Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5668 người đang online, trong đó có 508 thành viên. 18:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112687 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nh...i-n-o-que-h-ng-n-m-2011-1.303087#nIACLFW1fL7I



    Khai mạc Triển lãm sách - ảnh biển, đảo quê hương năm 2011

    Cập nhật lúc 02:08, Thứ bảy, 09/07/2011 (GMT+7)


    Hưởng ứng Năm du lịch quốc gia ven biển Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2011, sáng 8-7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã tổ chức khai mạc triển lãm sách - ảnh với chủ đề "Biển, đảo quê hương".

    Triển lãm trưng bày hơn 350 đầu sách về biển đảo, trong đó, có khoảng 100 đầu sách viết về biển, đảo Quảng Ngãi. Nhiều đầu sách đã giới thiệu đậm nét về quần đảo Trường Sa như: Ðảo Ðá Thị, đảo Ðá Nam, đảo Nam Yết, đảo An Bang, đảo Tốc Tan, đảo Cô Lin, đảo Tiên Nữ... Tài liệu sưu tầm trên các báo, tạp chí cũng rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều bài viết về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có giá trị nghiên cứu như: Lý Sơn - Bảo tàng sống về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; Các vị vua Việt Nam đã xác lập chủ quyền trên Biển Ðông; Bằng chứng lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa. Triển lãm còn giới thiệu nhiều tờ lịch, sắc lệnh, sắc phong của các vị Vua Gia Long, Minh Mạng ban cho ông Lương Văn Thành, Dương Văn Hòa, Tờ lệnh của quan Bố án Nghĩa tỉnh về việc chọn Ðặng Văn Siển và nhiều thủy thủ khác đến Hoàng Sa tìm kiếm thăm dò theo lệnh của Vua Minh Mạng.
    Thư viện Tổng hợp tỉnh cũng giới thiệu hơn 250 đầu sách khác về chính trị - xã hội và sách cho thiếu nhi. Trưng bày 50 ảnh về biển, đảo của các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và một số vịnh, đảo của Biển Ðông, tiềm năng về phát triển kinh tế và du lịch của quốc gia. Tại triển lãm, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã trao tặng cho Ðồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ, Ðồn Biên phòng 296, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Trường THCS Nghĩa Lộ mỗi đơn vị 100 đầu sách. Triển lãm mở cửa từ ngày 8-7 đến 15-7.

    PV
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Góc biển, chân trời đâu cũng trái tim ta!


    Góc biển, chân trời ... đâu cũng trái tim ta ! Nên cây cỏ tận cùng biên ải cũng hóa thân cột mốc bao giờ.


    Vó ngựa dẫm ngàn năm không nát

    chồi cỏ non thanh sạch giữa biên thùy
    cỏ vẫn hát lời thơ thần thuở trước
    bạt ngàn gươm, tua tủa giữa trời...
    Những cánh cung cố ghìm sức bật
    Ðông Triều giăng một giải Cai Kinh- tên lắp tới Cao Bằng
    Ta đã hiểu lời núi Mẹ (*)
    tới Kỳ Cùng thăm thẳm của lòng nhau
    nên đã xây bao phòng tuyến sông Cầu
    Khi gió thổi dọc những đèo nước Việt
    lông ngỗng bay trắng cả trời chiều
    em chờ anh hóa đá - bị nung vôi
    thì dẫu chẳng làm người, ta cũng đánh
    lòng đã sông Như Nguyệt
    chớ dậm nhời!
    ngọn giáo đã quay ngang
    Hỡi những ai mơ đãi cát tìm vàng
    có thấy con còng se cát
    có nghe
    có nghe
    một thời hoang mạc
    gió ù, ù, lập cập bước ngựa đi ?
    có nghe
    có nghe
    tiếng rì rầm
    những đảo xa bập bềnh trong sóng
    hơi rùa thở nồng nàn trên cát bỏng
    tháng năm dài dâng kiếm đợi trao ta
    dẫu ngàn năm vẫn 'Nam Quốc Sơn Hà'
    góc biển, chân trời... đâu cũng trái tim ta!
    (*) Núi Mẫu Sơn ở Lạng Sơn.

    ÁNH HỒNG
  3. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Thanks bác, nhưng ko hiểu tại sao thờì nay có lắm kẻ ngộ chữ đến vậy, hay chúng nó học được bài tạo scandan như mấy đứa ca sĩ rẻ tiền ???
  4. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Tan tác đoàn tàu câu mực Hoàng Sa
    SGTT.VN - Thuyền trưởng Đỗ Văn Xin – một trong những đầu lĩnh của đoàn câu mực Hoàng Sa ở Đà Nẵng, người chỉ huy cứu nạn trong bão Chanchu năm 2006, nhân vật “Người đương thời” của Truyền hình Việt Nam – cách đây hai năm đã phải bán tàu, giải nghệ. Đoàn câu mực Hoàng Sa – Đà Nẵng hơn 120 chiếc tàu đã tan tác…
    Trùm câu mực giải nghệ
    [​IMG]

    Tại ngôi miếu có hình chiếc tàu mũi hướng ra biển thờ các hương linh bỏ mình trên biển cả, chiều nào thuyền trưởng Xin cũng ngồi thẫn thờ... Ảnh: Huỳnh Anh

    Thuyền trưởng Đỗ Văn Xin, biệt hiệu Xin “nhà quê”, gốc ngư dân Hội An, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Năm 12 tuổi anh được bà ngoại đưa ra Đà Nẵng theo ngư dân làng chài Thanh An – Thanh Thuỷ phụ việc trên tàu. Năm nay 50 tuổi, tính ra tuổi nghề của Đỗ Văn Xin gần 40 năm, trong đó, thời gian chinh chiến ở Hoàng Sa lên tới trên 20 năm, chủ yếu là nghề câu mực.
    Được tín nhiệm giao chỉ huy một tổ đánh bắt gồm bốn tàu câu mực Hoàng Sa, năm 2006, đoàn tàu câu mực 29 chiếc này của Đà Nẵng gặp nạn trong bão Chanchu. Con tàu ĐNa 90152 của thuyền trưởng Đỗ Văn Xin may mắn không bị chìm. Bão vừa ngớt, Đỗ Văn Xin ngay lập tức chỉ huy các tàu còn lại tìm kiếm những người sống sót và thi thể bạn nghề. Khi những nỗ lực cuối cùng đã tắt, các thúng câu mực trên tàu của anh đầy... xác người ướp bằng những hạt muối cuối cùng, anh cho tàu hướng mũi vào bờ để tàu cứu nạn SAR 412 ra đón.
    Buổi trưa ngày 23.5.2006, ngày tàu SAR 412 vào tới đất liền, cũng chính là buổi trưa tang tóc nhất của đoàn câu mực Hoàng Sa – Đà Nẵng. Hàng ngàn thân nhân từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế… đội nắng khóc than trên đường Bạch Đằng cạnh cảng. Đoàn câu mực Hoàng Sa đi 29 chiếc về 11 chiếc, 33 người sống sót và 15 thi thể may mắn trở về đất liền. Hơn 250 người khác nằm lại ở Hoàng Sa! Anh Xin nói: “Trận Chanchu cũng kinh nhưng quen rồi, chỉ hơn tháng sau là anh em tụi tui đi biển lại. Tui nói thiệt, đi ngang qua Cát Vàng lính Trung Quốc bắn chéo chéo cũng không sợ, gặp bão cũng lờn… Anh thử tưởng tượng đoàn câu mực của mình ra Biển Đông thì các tàu Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines… trong khu vực đó cũng phải nể. Họ toàn tàu hiện đại, mình chỉ có cái thúng chai bập bềnh mà cũng không thua…” Nói tới đó, thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm biển khơi bỗng lặng thinh.
    Hoàng Sa từ Đà Nẵng, theo kinh nghiệm của anh Xin, đi hai ngày hai đêm thì tới. Đi từ Lý Sơn ra càng gần hơn. Hoàng Sa có nhiều cá, mực, là chỗ thân thuộc bao đời này của ngư dân Đà Nẵng và Lý Sơn. Dân Đà Nẵng chuyên nghề câu mực, dân Lý Sơn chuyên lặn vú nàng từ lâu đã thành làng nghề. Lúc cao điểm nhất, đoàn câu mực Đà Nẵng ở Hoàng Sa có trên 120 chiếc tàu. Hàng năm, mùng 10 tháng giêng, bạn nghề từ Quảng Nam, Quảng Ngãi… hàng ngàn người tập trung về bến, chỗ đường ven biển Nguyễn Tất Thành bây giờ, chuẩn bị chuyến ra khơi đầu năm vui như hội. Vậy mà bây giờ, cả đoàn chỉ còn lại sáu chiếc tàu nhỏ. Thuyền trưởng lừng danh Đỗ Văn Xin, ngư dân câu mực Hoàng Sa dày dạn kinh nghiệm, cũng đã phải bán tàu giải nghệ.
    Chết vì thương lái Trung Quốc
    [​IMG]

    Giống như nhiều ngư dân khác trong đoàn câu mực Hoàng Sa, thuyền trưởng Đỗ Văn Xin phải bán tàu, thất nghiệp ở nhà nuôi gà và buôn bán phụ vợ. Ảnh: Huỳnh Anh

    Năm 2009, anh Đỗ Văn Xin, một trong những ngư dân cuối cùng còn cầm cự của đoàn câu mực Hoàng Sa, đành phải nuốt nước mắt bán đi chiếc ĐNa 90152 từng nuôi sống gia đình anh và nhiều gia đình bạn nghề khác ở Quảng Nam.
    Thời hoàng kim của nghề câu mực xà (trước bão Chanchu), nhiều gia đình ngư dân ở Thanh Khê đua nhau vay mượn tiền đóng tàu. Tàu đóng mới, đi chừng sáu chuyến biển đã lấy lại vốn, bạn câu mỗi chuyến đi cũng kiếm được vài chục triệu đồng. Đó là thời điểm thương lái Trung Quốc đột ngột đẩy giá mực xà lên cao chất ngất. Thương lái trong nước mua sáu, thương lái Trung Quốc mua lại mười. Chỉ một mùa mực, toàn bộ các đầu nậu đều trở thành “con chạy” cho thương nhân Trung Quốc. Mỗi lần đoàn câu mực Hoàng Sa về, hàng trăm tấn mực xà ùn ùn đổ qua cửa khẩu Tân Thanh, xe tải chở mực nối đuôi hàng đàn trên quốc lộ. Thấy gia đình này trúng mực, gia đình kia cũng dốc sức đóng tàu, bao nhiêu tiềm lực của ngư dân Thanh Khê đổ hết vào đoàn tàu câu mực Hoàng Sa. Anh Xin kể: “Họ giỏi thiệt, cũng con mực xà của mình, họ thuê bãi tập kết ở cửa khẩu Tân Thanh, sau khi đem qua biên giới và đưa trở lại Việt Nam con mực trắng tinh, thơm phức, to hẳn ra với giá bán cao gấp nhiều lần giá mua mực thô của Việt Nam”.
    Mực xà Hoàng Sa có đặc điểm phơi khô lên có màu hơi đen, vị hơi nhẫn, thị trường trong nước không chuộng vì chế biến không tốt. Ngư dân câu mực cũng hiếm khi ăn mực xà tươi tại tàu vì đặc điểm đó nhưng giai đoạn hoàng kim, nó từng là sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Đùng một cái, năm 2007, thương nhân Trung Quốc không chịu “ăn hàng” nữa. Mực xà rớt giá từ 100.000 đồng/kg xuống còn 18.000 đồng/kg. Dân câu mực ngã ngửa. Mực đánh về không đủ tiền dầu, tiền lương thực, nước đá. Năn nỉ ỉ ôi thương nhân Trung Quốc cũng không chịu mua. Đoàn câu mực Hoàng Sa nổi tiếng của ngư dân Đà Nẵng bắt đầu tan tác. Các chủ tàu bán đổ bán tháo trả nợ ngân hàng. Những người bạn nghề táo tác trở về quê Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… kiếm sống bằng nghề lưới ven bờ hoặc làm nghề khác.
    Thuyền trưởng Đỗ Văn Xin nói, làm nghề quen rồi, không đi nhớ biển lắm nhưng giờ nếu bảo vay ngân hàng để đi thì thà giải nghệ còn hơn. Biết là biển của mình nhưng đành phải bỏ trống cho người khác khai thác. Bây giờ, chiều chiều trên con đường tuyệt đẹp Nguyễn Tất Thành, đi ngang qua ngôi miếu thờ các hương linh bỏ mình trên biển cả có hình chiếc tàu mũi hướng ra biển, nếu nhìn thấy vài ba người đàn ông ngồi chơi ở đấy thì chắc chắn đó là những ngư dân trong đoàn câu mực Hoàng Sa đã bỏ nghề trở thành thất nghiệp...
    Nguyễn Minh Sơn
  5. sessovn

    sessovn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Đã được thích:
    0
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Tư liệu cổ Trung Quốc không hề có biển Nam Trung Hoa
    http://baodatviet.vn/Home/congdongv...he-co-bien-Nam-Trung-Hoa/20117/154372.datviet
    Trong các bản đồ mà chính người Trung Quốc vẽ hàng trăm năm trước chưa hề thấy xuất hiện tên gọi biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc đã lợi dụng cách gọi tên của phương Tây để nhập nhằng "đường lưỡi bò" trên biển Đông. Trân trọng giới thiệu bài nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu.

    Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng chỉ người và nước Việt Nam xưa. Thời Hùng Vương, Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang… Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt. Trong nhiều văn bản và bi ký, tên Giao Chỉ vẫn còn chỉ nước ta tới hết thế kỷ XIX.

    Biển Giao Chỉ

    Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.

    Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.

    [​IMG]
    Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
    Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.

    Rõ ràng, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).

    Việt Nam thực thi liên tục chủ quyền của mình

    Như chúng ta biết, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII Việt Nam đã thi hành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông một cách chính thức, liên tục và không hề thấy một quốc gia hay dân tộc nào đến khiếu nại hay tranh giành. Từ khi chiếm nước ta làm thuộc địa, Pháp đã nhân danh Việt Nam thi hành chủ quyền ấy đúng công pháp quốc tế. Pháp đã xây dựng hai trạm khí tượng theo hệ thống quốc tế trên đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.

    Năm 1947, chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền biển Đông theo “đường lưỡi bò gồm 11 khúc đứt đoạn”. Năm 1949, chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng yêu cầu tương tự nhưng không quyết liệt, quốc tế coi như làm ngơ. Ngày 14/10/1950, tại Hội nghị ký hòa ước San Francisco (Liên Hiệp Quốc), Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại do Pháp bảo trợ đã tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”…

    [​IMG]
    Bản đồ 3, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu) Những bước leo thang trên biển Đông

    Ngày 15/1/1974, Trung Quốc đem quân đến đánh chiếm các đảo Hoàng Sa. Dưới thời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Trung Quốc đem thủy quân hùng hậu đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988).

    Ngày 21/2/1992, Trung Quốc ra quy định biển Đông thuộc lãnh hải tỉnh Hải Nam, theo bản đồ với những “đường cắt khúc chín đoạn” chiếm hầu hết biển Đông, thâu tóm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã chính thức trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ “đường lưỡi bò” vào năm 2009. Việt Nam và các nước liên quan đã phản đối sự phi lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế của “đường lưỡi bò” này.

    Mấy tháng gần đầy, Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên biển Đông, xâm phạm vào cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc có hành động ngang ngược là gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí hay các chương trình nghiên cứu khác về biển. Những hành vi gây hấn này được Trung Quốc tiến hành trong phạm vi “đường lưỡi bò”, mặc dù đường ranh giới này vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc.

    Phải khẳng định rằng những hành vi của Trung Quốc là sai trái, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, xâm phạm trắng trợn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc gọi tên biển Nam Trung Hoa không có nghĩa đó là biển của Trung Quốc và Trung Quốc có quyền thực thi chủ quyền xâm phạm cả vào vùng biển của các nước khác được xác lập theo đúng Công ước quốc tế về luật biển 1982.
  7. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bảo vệ sông Mê Kông
    08/07/2011 22:50
    Các thượng nghị sĩ Mỹ hôm 7.7 kêu gọi có nhiều biện pháp hơn để bảo vệ môi trường khu vực sông Mê Kông dưới tác động của các dự án đập thủy điện tại đây, theo AFP.
    Các nghị sĩ đã trình Thượng viện dự thảo nghị quyết hoan nghênh Lào hoãn xây đập Xayaburi và kêu gọi tiếp tục ngừng các dự án khác trên sông Mê Kông cho đến khi bảo đảm có quy hoạch và hợp tác khu vực phù hợp.
    AFP dẫn lời ông Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương Thượng viện, nói: “Tôi hy vọng các nước sẽ tuân thủ cam kết về việc đánh giá đầy đủ tác động của đập Xayaburi trước khi thực hiện bất kỳ công việc xây dựng nào. Thiếu hợp tác sẽ ổn định về sinh thái và kinh tế của Đông Nam Á”, ông Webb nói.
    Dự thảo cũng kêu gọi Mỹ góp phần bảo đảm việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng trên sông Mê Kông.
    Lê Loan
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống



    Hòa bình là truyền thống, đạo lý và khát vọng của dân tộc Việt Nam

    QĐND - Thứ Sáu, 08/07/2011, 21:55 (GMT+7)


    QĐND - Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của công tác quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay là: “Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia”. Để thực hiện mục tiêu đó chúng ta cần nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam, và một trong những kinh nghiệm quý báu đó là bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.
    Đối với dân tộc ta, hòa bình là một giá trị đặc biệt. Đó không chỉ là truyền thống, là triết lý, là khát vọng của dân tộc, là điều kiện xây dựng đất nước, mà còn là bản chất của chế độ xã hội, là đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Hơn một nửa thế kỷ qua, kể từ khi dân tộc ta giành được độc lập cho đến nay (1945 - 2011), chưa bao giờ Chính phủ Việt Nam phát động chiến tranh, cho dù đó là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Các cuộc chiến tranh chống thực dân xâm lược trong thế kỷ XX đều do các thế lực ngoại xâm gây sức ép, khởi sự và khi tất cả các giải pháp phi vũ trang, duy trì hòa bình không còn nữa. Còn nhớ, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới… Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”… Chúng ta “phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước…” (1).
    Về bài học kinh nghiệm về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, Đảng ta nhấn mạnh: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố thời đại”. Thế giới ngày nay đã khác những năm đầu của thập kỷ 40 thế kỷ XX, khi chúng ta còn phải đơn độc chống lại các thế lực xâm lược, cũng khác với thời kỳ "chiến tranh lạnh" - khi độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của mỗi nước đều ít nhiều lệ thuộc vào một siêu cường. Ngày nay hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển đã trở thành xu thế lớn, một giá trị của thời đại... Tất cả các quốc gia, dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phát triển hay chưa phát triển đều có quyền và trách nhiệm tôn trọng các giá trị chung đó. Việc tuân thủ các nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc, của luật pháp quốc tế được xem là công lý của nhân loại đã trở thành thước đo uy tín, phẩm giá của mỗi nhà nước và chế độ xã hội. Hơn nữa, các quốc gia ngày nay phát triển trong các quan hệ tùy thuộc lẫn nhau, không một quốc gia nào, tiềm lực lớn đến đâu có thể tự mình giải quyết có hiệu quả những vấn đề của bản thân mà không lệ thuộc ít nhiều vào môi trường quốc tế, khu vực cũng như vào những quốc gia, dân tộc khác.
    Chính vì vậy mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nếu như trước đây nội dung thời đại, sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại và sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được nhìn nhận chủ yếu ở chế độ xã hội, ở xu hướng lịch sử toàn nhân loại, thì những quan niệm đó ngày nay được Đảng ta điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước...".
    Sức mạnh của một dân tộc ngày nay không chỉ nằm ở chế độ xã hội, ở ý thức hệ nói chung, mà điều quan trọng hơn chính là ở vai trò làm chủ thật sự của nhân dân; ở sức mạnh kinh tế như GDP quốc gia và bình quân đầu người, chỉ số hiệu quả đầu tư (ICOR); ở sức mạnh quân sự; ở sự đồng thuận xã hội; ở chất lượng của cuộc sống; ở sự bảo đảm các quyền công dân và quyền con người; ở sự công bằng xã hội như thế nào?
    Sức mạnh thời đại ngày nay, ngoài những quan niệm truyền thống, như xu hướng phát triển chung của các chế độ xã hội, của lịch sử loài người, của khoa học, công nghệ… trong tính hiện thực của nó cần tính đến vai trò của các nước, của Liên hợp quốc, của các tổ chức quốc tế và khu vực như: EU, ASEAN... Việt Nam cần và có thể tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức này, thực hiện chiến lược kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại dựa trên các nguyên tắc:
    Một là, phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Các lợi ích khác phải tuân thủ lợi ích này.
    Hai là, chỉ có trên cơ sở độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia mới có thể tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế. Không một dân tộc nào, cho dù nhỏ bé đến đâu lại từ bỏ không gian sinh tồn của mình để đổi lấy hòa bình. Sự hèn nhát, cũng như sự liều lĩnh không phải là giải pháp để có được hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ…
    Ba là, phải nỗ lực đến mức cao nhất tìm kiếm các giải pháp phi vũ trang, không để chiến tranh xảy ra. Trong trường hợp không còn con đường nào khác, buộc phải tiến hành chiến tranh tự vệ, chúng ta phải biết hạn chế và sớm kết thúc chiến tranh để giảm thiểu tổn thất cho cả hai bên.
    Thế hệ hôm nay không chỉ phải chịu trách nhiệm với các thế hệ tương lai về việc bảo vệ lợi ích của riêng dân tộc mình mà còn phải chịu trách nhiệm về việc bảo vệ tình hữu nghị, quan hệ hợp tác bình đẳng với các dân tộc khác. Đó là đạo lý chung của tất cả các dân tộc, các nhà nước, các đảng cầm quyền.
    Nhiệm vụ bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định xã hội, ngăn chặn âm mưu phá hoại công cuộc đổi mới của nhân dân ta đòi hỏi mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, quán triệt thật sâu sắc, thật đầy đủ những quan điểm của Đảng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã chỉ ra: “…Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”.
    Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được Đảng ta xác định còn phải “giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”. Quán triệt đầy đủ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chúng ta sẽ càng làm sáng tỏ hòa bình là truyền thống, đạo lý, khát vọng của dân tộc và cũng là của Đảng, của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .
    Phương Nhi

    Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”… Chúng ta “phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước…”
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục được thảo luận tại các diễn đàn

    16:42' 8/7/2011


    Ngày 7-7-2011, tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên, liệu vấn đề Biển Đông có được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN AMM 44, ARF 18 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a từ ngày 19 đến 23-7 tới hay không? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: nội dung các Hội nghị sẽ bàn thảo về phương thức thúc đẩy hợp tác trong ASEAN cũng như ASEAN với các đối tác và trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề an ninh biển.






    Theo bà Phương Nga, vấn đề an toàn hàng hải và hòa bình ổn định an ninh trên Biển Đông là vấn đề được các nước rất quan tâm và cũng là lợi ích chung của khu vực. Do đó, vấn đề Biển Đông đã, đang và sẽ được thảo luận ở tại các diễn đàn.

    Về quan điểm của Việt Nam trong vấn đề này, bà Nguyễn Phương Nga nói: “Việt Nam ủng hộ các nỗ lực tăng cường xây dựng lòng tin và hợp tác vì hòa bình ổn định an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông, phát huy hơn nữa các cơ chế, công cụ khu vực hiện có như Hiệp ước thân thiện và hợp tác, Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông DOC, Diễn đàn khu vực, thực hiện các cam kết trong kế hoạch hành động chung ASEAN – Trung Quốc đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc hồi tháng 10-2010 tại Hà Nội về tôn trọng thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC”.

    Theo tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN 18 vừa qua, ASEAN sẽ tích cực phấn đấu nhằm sớm hoàn tất quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và xúc tiến tham vấn về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông./.




    Theo: VOVNews
  10. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Ko biết có wan chức VN nào đứng sau vụ này ko đây??? ko khéo thằng tàu nó lại vu cho VN tiếp tay thì lại rối....=))=))=))=))




    Nhà văn TQ 'đào thoát qua ngả Việt Nam'


    [​IMG]Nhà văn Liao Yiwu từng đi tù bốn năm


    Một nhà văn Trung Quốc đã trốn sang tị nạn ở Đức, sau chuyến hành trình bí mật đưa ông qua ngả Hà Nội và Warsaw.
    Ông Liao Yiwu (Liêu Diệc Vũ) tiết lộ với hãng tin AP rằng ông đã đến được Berlin hôm 6 tháng Bảy, và cáo buộc ******* Trung Quốc liên tục đe dọa bỏ tù ông vì cho in những tác phẩm gây tranh cãi ở hải ngoại.
    Ông nói: "Tôi bây giờ cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi đã ở nơi mà tôi phát biểu tự do và xuất bản tự do."
    Nhà văn này nói ******* Trung Quốc mấy tháng qua thường gặp ông để đe dọa ngầm rằng ông sẽ vào tù nếu còn in sách ở hải ngoại.
    Ông Liêu Diệc Vũ, sống ở tỉnh Tứ Xuyên, bị cấm tham dự một liên hoan văn học ở Úc hồi tháng Ba và bị đưa khỏi máy bay hồi tháng Hai khi ông đang bay sang Đức dự liên hoan văn học lớn nhất châu Âu.
    Nhà văn này từng gây khó chịu cho chính quyền khi ông đọc bài thơ than khóc cho những người thiệt mạng trong thảm sát Thiên An Môn 1989.
    Vì việc này, ông bị bắt năm 1990 và vào tù 4 năm.
    Các tác phẩm của ông được in ở Đài Loan và Hong Kong, và một số được dịch sang tiếng Anh, Pháp.








    .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này