Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7742 người đang online, trong đó có 1044 thành viên. 09:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 110423 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cái thâm ý của tác giả bài báo đó là xuyên tạc sự nhẫn nhịn của lãnh đạo ta để kéo dài thời gian hoà bình nhằm củng cố sức mạnh quốc phòng thành sự nhu nhược hoặc bán nước cho TQ .
    Qua đó gây ngộ nhận cho một bộ phận quần chúng nhân dân nhằm gây chia rẽ giữa dân với Đảng .
    Ngay trên F319 và topic này những ngày qua cũng thấy rõ điều đó !
    Lẫn trong hàng ngũ những người yêu nước , căm thù giặc Tàu xâm lăng có cả những kẻ cơ hội , hô chống Tàu 1 câu quay sang mượn tiếng chống tham nhũng để công kích lãnh đạo 10 câu nhằm chia rẽ nội bộ những người chống Tàu .
    Cần phân tích ý của mỗi bài nhắm tới điều gì thì ta biết ngay ai là ai !
    Thế nên tôi không dùng từ p.hản động mà tôi cho rằng tác giả Nguyễn Hữu Quý là kẻ giả danh yêu nước để chống phá đất nước !
    Tóm lại là nguỵ quân tử , phản quốc giả danh ái quốc !
  2. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc lại yêu cầu Mỹ tránh xa Biển Đông[r2)]


    Tàu Rajah Humabon, soái hạm của Philippines. Ảnh: Inquirer
    Quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc hôm nay yêu cầu Mỹ để các bên tuyên bố chủ quyền tranh chấp trên Biển Đông tự giải quyết, và nói thêm rằng sự tham gia của Mỹ chỉ ********** hình thêm xấu đi.

    Đây là lời cảnh báo trực diện nhất trong những tuần gần đây của Trung Quốc đối với Mỹ kể từ khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, được đưa ra bởi ông Thôi Thiên Khải, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc.

    "Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền" ở Biển Đông vì thế "tốt nhất là Mỹ nên để các bên tự giải quyết với nhau", Reuters dẫn lời ông Thôi nói trong một cuộc họp báo trước vòng thứ nhất của cuộc tham vấn châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, sẽ diễn ra cuối tuần này.

    "Dù một số người bạn Mỹ muốn Mỹ giúp một tay trong vấn đề này, chúng tôi đánh giá cao cử chỉ đó, nhưng thường thì những cử chỉ như thế chỉ làm cho mọi việc phức tạp thêm", ông Thôi nói.

    Ông Thôi và Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ đồng chủ trì cuộc tham vấn nói trên. Ông Thôi nói rằng nếu Mỹ tham gia vào vấn đề Biển Đông, thì nên khuyên các nước khác "kiềm chế", AP cho hay.

    "Tôi cho rằng các nước đó đang thực sự chơi với lửa và tôi hy vọng lửa sẽ không lan đến Mỹ".

    Ông Thôi nhắc lại quan điểm đã được đăng trên nhiều báo chí Trung Quốc gần đây, rằng Trung Quốc không phải là nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông.

    "Chúng tôi rất lo ngại trước các diễn biến gần đây" ở Biển Đông, "nhưng chúng tôi không phải là người châm ngòi các vụ việc", ông Thôi nói.

    Trong một diễn biến liên quan, hôm nay phủ tổng thống Philippines tuyên bố Manila ủng hộ những nhận xét của thượng nghị sĩ Mỹ John McCain về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tại hội thảo về an ninh hàng hải Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ tổ chức, ông McCain thúc giục chính phủ Mỹ trợ giúp các nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông.

    Manila cũng hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại giao Singapore trong đó đề nghị Trung Quốc nên làm rõ các tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông, bởi tình trạng mập mờ hiện nay gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, theo Manina Bulletin. Tuyên bố của Singapore được đưa ra khi tàu hải tuần lớn nhất của Trung Quốc cập cảng quốc đảo sau chuyến hải hành qua Biển Đông.

    Sau tuyên bố của Singapore, hôm nay ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông "không ảnh hưởng đến tự do hàng hải", đài phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI đưa.

    Từ nhiều tuần nay, căng thẳng gia tăng quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sau khi Việt Nam và Philippines tố cáo tàu Trung Quốc vi phạm các vùng nước mà các nước này tuyên bố có chủ quyền và các quyền liên quan. Các cuộc tập trận đã được công bố hoặc tiến hành tại khu vực trong thời gian này. Philippines tuyên bố đưa hành động của Trung Quốc ra Liên hợp quốc, kêu gọi sự ủng hộ của các nước trong ASEAN và quốc tế. Manila cũng triển khai soái hạm của mình trong khi Trung Quốc cho tàu hải tuần xuống gần khu vực tranh chấp. Một hội thảo về an ninh hàng hải Biển Đông cũng vừa kết thúc tại Washington DC, Mỹ, trong khi báo chí Trung Quốc loan tin nước này sắp chạy thử tàu sân bay đầu tiên.
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Du lịch biển đảo được ưu tiên hàng đầu

    Chuẩn bị cho thập kỷ phát triển du lịch mới, giai đoạn 2011- 2020, Tổng cục Du lịch vừa báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020- tầm nhìn 2030.

    [​IMG]
    Thăm đảo Trường Sa Lớn


    Từ phát triển theo diện rộng sang phát triển theo chiều sâu, du lịch Việt Nam giai đoạn tới sẽ chú trọng hiệu quả, chất lượng, phát triển một số thương hiệu mạnh. Trong đó, hệ thống sản phẩm du lịch biển, đảo được ưu tiên phát triển hàng đầu.
    “Trong Đề án phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2011- 2020 đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã khẳng vị trí số 1 của tài nguyên du lịch biển, đảo và hệ thống sản phẩm du lịch giàu tiềm năng này.

    Đến năm 2020, Việt Nam sẽ hình thành 5 khu du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực gồm: Hạ Long- Cát Bà, Lăng Cô- Đà Nẵng- Quảng Nam, Phú Yên- Khánh Hòa- Bình Thuận, Vũng Tàu- Côn Đảo, đảo Phú Quốc. Đây là những tâm điểm thu hút đầu tư du lịch trong thời gian tới”- ông Nguyễn Văn Tuấn- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) nói.

    Khảo sát của TCDL cho thấy: Trên chiều dài hơn 3.260 km, đường bờ biển ở Việt Nam có 125 bãi biển có khả năng khai thác du lịch. Với độ mịn, độ dốc, độ trong của nước biển… các bãi biển ở Việt Nam có chất lượng tương đối cao, phân bố đều từ Bắc vào Nam, có điều kiện khá thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch. Điểm đầu và điểm cuối đường bờ biển nước ta được đánh dấu bởi bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh) với chiều dài gần 17 km và bãi biển Hà Tiên với thắng cảnh hòn Phụ Tử nổi tiếng.

    Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2.773 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều bãi biển và phong cảnh đẹp còn nguyên vẻ hoang sơ, môi trường trong lành, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển, đảo. Trong đó, các hòn đảo: Cái Bầu, Quan Lạn, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc… nếu được đầu tư thích đáng sẽ phát triển thành những điểm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới.

    Nhiều bãi biển, hòn đảo trong số này đã trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế: Hạ Long, Cát Bà, Lăng Cô, Đà Nẵng, Cù Lao Chàm, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Côn Đảo, Hà Tiên, Phú Quốc…

    Những bãi biển và hòn đảo này cùng với những tài nguyên văn hóa, nhân văn, tài nguyên thiên nhiên khác là điều kiện vô cùng lý tưởng để Việt Nam phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, khám phá, trải nghiệm… Phát triển du lịch biển, đảo thời gian tới sẽ khai thác hợp lý và tối ưu các tiềm năng và thế mạnh biển, đảo ven bờ mà lâu nay vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới quốc gia và đặt trong mối quan hệ phát triển tổng thể chung kinh tế-xã hội.

    Hiện nay, chúng ta mới bắt đầu khai thác du lịch ở Côn Đảo, Phú Quốc nhưng sắp tới đây sẽ là những tâm điểm thu hút đầu tư. Sau đó sẽ có kế hoạch khai thác du lịch ở các đảo xa bờ hơn như Bạch Long Vĩ, Cù Lao Chàm, Phú Quí…

    Tuy nhiên, thời gian tới, để phát triển du lịch biển, đảo phải đầu tư hạ tầng, xây dựng cảng biển chuyên dùng. Hiện nay, chỉ có Hạ Long có cảng tàu du lịch chuyên dùng nhưng sắp tới sẽ đầu tư xây dựng cảng tàu du lịch ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Hạ tầng ở các tuyến đảo gần bờ cũng phải được chú trọng hơn.

    Nguồn: Báo Văn Hóa
  4. bvlife

    bvlife Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Đã được thích:
    3.545
    Ba lợi thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông

    Việt Nam đang có một cơ hội khác thường để xây dựng một liên minh quốc tế hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp, Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc.
    Jonathan D. London - GS Xã hội học tại ĐH Hongkong nhận định về những bác bỏ mạnh mẽ của Việt Nam đối với những tuyên bố lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc, cũng như hệ quả có thể xảy ra. Bài viết được đăng trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng.


    Câu chuyện dài chống bá quyền
    Những diễn biến gần đây tại Tây Thái Bình Dương đã rung chuông cảnh báo tại những thủ đô trong khu vực và bên ngoài. Sau khi bị bắt nạt nhiều lần, Việt Nam giờ đang đối diện với những vi phạm của Bắc Kinh. Vấn đề ở đây là những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đưa ra những tuyên bố lãnh thổ bất hợp pháp. Những nỗ lực này đang gây thất vọng. Và chắc chắn không đem lại kết quả gì.
    Gốc rễ của vấn đề là tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hơn 90% khu vực Biển Đông, một địa danh chồng chất lịch sử xâm lược của châu Âu và Trung Quốc. Bắc Kinh khẳng định thế giới phải thừa nhận hầu như toàn bộ khu vực này là lãnh thổ của Trung Quốc. Ngược lại, Việt Nam tiếp tục khẳng định phải có sự cho phép của họ khi hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận. Những yêu cầu này quả thực đều có vấn đề.
    Những sóng gió hiện tại đã âm ỉ trong suốt một thời gian. Năm 1974, Bắc Kinh chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu với Việt Nam Cộng hòa lúc đó đang thất thế. Trong một thập kỉ qua, Bắc Kinh đã triển khai một đội tàu giám sát ngư nghiệp - quân sự ngày càng lớn và hiếu chiến trong một nỗ lực thực thi những tuyên bố của mình thông qua một chiến dịch phối hợp cưỡng chế và đe dọa.
    Chiến dịch này nhằm bắt giữ có thời hạn và trộm cắp tàu thuyền Việt Nam, đánh đập và giam giữ bất hợp pháp thủy thủ Việt Nam để đòi tiền chuộc. Trong quá khứ, Hà Nội đã đánh giá thấp những sự kiện này. Vậy điều gì đã thay đổi? Trên một vài khía cạnh thì không gì cả. Việt Nam nhỏ hơn so với Trung Quốc và quan hệ giữa hai quốc gia này luôn bất đối xứng. Dù Trung Quốc đã chiếm đóng khu vực hiện nay là miền Bắc Việt Nam trong một ngàn năm, Việt Nam luôn kháng cự những mưu đồ quyền lực của Trung Quốc.
    Quả thực, sau những sai phạm, sai lầm và tội ác của Pháp và Mỹ tại Việt Nam trong thế kỉ XX là những sai lầm trầm trọng hơn về mặt bạo lực trong một một câu chuyện dài hơn về việc chống lại chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc.
    Nhưng thế giới giờ đây ngày càng nhỏ bé hơn. Có nhiều nguồn tài nguyên trong vùng biển tranh chấp mà cả hai chính phủ đều thèm muốn. Vùng biển tranh chấp này nằm trên tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Và hiện tại, Bắc Kinh đang thách thức Hà Nội về việc sở hữu khu vực kinh tế đặc quyền.
    [​IMG]
    Bắc Kinh đã triển khai một đội tàu giám sát ngư nghiệp - quân sự ngày càng lớn và hiếu chiến. Ảnh: PetroTimes​

    Ba lợi thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông
    Thoạt nhìn, có thể thấy Việt Nam có ít cơ hội ngăn chặn những mưu đồ của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông. Nhưng Hà Nội, ít nhất, có ba lợi thế.
    Trước tiên, có luật pháp quốc tế ủng hộ Việt Nam. Chắc chắn Trung Quốc và Việt Nam đã hoạt động trong một vài vùng biển tranh chấp trong nhiều thế kỉ. Nhưng phần lớn những tuyên bố của Trung Quốc là không có cơ sở về luật pháp quốc tế và những hành động của Bắc Kinh nhằm đưa ra những tuyên bố bất hợp pháp là trái phép. Nhưng có thể thi hành luật pháp quốc tế hay không còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
    Thứ hai, Việt Nam có sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Điều này có thể có hoặc không có tác dụng. Thời gian sẽ trả lời. Nhưng điều rõ ràng là Hà nội đã thay đổi chiến thuật của mình với những kết quả đáng khích lệ.
    Sự dè dặt của các lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ khi nói về những hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh đã nhường chỗ cho một sự phản ứng mạnh mẽ, tương xứng và thích hợp hơn. Mặc dù nguy hiểm, những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm quốc tế hóa xung đột đã có hiệu quả thực sự. Mỹ đã trở thành một bên liên quan trong cuộc xung đột, điều đã trở thành nỗi thất vọng của Bắc Kinh.
    Thứ ba, chính sách ngoại giao chiến lược đang nổi lên ở Việt Nam có thể chống lại những đe dọa từ Trung Quốc. Những điều này bao gồm mối quan hệ ngày càng ấm lên của Hà Nội với Mỹ và những mối quan hệ quân sự được "trẻ hóa" với Nga. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể quá thiếu thống nhất do những quan hệ phức tạp của các thành viên với Trung Quốc khiến tổ chức này không dễ dàng hỗ trơ, cho dù Philippines cũng đã phản đối kịch liệt những hành động của Bắc Kinh. Vậy tầm quan trọng không thể nghi ngờ được của những mối quan hệ này là gì?
    Người Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài. Nhưng người Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Về bản chất, Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối bá quyền Trung Quốc.
    Tất cả những điều này dường như không có ý nghĩa đối với Bắc Kinh, trong chính những hiểu lầm phóng đại về Việt Nam và thế giới. Wang Hanling, nhà đại lục học đang sống ở Singapore, một chuyên gia về các vấn đề biển, đã phát biểu: “Nếu người anh lớn bắt nạt đứa em nhỏ, điều đó là không tốt và không đáng, nhưng nếu đứa em thách thức hoặc bắt nạt người anh, đó là điều nực cười”.
    Nhìn qua, câu nói hài hước đầy màu sắc có thể đem đến một vài điều suy nghĩ. Đọc kĩ hơn, nó phản ánh một thái độ gia trưởng của Trung Quốc mà Việt Nam từ lâu đã phản đối.
    Vậy, điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Tình hình quả thực đáng lo ngại. Chúng ta có thể trông đợi những tuyên bố từ Bắc Kinh về “những sai lầm của Việt Nam” và không nghi ngờ gì về những cảnh báo về những hậu quả đáng lo ngại mà Hà Nội không thể xem nhẹ. Cũng không thể chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ không gây ra những sự cố khác, có thể là đánh chìm tàu. Người Việt Nam cũng có thể đáp trả lại theo kiểu này.
    Điều này sẽ dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình trên đường phố ở cả hai quốc gia và nhu cầu đáp trả bằng bạo lực. Mỹ, Nga hay ASEAN sẽ phản ứng như thế nào là điều khó có thể đoán biết. Rất khó để dự đoán bất kỳ sự giảm hay leo thang nào tại thời điểm này. Rõ ràng Việt Nam không sợ Trung Quốc và sẽ hành động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng Bắc Kinh sẽ làm gì?
    Cần phải tìm ra những giải pháp đa phương có tính sáng tạo, nhưng những phản ứng của Bắc Kinh đã chống lại bất kì một giải pháp nào có thể làm suy yếu tham vọng hoặc thách thức những tuyên bố của quốc gia này. Tuyên bố gần đây nhất của Bắc Kinh là “sẽ không sử dụng vũ lực hoặc những đe dọa vũ lực” nên được coi là đáng ngờ, vì nó mâu thuẫn với tinh thần của những hành động của Trung Quốc và che giấu vấn đề cơ bản nhất chính là những tuyên bố lãnh thổ vượt quá giới hạn và không có cơ sở của Bắc Kinh.
    Bắc Kinh cần phải suy nghĩ lại các chính sách chủ yếu dựa trên sự kiêu ngạo, hiếu chiến và bất hợp pháp của mình. Điều này dường như rất khó xảy ra. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra sẽ là làm thế nào để có thể tránh được một cuộc xung đột và bạo lực mở rộng. Liệu có bất kì câu trả lời nào chăng?
  5. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Báo Trung Quốc đề cập khả năng dùng sức mạnh trên Biển Đông=D>

    Bắc Kinh sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết", bao gồm cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông, bài xã luận trên tờ Global Times của Trung Quốc hôm qua có đoạn.
    > Trung Quốc sắp thử tàu sân bay
    > 'Mỹ cần giúp ASEAN trên Biển Đông'


    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: AP.
    Global Times là phụ bản của báo chính thống Nhân dân Nhật báo, báo của đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Lời lẽ nêu trên được đánh giá là cảnh báo cứng rắn nhất từ phía Trung Quốc trong thời điểm căng thẳng tại khu vực này lên cao về chủ quyền biển đảo, đài phát thanh Mỹ VOA bình luận.

    Global Times cho rằng, nếu không đạt được một giải pháp hòa bình trong tranh chấp ở Biển Đông sẽ dẫn tới việc huy động cảnh sát biển và lực lượng hải quân, nếu cần thiết, "để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc".

    "Tùy thuộc tình hình diễn biến thế nào, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai phương án: đàm phán để đạt được một giải pháp hòa bình hoặc đáp lại khiêu khích bằng các cuộc phản công chính trị, thậm chí là quân sự", bài xã luận có đoạn.

    Báo Trung Quốc dẫn ra phương án: "Trung Quốc sẽ đối phó bằng lực lượng cảnh sát trên biển, và nếu cần thiết sẽ phản công bằng hải quân".

    Trước đó, TTXVN trích dẫn lời lẽ trong xã luận của một tờ báo Hong Kong, trong đó cũng phát đi tín hiệu cứng rắn của Trung Quốc. Tờ Văn Hối, được cho là tiếng nói của Bắc Kinh ở đặc khu, đăng xã luận nói rằng người Trung Quốc sẽ "có đòn phản kích" chứ "quyết không ngồi nhìn".

    Bài xã luận của Văn Hối chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo rõ ràng: “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm”.

    Những bài xã luận như thế này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc biểu dương lực lượng của mình bằng hai cuộc tập trận mới đây, trong đó có một cuộc diễn ra ba ngày trên Biển Đông. Hôm qua, tờ Hong Kong Commercial Daily cũng vừa loan tin Bắc Kinh sẽ sớm thử tàu sân bay đầu tiên. Báo cho biết việc chạy thử tàu sân bay sẽ "răn đe các nước đang nhòm ngó" Biển Đông. Quân đội Trung Quốc không bình luận gì về thông tin trên.

    Trong khi đó tại hội thảo về Biển Đông ở Washington, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết, Mỹ cần giúp đỡ các nước Đông Nam Á tăng cường lực lượng trên biển để đối phó với những tuyên bố "không có cơ sở" của Trung Quốc ở Biển Đông. McCain tỏ ra quan ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong vấn đề biển đảo, đặc biệt trong vùng biển mà một số các nước ASEAN cũng khẳng định chủ quyền.

    Nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ này nói rằng Washington cần trợ giúp ASEAN phát triển và triển khai hệ thống cảnh báo sớm trên biển và tàu an ninh cũng như các hệ thống hàng hải cơ bản.
  6. longgia8888

    longgia8888 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    6
    Thai_Duong như là đảng viên hay sao ý nhỉ
  7. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhật, Mỹ công bố chương trình hợp tác quốc phòng mới
    Cập nhật lúc :3:27 PM, 22/06/2011
    Nhật và Mỹ vừa tuyên bố tiếp tục hợp tác trong chương trình phòng thủ tên lửa và những vấn đề an ninh chung.

    Nhật Bản và Mỹ vừa ký cam kết tiếp tục hợp tác với nhau trong chương tình phòng thủ tên lửa, an ninh mạng, lĩnh vực không gian cũng như mở rộng chia sẻ thông tin tình báo, giám sát và các hoạt động thăm dò.

    "Chúng tôi đã nhất trí về một khung hợp tác sản xuất để chuyển phòng thủ tên lửa đánh chặn cho các bên thứ ba, tăng cường hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai cũng như lĩnh vực không gian và an ninh mạng", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói trong cuộc họp ngày 21/6.

    Trong chương trình lá chắn tên lửa, bộ trưởng Quốc Phòng của Nhật và Mỹ quyết định sẽ nghiên cứu kỹ thêm các vấn đề trước khi chuyển bản thiết kế tên lửa chống tên lửa SM-3 Block IIA cho các công ty sản xuất. Hai nước đồng ý cử ra Ủy ban chung về vũ khí và kỹ thuật quân sự để giám sát các hoạt động chuyển giao này.

    Nhật và Mỹ cũng đồng ý thúc đẩy đối thoại về đa dạng hóa nguồn cung cấp các nguồn tài nguyên quan trọng, vật liệu bao gồm năng lượng và đất hiếm.

    Tuyên bố của Ủy ban tư vấn an ninh Mỹ - Nhật cũng cho biết 2 bên đồng ý mở rộng các hoạt động đào tạo, tập huấn chung cũng như tiếp tục các hoạt động nghiên cứu chung của 2 bên.

    Ngoài ra, 2 nước tiếp tục mở rộng và chia sẻ thông tin tình báo, các dữ liệu giám sát và trinh sát để ngăn chặn và chủ động đối phó với các tình huống khác nhau trong khu vực.

    Mỹ cũng tái khẳng định sẽ bảo vệ Nhật Bản cũng như hòa bình và an ninh trong khu vực bằng cả những cách thông thường và lực lượng hạt nhân. Cụ thể, Mỹ cam kết sẽ điều chỉnh thế trận phòng thủ khu vực để giúp Nhật giải quyết những thách thức như sự gia tăng của công nghệ hạt nhân, tên lửa đạo đạo và các mối đe dọa đang phát triển khác đến từ không gian, đại dương và internet.

    Trong lĩnh vực không gian, 2 quốc gia thừa nhận tiềm năng hợp tác trong tương lai trong việc xây dựng hệ thống vệ tinh dẫn đường, nâng cao nhận thức về không gian dưa trên các vùng hàng hải và việc sử dụng các bộ cảm biến. 2 Bộ trưởng cũng nhất trí tăng cường khả năng phục hồi các cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm cả việc bảo mật hệ thống thông tin.

    Đặc biệt, nhiều thỏa thuận chiến lược giữa Nhật và Mỹ có liên quan đến các hoạt động gần đây của Trung Quốc và Triều Tiên. Theo đó, Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay mà Mỹ xem là mối đe dọa cho hải quân nước này. Đồng thời, Triều Tiên cũng được xem có những bước thành công trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

    Ngoài ra, 2 bên cũng đặt nhiều sự quan tâm tới các thử nghiệm của hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc trong những năm gần đây.
    Thanh An (theo AFP)

    Bên thứ ba là bên nào đây???????
  8. abclkj

    abclkj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Đã được thích:
    1
    Thế mới kinh ... Thách Tần Thuỷ Hoàng nhà nó sống lại cũng không oánh VN .... Thử đánh đi VN trải qua bao nhiêu chiến tranh từ to đến bé đâu có sợ thằng khốn nào ... Cùng lắm là dân ta lại làm lại từ đầu là cùng ...... Bọn nó động đến niềm kiêu hãnh của người VN là chúng nó tèo ngay . Mịa cùng lắm VN lại làm Taliban thứ 2 là cùng đánh du kích khủng bố tinh thần thằng tàu khựa cho bố mẹ ông bà bọn tàu khựa sống lại cũng phải hoảng VN [r24)].
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Báo chí ở Trường Sa và các nhà giàn: "Nhớ lâu, nhớ sâu vẫn là báo viết"

    Đối với cán bộ chiến sĩ ở Trường Sa và nhà giàn DK1 Vùng 2 Hải quân, báo chí luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.

    [​IMG]
    Đọc báo và sưu tầm những chuyên mục hay là thói quen của các chiến sĩ (ảnh chụp tại đảo Sơn Ca, tháng 4.2011) Ảnh: NGỌC NĂM


    Từ cuối năm 2004 cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 được tiếp cận với các phương tiện thông tin nghe, nhìn hiện đại như xem ti vi từ đầu thu vệ tinh TVRO, truy cập Internet từ sóng Viettel song báo giấy vẫn là phương tiện truyền thông không thể thiếu, được cán bộ chiến sĩ ưa chuộng, nhớ lâu, nhớ sâu nhất.

    Vượt sóng ra biển xa

    Ngoài chế độ tiêu chuẩn, các chiến sĩ Trường Sa và các nhà giàn DK1 còn được nhận nhiều ấn phẩm báo chí của các cơ quan dân chính đảng, văn công đem ra mùa biển lặng. Loại báo chí này, các chiến sĩ gọi là “hàng xách tay” bởi đa số là tạp chí, nhiều ảnh những cô gái đẹp, rất bắt mắt. Còn chiến sĩ nhà giàn DK1 đọc báo theo tháng, “đến hẹn tàu ra” đem theo báo chí, lúc đó mới có báo đọc.

    Từ năm 2005 trở về trước, thông tin chủ yếu của các chiến sĩ nhà giàn là nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và chương trình phát thanh quân đội. Ti vi chỉ dùng xem băng từ qua hệ thống đầu máy Video. Từ năm 2004, một số nhà giàn được trang bị chảo thu vệ tinh TVRO nhưng không được bao lâu. Tuổi thọ của mỗi chảo vệ tinh TVRO chỉ 2-3 năm là hỏng vì hơi nước biển mặn bốc lên làm gỉ sét hoặc gió to làm lệch múi thu vệ tinh, hoặc “mắt thần vệ tinh” bị sét đánh hỏng không thu được tín hiệu. Vì thế báo giấy vẫn là kênh thông tin lâu bền của chiến sĩ nhà giàn.

    Thông thường báo được chuyển từ đất liền theo tàu trực 2 tháng 1 lần. Trước khi tàu xuất phát, chiến sĩ liên lạc có nhiệm vụ chia báo cho các nhà giàn, đóng gói cẩn thận vào bao ni lông chống ướt, ghi tên từng nhà giàn và vận chuyển xuống tàu. Nếu sóng yên biển lặng, báo được chở bằng xuồng máy, khi gặp sóng to gió lớn, báo được gói cẩn thận trong bao bảo quản chống ướt, cột chặt vào dây mồi thả xuống biển để các chiến sĩ nhà giàn kéo lên. Nhiều khi kéo được báo lên, mọi người háo hức mở ra đọc nhưng tất cả đều ướt mèm do bao ni lông thủng. Vậy là các chiến sĩ phải nhẹ nhàng dỡ từng tờ đem hong khắp nhà chờ khô để đọc.

    [​IMG]
    Trung úy Lê Văn Tài chuyển báo xuống tàu Hải quân đem ra nhà giàn DK1 Ảnh: TRẦN MẠNH TUẤN


    Món ăn tinh thần không thể thiếu

    Hiện tại 15 nhà giàn DK1 và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đều được xem truyền hình qua vệ tinh TVRO ở các kênh VTV1, VTV3 và truy cập Internet qua mạng điện thoại di động Viettel, riêng nhà giàn DK1/10 xem được 32 kênh quốc tế do Đài Truyền hình Cà Mau tài trợ.

    Ở nhà giàn này, mỗi chiến sĩ được đăng ký một số điện thoại di động miễn phí, (kinh phí do Đài Truyền hình Cà Mau chi trả). Do khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên có sóng to gió bão, nhiễm nước biển mặn nên chất lượng đường truyền Internet, ti vi đôi khi mất tín hiệu bởi thế báo giấy vẫn chiếm vị trí ưu thế.

    Trung tá Nguyễn Thế Dĩnh, chính trị viên khung quản lý nhà giàn DK1 cho biết: “Chuẩn bị khi có tàu đi nhà giàn là liên lạc gói báo, thư chuyển xuống tàu. Ngoài giàn anh em trông thư báo lắm. Tuy bây giờ có điện thoại, song ở giữa biển khơi nhận được lá thư viết tay từ đất liền vẫn cảm thấy xúc động. Việc đầu tiên khi tàu đi thay trực là chỉ huy đơn vị quan tâm đến thư báo cho bộ đội. Bởi thế việc đóng gói, ghi tên phải thật cẩn thận chu đáo, tránh thư báo của nhà giàn này lại chuyển nhầm cho nhà giàn kia”.

    Công nghệ cắt dán

    Mặc dù hiện nay đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ chiến sĩ Trường Sa và nhà giàn DK1 đã được cải thiện, không còn “đói” thông tin như trước nữa, song báo giấy luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu của cán bộ chiến sĩ.

    Sau khi đọc xong, nhiều chiến sĩ trẻ cắt những bài báo, bài thơ hay, những câu châm ngôn, lời hay ý đẹp dán vào sổ tay làm hành trang cho cuộc sống. Những tấm ảnh đẹp trên tạp chí được các chiến sĩ cắt dán trên trần giường ngủ, hoặc nơi “góc nhỏ riêng tư” để mỗi lần ngắm thấy đỡ nhớ đất liền hơn.

    Nhiều chiến sĩ sáng tạo “vận dụng” viết thư cho người yêu bằng những câu châm ngôn lượm lặt từ báo. Mỗi khi xuân về tết đến, những tấm ảnh đẹp, mỗi bài thơ hay được các chiến sĩ cắt dán làm báo tường theo từng chủ đề treo trang trọng giữa câu lạc bộ.

    Chiến sĩ Hoàng Văn Long ở nhà giàn DK1/14 hơn 10 năm qua có thói quen cắt những bài báo hay dán vào sổ theo chủ đề và coi đó là “cẩm nang” quí giá. Long chia sẻ: “Những bài báo tôi sưu tầm rất có ý nghĩa để học hỏi kinh nghiệm, nó như hành trang của tôi trong cuộc đời binh nghiệp. Bây giờ ở nhà giàn DK1 thông tin đa dạng hơn, nhưng tôi vẫn thích tờ báo giấy. Nếu ti vi, internet là phương tiện trực quan nóng hổi, thì báo giấy làm cho tôi nhớ lâu, nhớ sâu nhất”.

    Nguồn: Báo Văn Hóa
  10. emxinhemkieu

    emxinhemkieu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    1.201
    Nga.Mỹ đều chê chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc

    Trung Quốc đã tiến hành vụ thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên vào tháng 1 vừa rồi.
    Theo ông Mikhai Pogosyan, người đứng đầu Tập đoàn sản xuất máy bay United Aircraft của Nga, "chiếu đấu cơ tàng hình của Trung Quốc chỉ là một thứ để phô trương, gây ấn tượng chứ không phải là một chương trình thực sự".
    Ông Pogosyan cho rằng, ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Trung Quốc đang phát triển thành công nhưng nó còn thiếu những thứ cần thiết để tạo nên một bước đột phá. "Sẽ không có bước đột phá nào ở đây. Để thực hiện những chương trình như thế đòi hỏi phải có quy mô lớn và rất nhiều kinh nghiệm," ông Pogosyan nói thêm.
    Như vậy, sau Mỹ đến lượt Nga tỏ ra coi thường máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc.
    Báo chí thế giới hồi đầu năm nay đã xôn xao khi trên các website và một vài blog quân sự của Trung Quốc xuất hiện những bức hình đầu tiên không rõ nét về một chiếc máy bay giống như một chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới đang được cho chạy thử nghiệm. Trong khi mọi người nói đến viễn cảnh Trung Quốc sắp có máy bay chiến đấu tàng hình mới có thể là đối thủ của chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ thì Mỹ lại tỏ ra không mấy lo lắng. Giới quan chức quân sự cấp cao Mỹ khẳng định Bắc Kinh còn lâu mới sản xuất được loại máy bay tối tân đó.
    "Phát triển một chiếc máy bay tàng hình sau đó đưa nó vào môi trường chiến đấu không phải là việc dễ dàng và sẽ phải mất rất nhiều thời gian", Giám đốc Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ - Phó Đô đốc David Dorsett cho biết.
    Hiện nay, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất có thể hoạt động trên thế giới là máy bay Lockheed Martin F-22 Raptor của Mỹ. Nga đang thử nghiệm chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 T-50 PAK FA của riêng họ. Chiếc máy bay này do hãng Sukhoi chế tạo. Nga hy vọng những chiếc máy bay chiến đấu tối tân của họ sẽ chính thức được đưa vào sản xuất năm 2015. Chưa rõ liệu máy bay tàng hình của Nga có thể là đối thủ của máy bay Mỹ hay không.
    Chiến đấu cơ tàng hình Black Silk J-20 của Trung Quốc được cho là giống tương tự với hai loại máy bay tàng hình F-22 Raptor và T-50 của Mỹ, Nga mặc dù trong những bức hình được phát tán trên Internet, máy bay của Trung Quốc có vẻ lớn hơn. Điều này có nghĩa là nó có thể bay ở tầm xa hơn và chở nặng hơn. Trung Quốc đã bắt tay vào phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 từ giữa những năm 1990 và nước này dự định sẽ có chiếc máy bay loại này đầu tiên vào khoảng thời gian từ 2018 đến 2020.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này