1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5281 người đang online, trong đó có 520 thành viên. 23:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 111171 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. Congtutrom

    Congtutrom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2010
    Đã được thích:
    0
    em hiểu đúng ý bác mà bác hiểu sai ý e ấy chứ. e cũng đang so sánh Tàu với chó, bả chó ở đây có nghĩa là Đám mây hình nấm" , trái mướp nghĩa là "tên lửa quân ta", hàm răng ý chỉ căn cứ quân sự của tàu:-bd
  2. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Có một số bác làm bên quận đội cứ úp mở kiểu : Việt Nam có hàng nóng đặc biệt chưa bao giờ mang ra khoe, chưa ai biết cả, em cứ đoán già đoán non có thể các bác mua hàng về rồi " thêm bớt' vào chăng, đoán vậy nhưng ko biết đó là hàng gì nữa, hồi hộp quá ;))
  3. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    :)>-
  4. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Ký ức Trường Sa

    Có một câu nói nổi tiếng mà tôi rất yêu thích 'Happiness is a journey, not a destination - Hạnh phúc là một hành trình, không phải đích đến'.

    Hồng Hạnh

    Cuộc đời là những chuyến đi, mỗi ngày qua chúng ta đã in dấu trên biết bao con đường. Có những con đường đã quen lối, có những con đường sẽ không trở lại nhưng trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những "đoạn đường để nhớ" của riêng mình. Tôi cũng vậy và có lẽ hơn 150 con người đã sống 11 ngày trên con tàu mang số hiệu HQ996, cũng có cùng một đoạn đường để nhớ mà tôi gọi tên: Trường Sa 3-14/4/2011.

    Người ta nói đúng, cái gì đầu tiên cũng có một ý nghĩa đặc biệt. Đây là lần đầu tôi đến Trường Sa bởi vậy nó đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc và kỷ niệm đẹp. Người ta cũng hay nói: "Giấc mơ là những gì không hiện thực", vậy có thể nói đây là một cuộc hành trình trong mơ. Bởi những gì tôi được trải qua khác nhiều với hiện thực mà tôi đã và đang sống. Không tắc đường, không báo chí, không truyền hình, không internet, không liên lạc là tình trạng thường xuyên của chiếc điện thoại - vật bất ly thân của con người thời hiện đại...

    Thoát khỏi những thói quen bận rộn của cuộc sống thường ngày ấy, tôi đã tồn tại trong một cuộc sống mà tôi chưa bao giờ được sống. Đó là một thế giới khác, gần như không có nỗi buồn, không có sự lo lắng hay nỗi sợ hãi nào, không có những nỗi nhớ mong khắc khoải mà ở đây, tất cả nhường chỗ cho những nụ cười, những giọt nước mắt ấm áp tình người.

    Cảm giác háo hức khi lần đầu đặt chân lên con tàu HQ996 là âm thanh rền vang của tiếng còi như một con thú dữ hùng dũng lao ra biển rộng. Những buổi nói chuyện ấm tình đồng chí, đồng đội, những cuộc vui thú vị với những người bạn lần đầu gặp gỡ mà như đã thân thiết từ lâu. Những đám mây âm u và biển buồn rầu vì áp thấp.

    Sau hai ngày say sóng, lần đầu tiên tôi lên boong để thấy những chuyến xuồng dập dềnh theo sóng nước, những quả bàng vuông mang một dáng vẻ đặc trưng không nơi nào có được.

    [​IMG]

    Tôi nhớ trạng thái ngất ngưởng khi bị những con sóng tấn công. Những bữa cơm tàu lẫn trong vị mặn của biển. Tiếng "toàn tầu báo thức" quen thuộc vào lúc 5 giờ 30 phút sáng. Giai điệu của HQ996 "vươn" tới biển khơi xao xuyến lòng người. Cảm giác nghèn nghẹn khi chứng kiến những giọt mồ hôi, những cái nắm tay siết chặt chống lại những cơn sóng dữ.

    Tôi nhớ những tối dựa vào mạn tàu dõi theo sợi dây mỏng manh, chờ mong từng đợt cá cắn câu hay có khi nằm dài trên boong hóng gió, hoặc nghêu ngao hát vang những bài ca không đầu không cuối. Những lúc thả hồn trên boong tàu lộng gió, sảng khoái thưởng thức vị mặn nồng của biển, tự do, tự tại đứng giữa bốn bề là biển trời bao la mà thấy lòng phơi phới, rạng ngời.

    Tôi nhớ những đêm đầy sao và trăng tỏa sáng lung linh trên mặt biển, tưởng như mình đang bơi giữa thiên hà. Tôi đã ngắm nhìn cảnh tượng ấy và thấy mình thật may mắn khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên. Nhưng trong lòng thoáng một chút tiếc nuối khi nghĩ về đất liền - nơi những toà nhà cao tầng và ánh sáng của đèn điện khiến con người ta quên ngước nhìn lên chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt diệu của bầu trời đêm.

    Cho đến bây giờ, khi trở về Hà Nội, thỉnh thoảng tôi đứng trên sân thượng của nhà mình hay dạo bước ven hồ Tây lộng gió và tìm thử xem nhưng cảnh tượng đó tôi chỉ thấy trong trí nhớ của mình mà thôi.

    Trong cuộc đời, mỗi người có muôn vàn ngã rẽ, muôn vàn lựa chọn để đưa chúng ta tới những đích đến khác nhau. Nhưng tôi và bạn đã có cùng một đoạn đường để nhớ dù cho về sau không còn nhận ra nhau thì chỉ mong mọi người nghĩ về nó với một nụ cười trên môi.

    Lúc này, tôi nhớ đến một câu thoại mà tôi rất yêu thích trong bộ phim A League of Their Own đã chiếu trên chương trình Phim cuối tuần: "The train moves, not the station - Đoàn tàu có thể đi nhưng nhà ga vẫn ở đó".

    Những con tàu đến với Trường Sa vẫn vươn ra tới biển khơi trong những chuyến hải trình đầy sóng gió. Chúng tôi vẫn bước đi trên con đường của cuộc đời mình, có thể một ngày nào đó sẽ gặp lại nhau trên một đoạn đường nào đó, mà cũng có thể không... Nhưng "sân ga ký ức" sẽ vẫn đón chúng ta trở về đoạn đường để nhớ Trường Sa 3-14/4/2011 bất kỳ khi ta nghĩ về những kỷ niệm ấy.

    Cảm ơn chuyến đi này đã giúp tôi trưởng thành và yêu cuộc đời hơn.


    Vài nét về blogger:

    Tháng 4 năm 2011 vừa qua, tôi đã được trải qua một cuộc hành trình đáng nhớ, đó là vượt biển khơi, đi vào giữa đợt áp thấp nhiệt đới để đến với Trường Sa và Nhà Giàn DK1. Đến bây giờ, sau hai tháng trở về với đất liền, dư âm của nó vẫn còn đọng lại.

    Tôi đã đọc những bài viết của giáo sư Cù Trọng Xoay đăng trên "Chơi Blog" và cũng thấy nhớ lắm, muốn gửi những dòng cảm xúc của mình để chia sẻ cùng mọi người nhưng đến hôm nay mới quyết định gửi đi.

    Tôi cũng đã mất nhiều ngày, nhiều lần góp nhặt những cảm xúc còn lại để hoàn thành bài viết này. Bởi thật chẳng dễ dàng gì trong việc xắp xếp câu từ trong một bài viết để nói về 11 ngày đáng nhớ và ý nghĩa mà tôi đã được sống - Hồng Hạnh.

    Nguồn: NS
  5. longgia8888

    longgia8888 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    6
    Các báo tàu gần đây thể hiện tàu quyết tâm cướp hết biển Đông bất chấp dư luận , Luật pháp Quốc tế . Vậy mà còn đổ tội cho nước khác gây phức tạp tình hình biển Đông , làm mất tình hữu nghị .v.v.. Mẹ , lại còn đòi sử lý dư luận các nước không thì mất tình hữu nghị
  6. tietn3honquy

    tietn3honquy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0

    Co lẽ loại khi nổ nó nổ ở chân ko có hình nấm:))
  7. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Nghe bọn nó chửi chó tàu đây bác, bọn chó tàu thật xấu hổ khi lúc nào cũng vỗ ngực xưng là dân tộc có " nho giáo":
    Bắc Kinh chưa thuộc lời dạy của Khổng Tử
    Lê Phước
    gửi cho BBCVietnamese.com từ Paris

    [​IMG]

    Hiểu được sức mạnh của văn hóa, nên gần đây, bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc đã tăng cường công tác truyền bá văn hóa ra nước ngoài.
    Đến hiện tại, nước này đã cho xây dựng hơn 150 Viện Khổng Tử trên thế giới, với mục đích quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.
    Việc chọn Khổng Tử để đặt tên cho các viện không phải là ngẫu nhiên, bởi ở Trung Quốc, Khổng Tử được phong là “vạn thế sư biểu” (Biểu trưng người thầy ở mọi thời đại).
    Ông là người khai sáng Nho giáo, một học phái không chỉ ngự trị ở Trung Quốc hàng ngàn năm, mà còn ảnh hưởng sang nhiều nước trong khu vực, như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.
    Ngày nay, học thuyết Khổng Tử được nghiên cứu trên khắp thế giới.
    Chúng ta trở lại sự kiện Lưu Hiểu Ba hồi năm rồi để hiểu thêm về tầm quan trọng của Khổng Tử đối với nhà nước Trung Quốc. Khi được chọn tặng giải Nobel Hòa bình 2010, Lưu Hiểu Ba đang bị giam tại Trung Quốc.
    Thế mà, Ủy ban Nobel vẫn quyết định tổ chức lễ phát giải vắng mặt.
    Tại Trung Quốc, trước một ngày khi lễ trao giải Nobel diễn ra, Bắc Kinh đã sáng lập giải Khổng Tử, và trao cho một nhà chính trị Đài Loan. Khi ấy, báo chí phương Tây đã ví von “Khổng Tử trước Nobel”.
    Cố tình không theo?
    Trung Quốc xem trọng Khổng Tử như thế, nhưng lạ thay, nước này có vẻ chỉ biết khai thác tiếng tăm của đức Khổng, bởi trong hành động, Bắc Kinh tỏ ra không hề hiểu, hoặc đã hiểu mà cố tình không làm theo lời dạy của ngài.
    Chúng ta chỉ cần nhìn vào ba điểm then chốt nhất của Khổng Giáo để chứng minh cho lời nhận định trên.
    1) Khổng Tử dạy: Người quân tử lấy nghĩa làm đầu, không vì lợi mà quên nghĩa.
    Năm 1974, nhân thế cuộc chiến tranh Việt Nam lúc cao trào, Trung Quốc thừa cơ đánh chiếm Hoàng Sa. Nên nhớ rằng, trong thời gian đó, quan hệ Việt-Trung là đồng chí, anh em.
    Năm 1988, Trung Quốc lại tấn công Trường Sa, gây thương vong cho nhiều chiến binh Việt Nam. Hai sự kiện này cả thế giới ai cũng biết. Tức Trung Quốc cũng biết rõ hành động chiếm đoạt lãnh thổ của bằng hữu mình là trước thanh thiên bạch nhật, thế mà vẫn làm.
    Rõ ràng là thấy lợi quên nghĩa!
    Gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân đội, xây dựng căn cứ tàu ngầm Tam Á, và ngày càng có thái độ hung hăng trên Biển Đông. Thái độ và hành động hung hăng của Trung Quốc vừa qua cả thế giới điều biết, báo đài quốc tế đã tốn nhiều giấy mực để phân tích.
    [​IMG]Giải thưởng mang tên Khổng Tử được 'sáng lập' để đối chọi với giải Nobel


    Tại sao Trung Quốc lại tăng cường tấn công Biển Đông như thế mà không ngại trắng trợn vị phạm luật quốc tế, không ngại mất tình láng giềng, không ngại mang tiếng lấn lướt người yếu thế?
    Câu trả lời rất đơn giản mà cả thê giới đều biết, đó là dưới lòng Biển Đông trong khu vực Trung Quốc áp đặt đường lưỡi bò có một trữ lượng dầu hỏa và khí đốt khổng lồ.
    Rõ ràng lại vì lợi quên nghĩa!
    2) Khổng Tử dạy: Người quân tử không sợ kẻ mạnh, không hiếp người yếu.
    So với Trung Quốc, các nước có tham gia tranh chấp Biển Đông điều là nước nhỏ hơn, kinh tế kém phát triển hơn, quân lực yếu hơn.
    Gần đây, Trung Quốc tăng cường ngân sách đáng kể cho quốc phòng, xây dựng căn cứ tàu ngầm Tam Á trên đảo Hải Nam. Trung Quốc cũng vừa soán ngôi Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới.
    Trung Quốc lại là một trong năm nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Như vậy, có thể nói rằng, dù Bắc Kinh luôn “khiêm tốn” không thừa nhân, nhưng trên thực tế, Trung Quốc là một cường quốc kinh tế, chính trị và cả quân sự.
    “Tri kỉ tri bỉ”, Trung Quốc hiểu rõ vị thế của mình, và đã tận dụng lợi thế này để lấn lướt các nước trong khu vực, dùng sức mạnh để đe dọa láng giềng, không kể gì đến luật pháp quốc tế và tình nghĩa cận thân.
    Rõ ràng là ỷ mạnh hiếp yếu!
    3) Khổng Tử dạy: Trong quan hệ bằng hữu, lấy chữ tín làm đầu.
    Trên các diễn đàn chính thức, Bắc Kinh luôn tuyên bố không cậy mạnh hiếp yếu, muốn giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Thế mà sự thật đã chứng minh, Trung Quốc tỏ ra "tiền hậu bất nhất".
    Philippines vừa rồi tố cáo Trung Quốc nhiều lần xâm phạm lãnh hải, trong khi quan chức Bắc Kinh đến thăm Philippines để tăng cường tình hữu nghị. Tàu hải giám Trung Quốc vào trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tấn công tàu Việt Nam.
    Thế mà, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Trung Quốc lại cáo buộc điều ngược lại, trong khi báo đài thế giới đều ghi nhận sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam này của phía Trung Quốc.
    Rồi tại diễn đàn Shangri-La 2011, trước phản ứng của Philippines, Việt Nam, Malaysia, tổng trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt lại tuyên bố mạnh mẽ rằng Trung Quốc không hề dùng sức mạnh đe dọa láng giềng, Trung Quốc theo đuổi giải pháp hòa bình...
    Sau cuộc "trấn an", tàu Trung Quốc lại tiếp tục tấn công tàu Việt Nam một lần nữa.
    Rõ ràng là không giữ điều tín nghĩa ?
    Đức Khổng Tử răn dạy hậu thế tu thân để thành người quân tử. Thế nhưng, chỉ xét sơ ba điều cơ bản của Nho Giáo nói trên, thì đủ thấy rằng bài học cơ bản của đức Khổng đã không được Bắc Kinh học thuộc.
    Như vậy, chính phủ Bắc Kinh có xứng đáng là con cháu Khổng Tử chăng? Nếu phải, thì nên chăng Bắc Kinh phải học lại Khổng Giáo trước khi truyền bá cho người.
    Bài phản ánh quan điểm cá nhân của tác giả Lê Phước, một người nghiên cứu Nho giáo, hiện là nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Versailles Saint-Quentin-En-Yvelines, vùng Ile de France, Pháp.
  8. quangtuyen007vn

    quangtuyen007vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    0
    nói cho vui vậy thôi, nghị ở đây là NGHỊ QUẾ, miệng thế gian như làn sóng biển, chả ai bịt được cả.
  9. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0

    Trong lịch sử các chiến sỹ của mình đã " chế " lại rất nhiều vũ khí làm địch kinh ngạc đó bác.[:p]
  10. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Gửi lòng yêu nước ra biển đảo

    Việc giữ gìn biên cương, hải đảo là việc mà mọi triều đại của mọi quốc gia đều coi là việc trọng đại. Ở Việt Nam, việc sử dụng những người dân đảo Lý Sơn làm lính canh đảo Hoàng Sa mang tên “Hải đội Hoàng Sa” với những lễ khao lề thế lính hằng năm vừa trang nghiêm, vừa cảm động đã như tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự dũng cảm bảo vệ từng tấc đất tổ quốc.

    Từ khi có tân nhạc VN đến nay, có lẽ người nhạc sĩ đầu tiên nhắc đến đảo là Lê Thương trong bài hát “Hòn Vọng Phu II” còn gọi là “Ai xuôi vạn lý”. Bài ca kể ra một sự tích của Vọng Phu, vì cảm động sự hoá đá của người thiếu phụ: “Nên núi non thương tình / Kéo nhau đi thăm nàng / Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam... Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, ra tới khơi ngàn xem chàng về hay chưa?...”. Nhạc sĩ đã nhân cách hoá những hòn đảo của tổ quốc là các quả đồi vì thương nàng vọng phu mà kéo nhau ra khơi ngàn hoá thành đảo xa xem chàng về chưa? Sự nhân cách hoá trong ca từ đã khiến cho các đảo xa của ta mang nhịp đập của con tim dân tộc tự bao đời nay. Còn những bài ca về đảo đầu tiên có lẽ là “Côn Đảo” của Đỗ Nhuận và “Côn Lôn” của Vương Gia Khương. Đấy là những giai điệu chia tay bạn tù lênh đênh trôi dạt đảo ngục tù thời nô lệ đau thương.

    [​IMG]
    Giao lưu văn nghệ cùng lính đảo.


    Sau kháng chiến chống Pháp, hoà bình lập lại trên miền Bắc, những bài ca về hải phận, hải đảo mới thực sự gửi vào trong giai điệu lòng yêu nước và ý chí giữ gìn biên giới của người VN. Ngày ấy, nhiều người đã ghi lòng tạc dạ giai điệu bài ca “Tiếng hát trên tiền tiêu tổ quốc” của Thái Quý: “Tiếng sóng rộn ràng lòng chiến sĩ / Đang đêm ngày gìn giữ biên thùy / Trên non cao lộng gió mười phương...”. Rồi lại nức lòng theo Thế Dương “Lướt sóng ra khơi”: “Giặc thù hòng xâm lăng / Tay súng ta sẵn sàng / Chiến đấu hy sinh lập nhiều chiến công huy hoàng / ngày mai / chiến đấu cho tương lai...”.

    Nhưng phải từ sau ngày Mỹ leo thang ra miền Bắc và Ngô Sĩ Hiển đã khẳng định trong bài ca “Đánh đích đáng”: “Vùng biển của ta đâu có phải ao nhà của chúng / Trời xanh của ta không cho chúng kéo đến hành hung / Quật chúng nó xuống đất / Đuổi chúng cút ra khơi...”, những bài ca về đảo mới thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người, khơi cháy ngọn lửa yêu nước. Ngay từ khi bom Mỹ tàn phá đảo Bạch Long Vĩ, Trần Hoàn đã thét lên: “Biển của ta và đảo của ta / Ta không dung tha / Cho quân cướp nước / Nếu chúng nó đến / Quyết chiến quyết thắng...”. Sau đó là hàng loạt những “Sóng ta đã nổ rồi” của Bằng Linh, “Bài ca đảo Bạch Long Vĩ” của Vũ Ngọc Quang (thơ Mai Nam), “Bạch Long Vĩ đảo quê hương”, “Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi” của Huy Du, “Khúc hát đảo quê hương” của Phạm Đình Sáu... ở các đảo khác như Cát Hải có “Đồng muối quê tôi” của Hoàng Hiệp, “Chiều Cát Bà” của Văn Lương... Các đảo miền Trung thì có “Quê tôi đây đảo Hòn Mê” của Đức Nhuận, “Gửi anh chiến sĩ thông tin trên đảo” của Hồ Bắc: “Đây Hòn Ngư, đây Hòn Mắt / Đây biển Sơn Long Châu ca hát” và đặc biệt là đảo Cồn Cỏ thì có “Con cua đá” của Ngọc Cừ - Phan Ngạn, “Bài ca gửi đất liền” của Lương Ngọc Trác (lời Phan Ngạn), “Thái Văn A đứng đó” của Văn An: “Dù đạn réo bom rơi quanh mình anh / Đảo nhỏ vẫn vững vàng một niềm tin...”. Những giai điệu về đảo chứa chan lòng yêu nước đã thúc giục bao con tim hướng ra tiền tuyến, đã khắc sâu vào tâm hồn chúng ta mà Nguyễn Đức Toàn đã tha thiết trong “Tình em biển cả”: “Những câu hát về hòn đảo xa hùng vĩ / Những năm tháng là bản trường ca biển khơi dũng sĩ như ngọn hải đăng sáng chói chiến công”...

    Sau ngày thống nhất đất nước, trong chiến tranh biên giới, khi các giai điệu thét vang trên các miền biên giới Tây Nam và phương Bắc, thì cũng nghe hào khí những bài ca về đảo như “Gần lắm Trường Sa” của Hình Phước Liên và vui tươi như “Nếu em tới thăm đảo” của Trọng Loan: “A! Chiến sĩ đảo chúng tôi / Vẫn sống một cuộc sống vui”. Cũng có khi thật mênh mang, dào dạt như “Nơi đảo xa” của Thế Song: “Nơi anh đến là biển xa / Nơi anh tới là đảo xa...” và da diết một “Nói cùng đảo nhỏ” của Phan Lạc Hoa (thơ Phan Cung Việt): “Đất liền nhìn đảo đầy thương nhớ / Em cũng nhìn anh như vậy thôi...”.

    [​IMG]
    Biển đảo luôn là nguồn đề tài vô tận cho các sáng tác âm nhạc (ảnh chụp tại đảo Trường Sa Lớn). Ảnh: T.X


    Gần đây, việc tranh chấp chủ quyền giữa các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm cho nhiều nhạc sĩ hát lên tâm tình và tiếng nói của mình. Nhạc sĩ đầu tiên viết về Hoàng Sa có lẽ là Hoàng Vân vì Hoàng Sa là một huyện thuộc TP.Đà Nẵng. Bài ca “Nhớ Hoàng Sa” của Hoàng Vân thật tha thiết: “Trong cánh én mùa xuân / Nhớ Hoàng Sa không chỉ là nỗi nhớ / Một khoảng trời tổ quốc / Một vùng biển quê hương / Nhớ Hoàng Sa như một vết đau nhức nhói / Một vết thương chảy máu chưa cầm...”. Rồi ông mơ ước: “Như đứa con xa sẽ trở về với mẹ / Bãi san hô và ghềnh đá Hoàng Sa / Sẽ trở về đất tổ quê cha / Tôi sẽ trở về Hoàng Sa cho ngày vui trọn vẹn / Tôi sẽ về Hoàng Sa như tình yêu đã hẹn”.

    Nhiều cuộc thi sáng tác về biển đảo gần đây đã có thêm nhiều giai điệu hay gửi lòng yêu nước ra đảo xa. Riêng với người viết bài này, đảo cũng là một đề tài hăm hở. Viết về đảo ở Hải Phòng quê hương thì có 2 hợp xướng “Cát Bà – huyền thoại và một thời”, “Cát Bà – điểm hẹn vàng” (thơ Vũ Tiếng Bảy) và ca khúc “Cát Bà ngời sáng một vì sao”. Viết về các đảo ở Việt Nam thì năm 1999 có “Bài ca lính đảo Ngư”. Năm 2008 khi đọc bài thơ “Gửi Lý Sơn” của Nguyễn Đức Hiền – Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi, đã xúc động mà phổ thành nhạc. Bài hát được Ngọc Quy thể hiện rất tình cảm và đã đưa vào CD “Miền yêu dấu” (2009). Năm 2010, trước tình hình tranh chấp thường xuyên ở biển Đông, đã phổ “Trường ca biển” của Hữu Thỉnh thành một hợp xướng hoành tráng với câu dẫn kết đầy ấn tượng: “Đảo dập dờn chìm nổi những quả cân / Cân người lính và hiểm nguy đời lính”. Một hợp xướng khác mang tên “Kỷ niệm Trường Sa” đã ra đời khi đọc thơ Dương Tự Trọng. Bản hợp xướng đã in trên tạp chí “Văn nghệ Quân đội” tháng 12.2010. Với Hoàng Sa thì đã phổ bài thơ ngắn đầy chất ngất của Nguyễn Hoa: “Bãi cát vàng / Bãi cát vàng / Bãi cát vàng / Hoàng Sa / Hoàng Sa / Hoàng Sa / Sóng chìm sóng nổi / Bao ngôi mộ gió / Tiếng gọi từ Lý Sơn / Xương thịt cây dâu thiêng / Đang nói đang nói đang nói / Ba trăm năm không mỏi”. Rồi những giai điệu này sẽ vang lên, sẽ bay ra đảo xa như chia sẻ, như ước hẹn...

    Nguồn: LĐ Online
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này