Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4316 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 14:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110975 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Bài hay
    QUAN HỆ VIỆT TRUNG- CÓ ĐÚNG ĐẠN ĐÃ LÊN NÒNG

    1.Cuộc chiến Trung-Việt trên Biển Đông chắc chắn sẽ diễn ra
    Kể từ sau hai sự kiện, tàu Hải giám Trung cộng gây hấn với tàu Bình Minh 02 ngày 26/5, và tàu Ngư chính gây hấn với tàu Viking II ngày 09/6/2011 diễn ra rất sâu trong khu vực thềm lục địa trực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; các báo chính thống ở nước ta đều nhận định: Trung cộng đã bước sang giai đoạn thực hiện hóa tham vọng “đường lưỡi bò”, tiến tới làm bá chủ Biển Đông.
    Điều dễ hiểu là, muốn làm bá chủ Biển Đông, Trung cộng buộc phải xâm lược QĐ Trường Sa; trong đó Việt Nam ta hiện là nước có chủ quyền nhiều đảo nhất trong QĐ Trường Sa. Trung cộng cho rằng, quy phục được Việt Nam, là quy phục được các nước còn lại.
    Ngày 21/6, trong một bài viết có tựa đề “Trung Quốc phải phản ứng lại hành động khiêu khích của Việt Nam”, tờ Thời báo hoàn cầu (Global Time ) đây thực chất là một tờ báo của Đảng CSTQ đã lần đầu tiên lên tiếng với giọng điệu chuẩn bị dọn đường cho một cuộc chiến sắp diễn ra. Người Việt Nam có thể đoán định được từ các nội dung [trích]:
    … Họ [tức Việt Nam] đang đẩy sự chịu đựng và lợi ích quốc gia của Trung Quốc lên tới hạn.
    Trung Quốc đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Hoa Nam. Nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích Trung Quốc trong khu vực này, trước hết, Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng cảnh sát biển để đối phó với họ, và nếu cần, sẽ dùng lực lượng hải quân tấn công lại.
    Trung Quốc nên nêu rõ ràng nếu quyết định đánh trả, Trung Quốc cũng sẽ lấy lại các hòn đảo mà Việt Nam đã chiếm đóng trước đây. Nếu Việt Nam muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh, Trung Quốc có đủ tự tin để tiêu diệt tàu chiến xâm lược của Việt Nam, bất chấp sự phản đối có thể đến từ cộng đồng quốc tế.


    Như vậy, cuộc xâm lược của Trung cộng đối với QĐ Trường Sa là không tránh khỏi; và chắc chắn sẽ diễn ra.
    2. Cuộc chiến sẽ diễn ra vào thời điểm nào?
    Đây là vấn đề đau đầu không chỉ riêng đối với Trung cộng, các nước có liên quan đến Biển Đông, mà còn của cả Hoa Kỳ.
    Và, Trung cộng chỉ khởi sự khi hội đủ 3 điều kiện sau:
    a. Hoa Kỳ đứng ngoài không tham gia cuộc chiến.
    Theo điều kiện này, Trung cộng sẽ không đụng đến Philippin, là nươc đồng minh của Hoa Kỳ; vì vậy Trung cộng chỉ đơn phương gây chiến với Việt Nam (mà theo Trung cộng, Việt Nam là chiếm nhiều đảo nhất, ngoan cố nhất...).
    Sự ràng buộc về lợi ích kinh tế hiện tại giữa Trung cộng và Mỹ, đủ để Trung cộng tự tin đưa ra nhận định này (tức là Mỹ sẽ không tham chiến).
    b. Thời điểm mà Việt Nam đang ở trong giai đoạn suy yếu về mọi mặt (kinh tế, văn hóa, đời sống, chính trị, ngoại giao, tiềm lực quốc phòng, lòng dân đối với Đảng...).
    Theo luận điểm này, thời điểm hiện tại (năm 2011) đang là thời cơ cho Trung cộng.
    Bằng những biện pháp thăm dò, lấn dần từng bước; bắt đầu là cướp, giết ngư dân, bắt và đòi tiền chuộc; tiếp đến là ra lệnh cấm bắt cá trên Biển Đông mỗi năm một vài lần như đã diễn ra, và Trung cộng đã thành công.
    Các sự kiện Bình Minh 02 và Viking II vào sâu trong lãnh thổ là bước thử cuối cùng của Trung cộng thăm dò phản ứng của Việt Nam.
    Sự yếu ớt và im lặng (có lý do) của báo chí Việt Nam trong hơn hai năm qua trước các sự kiện trên là nhân tố để Trung cộng tự tin thực hiện tham vọng. Việc báo chí Việt Nam im lặng trong thời đại thông tin trong suốt mấy năm qua là một thành công ngoạn mục của Trung cộng.
    c. Dự luận thế giới tuy có phản đối, nhưng Trung cộng sẽ bất chấp, vì tự tin vào tính toán chiến lược của mình.
    Thật vậy,ngay trong đoạn trích dẫn nêu trên, Trung cộng đã không ngần ngại tuyên bố:
    Trung Quốc có đủ tự tin để tiêu diệt tàu chiến xâm lược của Việt Nam, bất chấp sự phản đối có thể đến từ cộng đồng quốc tế.
    Theo nhận định này, như chúng ta đều biết, hiện Trung cộng đang rất tự tin; bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế Trung cộng.
    Trung cộng biết được rằng, các quốc gia mặc dù có phản đối, nhưng không thể cắt giảm các quan hệ kinh tế với Trung cộng; vì vậy, tự tin từ nhận định này cho nên Trung cộng sẽ gây chiến để chiếm QĐ Trường Sa của Việt Nam.
    Như vậy, cuộc chiến Trung-Việt do Trung cộng phát động có thể diễn ra trong năm 2011; và còn tùy thuộc vào vị trí mà Trung cộng đặt giàn khoan dầu CNOOC 981 và phản ứng tiếp theo của Việt Nam.
    3. Việt Nam hay Trung cộng, bên nào thực sự đang sợ cuộc chiến diễn ra?
    Mặc dù xác định rằng buộc phải gây chiến tranh mới có thể lấy được QĐ Trường Sa từ tay Việt Nam; nhưng Trung cộng lại rất sợ một cuộc chiến xẩy ra, đặc biệt nếu nó kéo dài.
    Thật vậy, nền kinh tế Trung cộng phụ thuộc vào xuất-nhập khẩu, trong đó Biển Đông là con đường giao thương chính, đặc biệt là dầu mỏ; do đó, nếu cuộc chiến diễn ra lâu dài, có thể Trung cộng sẽ gặp nội loạn do kinh tế bị trì trệ, dẫn tới khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng chính trị… do Biển Đông sẽ bị Việt Nam khống chế bằng các cuộc không kích vào tàu bè Trung cộng.
    Vì vậy, chọn phương án “giải quyết chớp nhoáng”, đổ bộ và chiếm giữ các đảo và kêu gọi đàm phán trên thế thắng, hợp pháp hóa sự chiếm giữ và muốn kết thúc chiến tranh… là cách Trung cộng lựa chọn.
    Đã có nhiều bài báo nói từ trước rằng, Trung cộng có thể chiếm được nhưng không thể giữ được. Đây là điều Trung cộng không muốn; ngược lại, họ muốn rằng, đã chiếm được thì phải giữ được.
    Muốn giữ được đảo đã chiếm, buộc Trung cộng phải đánh bại ý chí lấy lại đảo của Việt Nam.
    Muốn vậy, kế hoạch của Trung cộng sẽ là:
    - Nắm được những người ra quyết định chiến đấu dành lại đảo ở Việt Nam. Tức là triệt tiêu ý chí từ ở cấp cao nhất.
    - Kinh tế Việt Nam kiệt kuệ để không còn khả năng tham chiến.
    Trung cộng đã và đang thực hiện việc này từ vài thập kỷ nay và đã thành công; biến nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung cộng. Việc thu gom các hàng hóa, đặc biệt là nông sản và cá là những bước đi đột biến trong những ngày trung tuần tháng 6/2011.
    - Trung cộng tiến hành thương lượng được với Mỹ để Mỹ không hỗ trợ kỹ thuật và vũ khí cho Việt Nam.
    4. Những nguy cơ đối với Việt Nam.
    Trong hiện tại, nguy có đối với đất nước ta có rất nhiều; giặc ngoài, thù trong, tham nhũng… đang làm cho đất nước suy yếu về mọi mặt. Tựu trung lại, ta thấy những nguy cơ chính như sau:
    - “Ý Đảng và lòng dân” đang có sự khác biệt lớn, mà các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra vừa rồi là những minh chứng cụ thể. Khi giặc xâm lăng, nếu không quy tụ được sức mạnh dân tộc thì xem như đã báo hiệu sự thất bại. Đây là hiện tượng rất khác lạ trong toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam. Chưa bao giờ người Việt Nam lại phải sống trong tâm trạng bất an như hiện nay.
    - Trung cộng đã thực hiện bao vây Việt Nam liên tục trong nhiều năm, đây là thành công lớn của họ. Có vẻ như Trung cộng đã nắm được nội tình Việt Nam còn hơn nhân dân Việt Nam hiểu về chính đất nước của mình. Vì vậy, thế chủ động luôn luôn là ở phía họ. Theo dõi tình hình đất nước trong vài ba năm trở lại đây mọi người Việt Nam ta đều nhận thấy được điều này.
    - Hiện tại, người Tàu đã có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam, họ đi theo các dự án trọng điểm, mà gần 90% họ lại được trúng thầu. Đây thực sự là một lực lượng chưa thể lường hết về họ. Việc có những công trình chậm tiến độ đến 2-3 năm, phải chăng họ đang cố đợi để đến lúc khởi sự trên biển kết hợp với đất liền.
    - Trong khi lực lượng tàu ngầm hợp đồng với Nga còn chưa về đến Việt Nam; Trung cộng sẽ phát động chiến tranh nhằm chiếm ưu thế tuyệt đối trên biển.
    Vân vân & vân vân…
    5. Kết luận.
    Tránh được cuộc chiến mà thực hiện được mục đích bá chủ Biển Đông đó chính là lời giải tối ưu cho chính sách của Trung cộng đối với Việt Nam. Bằng sự mua chuộc, qua đó báo chí Việt Nam phải im lặng để nhân dân Việt Nam không biết được nguy cơ đối với đất nước mình như đã từng diễn ra trong mấy năm qua là sự thành công đúng với dự định của Trung cộng.
    Tuy nhiên, tình thế đã rất khác kể từ sau 2 sự kiện Bình Minh 02 và Viking II. Những hoạt động ngoại giao liên tiếp của Việt Nam kể từ sau 2 sự kiện trên, đặc biệt là tiếng nói phản đối Trung cộng của Hoa Kỳ và sự phản đối của các nhà khoa học danh cho Trung cộng tại Hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), được tổ chức tại Hoa Kỳ vào các ngày 20 và 21/6 vừa rồi.
    Quan hệ Việt-Mỹ đang đi đến một tầm mức mới, có thể đi đến quan hệ “Đối tác chiến lược”; qua đó, Việt Nam nhận được viện trợ từ Mỹ về vũ khí phục vụ chiến tranh.
    Chúng ta đều biết rằng, không đồng hành cùng dân tộc thì mọi chính thể sẽ thất bại; Trước sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Trung cộng; Một khi truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân đã được kích hoạt, lần này là đối với Trung cộng, thì chưa biết điều gì sẽ xẩy ra.
    Bằng những nhận định trên đây, giả sử nếu cuộc chiến Trung-Việt diễn ra, nhất định Bắc Kinh sẽ phải trả giá, mà ngay cả Bắc Kinh cũng không lường hết được.
    Chính vì vậy, mặc dù tuyên bố hung hăng, phát tín hiệu cứng rắn về Biển Đông, biểu dương sức mạnh quân sự…; nhưng chính Trung cộng mới thực sự đang sợ cuộc chiến nếu nó diễn ra.
    Thời cơ vàng để Việt Nam thay đổi, sửa chữa sai lầm, từng bước thoát ra và đoạn tuyệt với Trung cộng… đang là tiếng gọi của lịch sử và đang cần được trả lời.
    Vấn đề còn lại là, Lãnh đạo Việt Nam có đủ dũng khí, bản lĩnh và trí tuệ để nhận biết và có chớp được thời có hay không mà thôi.
    Họa đấy mà phúc đấy!


    21-22.6.2011
    ( Nguồn: Blog Nguyễn Hữu Quý
  2. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Khà khà. Nếu tôi đoán không nhầm thì bác Thai-_duong là hậu duệ của nick Xaxophon. Một dạo là nhà thơ và là người chống khựa nổi tiếng của F319. [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Những ai đã từng đọc thơ của Xaxophon thì sẽ không bao giờ quên. Bật mí cho bà con nhé. Xaxophon là nữ nhi đó. [};-[};-[};- Nữ nhi mà như vậy, tôi và các bác phải làm sao cho xứng đáng.[r2)][r2)][r2)]


    Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
  3. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Blog này của mấy thằng p.hản động Bác nên đọc kỹ trước khi post lên
    DungTri86 thích bài này.
  5. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Tôi biết cũng tuỳ theo bài
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Sống nơi đầu sóng
    Tổ quốc - Hai tiếng thiêng liêng
    Thứ tư, 22/06/2011, 01:07 (GMT+7)
    Được đặt chân và sải bước chầm chậm ở bất cứ đảo nào của Trường Sa hay nhà giàn giữa biển Đông vời vợi, tất cả những thành viên trong 8 đoàn công tác của TPHCM đều dặn lòng phải làm một điều gì đó cho những người lính nơi đây. Triệu trái tim, một tấm lòng hướng về biển đảo là mệnh lệnh thôi thúc. Tổ quốc - Hai tiếng thiêng liêng…
    [​IMG]
    Các chiến sĩ đảo chìm Đá Lát hát cùng một ca sĩ từ TPHCM ra thăm đảo.
    Nghĩa tình hậu phương
    Đại tá Biện Xuân Khương, nguyên Chính ủy Lữ đoàn 146, người từng có thời gian gắn bó với quần đảo Trường Sa đến 19 năm tâm sự về những đổi thay của Trường Sa: “Đầu năm 1989, tôi ra đảo công tác. Điểm đảo đầu tiên tôi đến là đảo Sinh Tồn Đông. Điều kiện sinh hoạt ngày đó rất thiếu thốn. Cả đảo chỉ có một cái máy cassette. Điện không có cho sinh hoạt, chỉ đủ dành cho bộ phận thông tin. Mãi đến năm 1991, một số đảo như Trường Sa, Nam Yết, Song Tử, Sinh Tồn, Sơn Ca mới được trang bị hệ thống chảo thu tín hiệu vệ tinh. Năm 1997, được sự quan tâm của nhà nước và quân chủng, các đảo được trang bị hệ thống đèn biển. Cho đến thời điểm hiện tại thì tin vui nhất đối với Trường Sa là hầu như các đảo đều đã có sóng điện thoại. So với thời kỳ đầu, giờ đây, Trường Sa đã được cả nước hướng về nhiều hơn, dành nhiều tình cảm và sự hỗ trợ hơn”.
    Theo Đại tá Biện Xuân Khương, so với các địa phương trên cả nước, Đảng bộ và nhân dân TPHCM là nơi dành cho Trường Sa nhiều tình cảm đặc biệt nhất. Điều đó thể hiện qua từng cánh thư của các em học sinh, đoàn viên, thanh niên và người dân viết cho lính đảo, qua những chuyến viếng thăm đều đặn mà chuyến nào cũng có đại diện lãnh đạo cao nhất của TP ra tận đảo thăm chiến sĩ hải quân. Sự lớn mạnh, phát triển của Trường Sa có công sức rất lớn của nhân dân cả nước, nhất là nhân dân TPHCM. Hội Phụ nữ TPHCM gửi tặng dàn karaoke. Thành đoàn TNCS TPHCM tổ chức kết nghĩa với Đoàn thanh niên huyện đảo Trường Sa. Các sở, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tại TPHCM cũng đã có rất nhiều công trình chuyển giao công nghệ để nâng cao đời sống, cải thiện điều kiện sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế biển đảo. Đặc biệt, Viện Tim TPHCM còn phẫu thuật tim bẩm sinh miễn phí cho con em bộ đội Trường Sa. Mỗi khi thân nhân của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa gặp khó khăn về việc làm, thủ tục hành chính, họ luôn nhận được sự giúp đỡ, tháo gỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương tại TPHCM. Sự quan tâm hỗ trợ rất kịp thời đó thật sự làm ấm lòng chiến sĩ, giúp anh em yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
    Những chuyến đi của trái tim
    * Trường Sa hôm nay đã và đang xây dựng nhiều công trình đa chức năng, không chỉ phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng mà còn tạo điều kiện cho quân - dân Trường sa và ngư dân các địa phương khác đến làm ăn kinh tế góp phần nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Truyền thống đoàn kết quân - dân ngày càng được trân trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành mọi nhiệm vụ… Với tinh thần “Tiến ra biển, làm chủ biển và làm giàu từ biển”, ngoài nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa, lực lượng hải quân sẽ phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương quản lý, nghiên cứu, khai thác có hiệu quả nguồn lợi từ biển, đồng thời tổ chức tốt các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển để thực sự là niềm tin, chỗ dựa cho ngư dân đánh bắt xa bờ .
    Phó Đô đốc TRẦN THANH HUYỀN
    Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân

    Khi Trường Sa hiện ra trước mắt đầy tự hào, tất cả chúng tôi đều có cảm giác lâng lâng đến khó tả. Không phải bởi sóng biển mà bởi cảm xúc khi đứng ở nơi được mệnh danh là “đầu sóng ngọn gió” của biển trời Tổ quốc. Đã có 8 chuyến công tác của đại diện Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TPHCM đem tình cảm của người dân TP đến với nơi đầu sóng ngọn gió ấy, khiến Trường Sa càng gần đất liền hơn bao giờ hết. Cuộc gặp gỡ tại mỗi đảo chìm, đảo nổi, mỗi nhà giàn chỉ có 1 - 2 giờ vậy mà để lại bao nỗi xúc động, bao niềm thương nhớ trong mỗi thành viên của các đoàn đại biểu TPHCM suốt những năm qua.
    Trong chuyến đi thăm Trường Sa năm 2006, đồng chí Lê Thanh Hải (lúc bấy giờ là Chủ tịch UBND TPHCM) nhận xét: “Trong chuyến đi này, các thành viên trong đoàn gặt được nhiều “cái được”. Đó là được chứng kiến nỗi gian nan vất vả và tấm lòng người lính biển; cái được lớn hơn là có dịp được soi xét lại mình để rèn luyện, phấn đấu”.
    Biết bao những cái tên, những giọng nói của các anh cứ in mãi trong mỗi chúng tôi. Đó là một chiến sĩ trẻ ở đảo Phan Vinh, 5 lần viết đơn tình nguyện xin ra đảo để canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc; đó là những lời tâm sự chân tình của một anh trên đảo Tốc Tan khi nghẹn ngào kể về mong muốn lớn nhất của cuộc đời là được trực tiếp dạy con học; là những anh lính trẻ trên đảo chìm Đá Tây chỉ hy vọng chiếc ti vi trên đảo không bị hỏng, để sợi dây nối liền giữa đất liền và hải đảo không bị gián đoạn… Từ đảo Trường Sa Lớn đến đảo chìm Tốc Tan, nơi đâu các cán bộ, chiến sĩ cũng dành cho đoàn những tình cảm thân thương nhất. Từ xa, những bàn tay cùng ngọn cờ Tổ quốc được các anh giương cao, vẫy chào. Rồi những đĩa kẹo, trái cây đóng hộp dành dụm được đem ra chiêu đãi đoàn; những gò má sạm nắng, gân guốc sáng ngời bên những cây đàn ghi ta chỉ còn mỗi 1, 2 dây: Không xa đâu Trường Sa ơi…
    Cả nước vì Trường Sa
    Qua mỗi chuyến đi, TPHCM càng thấy rõ những khó khăn, gian khổ mà cán bộ chiến sĩ hải quân đang gặp phải. Từ đó, mỗi cơ quan đơn vị, mỗi người dân TPHCM đều thấy rõ trách nhiệm của mình phải làm gì cho cán bộ, chiến sĩ, quân dân huyện đảo Trường Sa, để góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
    Nhiều công trình ấm áp nghĩa tình của TPHCM đã đến với Trường Sa và DK1. Đó là công trình cung cấp điện sinh hoạt tại đảo Trường Sa Lớn trị giá hơn 6,2 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 5-2008; nhà kính trồng rau sạch cho năng suất cao cũng đã được đưa vào sử dụng từ tháng 6-2008; công trình nghiên cứu công nghệ và xử lý chất thải bằng nước biển đã bắt đầu đưa vào sử dụng có hiệu quả… Chương trình “Vì Trường Sa thân yêu” hay “Cánh thư hải đảo” của đoàn viên thanh niên TPHCM cũng đã đem đến cho cán bộ chiến sĩ Trường Sa những tình cảm ấm áp, chia sẻ với các anh nỗi khó khăn gian khổ. Đồng thời, qua các chuyến đi, TPHCM cũng muốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn được tiếp cận với quân dân Trường Sa - DK1, thấu hiểu những khó khăn thiếu thốn của cán bộ chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng ngọn gió để có nhiều biện pháp hỗ trợ.
    Điện cho Trường Sa, nước ngọt cho Trường Sa, rau xanh cho Trường Sa, thông tin viễn thông cho Trường Sa… và rất nhiều phong trào thiết thực khác từ sự trợ giúp của TPHCM đã và sẽ tiếp tục làm đổi thay diện mạo huyện đảo - Trường Sa đã xanh hơn, sáng hơn, ấm hơn. Và mỗi năm, TPHCM tiễn hơn 100 con em của mình đến với Trường Sa. Chăm lo cho Trường Sa, cũng là chăm lo cho chính con em mình đang làm nhiệm vụ nơi đảo xa vậy.
    Phát biểu tại buổi tổng kết 6 chuyến công tác của lãnh đạo và nhân dân TPHCM tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy Quân chủng Hải quân, nhấn mạnh: “Bằng những việc làm thiết thực và hiệu quả, hàng năm, đoàn đại biểu TPHCM đã đem nghĩa tình, niềm tin của người dân TP đến với Trường Sa - DK1. Đó là biểu tượng cao đẹp của tình đoàn kết máu thịt quân dân giữa hải đảo và đất liền”.
    “Cả nước vì Trường Sa”, những tình cảm gửi theo cánh sóng đến với các anh không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành tâm thức và hành động thường trực của đồng bào cả nước, trong đó có TPHCM. Trường Sa thật sự đã nằm trong tim của người dân cả nước.
    * Từng dẫn đầu đoàn công tác của TPHCM đến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, đồng chí Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TPHCM nói đó là chuyến đi của cả một đời người.
    Trong lần ghé thăm đảo chìm Tốc Tan, cán bộ chiến sĩ trên đảo năn nỉ đoàn nhận quà tặng của các anh là một con cá to vừa bắt được, bởi: “Nếu mọi người không nhận quà, chắc anh em mình sẽ mất ngủ cả đêm…”.
    [​IMG]


    Thạch Thảo - Mai Hương
  7. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

    Trọn lời thề giữ biển
    Thứ năm, 19/05/2011, 10:13 (GMT+7)
    Đã tròn 52 năm kể từ lần đầu tiên Bác về thăm, với thế hệ cán bộ chiến sĩ hải quân ngày nay, lời Bác dạy năm nào: “Bờ biển của ta có vị trí quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề và rất vẻ vang” càng thêm sâu sắc. Khắc ghi lời dạy ấy, những người lính hải quân luôn trọn lời thề giữ biển.
    Sau 2 tháng thành lập Cục Phòng thủ bờ biển, ngày 20-3-1959, cán bộ, chiến sĩ Trường Phòng thủ bờ biển và xưởng 46 - lớp đầu tiên xây dựng Hải quân Việt Nam - vinh dự được Bác về thăm.
    [​IMG]
    Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, chiến sĩ hải quân ngày 20-3-1959. Ảnh tư liệu


    Hôm đó, chiếc tàu 524 thuộc Đại đội 3 đưa Bác và các đồng chí lãnh đạo Trung ương đi thăm và kiểm tra một số đơn vị trên vùng biển Hạ Long. Đến đảo Hòn Rồng, trước niềm vui bất ngờ của cán bộ chiến sĩ Đại đội 34, với giọng ân cần Bác nói: “Bác và anh Cả (đồng chí Nguyễn Lương Bằng) thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ ra thăm các chú”.

    Không chờ đơn vị báo cáo tình hình, Bác hỏi ngay: “Các chú thiếu nước ngọt và sách báo phải không?”. Rồi Bác quay sang nói với một cán bộ Tổng cục Hậu cần lưu ý giải quyết để anh em mỗi tuần được tắm nước ngọt 2 lần… Sau khi xem nơi ăn chốn ở, sinh hoạt, Bác mới quay về sân doanh trại nói chuyện với đơn vị.
    Thật bất ngờ khi Bác lại hỏi: “Các chú chưa có đài nghe tin tức phải không, Bác sẽ gửi tặng các chú một chiếc”. Mấy ngày sau, đơn vị nhận được điện của Phủ Chủ tịch mời lên nhận đài của Bác tặng.
    Lần về thăm đảo Vạn Hoa xa xôi trên vùng biển Đông Bắc Tổ quốc, đứng trên đảo nhìn sang phía Cửa Mô trước mặt, Bác đã kể cho cán bộ, chiến sĩ nghe về Trần Khánh Dư - một danh tướng thời Trần dùng mưu đánh chiếm đoàn thuyền tiếp lương của quân Nguyên sang xâm lược nước ta, rồi nhắc nhở: “Hải quân phải ra sức phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông, phải biết tìm cách đánh sao cho phù hợp với điều kiện con người, địa hình bờ biển nước ta và vũ khí trang bị sẵn có”.
    Thấu hiểu nỗi khó khăn của người lính làm nhiệm vụ trên con tàu, ngoài hải đảo, Bác khuyên: “Là chiến sĩ hải quân các chú phải yêu quý đảo như yêu quý nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu, vừa đẹp có lợi cho mình lại có lợi cho đất nước…”.

    Trên con tàu hành trình ra vùng biển Đông Bắc qua dòng sông Bạch Đằng lịch sử, Bác xúc động nói: “Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm hiện đại nhưng không được quên truyền thống đánh giặc xưa kia của tổ tiên”.

    Còn tại hang Đầu Gỗ, nơi xưa kia Trần Hưng Đạo dựng công trường làm cọc để cắm trên sông Bạch Đằng đánh tan giặc Nguyên Mông, Bác nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
    Những lời dạy giản dị mà sâu sắc của Bác trở thành nhiệm vụ, phương châm xây dựng lực lượng hải quân ngày một trưởng thành nhất là những cán bộ - chiến sĩ đang vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
  8. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tình quân dân trên đảo Song Tử Tây


    [​IMG]
    Dưới tán Phong ba trên đảo Song Tử Tây


    [​IMG]
    Đảo Song Tử Tây


    [​IMG]
    Đàn bò đang nghỉ ngơi trên đảo Song Tử Tây
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    660 hồ chứa nước có nguy cơ vỡ tại Trung Quốc

    Những cơn mưa lớn tại miền đông Trung Quốc đẩy hơn 660 hồ chứa nước vào nguy cơ bị vỡ bờ, một quan chức cho biết hôm qua.
    > Lụt nặng nhất 55 năm tấn công Trung Quốc


    [​IMG]
    Một người đàn ông kéo xe lội qua một con phố ngập nước ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: AP. Lũ lụt do mưa gây ra đã tràn qua các tỉnh ở đông nam Trung Quốc trong tháng này, khiến ít nhất 175 người chết và 86 người mất tích, gây thiệt hại trực tiếp 5 tỷ USD cho nền kinh tế, theo báo cáo của Bộ Nội vụ Trung Quốc.
    Theo AP, một quan chức họ Zhao tại Văn phòng nguồn nước An Huy cho biết mực nước tại hơn 660 hồ trong tỉnh đang ở trên mức báo động. Xinhua cũng đưa tin rằng những hồ chứa nước này đang có nguy cơ bị tràn. Cơ quan kiểm soát lũ lụt An Huy cho biết hầu hết những hồ chứa nước này đều nhỏ, chỉ có 3 hồ là lớn.
    Lũ lụt thường xuyên xảy ra trong mùa mưa ở Trung Quốc khiến các sông hồ tràn ngập nước. Xinhua cũng cho hay mực nước ở sông Shuiyang và Qingyi - hai nhánh của sông Trường Giang chảy qua An Huy - đã vượt mức cảnh báo an toàn. Rất nhiều hồ chứa nước ở An Huy bắt đầu tháo nước theo lệnh của cơ quan kiểm soát lũ trung ương.
    Tại tỉnh Chiết Giang lân cận, ba trong 9 cổng xả lũ đã được mở tại bể chứa nước lớn nhất Trung Quốc nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ bờ. Đây là lần đầu tiên hồ Xin'anjiang buộc phải xả nước kể từ năm 1999, cơ quan kiểm soát lũ Chiết Giang cho hay.
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/660-ho-chua-nuoc-co-nguy-co-vo-tai-trung-quoc/

    Ai có lựu mìn, cho tôi một quả
    Sẽ hậu tạ vài ngàn trăm ngàn con chó
  10. chemgio

    chemgio Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Bài viết phân tích hợp lýlàm sao bác bảo ********* ? Bác nào làm việc tốt cho đất nước em đều hoan nghênh bất kể phe phái. Thằng nào hại nước, hại dân đó mới là *********.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này