Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7466 người đang online, trong đó có 916 thành viên. 13:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 110441 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. tietn3honquy

    tietn3honquy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0


    Truyền giáo hả bác!?
  2. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Éo mịa, vừa la làng là giải quyết hòa bình, sau đó liên tiếp tập trận, sau đó nữa thì tuyên bố sẵn sàng dùng biện pháp cứng rắn.

    Tụi này đừng nghe nó nói. Cần cảnh giác cao độ và phải luôn sãn sàng cho tình huống xấu nhất.

    [r23)]
  3. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Hồi sáng tôi nói bài ông này có mùi, y như rằng, càng củng cố sự khả nghi của tôi là thật.;))
  4. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Rất cần thiết phải khai hóa dân TQ về những khái niệm này. Ngoài chiến lược truyền thông tốt đối với TG, cần thiết phải có web tiếng TQ với những lý lẽ hợp lý về bản chất sự việc và bản chất người VN.
    VN đã làm tốt truyền thông với TG trong thời gian gần đây (trước đó chưa làm dc nhiều) nhưng vẫn rất cần cho nhân dân TQ biết.
  5. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác có thể nói ra là bác mong cái gì được không ạ ? Em hơi chậm hiểu [:p]
  6. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Thôi cụ ơi, nó nói là kệ nó đi, vấn đề là ta phải mạnh lên thì tự khắc nó sợ. Mà tại sao nó chọn thơi điểm này để gây hấn ???, có phải lúc ta đang yếu ??? và tại sao ta yếu ???
    Không lẽ chúng ta lại chịu cái cảnh: "... chiến tranh có thể còn kéo dài... hoặc lâu hơn nữa...."
  7. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Nghe khựa bán bò tậu ếch ương, theo tàu về nhà đổ thóc giống ra mà ăn.
  8. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    "Văn chương là sự đền đáp của biển"

    Phỏng vấn nhà văn Lê Hoài Nam.

    [​IMG]

    - Thưa nhà văn Lê Hoài Nam, được biết ông từng là một người lính hải quân. Những năm tháng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và gắn bó với biển đảo có ý nghĩa như thế nào đối với việc viết văn của ông sau này?

    + Tôi luôn tự ý thức rằng đó là những năm tháng rất có ý nghĩa với cuộc đời mình. Khát vọng cầm bút thì đã có từ trước đó, nhưng phải đến khi trở thành người lính Hải quân tôi mới viết ra được những tác phẩm mà bạn đọc biết đến. Ở đây có sự gặp gỡ như là cái duyên của trời đất. Biển và những người lính biển đã đền đáp lại tình yêu của tôi bằng những thử thách, và ban phát cho tôi cũng rất hào phóng để tôi viết văn và trở thành nhà văn.

    - Được biết, nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa là một người bạn cùng đơn vị với ông những năm tháng ở Hải quân. Vậy ông có thể kể cho bạn đọc nghe những kỷ niệm đáng nhớ của ông với người bạn đặc biệt này?

    + Tôi về nhận nhiệm vụ ở Hải quân từ ngày 9 tháng 9 năm 1978. Nhà thơ Trần Đăng Khoa thì tháng 4 năm 1980 mới về. Nhưng trước khi về Hải quân, Khoa đã có một chuyến đi đảo Trường Sa rất gian khổ. Thực sự tôi và Khoa sống cạnh nhau chỉ khoảng ba năm thôi. Nhưng là ba năm sống rất “đậm đặc”. Ngày ấy chúng tôi còn trẻ, đã có ý thức về chuyện viết lách, nhưng chúng tôi sống rất hồn nhiên và không ngại khó bao giờ. Chính vì thế mà điều gì ùa vào chúng tôi đều để lại kỷ niệm, thành ấn tượng, có khi ám ảnh suốt cả cuộc đời. Tôi và Trần Đăng Khoa rất thân nhau. Thân đến nỗi đi đâu cũng muốn có hai đứa. Hôm nào vì lý do nào đó mà một đứa đi một đứa ở lại là buồn và nhớ nhau đứng ngồi không yên. Chúng tôi thường đi ra các Quân cảng, xuống các con tàu, rồi ra các đảo. Không chỉ có đảo Trường Sa mà các đảo Vạn Hoa, Ngọc Vừng, Cát Bà, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo…đều có lính Hải quân phòng thủ ở đó. Mỗi nơi mỗi vẻ. Nếu biết yêu đều có cái để viết, đáng viết. Vì thế mà chúng tôi có quá nhiều kỷ niệm. Mới đây, tôi thử viết ra một vài kỷ niệm gửi đăng báo thì thấy nhiều bạn đọc có vẻ thích thú, cứ nhắn tin cho Trần Đăng Khoa và tôi, giục tôi viết tiếp.

    - Ký ức những năm tháng là người lính canh giữ biển trời Tổ quốc có phải là phần ký ức đẹp nhất trong đời viết văn của ông không? Trong số các tác phẩm viết về chủ đề người lính - biển - đảo của mình, ông tâm đắc tác phẩm nào nhất?

    + Đúng là ký ức những năm tháng ở Hải quân thường trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của tôi. Nó rất tự nhiên chứ tôi không cố làm ra thế. Riêng những năm tháng ở Hải quân thì tôi gửi đăng báo và tạp chí khoảng 15 truyện ngắn. Các truyện ngắn “Hải âu”, “Những phút đầu của mùa xuân”, “Chim biển và bạn bè”, “Lâu đài trên đảo”…, truyện thì được trao giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội, truyện thì được chuyển thể thành kịch truyền thanh. Nhưng có lẽ tác phẩm mà tôi tâm đắc nhất là tiểu thuyết “Những đêm huyền ảo”. Nếu phân chia rạch ròi thì hai phần ba cuốn tiểu thuyết này tôi viết về những người lính Hải quân chiến đấu ở mặt trận Tây Nam năm 1978 - 1979, còn một phần ba tôi viết về hậu phương của họ. Cuốn tiểu thuyết không dày dặn, nhưng nhờ nó mà tôi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm tôi 37 tuổi. Khi tôi làm hồ sơ xin vào Hội thì mới được in duy nhất một đầu sách đó.

    - Trong văn học nghệ thuật, có thể thấy số lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về biển đảo chiếm một số lượng không nhỏ. Ông có thể cắt nghĩa vì sao biển lại trở thành một nguồn cảm hứng lớn đối với các văn nghệ sĩ như vậy?

    + Điều đó thật dễ hiểu, bởi biển chạy dọc đất nước ta với hơn ba ngàn kilômét. Nói đến văn minh Việt Nam không thể không nói đến yếu tố biển. Các cuộc xâm lăng của giặc ngoại xâm phần lớn đến từ biển. Những cuộc kháng chiến vang dội trong lịch sử của Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, kể cả Quang Trung - Nguyễn Huệ đều có liên quan đến sông biển. Rồi đội quân xâm lăng của thực dân Pháp cũng tiến vào nước ta bằng những con tàu biển. Cuộc chiến tranh chống Mỹ thì những người lính Hải quân của chúng ta đánh tàu Mađốc ở Vịnh Bắc bộ thế nào, đoàn tàu không số hoạt động cách thức gì, những người lính đặc công thủy đánh tàu chiến Mỹ ở Nhà Bè, Cửa Hội, Cửa Việt…, những người lính thủy đánh bộ vượt sóng gió trùng dương ra giải phóng đảo Trường Sa, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc… ra sao, chúng ta ít nhiều đã biết. Những sự kiện ấy, tôi nghĩ, sẽ còn là nguồn cảm hứng dồi dào, dài lâu cho văn nghệ sĩ sáng tác.

    - Theo ông, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào trong việc nâng cao nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

    + Nhà văn không cầm dụng cụ để đo đạc rồi bảo biển đảo của ta từ chỗ kia đến chỗ này, việc ấy đã có những cơ quan chuyên ngành hải dương học, và cũng là việc của các luật gia. Nhưng nhà văn không thể không hiểu biết về lịch sử Tổ quốc mình. Chỉ cần mở pho sử nhà Nguyễn, chúng ta thấy ngay cha ông chúng ta đã ý thức về chủ quyền biển đảo thế nào, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được các cụ gìn giữ, bảo vệ ra sao. Chúng ta có trách nhiệm, bằng hình thức văn chương, phản ánh điều đó. Chúng ta nói lên vẻ đẹp biển - đảo của Tổ quốc ta đồng thời chúng ta khuyến dụ những gì đang là nguồn lợi nuôi sống nhân dân và làm cho đất nước hưng thịnh còn ẩn chìm dưới đáy đại dương, xây dựng ý thức bảo vệ, khai thác, thậm chí khi cần có thể phải hy sinh cả tính mạng mình mà gìn giữ.

    - Những ngày này, cả nước đang hướng về Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng, nơi đã thấm nhiều máu xương của đồng bào, chiến sĩ. Là nhà văn, ông có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc?

    + Tôi từng là sĩ quan, được đào tạo từ Quân chủng Hải quân. Trong vai trò một người viết văn, tôi cũng trưởng thành từ Hải quân. Cho đến nay, tuy tuổi không còn trẻ nữa, nhưng bầu nhiệt huyết và tình yêu biển - đảo và những người lính canh giữ biển - đảo thì vẫn còn nguyên vẹn. Trường Sa với tôi là một mảnh đất thiêng liêng. Xưa, tôi có những đồng đội hy sinh ở đó. Không có đất, mộ phần của họ đắp bằng những tảng xác san hô. Nay, tôi có những người đồng đội đang ở đó. Họ thầm lặng hy sinh nhiều thứ. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm vì họ. Nhưng trước mắt có lẽ cần phải viết những gì thật hữu ích, dù dài hay ngắn, xứng đáng là món ăn tinh thần của họ. Làm sao đó để họ lạc quan, yêu đời, luôn tự ý thức về ý nghĩa cuộc sống, chắc tay súng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm trước bất cứ đội quân xâm lược nào.

    - Xin cảm ơn nhà văn Lê Hoài Nam

    [​IMG]

    Nguồn: CAND Online
  9. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Sao lại kệ ? "Cần cảnh giác cao độ và phải luôn sãn sàng cho tình huống xấu nhất" là sai và thừa sao ?
  10. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Em không nghĩ là chúng nó sẽ dừng
    Suy luận một cách logic có thể thấy chúng nó đã chuẩn bị rất tốt cho việc này rồi
    Giờ là lúc chúng nó thực hiện
    Hơi buồn là mình đã bị 16 chữ c.ứt mê hoặc
    Sự chuẩn bị yếu kém trên tất cả mọi mặt trận
    Giờ này mà có người vẫn còn hỏi Hoàng Sa mất khi nào
    Trường Sa nghe nói là Trung Quốc lấy hết rồi
    Nó có cả một guồng máy tuyên truyền về biển đảo, hải phận của nó hàng chục năm nay. Biến cái không có thành cái có rồi
    Trong khi mình có hàng chục ngàn người làm việc cật lực ngày đêm giữ 16 chữ c.ứt mà nó ỉa ra
    Xin lỗi mod vì bức xúc quá.
    Thôi nhưng mà không sao, có phải trả giá đắt để hiểu được đâu là thù thì cũng nên trả.
    Khi đất nước cần em sẽ quyên góp hết cả gia sản mà bố mẹ đã cho em
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này