồn tin chính phủ Ấn được tờ Asian Age dẫn lời nói: "Ấn Độ cũng có thể cung cấp kinh nghiệm đóng tàu cho Việt Nam".

    Báo này nhận xét rằng trong bối cảnh các diễn biến tại Biển Đông, Trung Quốc chắc chắn sẽ theo dõi chặt chẽ sự hợp tác hải quân Việt Nam - Ấn Độ.

    Cũng vì thế, theo giới quan sát, hai bên sẽ phải nỗ lực để chứng tỏ rằng sự hợp tác của họ không nhằm vào Trung Quốc.

    Tuy nhiên, như chuyên gia về quốc phòng tại Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ C. Uday Bhaskar phân tích, "Ấn Độ muốn để mở khả năng hiện diện tại Biển Đông" với tư cách một cường quốc biển.
  3. Hello1904

    Hello1904 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2011
    Đã được thích:
    51
    Cả nước tự hào vì các anh .
    Nếu ai cũng được như các anh , giặc làm sao có thể dám làm điều xằng bậy
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  4. anhvaem6868

    anhvaem6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    9
    lại có phi công trẻ rùi, ke ke. cứ thằng Đào mà táng nhé.
  5. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Trung Quốc nguy cơ nối gót khủng hoảng nợ Hy Lạp
    nguồn: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/06/trung-quoc-nguy-co-noi-got-khung-hoang-no-hy-lap/
    Văn phòng Kiểm toán quốc gia Trung Quốc hôm qua cảnh báo rủi ro mà nước này phải đối mặt đang ngày một lớn bởi số nợ tại các địa phương tăng ngoài khả năng kiểm soát.

    Theo nhà kiểm toán hàng đầu Trung Quốc Liu Jiayi, đến cuối năm ngoái, số nợ địa phương tại nước này đã lên tới 1.700 tỷ USD, chiếm khoảng 27% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); và cần thiết phải có những quy định hiệu quả hơn để quản lý rủi ro về nợ.
    “Quản lý tài chính ở một số địa phương đang ở trong tình trạng lộn xộn. Cả khả năng sinh lời lẫn trả nợ đều rất yếu ớt”, ông Liu phát biểu.
    Bản báo cáo được công bố hôm qua tương tự với một cảnh báo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra vào đầu tháng. Ngân hàng này cho biết cuối năm ngoái, nợ tại địa phương của Trung Quốc đã chiếm tới 30% GDP, tức khoảng 2.200 tỷ USD, cao hơn nhiều so với dự tính.
    Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này giúp Bắc Kinh có đủ sức mạnh để chống chọi lại với nợ nần địa phương, nhưng họ cũng chỉ ra một vài dấu hiệu đáng lo ngại về số nợ đang ngày càng chồng chất.​
    [​IMG]Nợ tại các địa phương Trung Quốc chủ yếu phục vụ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Ảnh: wantchinatimes.com
    Theo khảo sát trên, các địa phương đã thành lập 10.000 công ty đầu tư để vay tiền từ ngân hàng nhà nước, chủ yếu để phục vụ cho các dự án cơ sở hạ tầng tham vọng. Trung Quốc không cho phép các địa phương phát hành trái phiếu để bơm tiền cho các dự án. Vì đa số là khoản vay ngoại bảng sử dụng đất công hay tài sản nhà nước để thế chấp, nên số nợ càng khó truy ra hoặc định lượng. Ngoài ra, thường thì các dự án đường xá, cầu, hầm, tàu điện ngầm cũng không thu về đủ lãi để trả nợ.
    Trong báo cáo, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia cho biết họ đã phát hiện được nhiều hoạt động không minh bạch. Chẳng hạn, nhiều địa phương đang sử dụng thế chấp ảo hoặc bất hợp pháp để đi vay. Một lượng tiền vay được lại đổ vào thị trường chứng khoán và nhà đất.
    Bản báo cáo được công bố vào thời điểm ngày càng có nhiều lo ngại cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển quá nóng. Bắc Kinh đang tiến hành siết chặt cho vay ngân hàng nhằm hãm lại đà phát triển, kiềm chế lạm phát và giá nhà đất.
    Nhiều nhà phân tích cũng bi quan về tình hình kinh tế Trung Quốc. Một số người đã hạ dự báo tăng trưởng và đánh tụt hạng của các ngân hàng nước này do lo ngại một làn sóng nợ xấu đi kèm với nợ tại các địa phương.
    Tuần trước, chuyên gia phân tích Charlene Chu của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cho biết sức tăng trưởng của Trung Quốc gần đây đã trở nên quá phụ thuộc vào việc tín dụng được nới lỏng. Chuyện “tiền nong dễ dãi” đó càng thổi bùng lạm phát và bong bóng bất động sản.
    Ngoài ra, việc kinh tế tăng trưởng chậm lại có thể phơi bày số nợ khổng lồ trong hệ thống ngân hàng. Trong đó, nhiều vấn đề có liên quan chặt chẽ tới gói kich thích kinh tế Bắc Kinh đưa ra hồi cuối năm 2008 và một làn sóng cho vay ồ ạt được nhà nước hậu thuẫn trong năm 2009 và 2010.
    Jim Antos, chuyên gia phân tích ngân hàng của Mizuho Securities Asia, nói rằng nếu cho điểm từ 1 đến 10 về mức độ nguy hiểm trong hệ thống ngân hàng mà Hy Lạp là 10 điểm thì Trung Quốc được 8. Kể từ tháng 12/2007 đến tháng 5/2011, các khoản nợ ngân hàng ở Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi. Ông Antos miêu tả đây như là một ví dụ kinh điển về bong bóng tín dụng.
    Mặc dù ghi nhận mức gia tăng nợ tại nước này đã giảm một nửa xuống 15% trong vòng 2 năm qua, ông vẫn không mấy lạc quan về lượng cho vay trong thời gian đó. Năm 2010, vay ngân hàng của Trung Quốc đã vào khoảng 6.500 USD một người, trong khi GDP chỉ là 4.400 USD một người.
    Ông Antos cảnh báo nợ xấu, vốn hiện chiếm 1% trong tổng nợ, sẽ gia tăng trong thời gian tới: “Một số chuyên gia ước tính nợ xấu có thể chiếm tới 6%, 10% hay thậm chí 15% tổng nợ trong vòng vài năm tới. Tuy những suy đoán trên đều phóng đại và thiếu thực tế, nhưng nợ xấu chắc chắn sẽ nảy sinh trong lĩnh vực này trong vài năm tới, có thể sẽ tăng gấp đôi trong 3 năm tiếp theo.”
    Theo ông, tỷ lệ vốn cấp I của các ngân hàng Trung Quốc không chênh lệch nhiều so với số vốn mà lãnh đạo các ngân hàng trên thế giới yêu cầu tăng gần đây. Song, các ngân hàng ở đại lục không nắm đủ vốn trong tay để đối phó với những rủi ro họ chuốc lấy.
    Theo David Marshall – chuyên gia phân tích cao cấp của Asia-Pacific Financials CreditSights, dù tốc độ gia tăng nợ đã chậm lại, nhưng hệ quả của việc nền kinh tế phát triển quá nóng của Trung Quốc là các ngân hàng phải vật lộn để tạo ra đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường.
    Đồng quan điểm với Antos, ông Marshall cũng thấy rằng chất lượng tín dụng đang ảnh hưởng xấu đến ngành này. “Chúng tôi cho rằng các ngân hàng sẽ phải gánh chịu thua lỗ do cho các địa phương vay và cho vay bất động sản, vì bùng nổ tín dụng đã xảy ra và hiện tại các điều kiện thanh khoản đã bị thắt chặt, thị trường tài sản thì không thuận lợi. Tôi chắc chắn nợ xấu sẽ từ đó mà nảy sinh”, ông nói.​
    An Lâm tổng hợp
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thanks/ Bài nghị luận quá sắc bén/ Không thể hay hơn nữa/[r24)]

    Rõ ràng tại hôi thảo phái đoàn TQ cũng nói rõ nếu không có Mỹ VN có giám cãi nó không , nó đã nói rõ ràng thế roài , nếu còn không nhận thức rõ thì không còn có cơ hội nào nữa , dù phải hy sinh một ít lợi ích cá nhân nhưng quyết phải giữ vững cương thổ , quyết đứng thẳng trước tổ tiên không thể quì luỵ mãi đôi chân để ngoại ban chà đạp , dày xéo , nhục mạ....mà cứ nhẫn nhục mãi , ý đồ của địch đã quá rõ ràng , như tui đề cập ở bài trước trang 83

    Nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ 3 hiện hữu khi TQ một cường quốc lớn về kinh tế và quân sự lại bắt đầu phá vỡ luật lệ thế giới để trở thành một phát xít mới , chính phủ TQ đã và đang xây dựng chính sách dân tộc tự tôn , tuyên truyền chủ nghĩa bá chủ phát xít mới rất nguy hiểm , tạo tiền đề xấu cho khu vực và thế giới nói chung , việc liên tục gây hấn gần như hoàn toàn với tất cả các nước trong khu vực càng chứng tỏ thách thức của TQ đối với phần còn lại của thế giới , với trang bị của Nga và sự ăn cắp bí mật quân sự của Mỹ và giờ đây tên trộm TQ lại muốn chứng tỏ mình là người hùng duy nhất của thế giới , suy ra cho cùng nếu một tên trộm mà trở thành người hùng thế giới , thì sự hỗn loại của thế giới thật sự mới chỉ mới bắt đầu vì các nước sẽ phát triển theo mô hình ăn cắp kỹ thuật , ăn cắp bản quyền ..... sẽ nhân rộng theo hướng chủ đạo kiểu TQ , việc các có được kỹ thuật hạt nhân cũng dễ ràng và công khai hơn cộng với tinh thần dân tộc tính được nhân lên tại mỗi quốc gia thì thế giới thật sự đang tiến gần nguy cơ diệt vong , thật là thảm họa cho loài người , đây thật sự là lời cảnh tỉnh cho mọi người có trách nhiệm mà chí ít thì Mỹ cũng đã nhận thức được nguy cơ này
  7. rulebreaker

    rulebreaker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Đã được thích:
    33
    Luận ra từ bài báo thì có lẽ máy bay D chắc là Su30, C chắc là Su27 đời trước của D. Còn con sắp là bản nâng cấp Su30MK2 sẽ là E. Các bác nhà mình tránh lộ hàng ghê nhỉ:-c:-c:-c

    Không quân Việt Nam nhận tiếp 4 Su-30МК2

    6/23/2011 11:11:00 PM | Lượt xem: 15877 VNH
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Nga đã bàn giao cho Việt Nam lô đầu tiên gồm 4 tiêm kích Su-30МК2 trưởng đoàn Rosoboronoexport tại triển lãm Le Bourget Sergei Kornev cho biết.

    [​IMG]
    Su-30MK2 Flanker-G

    Theo Trung tâm phân tích mua bán vũ khí thế giới TsAMTO, đây là lô máy bay đầu tiên được chuyển giao theo hợp đồng mua 8 Su-30МК2 ký đầu năm 2009 trị giá gần 400 triệu USD. Hợp đồng này không bao gồm vũ khí hàng không.

    Đầu tháng 2.2010, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng thứ hai mua bán 12 Su-30МК2 và vũ khí hàng không, trị giá gần 1 tỷ USD. Nga sẽ bàn giao số máy bay theo hợp đồng này cho Việt Nam vào năm 2011-2012. Cũng theo hợp đồng này, Việt Nam sẽ nhận được vũ khí hàng không và phụ tùng cho cả lô máy bay này lẫn 8 Su-30МК2 đặt mua trước đó.


    Việt Nam bắt đầu ráo riết mua vũ khí trang bị không quân của Nga từ giữa thập niên 1990 sau thời gian dài suy giảm hợp tác kỹ thuật quân sự song phương. Năm 1995, Việt Nam mua của Nga lô đầu tiên gồm 6 Su-27 (5 Su-27SK, 1 Su-27UBK) trị giá 150 triệu USD. Đầu năm 1997, Hà Nội mua lô thứ hai gồm 6 Su-27 (5 Su-27SK, 1 Su-27UBK).


    Trong số các thương vụ thực hiện trước đó, có hợp đồng nâng cấp 2 tiêm kích MiG-21bis.
    Năm 1996-1998, hãng KnAAPO và công ty Sukhoi đã nâng cấp 32 máy bay tiêm kích-bom một chỗ ngồi Su-22М4 và 2 máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-22UM3. Hiện nay, 53 máy bay tiêm kích-bom Su-22М4/Su-22UM3 đang là chủ lực của lực lượng máy bay tiến công của Không quân Việt Nam.


    Tháng 12.2003, Rosoboronoexport đã ký hợp đồng bán cho Việt Nam 4 Su-30МК, giao hàng năm 2004. Đây là mẫu cơ sở Su-30МК được cải tiến thích ứng các yêu cầu của Không quân Việt Nam. Tính cả giá Su-30МК kiểu cơ sở, vũ khí hàng không, phụ tùng và những cải tiến cần thiết theo yêu cầu của Việt Nam, hợp đồng trị giá gần 120 triệu USD.


    Nga đang xúc tiến máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 vào thị trường Việt Nam. Xét đến việc Việt Nam mua thêm Su-30МК, công ty Sukhoi đang đàm phán xây dựng tại Việt Nam một trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật cho các máy bay Su.


    • Nguồn: Armstrade, 22.6.2011.
  8. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    cac cu nha minh khoe hang kh
    eo the con j. co hang moi, phi cong dieu luyen. day chi la bai tap thu tinh nang may bay thoi
  9. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Câu giờ đại pháp
  10. Chungkhoan2006

    Chungkhoan2006 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Từ trước đến nay, TQ luôn là kẻ bị thế giới khinh bỉ: trong hội nghị tháng 6 năm 1960 tại Bucharest, 60 đảng đứng lên chống lại Trung Quốc
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này