Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7466 người đang online, trong đó có 916 thành viên. 13:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 110441 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    2 bác làm em buồn cười quá=))=))=))=))
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    VN rất cần một cú sóng thần trên biển tương tự như trận Bạch Đằng ;))
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Tổ quốc ở phía Đông

    Không ít lần khi đi qua Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, tôi lại ngoái nhìn mái nhà hình sóng lượn. Chủ ý sâu xa của người thiết kế thế nào, có phải đó là hình tượng của Biển Đông dậy sóng được thể hiện bằng ngôn ngữ kiến trúc? Cái vùng nước mặn mênh mông ở phía Đông dải đất cong cong chữ S, một phần thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ yên ả.

    Đã có bao ngọn sóng dựng cao bởi xoáy lốc bão tố của thiên nhiên. Từ xưa đến nay, đã từng xảy ra những cuộc đối chiến giữa những người yêu nước và quân xâm lược ở đây. Cuộc chiến giữ gìn biển đảo của Tổ quốc đã, đang và sẽ vô cùng nghiệt ngã, vô cùng phức tạp, vô cùng dài lâu. Biển, từng ấy cây số vuông. Đảo, nổi chìm ngần ấy hòn. Nhưng, thời gian sẽ là thăm thẳm với những thách thức khổng lồ mà dân tộc Việt cần phải vượt qua.

    [​IMG]
    Chiến sĩ hải quân canh gác biển trời Tổ quốc. Ảnh: HÀ MINH


    Hình như, hình tượng Biển Đông dậy sóng trên mái nhà Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã “vận” vào số phận định mệnh dân tộc ta ở hai chiều quá khứ và tương lai. Số phận của một dân tộc, đất không rộng lắm, người không đông lắm, đến đầu thế kỷ 21 mới rụt rè bước qua ngưỡng những nước có thu nhập trung bình đã từng, đang và sẽ gắn mãi với Biển Đông. Danh dự của dân tộc sẽ là đây, tương lai của dân tộc cũng sẽ là đây; nhất định như thế, không thể nào khác được.

    Thuở bé thơ, tôi đã nhìn ra biển. Mùa lặng sóng. Cửa Gianh quê tôi sớm sớm mặt trời lên chói lòa rạng rỡ. Mùa biển động. Tiếng sóng vỗ ầm ào vào bãi cát cách xa mấy cây số vẫn nghe. Biển là một phần quê đau đáu của tôi với những cánh buồm nâu buồm trắng nhấp nhô, với mỗi cơn gió nồm mát rượi thổi căng bầu trời mùa hạ cao xanh, với mùi thơm cá trích nướng lan tỏa đêm đêm, với thìa nước mắm cốt đậm đà thít tha đầu lưỡi, với nụ hôn đầu đời bên chân sóng mặn…

    Chưa dứt trong tôi lời hát ru buồn buồn của mạ tôi giữa mang mang gió biển thổi vào: Trời Nam biển Bắc bao nỗi nhớ thương/ Ơn cha nghĩa mẹ lỗi đạo thường báo đáp. Dân Việt mình hay mượn rừng biển để bày tỏ cái kín đáo ủ giữa tâm can. Trong những lần về quê, trước mênh mang trời biển, tôi vẫn thường đặt câu hỏi với Cửa Gianh: Ở đâu, năm 1471, Vua Lê Thánh Tông khi đi đánh Chiêm Thành đã tức cảnh sinh tình đưa bút phác nên bài thơ Linh Giang Hải tấn?

    Xin được trích 2 câu cuối trong bài thơ làm theo thể Đường luật của đấng hiền minh này: Ký nam thánh hóa hoằng nhu viễn/ Khẳng hạn phong cương ngoại đạo vi (Dịch nghĩa: Bậc thánh nhân đi giáo hóa đến miền Nam để vỗ về phương xa/ Không vì ngoài biên cương hiểm trở mà bỏ người dân nơi hải đảo này).

    Chao ôi, từ thời xa xưa biên cương biển đảo đã là mối toan lo vời vợi của ông cha. Cân nhắc cương nhu để nghĩ ra những kế sách và tập trung nhân tài vật lực nhằm giữ gìn giang sơn bờ cõi mãi là việc phải làm, nên làm, đặng cho xứng với Tuyên ngôn Đại Việt: Nam quốc sơn hà Nam đế cư…

    Nhắc lại, đọc lại người xưa để ngẫm nghĩ kỹ hơn, sâu hơn về bàn cờ thế cuộc, thời vận bây giờ. Vật đổi sao dời, bao phen dâu bể, thế mà sau nghìn năm, những mưu toan bành trướng chiếm đoạt hình như không thay đổi mấy. Và, có vẻ như sau khi xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh trong đó có chiếc tàu sân bay đầu tiên sắp được hạ thủy, họ đang từng bước biến cái lưỡi bò trên bản đồ thành chiếc lưỡi bò thật trên Biển Đông.

    Chiếc lưỡi bò do họ vẽ ra chiếm hàng triệu cây số vuông biển. Họ cũng biết rằng, trở ngại lớn nhất của họ khi thực thi chiến lược Biển Đông là Việt Nam và vụ Bình Minh 02… là khúc dạo đầu của họ trong cuộc Nam tiến trên đại dương.

    Đêm qua ngồi xem lại những trang nhật ký đi Trường Sa bỗng xao lòng quá. Chuyến đi của tôi ra quần đảo thân yêu của Tổ quốc đã hơn 10 năm rồi mà những hình ảnh về cảnh vật và con người ở đây vẫn hiện rõ mồn một, rất sinh động.

    Hành trình Trường Sa ngân rung trong tôi những cung bậc tình cảm không dễ gì đánh đổi được qua những hải lý biển Việt thương yêu. Tôi đã đi qua đảo Trường Sa lớn, Đá Tây, Tốc Tan, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, An Bang… rồi sau đó trên hải trình trở lại đất liền ghé thăm các nhà giàn DK1.

    Đến đâu cũng gặp cuộc sống Việt, tâm hồn Việt, tinh thần Việt, văn hóa Việt tỏa sáng. Tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi nghe giữa trùng khơi càng thân quen thương mến. Những gì bình thường nhất ở đất liền khi ra đảo, nhà giàn cũng làm ta rưng rưng muôn nỗi. Một người lính trên nhà giàn đã nói với tôi: “Chúng em nghe tiếng gà gáy như nghe tiếng quê”.

    Giản dị mà sâu sắc quá. Đứng nơi đầu sóng ngọn gió, mỗi người lính, người dân trên biển đảo Tổ quốc là một cột mốc sống của cương vực bờ cõi. Những công dân Việt Nam ấy, từ người kỹ sư công nhân dầu khí, quan trắc khí tượng đến nhà khoa học, người lính đảo lính tàu tới những người dân bình thường đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là một phần Tổ quốc ở phía Đông.

    Họ, bất chấp hiểm nguy để mỗi ngày, mỗi ngày khẳng định lãnh hải không thể chối cãi của đất nước trên một vùng trời nước mênh mang. Đó cũng là sự kế tiếp hành trình xưa của ông cha ra biển đảo muôn vàn gian truân để hôm nay ta có những Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Quan Lạn, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Côn Lôn, Phú Quốc… và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa yêu dấu.

    Cả dân tộc chạy tiếp sức trong hành trình dài lâu ra biển với tinh thần tự tôn tự trọng Việt Nam. Sẽ có những thế lực ngáng trở phá hoại hành trình đó, sẽ có những hành động càn quấy của kẻ tham lam cậy thế mạnh giàu. Và, hệ quả tất yếu sẽ là Biển Đông dậy sóng. Dậy sóng không phải từ những tâm bão thiên nhiên mà từ những mưu mô xâm chiếm của kẻ vẽ nên chiếc lưỡi bò quái đản kia.

    Kẻ gieo gió ắt sẽ gặp bão. Nói theo cách dân gian Đất Việt là thế. Nói theo cách của Lý Thường Kiệt là Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Thất bại đang chờ lũ chúng bay. Nói theo cách Nguyễn Trãi là Dơ bẩn thay! Nước bể không rửa hết mùi./ Lẽ nào trời đất tha cho,/ Ai bảo thần nhân nhịn được? Nói theo Hồ Chí Minh là: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

    Vẫn tin rằng, sẽ có một ngày như Trương Hán Siêu ngày xưa, trước biển mênh mông, ta vừa đi vừa ca rằng: Sông Đằng một dải dài ghê /Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về Biển Đông /Những người bất nghĩa tiêu vong /Nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh…

    .Tháng 6 năm 2011
    Nguyễn Hữu Quý.

    Nguồn: SGGP
  4. Loa_Phuong

    Loa_Phuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Kissinger: China poses 'big challenge' for U.S.
    By the CNN Wire Staff June 12, 2011 -- Updated 1638 GMT (0038 HKT)
    Former U.S. Secretary of State Henry Kissinger, left, talks to CNN's Fareed Zakaria on Sunday.
    STORY HIGHLIGHTS
    · Henry Kissinger traveled to China on a secret trip nearly 40 years ago
    · His actions paved the way for normalizing relations between the U.S. and China
    · He says the Chinese "have been dominant in 1,800 of the last 2,000 years"
    RELATED TOPICS
    · China
    · Henry Kissinger
    (CNN) -- Given China's increasing power and economic security, dealing with the Communist nation poses a "big challenge" for the United States, former U.S. Secretary of State Henry Kissinger said Sunday.
    Kissinger was national security adviser in President Richard Nixon's administration, and almost 40 years ago he made a secret trip to confer with the Chinese, a voyage that paved the way for the normalization of relations between Washington and Communist China. He recently has written a book, "On China," and appeared Sunday on CNN's "Fareed Zakaria GPS."
    Asked whether he had any inkling four decades ago that China would become the global power it is today, competing with the United States economically and technologically, Kissinger said, "It would have been inconceivable. Nobody had any such perception or expectation."
    Since those talks, relations between China and the United States have remained stable, Zakaria noted. In recent years, China has tried to get America's help in modernizing its economy, tacitly supporting a lot of U.S. foreign policy, Zakaria said. But some believe that may be changing now and that a new chapter of Chinese foreign policy may be beginning.
    "There are elements in China who, particularly after the financial crisis, feel that there has been a fundamental shift in the balance of power and that the international conduct of China and the results of its conduct should reflect this," Kissinger said. "But one shouldn't think that all of this is America's fault, because the Chinese -- we have been dominant in the last 50 years -- they've been dominant in 1,800 of the last 2,000 years.
    "And you know, I think America is entering a world in which we are neither dominant nor can we withdraw, but we are still the most powerful country," he said. "So how to conduct ourselves in such a world -- it's a huge test for us. And China is the most closely approximate country in terms of power. And one with such a complex history. It's a big challenge."
    Another Cold War is not the answer, he said, as that "would lead to confrontations over an extended period of time that would be draining to both societies and draining to the countries that have to deal with both societies."
    President Barack Obama's approach to China is "fundamentally correct," said Kissinger, who served as secretary of state under Presidents Nixon and Gerald Ford. "What we fundamentally need with the Chinese is to come to an understanding of where we both think we are going.
    "And I believe the best thing that Nixon did, that we did in the Nixon administration, was not that we were super skillful on practical problems, but we were willing to spend many hours explaining how we thought in middle- and long-run terms, and so did the Chinese."
    While that didn't help on the actual day of the conversation, "when something came up, you could have some feeling that the other side, when it was reported to them, would have a framework within which to interpret it," he said. "This is still not adequately done."
    Asked whether he is reluctant to criticize China more publicly on its human rights record, Kissinger said, "I'm not reluctant at all. And I insist on affirming my preference for democracy and my rejection of autocratic and dictatorial institutions. At the same time, there are a number of people, very few, who have, over a period of decades, established the confidence of the Chinese leadership. And we think that we are in a better position to bring about the achievement of these objectives by using influence in such a way that there is no demonstrated victor or loser.
    "I have said that when I engage myself in China, as I do periodically on individual cases, I do not do it in a public confrontation, but in a personal dialogue. That is really the nature of the disagreement. It is not a disagreement as to the importance of the objective," he said.
    On whether he thinks Obama is "Kissingerian," Kissinger -- who endorsed Republican candidate Sen. John McCain in the 2008 election -- said, "My impression of Obama is that he would like to believe that you can sweep the world by the power of ideas, and that the ideas alone will dominate the world, and that you can ignore the equilibrium part of the equality, and that you can do it with rhetoric. ... That's what he'd like to believe."
    But Obama, he said, is also "a good mind. And so he looks at the world and sees what's actually happening. So when he speaks, he often sounds as if he were in the world of ideas alone. When he acts, he is very conscious of reality. I think he's basically very close, if I put his actions together, to the objectives that I affirm."
    Obama, he said, may view his remarks as "a private compliment, but he will not want to advertise it."


  5. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Giáo sư Xoay sáng tác về Trường Sa

    Từ những tình cảm của các chiến sĩ đảo xa muốn gửi gắm về đất liền, tôi nghĩ mình nên viết một bài hát nói lên điều đó để gửi tặng các anh, gửi tặng những người thân, những người nơi quê hương vẫn đang hướng về các anh từng ngày từng giờ.

    Giáo sư Cù Trọng Xoay

    [​IMG]

    Trong chuyến công tác đi thăm hỏi và động viên các chiến sĩ đang canh giữ trên quần đảo Trường Sa, chúng tôi có một đội văn nghệ và tới đâu cũng hát tặng các bài ca nói lên tình cảm của những người nơi quê hương gửi tới các anh.

    Tôi chợt nhận ra thế có vẻ không được "công bằng" lắm, bởi qua những cuộc trò chuyện, những lời tâm sự, tôi biết chắc chắn rằng các anh cũng có rất nhiều tình cảm muốn gửi gắm về đất liền. Từ đó, tôi nghĩ mình nên viết một bài hát nói lên những tình cảm đó để gửi tặng các anh, gửi tặng những người thân, những người nơi quê hương vẫn đang hướng về các anh từng ngày từng giờ.

    Bài hát 'Lời trái tim nơi đảo xa'


    Ban đầu tôi và nhiều người trong đoàn cứ nghĩ ra đảo để động viên các chiến sĩ nhưng đi rồi mới biết thực ra chính các chiến sĩ mới là những người động viên lại chúng tôi. Chính lý tưởng sống cao đẹp, ý chí sắt đá, tình cảm nồng nàn dành cho quê hương của các anh đã là một lời động viên thực sự cho những thanh niên sống trong yên bình như chúng tôi thêm niềm tin và củng cố vững vàng hơn lý tưởng sống của bản thân mình.

    Chẳng có điều kiện để có thể làm một bài hát với chất lượng chuyên môn cao, chỉ xin gửi tặng tới các anh bài hát mộc mạc này với tất cả sự ngưỡng mộ và lòng cảm ơn của tôi dành tới các anh.

    Chúc các anh luôn mạnh khỏe và canh giữ vững chắc biển trời đất nước mình. Đúng như Thiếu tá Trang Hải Âu – Chỉ huy nhà dàn DK 1 – 2 đã nói: "Có chúng tôi ở đây, biển trời này là của chúng ta, bà con hãy cứ yên tâm". Trân trọng cảm ơn các anh.

    Nguồn: Ngôi Sao

  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trời ! Cú sóng thần này là TQ cần chứ không phải VN ! [-X

    Nơi xảy ra là biển Hoa Đông giữa TQ và Đài Loan thì VN không hề hấn gì !
  7. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Một người dân bình thường thì vẫn có tư tưởng chống tàu rất quyết liệt chứ bác;))
  8. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Em bảo rồi
    Cụ còn non lắm
    Chơi kiểu của cụ dần dần ngó trước ngó sau chỉ thấy còn một mình mình giữa bầy giặc
    Cụ muốn làm được cái gì đấy cụ phải học ***** nhà mình ấy
    Thành phần nào cũng chơi được miễn là có lợi cho cách mạng
    Muốn điều có lợi cho mình ( cứ cho là từ "mình" ở đây là Tổ Quốc đi) thì phải biến kẻ thù thành kẻ trung lập
    Biến kẻ trung lập thành đồng minh
    Biến đồng minh thành anh em chí cốt
    Suốt ngày cụ cứ dương vây lên như thế khác nào cụ muốn họ trở cờ đánh cụ
    Ở đây có thể nói là 99,99% là những người yêu nước, chỉ có điều lòng yêu nước của họ khác cụ
    Sự khác nhau đó không nên coi là đối nghịch
    Em khuyên chân thành đấy, cụ có thể không cần phải nghe
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Phác họa một chân dung Trường Sa bằng tác phẩm văn học

    Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Thủy.

    [​IMG]

    - Là người lính đã từng làm nhiệm vụ ở Trường Sa, anh đã viết tiểu thuyết “Biển xanh màu lá” và nhiều truyện ngắn có chủ đề người lính - biển - đảo. Từ khi nào anh có ý tưởng kể những câu chuyện về Trường Sa cho các em nhỏ nghe? Thông qua cuốn sách “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, anh có thông điệp gì muốn chuyển tải đến các bạn đọc nhỏ tuổi?

    + Ý tưởng viết một tập sách về Trường Sa dành cho các em nhỏ được nhen nhóm trong tôi khi nhà văn Nguyễn Thúy Loan - Trưởng Ban biên tập sách văn học, Nhà xuất bản Kim Đồng, cũng là một người bạn của tôi, động viên tôi viết về Trường Sa cho những bạn đọc nhỏ tuổi. Lẽ ra sách phát hành từ năm 2010, nhưng vì Nhà xuất bản muốn chăm chút cho hình vẽ minh họa đẹp, ưng ý, nên đến đầu năm 2011 “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” mới đến tay bạn đọc. Thông qua cuốn sách, tôi muốn nói với các em nhỏ một thông điệp, rằng Trường Sa rất gần gũi, chứa đựng rất nhiều điều kỳ thú, và để gìn giữ, bảo vệ nó không chỉ là việc của các chú bộ đội. Tôi muốn mỗi công dân nhỏ tuổi sẽ có một hình dung về Trường Sa theo cách của mình. Các em sẽ có một Trường Sa trong ý nghĩ, một Trường Sa của riêng mình.

    - “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” là một cuốn sách hấp dẫn về Trường Sa dành cho các em nhỏ. Tôi nghĩ rằng, những cuốn sách như vậy rất cần cho trẻ em, để giáo dục cho các em lòng tự hào và ý thức giữ gìn biển đảo của Tổ quốc. Về điều này, anh có gì muốn chia sẻ với bạn đọc chăng?

    + Không chỉ trẻ em mới cần giáo dục lòng tự hào và ý thức giữ gìn biển đảo mà cả người lớn cũng thế. Tôi mong qua cuốn sách, bạn đọc có thêm những thông tin, những câu chuyện về Trường Sa, có ý niệm rõ ràng về vùng đất xa xôi của Tổ quốc. Bởi ngay với người lớn, không phải ai cũng có cơ hội được ra Trường Sa, và dù có may mắn được ra Trường Sa thì với một chuyến đi ngắn ngủi như thế cũng không thể có cảm nhận đầy đủ về vùng đất thiêng này. Tôi không dám khẳng định “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” là một cuốn sách hấp dẫn, nhưng ít nhất nó cũng phác họa được một “chân dung” Trường Sa, ít nhất các em cũng hiểu hơn về vùng biển đảo này sau khi đọc cuốn sách.

    - Biển, đảo và những kỷ niệm về những tháng ngày sống, chiến đấu ở Trường Sa có ý nghĩa như thế nào trên những trang viết của anh?

    + Tôi đã có những năm tháng được sống trong không gian biển đảo. Đó là một vốn quý trong hành trang văn chương của tôi sau này. Trường Sa luôn là đề tài máu thịt, là đề tài ưu tiên số một trong sáng tác của tôi. Đến nay tôi đã in 6 cuốn sách thì trong đó có 2 cuốn là về Trường Sa. Viết về người lính, đặc biệt là về đời sống lính đảo mà không có những trải nghiệm, không hiểu từng chân tơ kẽ tóc về họ thì tác phẩm sẽ xa rời đời sống, sẽ không được chính những người lính đảo đón nhận chứ đừng nói đến chuyện khắc họa được hình tượng văn học hay những kỳ vọng lớn lao. Có thể nói, nếu không có hai năm làm nhiệm vụ tại Trường Sa, chưa chắc tôi đã đi theo nghề văn và gắn bó dài lâu với nó...

    - Ở Trường Sa, điều gì ám ảnh anh nhất mà anh tin rằng nó sẽ còn trở đi trở lại trên những trang viết của mình?

    + Đó lại là những điều bình dị nhất, gần gũi nhất trong đời sống nhưng cũng mang tính người nhất. Có thể chỉ là cái cựa mình khó ngủ giữa đêm khuya của chàng lính đảo vào ngày biển lặng, có thể chỉ là điếu thuốc chia đôi, có thể chỉ là đôi giày vẹt gót người về đất liền để lại cho người ở đảo, có thể chỉ là một ánh mắt xa ngái hướng về phía đất liền... Ở nơi khó khăn gian khổ nhất, ác liệt nhất nó cũng giống như một liều thuốc thử để thấy những dũng cảm bao dung, những yếu đuối đớn hèn. Sự cách biệt đất liền - hải đảo cũng là thuốc thử cho tình yêu đôi lứa, cho tình chồng nghĩa vợ, cho sự chung thủy của những vọng phu thời hiện đại. Đừng nghĩ ở Trường Sa thì chỉ có chuyện Trường Sa, chỉ có biển trời mây gió, ở Trường Sa vẫn đau đáu những câu chuyện đất liền, những câu chuyện muôn thuở của con người. Những điều ấy chắc chắn sẽ còn xuất hiện trong tác phẩm của tôi.

    - Theo anh, đâu là trách nhiệm của những người làm nghệ thuật trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

    + Tôi nghĩ mỗi người dân Việt Nam đều ý thức rất rõ chủ quyền lãnh thổ và lòng tự tôn dân tộc, khi chủ quyền bị xâm phạm họ sẽ chẳng thể làm ngơ. Mỗi người bằng những việc làm khác nhau sẽ có những đóng góp khác nhau cho đất nước. Với những người cầm bút, hãy cứ viết bằng trái tim và khối óc, bằng tình cảm và lý trí của một người con với Tổ quốc, với nhân dân mình. Những người lính nơi biển khơi hải đảo có cây súng để thể hiện trách nhiệm công dân và tình yêu Tổ quốc, thì giới cầm bút có cây bút, có bàn phím để thể hiện tình cảm thiêng liêng đó, hãy bằng tác phẩm của mình để cùng nhân dân đấu tranh vì chính nghĩa và tự tôn dân tộc.

    - Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn Xuân Thủy

    [​IMG]

    Nguồn: CAND Online
  10. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Em hiểu ý cụ
    Em cũng mong là thế
    Đôi khi những điều ta không tránh được thì cũng mong nó xảy ra sớm
    Một là để thấy rằng ai là kẻ phải bội, hèn nhát. Ai là người yêu nước dám hy sinh
    Hai là để chúng ta thấy rằng chúng ta cần phải vươn lên mạnh mẽ hơn nữa mới rửa được nỗi nhục này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này