Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3157 người đang online, trong đó có 81 thành viên. 01:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113157 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Ok. Tập trung chống phả.n động Khựa là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt, và những ai yêu hòa bình câm ghét phát xít Khựa.
  2. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Tập trung chống phát xít Khựa đi bạn. việc làm nhỏ nhất, thiết thực nhất ngay lúc này có thể làm là vận động gia đình bạn bè tảy chay hàng Khựa để bảo vệ gia đình và người thân.

    [r2)][r2)]
  3. papabull

    papabull Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2011
    Đã được thích:
    21
    Người Việt tại Berlin biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông
    Thanh Phương / Thụy My

    [​IMG]
    Người Việt biểu tình tại quảng trường Potsdamerplatz tại Berlin (DR)
    Thanh Phương / Thụy My
    Hôm nay 9/7/2011, theo dự kiến, hàng trăm người Việt Nam sống tại Đức chuẩn bị tập hợp tại quảng trường Potsdamerplatz ở thủ đô Berlin vào đầu buổi chiều để biểu tình phản đối những hành động gây hấn cũng như bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
    Những người tham gia biểu tình mang các biểu ngữ khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, hay phản đối bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc, đồng thời mang theo những lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ Việt Nam. Trả lời phỏng vấn với Thụy My hôm qua, ông Lê Hồng Cường, truởng ban chỉ đạo giải thích lý do vì sao họ chọn quảng trường Potsdamerplatz làm nơi tập hợp.

    Còn tại Paris ngày mai, 10/7, các tổ chức, hội đoàn, người Việt Quốc gia ở thủ đô Pháp và các vùng phụ cận được kêu gọi tham dự cuộc tập hợp tại quảng trường Alma, trước bức tượng ngọn lửa Flamme de la Liberté. Những người tham dự được đề nghị tuần hành bằng xe đạp từ quảng trường Maubert Mutualité đến quảng trường Alma. Nhưng cuộc biểu tình này chủ yếu là nhằm lên án chính quyền Việt Nam, mà theo ban tổ chức đã “ dâng hiến lãnh thổ và lãnh hải của tổ tiên cho giặc Tàu cộng”

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/201...h-phan-doi-chinh-sach-trung-quoc-ve-bien-dong
  4. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Khựa bẩn đang lợi dụng tình hình kinh tế Việt đang khó khăn để đánh VN đây. Tảy chay Khựa phát xít

    Thị trường Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc "thâu tóm"
    Trung Quốc ồ ạt thu mua nông sản khiến cho thị trường Việt Nam bị động, dễ dàng bị thao túng, Trung Quốc thuê đất rừng, xây sòng bạc, xây khu phố người Hoa, 90% gói thầu trọng điểm của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc...có thể thấy rõ Trung Quốc ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong thị trường Việt Nam.
    Từ nhiều năm nay, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông sản với số lượng lớn, theo một giá nhất định và dần nắm ưu thế chủ động trong việc nâng giá cao hay hạ xuống thấp đẩy người cung cấp vào thế bị động.

    [​IMG]

    Bà con nông dân tấp nập chuẩn bị trứng muốn bán cho thương nhân Trung Quốc (ảnh SGTT)


    Trung Quốc "càn quét" từ Bắc vào Nam, từ sắn lát, cao su, hạt tiêu, gạo, thịt lợn, thuỷ sản... đến các loại nông sản theo mùa vụ, như vải Lục Ngạn (Bắc Giang) và trứng muối, đậu xanh... khiến Việt Nam phải đối mặt với mối nguy "chảy máu" nguyên liệu và quá lệ thuộc vào một thị trường.

    Hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc vẫn ngày đêm tràn qua biên giới Việt - Trung đến tay người tiêu dùng Việt. Những hàng hóa kém chất lượng nhưng rất được người Việt ưa chuộng vì có giá rất rẻ, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường gây phá hoại sản xuất của người Việt, với các mặt hàng dệt may, giày dép...của Việt Nam thường xuyên bị hàng Trung Quốc vi phạm những điều khoản quy định của WTO về chống bán phá giá.

    Theo thống kê của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, đến 90% các gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức EPC đã thuộc về các công ty Trung Quốc.

    Còn theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần một nửa trong tổng số 248.000 tỉ đồng giá trị các gói thầu xây lắp bằng vốn nhà nước và vay của nước ngoài trong năm 2010, do công ty Trung Quốc thực hiện.

    [​IMG]

    Mẫu mã đa dạng và giá cả cạnh tranh là ưu thế của hàng hóa Trung Quốc

    Điều thực sự gây lo lắng ở đây không chỉ là sự mất cân đối ngày càng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn ở sự lệ thuộc ngày càng lớn vào các nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc.

    Nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất...trước thực tế đó, Trung Quốc hoàn toàn có thể khống chế được toàn bộ xu hướng phát triển của Việt Nam.

    Đi kèm với số lượng các gói thầu lớn, các nhà thầu Trung Quốc còn đem theo hàng ngàn công nhân Trung Quốc và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi nhân công Việt Nam đang dư thừa và những thiết bị đó Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được.

    Hoặc họ sẽ thuê nhân công Việt Nam với giá rẻ mạt. Theo tính toán, tại Việt Nam, mức lương của công nhân tại các khu sản xuất lớn không vượt quá 85 đô la/1 tháng trong khi đó nhân công Trung Quốc phải trả đến hơn 100 đôla/tháng.

    [​IMG]

    "Phố Trung Quốc" nơi tập trung hàng nghìn lao động người Trung Quốc tại Ninh Bình
    .

    Tại thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội 40 km về phía Bắc, vài năm trước, nơi đây vẫn còn những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, nhưng hiện nay những cánh đồng này đã phải nhường chỗ cho các công ty đa quốc gia và các nhà thầu phụ của Trung Quốc.

    Nhà máy trụ sở tại Bắc Ninh công ty sản xuất thiết bị điện tử Foxconn của Đài Loan tuyển dụng 5.600 công nhân. Foxconn là nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất thế giới và cũng là công ty tư nhân lớn nhất tại Trung Quốc, với số nhân viên lên đến 420.000 người.

    Các công ty Trung Quốc ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong thị trường Việt Nam: công ty CSGEC - người khổng lồ khu vực công trình công cộng và cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước, đang xây dựng khu phức hợp công nghiệp tại Móng Cái. Nhiều nhà môi giới từ Quảng Đông cũng có văn phòng riêng tại đây.

    Đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc được sử dụng làm một tiêu chuẩn, trong khi tiền Đồng của Việt Nam lại bị mất giá hồi tháng 2 và đó là lần mất giá thứ tư trong vòng 15 tháng qua. Các nhà quan sát trong nước cảnh báo rằng Việt Nam đang ngày càng rơi vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Trên thực tế, quốc gia này là nước nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam và cũng là một nhà cung ứng quan trọng về thiết bị công nghiệp, sản phẩm điện tử, thép và sản phẩm dầu.

    Việt Nam hiện đang nỗ lực chấm dứt nhập khẩu 15.000 loại sản phẩm, gồm có rượu và một số hàng hóa sản xuất. Các nhà quan sát trong nước nhận thấy, các loại thuế hải quan đánh vào một số sản phẩm đang có chiều hướng gia tăng. Đầu năm 2011, chính phủ Việt Nam đã phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
  5. f22tnn

    f22tnn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2011
    Đã được thích:
    186


    Cụ này sao lại dám gọi LĐ là "thằng" và "*********" ? tôi chịu thua cụ đấy ...
  6. viki

    viki Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Thư giãn chút nào: Mời mọi người nghe các ca sĩ Korea hát bài " Nối vòng tay lớn"

  7. Hehehehe1234

    Hehehehe1234 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Đã được thích:
    0
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc của tướng Mỹ
    SGTT.VN - Chiều thứ bảy 9.7, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 4 ngày. Nhiều hãng thông tấn nước ngoài nhận định chuyến thăm này có liên quan đến vấn đề Biển Đông, hay nói cách khác, Biển Đông nằm trong chương trình nghị sự của chuyến thăm.

    [​IMG]
    Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen
    Cuộc viếng thăm này diễn ra trong lúc tình hình căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố hầu hết khu vực này là thuộc chủ quyền của họ, bất chấp sự phản đối của các nước Đông Nam Á lẫn các nước có lợi ích liên quan trên tuyến đường hàng hải qua Biển Đông như Mỹ, Nhật, Úc…
    Cho dù hãng tin Tân Hoa Xã trong bản tin phát lúc đầu giờ sáng chủ nhật 10.7 nhấn mạnh chuyến thăm này chỉ thuần tuý về mặt quan hệ quân sự giữa hai nước, tuy nhiên Trung Quốc đón tiếp đô đốc Mullen không chỉ có tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, ông Trần Bỉnh Đức, mà theo dự kiến còn có cả phó ************* Tập Cận Bình cùng nhiều quan chức cấp cao khác.
    Chuyến thăm Trung Quốc của ông Mullen diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh vừa tiến hành nhiều cuộc diễn tập quân sự trên Biển Đông, mới nhất là cuộc tập trận giữa hải quân Mỹ, Nhật và Úc ở phía nam quần đảo Trường Sa, gần Brunei. Trước đó hải quân Mỹ đã tập trận với hải quân Philippines, cũng như cuộc diễn tập hồi đầu tháng 6 với một số nước ASEAN tại Singapore. Những hành động trên chứng tỏ mối quan tâm đặc biệt của Mỹ về vấn đề Biển Đông, khẳng định Mỹ có quyền lợi ở khu vực này.
    Hôm thứ sáu 8.6, ông John Kirby, phát ngôn viên của đô đốc Mullen nhấn mạnh rằng cuộc diễn tập hải quân Mỹ, Úc, Nhật là hoạt động bên lề của một cuộc triển lãm quốc phòng quốc tế tại Brunei (BRIDEX2011), nhằm "thực hiện tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế" và cho biết cuộc diễn tập không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.

    Các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh cho rằng vấn đề Biển Đông sẽ thống trị chuyến thăm của Đô đốc Mullen
    Một số nước có tranh chấp trong khu vực này đã tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ kể từ khi các tàu thuyền quân sự và dân sự của Trung Quốc gia tăng hoạt động quyết liệt hơn về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ trên biển Đông.
    Hồi tháng 6.2011, tại diễn đàn Shangri-La ở Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trong cuộc họp với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã cảnh báo rằng các cuộc xung đột trên Biển Đông có thể bùng phát trừ khi các quốc gia có tranh chấp về lãnh thổ trên Biển Đông thông qua được một cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
    Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã làm Trung Quốc tức giận khi bà tuyên bố rằng Mỹ có "lợi ích quốc gia" tại Biển Đông, và kêu gọi giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua một tiến trình ngoại giao có sự hợp tác của tất cả các bên tranh chấp, điều mà Trung Quốc không muốn.

    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa USS Preble của hải quân Mỹ, sau khi diễn tập chung với hải quân Úc, Nhật sẽ cùng hai tàu chiến khác của Mỹ đến thăm Đà Nẵng từ 15 - 21.7.2011.
    Bài bình luận trên CNN ngày 9.7 kêu gọi ông Mullen trong chuyến thăm Trung Quốc nên giữ vững nguyên tắc tự do hàng hải trên Biển Đông. Bài báo này cho rằng Trung Quốc, qua chuyến thăm của ông Mullen, có thể sẽ nhắc lại rằng Biển Đông không phải là mối quan tâm của Mỹ và ở đó không có vai trò cho Mỹ. Trung Quốc xem các đề xuất của Mỹ về các biện pháp xây dựng lòng tin cũng như nghị quyết gần đây của Thượng viện Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc trên Biển Đông là không có cơ sở.
    Trung Quốc cũng có thể yêu cầu Mỹ chấm dứt các hoạt động quân sự, bao gồm trinh sát, hoạt động trên vùng biển và vùng trời Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ (?) và là một phần của Khu kinh tế độc quyền (EEZ). Yêu cầu như vậy, theo CNN, là đi ngược với lợi ích cơ bản của Mỹ và trái với luật pháp quốc tế.
    Hoạt động của quân đội Mỹ là rất quan trọng tại những nơi mà Trung Quốc coi là "vùng biển gần" của họ. Tuy rằng mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang tốt đẹp, nhưng lực lượng quân đội Mỹ phải được chuẩn bị cho mỗi tình huống.
    Hơn nữa, hành động thu thập tình báo của quân đội Mỹ là một hình thức răn đe. Chỉ thông qua việc tiến hành các hoạt động này, quân đội Mỹ có thể nắm được hoạt động của Trung Quốc khi họ có hành động khác thường.
    Nếu Mỹ mất đi quyền của mình để tiến hành các hoạt động quân sự trên Biển Đông hoặc bất cứ nơi nào khác hợp pháp, Mỹ sẽ không bao giờ quay lại được nơi đó.
    Theo CNN, đô đốc Mullen nên gửi một thông điệp rõ ràng cho các đối tác Trung Quốc rằng Mỹ hoan nghênh những cải thiện trong quan hệ quân sự giữa hai nước vì nó mang lại lợi ích cho cả hai bên, tuy nhiên Mỹ sẽ không tìm kiếm mối quan hệ này ở mức giá an ninh riêng của mình.
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Tại Bắc Kinh, Mỹ tuyên bố duy trì hiện diện ở Biển Đông
    Cập nhật lúc 10/07/2011 05:15:02 PM (GMT+7)
    Mỹ luôn cam kết duy trì sự hiện diện của mình ở Biển Đông, quan chức quân sự hàng đầu của nước này tuyên bố khi ông đang có mặt ở Trung Quốc hôm nay.
    >> Biển Đông phủ bóng sứ mệnh của Đô đốc Mỹ

    Hãng Reuters đưa tin từ Bắc Kinh cho hay, Đô đốc Mullen nhấn mạnh rằng, Washington lo lắng tranh chấp về vùng biển giàu tài nguyên có thể dẫn tới xung đột nghiêm trọng.
    Cả Việt Nam và Philippines trong vài tháng nay đã mạnh mẽ phản đối các hành động của Trung Quốc trong việc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, quấy rối hoặc làm hư hại tàu thăm dò và tàu cá, thậm chí là bắn vào ngư dân ở những vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền hai nước.


    [​IMG]

    Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tới Bắc Kinh chiều qua (9/7).
    Ảnh: AP

    "Lo lắng của tôi, cùng với những quan ngại khác mà tôi có, là các sự cố liên tục xảy ra có thể dẫn tới hiểu lầm, và một sự bùng nổ mà không ai có thể lường trước được”, Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói khi bắt đầu chuyến công du tại Trung Quốc.
    "Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài ở đây và chúng tôi có một trách nhiệm lâu dài. Chúng tôi tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hòa bình cho những bất đồng”, ông nói trong một cuộc họp báo.
    Bất chấp những bất an trước các khả năng quân sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như hành xử quả quyết hơn của nước này ở những vùng biển tranh chấp, quan hệ quân sự Trung – Mỹ đang ấm dần gần đây và chuyến thăm của ông Mullen tới Trung Quốc là nhằm “đáp lễ” chuyến thăm của người đồng cấp Trung Quốc Trần Bỉnh Đức tới Washington hồi tháng 5.
    Chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đánh dấu những cuộc hội đàm quân sự cấp cao nhất giữa hai nước kể từ khi Bắc Kinh ngừng mọi tiếp xúc quân sự với Washington để phản ứng với việc Mỹ bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan.
    Trước diễn biến căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền, Mỹ đã cam kết sự ủng hộ của mình với Philippines ở Biển Đông, vùng biển được cho là giàu tài nguyên dầu khí. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khăng khăng cách giải quyết tranh chấp khu vực trên cơ sở song phương chứ không phải đa phương – một chiến lược mà giới phê bình cho là cách “chia để trị”.
    Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lớn nhất bằng cách đưa ra bản đồ hình chữ U bao trùm hầu như toàn bộ 1,7 triệu km vuông vùng biển gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Mỹ “không rời xa”
    Trung Quốc và Mỹ đã đề cập tới vấn đề Biển Đông trong các cuộc hội đàm ở Hawaii hồi tháng 6, và chủ đề này có thể trở thành tâm điểm chương trình nghị sự trong cuộc gặp sắp tới giữa các Ngoại trưởng ASEAN và nhiều quốc gia khác tại Indonesia.
    Trang tiếng Anh của tờ Nhật báo Trung Quốc đăng tải một bài xã luận hôm thứ Sáu cho rằng, ASEAN không nên chấp thuận những nỗ lực của các lực lượng bên ngoài nhằm can thiệp vào các tranh chấp song phương. Theo chuyên gia phân tích, đây là bình luận nhằm vào cam kết hỗ trợ Philippines trong vấn đề chủ quyền hàng hải của Mỹ.
    Bài xã luận nhấn mạnh: "Lịch sử của châu Á đã chứng minh rằng, các lực lượng bên ngoài không bao giờ toàn tâm toàn ý vì hòa bình và phát triển châu Á”.
    Nhưng ông Mullen, trong khi nhấn mạnh mong muốn của Mỹ là thấy một giải pháp hòa bình cho những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, thì cũng đồng thời tuyên bố, Washington sẽ không rời khỏi khu vực. "Mỹ sẽ không rời xa. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực là điều quan trọng với các đồng minh của chúng tôi nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như thế”, Đô đốc Mullen nói.
    Trong vài năm qua, các tàu Trung Quốc và Mỹ cũng có một số vụ đụng độ trên biển, và Bắc Kinh thì thường cáo buộc Mỹ tiến hành hoạt động do thám ở các khu vực lân cận vùng biển Trung Quốc.
    Trung Quốc dự kiến sẽ sớm hạ thủy tàu sân bay đầu tiên – một diễn biến mới trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của nước này và tiếp tục làm châu Á bất an.
    Khi được hỏi về tàu sân bay, ông Mullen cho rằng, việc có tàu sân bay và triển khai nó là hai điều hoàn toàn khác nhau. "Có tính biểu tượng rất lớn đi kèm với tàu sân bay và tôi hiểu điều đó. Đôi khi để khả năng thực tế phù hợp với biểu tượng, thì có thể có khoảng cách”, ông nói.

    • Thái An
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này