1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5024 người đang online, trong đó có 469 thành viên. 23:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 111171 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Có mùi là chắc chắn!
  2. quangtuyen007vn

    quangtuyen007vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    0
    đánh tàu việt nam được vô số cái lợi, chiến tranh chính nghĩa lúc này mang lại nguồn lực phát triển to lớn cho dân tộc các bác ah.
  3. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Tàu khựa đúng là tráo trở, đọc các bài báo của nó tức k thể chịu nổi!
  4. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Sống mãi với Trường Sa

    Trong cuộc tập kích của Trung Quốc tại vùng biển Cô Lin, Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa) năm 1988, 74 cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hy sinh, mất tích, trong đó có hàng chục người con quê hương Đà Nẵng, Quảng Nam. Tên tuổi của các anh đã sống mãi với Trường Sa.

    Con số đau thương


    Vào ngày 14.3.1988, tàu chiến và lính thủy Trung Quốc bất ngờ tấn công các tàu vận tải của ta đang làm nhiệm vụ tại vùng biển Cô Lin, Gạc Ma. Lúc này đồng chí Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng tàu HQ 604 cho phát loa nói với lực lượng vũ trang Trung Quốc đang tràn lên bãi cạn: "Đây là đảo chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu các đồng chí thuộc Quân đội Nhân dân Trung Quốc phải rời đảo! Các đồng chí đang xâm phạm lãnh thổ Việt Nam!”.

    [​IMG]
    Mẹ Ngò thắp nén nhang cho con.


    Nhưng, lính thủy Trung Quốc vẫn bắn chìm tàu vận tải của ta, dùng pháo hạng nặng và các loại vũ khí bộ binh khác bắn lên bãi cạn Gạc Ma, làm thương vong nhiều cán bộ, chiến sĩ Hải quân VN đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và xây dựng đảo.

    Theo con số chính thức mà Nhà nước ta công bố, ngày 14.3.1988 đã có 74 cán bộ, chiến sĩ hải quân ta hy sinh và bị mất tích. Sau thời điểm này, Trung Quốc trao trả cho ta 9 cán bộ, chiến sĩ bị chúng bắt giữ. Tháng 8.2008, ngư dân đưa lên được 4 bộ hài cốt liệt sĩ từ xác tàu HQ 604. Việc tìm kiếm các anh vẫn đang được tiếp tục. Như vậy, tới nay, vẫn còn hơn 60 hài cốt bộ đội ta đang nằm sâu dưới lòng biển Cô Lin, Gạc Ma.

    Đầu tháng 6.2011, lần theo danh sách được đăng tải trên Báo Nhân Dân năm 1988, chúng tôi tìm về nhà liệt sĩ (LS) Nguyễn Bá Cường (quê Thanh Quýt, Điện Thắng Trung, Điện Bàn, Quảng Nam). Trong căn nhà tình nghĩa, mẹ Nguyễn Thị Ngò (80 tuổi, mẹ LS Cường) sống đơn độc một mình với những kỷ vật mà con trai để lại.

    Trên tay mẹ là chứng minh thư nhân dân mà ngày ra đi anh Cường để lại, mẫu giấy viết tay của anh Cường xin đi học nước ngoài... Tất cả đều được mẹ cẩn thận giữ gìn. Mẹ Ngò có 3 con, trong đó LS Nguyễn Bá Cường là con út. Năm 1988, Cường một - hai nằng nặc đòi đi nghĩa vụ quân sự, mẹ thấy con đã quyết tâm, có lo lắng cũng không dám thổ lộ ra. Lúc đó mẹ đã có những linh cảm...

    Các anh chưa về

    “Vào một buổi chiều tháng 3.1988, tôi cùng cả nhà sững sờ khi nghe cô phát thanh viên Đài Tiếng nói VN đọc tên những cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân VN hy sinh và mất tích trong khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại vùng biển Cô Lin, Gạc Ma. Những cảm giác lúc đó đến bây giờ vẫn còn nguyên trong chúng tôi: Uất ức, bức bối, đau đến buốt lòng, như thể có tảng đá đang đè trên ngực” - ông Trần Huỷnh (90 tuổi, ở Hòa Cường, Đà Nẵng), ba của LS Trần Tài nghẹn ngào kể.

    Ông Huỷnh cũng có 2 cậu con trai tham gia cách mạng, nay đang công tác tại Đà Nẵng. Con út của ông, LS Tài, tham gia Bộ đội Hải quân được một năm, rồi xung phong vận chuyển vật liệu đi xây dựng Trường Sa. Ông Huỷnh tự hào lắm, vì cả nhà theo cách mạng, nay cậu Út biết nghĩ đến đất nước.

    “Sau cái Tết năm 1988, nhà tui vui vẻ tiễn con lên đường nhập ngũ, rồi từ đó, không ai còn nhìn thấy mặt con nữa. Mẹ nó nghe tin con hy sinh, đâm bệnh rồi mất ngay sau đó”- ông Tài xót xa.

    Nhiều LS khác hy sinh trong ngày 14.3, như các anh Trương Quốc Hùng, Nguyễn Phú Đoàn, Phạm Văn Sửu, Lê Văn Xanh, Lê Thế (đều quê Đà Nẵng), khi chúng tôi đến nhà mới biết các anh hy sinh lúc còn rất trẻ, 18-19 tuổi, và hầu hết đều chưa thấy hài cốt.

    Trong căn nhà 166 Núi Thành, ông Huỷnh cùng các con đã ghi lại đầy đủ những sự kiện diễn ra trong chiến dịch CQ-88 (bảo vệ chủ quyền năm 1988) và mãi mãi ghi nhớ tên tuổi 74 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và mất tích khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Cô Lin, Gạc Ma. Theo ông Huỷnh, thông tin danh sách trên cũng như diễn biến vụ việc ông lấy từ nguồn Hải quân Việt Nam lúc bấy giờ, rồi từ đó, ông lưu giữ như một kỷ vật, để sau này con cháu còn biết đến.

    Anh Nguyễn Bá Thảo, cháu LS Cường, cũng sưu tầm toàn bộ tư liệu về cuộc tập kích, lưu giữ thư từ ở khắp nơi viết cho mẹ Ngò, hay những bài báo viết về các anh… Anh Thảo tâm sự: Đất nước hòa bình thống nhất, nhưng vẫn còn đó hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chưa được bình yên, vẹn toàn.

    Riêng với Trường Sa, những người con trung kiên của Tổ quốc vẫn đang ngày đêm canh giữ quần đảo thân yêu này với tinh thần: "Trường Sa vì cả nước - Cả nước vì Trường Sa". Vì vậy, chúng ta cần tưởng nhớ những người đã khuất, đã đổ máu xương nhằm giữ chủ quyền biên cương Tổ quốc”.

    Nguồn: Báo Dân Việt

  5. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Chùm ảnh tàu Hải quân Việt Nam thăm Trung Quốc
    Cập nhật lúc :3:22 PM, 22/06/2011
    Sáng 21/6, hai tàu Hải quân nhân dân Việt Nam mang số hiệu HQ375 và HQ376 đã cập cảng thành phố Trạm Giang (Quảng Đông, Trung Quốc).

    Sự kiện này bắt đầu chuyến thăm hữu nghị và giao lưu với Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

    Đây là lần thứ 2 kể từ năm 2009, Hải quân Nhân dân Việt Nam đưa tàu đến thăm Trung Quốc, nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác láng giềng, hữu nghị truyền thống, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Quân đội và Hải quân hai nước.

    Chuyến thăm cũng nhằm đáp lại các chuyến thăm Việt Nam của tàu Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tại Thành phố Hải Phòng tháng 12/2009 và thành phố Đà Nẵng tháng 11/2010.

    Ra tận cảng đón tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam có Thiếu tướng Trương Văn Đán, Phó Tham mưu trưởng Hạm đội Nam Hải và Đại tá Hoa Tiểu Bình, Phó chánh văn phòng Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải.

    Sau lễ đón tại cảng, Đoàn tàu Hải quân nhân dân Việt Nam thăm Trung Quốc do Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân dẫn đầu đã đến chào xã giao Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải. (>> xem thêm)

    Tiếp đoàn có Thiếu tướng Yêu Chí Lâu, Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải cùng các cơ quan chức năng.

    Thay mặt Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải, Thiếu tướng Yêu Chí Lâu, Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải nhiệt liệt chúc mừng Đoàn tàu Hải quân nhân dân Việt Nam đến thăm Trung Quốc, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của chuyến tuần tra liên hợp lần thứ 11 trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.

    Thiếu tướng Yêu Chí Lâu đánh giá đây là hoạt động không chỉ thể hiện tình hữu nghị mà còn nâng lên tầm cao mới về sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hải quân hai nước.

    Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải đánh giá cao kết quả chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ vừa qua; các hoạt động diễn tập, tìm kiếm cứu nạn và trao đổi thông tin với nhau. Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc mong muốn hải quân hai nước có những hoạt động tích cực, thiết thực góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Trung Quốc-Việt Nam.

    Những vấn đề liên quan đến biển Đông, Thiếu tướng Yêu Chí Lâu cho rằng, Quân đội và Hải quân hai nước cần phải luôn giữ sự tỉnh táo, góp phần vào sự ổn định của khu vực.

    Thay mặt Đoàn tàu Hải quân nhân dân Việt Nam thăm Trung Quốc, Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân chân thành cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và những tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Hạm đội Nam Hải, đại diện cho tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Quân giải phóng, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dành cho đoàn, cho Quân đội nhân dân và Hải quân nhân dân Việt Nam.

    Đại tá Nguyễn Văn Kiệm khẳng định: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, chính trị; nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị từ lâu đời, tình hữu nghị ấy đang được Đảng, Nhà nước và Quân đội, Hải quân hai nước giữ gìn, vun đắp để hy vọng phát triển tốt đẹp.

    Điều đó đã được thể hiện trong các cuộc kháng chiến giải phóng, thống nhất đất nước của dân tộc mình, Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ chí tình cả về vật chất và tinh thần của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Trung Quốc. Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam trân trọng ghi nhớ những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu đó.

    Trong những năm qua, hải quân hai nước đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần thúc đẩy mối quan hệ, tình hữu nghị ngày càng phát triển, trong đó có việc trao đổi các đoàn lãnh đạo, chỉ huy cấp cao của hải quân, ký kết thỏa thuận Tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ năm 2005 và đến nay đã tổ chức thành công 11 chuyến tuần tra liên hợp.

    Hoạt động tuần tra liên hợp, đưa tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, phối hợp diễn tập trên biển không những đã tạo điều kiện tốt để sĩ quan, thủy thủ hải quân hai nước giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, mà còn nâng cao khả năng đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống của Hải quân hai nước, góp phần duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.

    Chiều cùng ngày, Đoàn tàu Hải quân nhân dân Việt Nam đã đến chào xã giao chính quyền thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và dự tiệc chiêu đãi do Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải tổ chức.

    Dưới đây là một số hình ảnh về chuyến thăm tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam ở Trung Quốc:

    [​IMG][​IMG]Tàu Hải quân Việt Nam cập cảng thành phố Trạm Giang (Quảng Đông, Trung Quốc).


    [​IMG]Lãnh đạo Hạm đội Nam Hải đón Đoàn của tàu Hải quân nhân dân Việt Nam đến thăm Trung Quốc tại cảng Trạm Giang.


    [​IMG]Thiếu tướng Yêu Chí Lâu, Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải tiếp đoàn và trao đổi quà lưu niệm.
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc đề cập khả năng dùng sức mạnh trên Biển Đông mà bác vỗ tay là sao ?

    Đề nghị bác nói rõ ý nghĩa của cái vỗ tay đó .

    Hoan nghênh TQ đánh VN ?
  7. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Chuyện trồng rau, nuôi gà ngoài Trường Sa

    Mặc dù tình hình biển Đông đang “nóng” hừng hực, nhưng những người lính trên quần đảo Trường Sa vẫn kiên định lập trường, làm tốt nhiệm vụ thiêng liêng mà Tổ quốc, nhân dân giao phó. Bên cạnh đó, họ còn thành công trong việc “chế ngự” sự khắc nghiệt của thời tiết để hình thành những vườn rau vươn mình xanh mướt, những đàn gia cầm không ngừng sinh sôi, nảy nở!

    [​IMG]

    Ăn ngủ cùng rau

    Trong bữa cơm chiều trên đảo Trường Sa lớn, ngoài các loại cá, thịt đặt kín bàn, chúng tôi được “chiêu đãi” những đĩa rau muống luộc to, đặt trang trọng giữa bàn. Trước bữa ăn, Thượng tá Nguyễn Hữu Lục, Đảo trưởng kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa lớn xúc động nói: “Chúng tôi mời các anh ăn món rau trồng trên đảo vì hai lý do: Thứ nhất, vì rau là món thực phẩm quí nhất trên đảo. Hai là chúng tôi muốn gửi về đất liền một thông điệp: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, quân dân trên đảo vẫn không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ đất nước giao phó mà còn lạc quan làm tốt công tác hậu cần, tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống hàng ngày”.

    “Có rau xanh là giàu”. Đó là câu khẳng định vui của Đảo trưởng Nguyễn Hữu Lục. “Giàu” không phải có nhiều tiền mà “giàu” vì có rau xanh. Ngoài cá, thịt, bữa ăn hàng ngày của quân dân trên đảo thường xuyên có rau xanh. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm đảo Trường Sa lớn sản xuất hàng chục tấn rau xanh các loại.

    [​IMG]

    Anh Lục kể: “Vài năm trước, rau là hàng xa xỉ trên đảo, hầu hết được mang từ đất liền ra, có khi cả tuần mới được ăn một bữa rau xanh. Do thời thiết trên đảo khắc nghiệt, từ tháng 6 – 12 hàng năm thường có gió mạnh cấp 6, sóng biển tung cao, gió cuốn vào khiến cả đảo chìm trong bụi biển. Nếu không được che chắn kỹ, rau trong vườn cố định sẽ bị “tắm” nước mặn, sém lá và chết rất nhanh. Còn những “vườn rau di động” trồng trong các thùng nhựa, gỗ, một cơn lốc bất ngờ ập đến cũng có thể cuốn phăng xuống biển trong giây lát".

    "Có thể nói, anh em trên đảo chúng tôi gần như “ăn ngủ” cùng rau, tìm ra nhiều sáng kiến để bảo vệ vườn rau như trồng thêm nhiều cây xanh, xây “nhà” che nắng, che gió và che nước biển cho vườn rau cố định. Còn những “vườn” rau trồng trong các thùng gỗ, nhựa thì dễ hơn, mỗi khi có gió mạnh, nắng gắt là anh em khiêng “vườn” chạy”, Đảo trưởng Lục cho biết.

    Còn Trung tá, Đảo trưởng đảo Sinh Tồn Đinh Trọng Thắm thì cho hay: “Ở trên đảo, rau xanh quí như vàng và được “bảo vệ” nghiêm ngặt. Mặc dù không sử dụng thuốc trừ sâu nhưng không loại sâu bọ nào có cơ hội “nhấm nháp” những lá rau, bởi ngoài giờ huấn luyện hay rảnh rỗi là anh em có mặt ở vườn rau để vạch lá bắt sâu, vun xới, xong việc rồi thì ngồi… ngắm rau. Đang ngủ mà nghe mưa hay gió mạnh là anh em bật dậy, lao ra vườn rau để cứu “rau” trước. Cuối năm rồi, do sơ suất mà một trận gió bất ngờ ào tới, mấy khay rau mầm vừa nhú đặt trên lan can bị gió cuốn phăng xuống biển. Tụi tôi thảng thốt và chỉ biết đứng ngó trân trân. Một cậu lính trẻ bật khóc tu tu như trẻ con làm chúng tôi vừa buồn cười vừa xót xa, tiếc mấy khay “vàng” vừa bị biển cướp mất”.

    Những trang trại đầu con sóng

    Nhìn đàn gà, vịt gần 1.000 con trên đảo Trường Sa lớn, con nào cũng mập ú, tôi hỏi chiến sĩ Nguyễn Đình Di: “Gà vịt nhiều quá, chắc anh em tiết kiệm?”, Di đáp ngay “Tụi em ăn hoài chứ gì, tại nuôi đẻ được nên nhiều đó anh”. Di cho biết trên đảo đã có lò ấp trứng gà vịt từ 2 năm nay. Công trình này do Thiếu úy Phùng Văn Nghiên, cán bộ chính trị nghiên cứu ra. Thiếu úy Nghiên nổi tiếng trên đảo bởi “kinh nghiệm chăn nuôi đầy mình".

    [​IMG]

    Đảo trưởng Nguyễn Hữu Lục kể: “Cũng như trồng rau, việc nuôi gà vịt ở đảo rất khó khăn. Do thời tiết khắc nghiệt khiến đàn gà vịt mới mang từ đất liền ra chết sạch. Chăm gà vịt như chăm con, vậy mà thời gian đầu cũng chết 80%. Sau mỗi lần thất bại chúng tôi lại rút ra một ít kinh nghiệm. Cuối cùng, một số gia cầm cũng thích nghi được với môi trường và tồn tại. Đến nay chúng tôi không chỉ chủ động được con giống mà còn hỗ trợ các đảo khác nữa”.

    Tôi gặp Thiếu úy Nghiên giữa lúc anh đang xăng xái tiếp đón đoàn công tác. Đưa tay quệt dòng mồ hôi nhễ nhại, anh cười hiền khi nghe tôi đề nghị anh kể về “nghề” tay trái của mình: “Ban đầu tôi cũng như mọi người, mù tịt về chăn nuôi. Nhưng hoàn cảnh sống ở đây nếu mình không năng động, chịu khó tìm tòi thì rất khó khăn. Làm riết rồi có kinh nghiệm thôi. Bây giờ ở trên đảo không chỉ có quân nhân sống, làm việc và sinh hoạt theo điều lệnh mà đàn heo, đàn gia cầm cũng phải theo “điều lệnh” nữa đấy”.

    Anh cười rồi vẫy tôi theo anh. Đến khu vực chuồng gà, anh Nghiên rút chiếc đũa cài trên vách chuồng gà gõ liên tục vào khay uống nước của gà, tức thì đàn gà, vịt từ mọi ngả ào về, tung bụi mịt mù. “Thực ra huấn luyện chúng rất dễ, chỉ cần mỗi lần cho chúng ăn, mình phát ra tín hiệu, một thời gian là chúng quen. Chỉ cần một số quen tín hiệu là đủ, chúng sẽ theo nhau về. Do điều kiện nuôi tự nhiên và có lẽ cũng do môi trường sống nên thịt gà, vịt ở đảo ngon hơn ở đất liền. Bây giờ có thể coi gia cầm ở Trường Sa là một giống riêng, thuần chủng với tên gọi riêng là gà Trường Sa, vịt Trường Sa được rồi, giống như ở đất liền có tên gà Đồng Tháp, gà Tam Hoàng chẳng hạn”- Nghiên kể.

    [​IMG]

    Theo Đảo trưởng Nguyễn Hữu Lục thì số lượng gia súc, gia cầm trên đảo mỗi năm đều tăng hơn năm trước khoảng 30%. Hiện đảo đang có 2 cặp heo giống, trong đó có 1 cặp là heo rừng lai. Đến nay đảo đã tự cung tự cấp con giống gia cầm, trong một tương lai không xa, đảo sẽ chủ động trong việc sản xuất heo giống và có thể cả bò nữa. Khi đó, quân dân trên đảo không chỉ được nghe tiếng gà gáy báo thức mỗi buổi bình minh lên mà còn được nghe tiếng bê con réo mẹ, tiếng bò rống nữa.

    Nguồn: Báo Nông Nghiệp
  8. quangtuyen007vn

    quangtuyen007vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    0
    thăm thú gì, ít hôm vác tên lửa phang vào đầu nhau , đúng là đời ko trả kát sê mà ta vẫn phải diễn
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bác đưa tin mà chẳng có bình luận gì cả !
    Thế quan điểm cá nhân của bác về việc tuần tra chung và thăm viếng giữa hải quân hai nước lần này nói lên điều gì ?

    Còn chỉ đưa tin không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì cả , tự chúng tôi cũng xem được ! Không cần đưa lên đây !
  10. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Sức sống mới trên quần đảo Trường Sa

    Bộ NN & PTNN vừa đưa dự án “Phát triển cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất tự túc và tôn tạo cảnh quan ở quần đảo Trường Sa” vào danh sách các đề án phát triển Trường Sa sẽ triển khai trong giai đoạn 2011-2013.

    Theo Tiến sĩ Ngô Quang Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nơi nghiên cứu và chủ trì dự án thì chậm nhất vào đầu năm 2012, dự án sẽ được tiến hành tại 8 đảo (4 đảo chìm và 4 đảo nổi) với thời gian khoảng 30 tháng.

    Như vậy, dự án trên mở ra tương lai trong một ngày không xa, quân dân trên toàn thể 21 đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ tự túc được sản xuất lương thực, thực phẩm.

    Phủ xanh đảo xa

    “Hiện nay, chủng loại rau trên các đảo còn ít. Mục đích chính của dự án là phát triển cây trồng, vật nuôi với kỹ thuật và quy mô thích hợp với các đảo để quân dân có thể tự túc rau xanh, một phần thực phẩm và làm phong phú thêm sinh cảnh của các đảo, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân dân huyện đảo Trường Sa. Các nội dung chủ yếu bao gồm cải tạo, nâng cấp vườn rau hiện có trên đảo; xây dựng thêm các nhà kính trồng rau, thử nghiệm và cung cấp các phương tiện che chắn để trồng rau được trong mùa mưa và mùa gió mặn; cung cấp vật tư theo hướng trồng rau không cần đất; tiến hành thử nghiệm trồng rau mầm, rau ăn lá, cây ăn quả, cây cảnh…”, Tiến sĩ Vinh cho biết.

    [​IMG]
    Cán bộ đảo đá Cô Lin chăm sóc rau xanh trên đảo. Ảnh: Tuấn Linh


    Về phần chăn nuôi, dự án sẽ có phần trồng thêm một số loại cỏ làm thức ăn cho bò. Dự kiến, giúp cho đảo Song Tử Tây phát triển từ 10 con bò tăng thành 20 con; giúp phát triển tăng quy mô đàn lợn lên 50-60 con; phát triển đàn gia cầm. Hiện nay, trên đảo đã có nuôi vịt, gà, ngan. Hướng tới, dự án sẽ phát triển nhiều hơn nữa vịt đẻ trứng.

    Nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp tại quần đảo Trường Sa là rất lớn. Riêng tại khu vực đảo Đá Tây, hiện hình thành một trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá (thuộc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông) với đầy đủ kho chứa hàng, nhà kính trồng rau,...đặt nền móng cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản trên biển trong tương lai.

    Một cán bộ của Khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây cho biết ở đảo này, các loại rau chỉ sau 15-20 ngày trồng là có thể thu hoạch. Vì vậy, lượng rau cung cấp cho khu vực đảo Đá Tây luôn luôn dư thừa. “Bà con ngư dân, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, một mớ rau đối với họ rất quý nên chúng tôi cũng đang tính, sẽ trồng thêm diện tích trồng rau ở khu vực này để bán cho ngư dân”, anh cán bộ nói.

    Cải thiện đời sống quân dân

    Theo nhận định của ông Lê Viết Bình, Phó trưởng Văn phòng đại diện phía Nam, Bộ NN & PTNT, dự án trên hết sức thiết thực và cần thiết cho quân, dân Trường Sa trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất một khi dự án được triển điều là điều kiện thời tiết phức tạp, thiếu nước ngọt, khan hiếm đất trồng rau ở Trường Sa. Cũng như trước nay chưa có nhiều nghiên cứu về nông nghiệp cho quần đảo Trường Sa sẽ là khó khăn không nhỏ trong quá trình nghiên cứu, phát triển dự án.

    “Đảo đầu tiên cách đất liền cũng cả mấy trăm hải lý. Mỗi đảo lại cách nhau 20-30 hải lý nên việc di chuyển đã tốn khá nhiều thời gian. Đó là chưa kể trong năm chỉ có một mùa là mùa biển lặng để tiếp cận đảo. Thời tiết và khí hậu khắc nghiệt. Gió mặn rất phức tạp nên vật liệu đem ra đảo phải chịu được sự ăn mòn của muối. Gió bão thường xuyên nên các phương tiện che chắn phải phù hợp với từng đảo. Đây là vấn đề không đơn giản vì muốn che chắn được để tránh gió mạnh thì phải che thật kín. Nhưng càng kín thì càng nóng lên, ảnh hướng tới sức bền của hệ thống che chắn. Vì vậy, phải xây dựng được các vòm kính vừa đảm bảo che chắn, vừa đảm bảo các điều kiện an toàn về mặt kỹ thuật”, tiến sĩ Vinh phân tích.

    Ngoài ra, theo Tiến sĩ, nền đất trên các đảo là xác san hô qua bao đời phân hủy mà thành. Bản chất không phải là đất trồng và càng không thích hợp với các loại cây, rau ngắn ngày. Tiến sĩ Vinh nói: “Vì vậy, hướng của chúng tôi là đưa giá thể, đất trên nền xơ dừa đã được xử lý để trồng rau. Cây trồng trên giá thể sẽ phát triển tốt, năng suất cao. Sau một thời gian khi giá thể hết chất dinh dưỡng thì tận dụng bón chung để tăng dinh dưỡng cho đất”.

    Hiện, Viện đề xuất Bộ NN&PTNT phê chuẩn kế hoạch tập huấn cho 300 lượt cán bộ về kỹ thuật trồng rau quả, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm cho quần đảo Trường Sa. “Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trong nhiều lần chuyển giao khoa học kỹ thuật trước đây tại các đảo Phú Quý, Phú Quốc…, tôi tin rằng với tương lai không xa, quân và dân trên các quần đảo sẽ chủ động tự túc được các nguồn thực phẩm sạch và an toàn”, ông Vinh nhấn mạnh.

    Nguồn: ĐVO
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này