Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4089 người đang online, trong đó có 283 thành viên. 07:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 112576 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    tàu nó tuần tra o truong sa kg biet cac bố nhà minh phan ung the nào nhi ???? cang đây
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110710/ASEAN-muon-ho-tro-giai-quyet-tranh-chap-bien-Dong.aspx

    ASEAN muốn hỗ trợ giải quyết tranh chấp biển Đông


    10/07/2011 0:15

    Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan tuyên bố ASEAN hy vọng đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, theo báo Straits Times hôm qua. Ông Pitsuwan nói ASEAN muốn giải quyết vấn đề này vào năm 2012, nhân kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC). Theo ông, vấn đề biển Đông sẽ được đưa ra Diễn đàn khu vực ASEAN, diễn ra tại Indonesia từ ngày 16-23.7.

    Cũng hôm qua, chính quyền Philippines bày tỏ hy vọng cam kết chung vừa được đưa ra với Trung Quốc sẽ góp phần giảm căng thẳng trong khu vực. Hôm 8.7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì nhất trí không để tranh chấp trên biển ảnh hưởng quan hệ giữa hai nước. Trong khi đó, báo Philippine Daily Inquirer đưa tin khoảng 200 người Mỹ gốc Philippines hôm 8.7 tuần hành gần Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở New York để phản đối Bắc Kinh triển khai giàn khoan dầu ở biển Đông.
    Minh Trung
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Vừa mới hô quân đi ...
    Chưa đánh đấm được gì ,
    Thì Mod đã khoá mất .
    Topic thằng ngu si !

    http://f319.com/home/1440270/page-7

    Chủ đề đã bị khóa với lý do: Stop

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  4. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    đã gộp[};-
  5. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    Móa...sao cứ đi trường trại hoài thế chú :))
    Cứ từ từ..nó mới nhừ [:D]
  6. toanthinhvuong

    toanthinhvuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Thằng em cuối cùng cũng quẳng gánh cùng với Campuchia sang bắt tay với TQ. Đợt này thì tiu thật rồi.

    TQ và Lào bàn việc hợp tác quân sự


    [​IMG]Cuộc họp diễn ra tại Vientiane


    Trung Quốc và Lào lần đầu tiên họp Ủy ban Điều phối Hợp tác Quân sự, dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng từ Bắc Kinh trong mọi lĩnh vực then chốt ở Lào.
    Nhật báo Giải Phóng Quân của quân đội Trung Quốc đưa tin cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Hợp tác Quân sự Lào-Trung Quốc đã họp hôm 06/07 tại Thủ đô Vientiane của Lào.
    Báo này cho hay "hai bên đã trao đổi quan điểm về các chủ đề cụ thể liên quan hợp tác giữa hai quân đội và các vấn đề khác hai bên cùng quan tâm".
    Thiếu tướng Giả Tiểu Ninh, Phó Giám đốc Cục đối ngoại của Bộ Quốc phòng Trung Quốc và ông Sisupon, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Lào đã chủ trì hội nghị.
    Tướng Giả nói phía Trung Quốc luôn đặt tầm quan trọng cao vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược với Lào, trong khi ông Sisupon phát biểu rằng Lào cũng muốn thúc đẩy quan hệ quân sự-quốc phòng với Trung Quốc lên tầm cao mới.
    Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện diện về kinh tế-thương mại-đầu tư tại Lào, nước đồng minh anh em của Việt Nam.
    Ngoài việc đầu tư ồ ạt vào các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, việc Trung Quốc bắt đầu phát triển hợp tác quốc phòng-quân sự dường như là dấu hiệu Lào đang xích lại gần quốc gia láng giềng này.
  7. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    [​IMG]
    Tướng Trần Bính Đức và Đô đốc Mullen trong cuộc hội đàm sáng nay tại Bắc Kinh.
    Ai tinh mắt sẽ nhìn thấy Đô đốc Mullen bỏ một quả lựu đạn vào túi quần thèng Đức
  8. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    Chúng nó thỏa hiệp bán hết rồi...[r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thủm mùi tàu xì quá ! Tàu xì mà lại giả mắm cáy ! Bà con F319 chết ngạt vì mùi mõm chú đấy ! :)):)):))

    Dám chụp mũ ca sĩ Hà Hoài Thu là mụ tàu nào đấy ! Càng nói càng lòi cái thông minh xuất chúng ra ! =))=))=))

    Chinoiserie !!! :)):)):))
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Khi Trung Quốc chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh
    http://www.sgtt.com.vn/Goc-nhin/147...Quoc-choi-ngau-hung-hai-la-bai-nong-lanh.html
    SGTT.VN - Mỹ sẽ không ngồi yên nếu Trung Quốc gây hấn tới mức đe doạ sự ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Nếu vậy thì Trung Quốc cũng sẽ không thể gây hấn, nếu tính đến tổn thất phải trả.
    Chủ ý gây xung đột quân sự với Việt Nam như lời đe doạ trên tờ thời báo Hoàn cầu chưa có khả năng xảy ra. Vì vậy không có gì lạ là ngay sau khi đe doạ dùng vũ lực chống Việt Nam vào ngày 21.6.2011 trên báo này thì hai nước đã họp mặt cấp cao tái tuyên bố tôn trọng 16 chữ vàng trong ngày 25.6.2011. Trung Quốc đang chơi hai lá bài nóng lạnh theo kiểu bất định (randomizing strategies), làm Việt Nam mất phương hướng (indifference).
    Hai lá bài nóng lạnh

    [​IMG]
    Trung Quốc đang chơi hai lá bài nóng lạnh theo kiểu bất định, làm Việt Nam mất phương hướng. Ảnh: tàu ngư chính 311 của Trung Quốc tham gia vụ cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam ngày 9.6.2011. Ảnh:
    Hai sự kiện chỉ cách nhau có bốn ngày với những tín hiệu hoàn toàn đối nghịch nhau từ phía các cơ quan Trung ương của Trung Quốc. Sự kiện sau là dấu hiệu tích cực, cho thấy sự giảm nhiệt trong khu vực. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, tình hình hoàn toàn không đơn giản.
    Hãy điểm lại các sự kiện gần đây nhất: hôm 26.5.2011, chỉ vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực Shangri-La, tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp. Sáng ngày 9.6.2011, ngay sau cuộc gặp bên lề hội nghị (mà phía Trung Quốc nhấn mạnh cam kết xử lý tranh chấp hoà bình và gìn giữ tình hữu nghị Trung – Việt), Trung Quốc lại chủ đích cho ba tàu bán vũ trang tấn công, cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam.
    Khi hội thảo an ninh hàng hải trên Biển Đông đang diễn ra tại Washington (trong hai ngày 20 – 21.6.2011) thì Trung Quốc chính thức đe doạ dùng vũ lực chống Việt Nam trên tờ Hoàn cầu (ngày 21.6.2011). Tiếp theo, ngày 25 – 26.6.2011, trong cuộc gặp mặt cấp cao Trung – Việt, Trung Quốc tái khẳng định gìn giữ quan hệ láng giềng tốt, cùng định hướng dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại niềm tin của nhân dân hai nước. Nhưng ngày 25.6, ngay vào lúc phát đi các lời lẽ đó, một tướng của Trung Quốc, Bành Quang Khiêm, phó tổng thư ký uỷ ban Chính sách an ninh quốc gia, lại tuyên bố có thể sẽ dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn (so với cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt 1979) trên kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc. Và cũng chỉ vài ngày sau, chính quyền tỉnh Hải Nam lại ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trên cả vùng biển của Việt Nam, tiếp tục xâm phạm trực tiếp chủ quyền của Việt Nam.
    Trung Quốc đang chơi hai lá bài nóng lạnh theo kiểu bất định làm Việt Nam mất phương hướng. Việt Nam cũng có thể chơi ngẫu hứng để đáp trả ngẫu hứng. Tự vệ đơn phương hay phòng thủ đa phương?
    Trong nghiên cứu chiến lược, khi Trung Quốc chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh như vậy, Việt Nam sẽ bị mất phương hướng, theo nghĩa: Việt Nam cũng bị ngẫu nhiên lái theo Trung Quốc. Cụ thể là với xác suất dương, hay với rủi ro có thật, Việt Nam bị rơi vào “vòng tay” của Trung Quốc, mà không thể phối hợp với Mỹ một cách thường xuyên, hay sự phối hợp chỉ có tính nhất thời. Tức là, Việt Nam bị “nhảy” một cách ngẫu nhiên giữa hai chiến lược: tự vệ đơn phương và phòng thủ cùng với Mỹ, ASEAN một khi có chiến sự nổ ra bất ngờ từ phía Trung Quốc.
    Có một sự rất khác giữa trường hợp của Việt Nam so với Philippines. Philippines phối hợp nhất quán với Mỹ cho phép tạo sức mạnh răn đe. Ngược lại, Việt Nam phải đối mặt với khả năng (dù không phải chắc chắn sẽ xảy ra) là Trung Quốc sẽ bất ngờ tấn công mình nếu việc tấn công giúp: (i) Tăng quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc đối với con đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông. (ii) Tăng khả năng tạo tranh chấp, lan dần vào các vùng không có tranh chấp, thông qua sự chèn ép về quyền khai thác các tài nguyên mang tính loại trừ, cụ thể là dầu khí. (iii) Cho phép phát huy tối đa chiến lược chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh, sao cho: Việt Nam bị ép vào thế buộc phải tự vệ đơn phương khi nổ ra xung đột còn Mỹ thì không kịp trở tay hoặc không thể điều động chiến hạm, tàu sân bay tới, chỉ vì một xung đột có quy mô xem ra là nhỏ.
    Sự lựa chọn điểm và thời điểm tấn công, thoả mãn cả ba điều kiện nói trên sẽ làm tăng cao nhất cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho Trung Quốc. Cụ thể là, tự vệ đơn phương sẽ làm sự thôn tính xảy ra nhanh. Sau khi thôn tính, xung đột song phương sẽ lan rộng hơn, phức tạp hơn, mà Trung Quốc có thể sử dụng tốt nhất lợi thế vượt trội để chèn ép, đem lại lợi ích dài hạn cho Trung Quốc. Nói rõ hơn, Trung Quốc đang lái xung đột về trạng thái song phương, ngay trong bối cảnh có nỗ lực đa phương để kiềm chế xung đột.
    Chơi ngẫu hứng để đáp trả ngẫu hứng

    [​IMG]
    Việt Nam cần hành động thực tế hơn, trong việc củng cố hợp tác phòng thủ với Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và các nước ASEAN. Ảnh: khu trục hạm USS John S. McCain của Mỹ thăm Đà Nẵng từ 10 - 14.8.2010 nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ. Ảnh: Trung Hưng
    Việt Nam hiện nay, cũng giống như 20 năm về trước, khó có thể làm gì nhiều để ứng phó với cách mà Trung Quốc ứng xử lá mặt lá trái, lúc nóng lúc lạnh, khiến chính mình bị dao động giữa một bên là chiến lược phòng thủ chung với Mỹ và ASEAN và bên kia là buộc phải ở vào thế tự vệ đơn phương, khi bất ngờ bị Trung Quốc tấn công. Nhưng Việt Nam cũng có thể chơi ngẫu hứng để đáp trả ngẫu hứng. Việt Nam có thể tăng cường hơn nữa các đàm phán song phương với Trung Quốc. Đồng thời, cần hành động thực tế hơn, nhưng ngẫu nhiên và khó xác định hơn, trong việc củng cố hợp tác phòng thủ với Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và các nước ASEAN. Điều đó là lẽ phải, nhằm bảo đảm sự ổn định khu vực và tự do, an toàn hàng hải.
    Các phương án có thể trải rộng từ việc tăng khả năng cảnh báo sớm; tăng sức mạnh phòng thủ ở các điểm chiến lược cho đến phối hợp tập trận, bảo vệ an toàn hàng hải; hợp tác tuần tra trên không và trên biển thuộc chủ quyền quốc gia; đi kèm với hoạt động nhân đạo, cứu hộ, hay khảo sát khí tượng, nghiên cứu môi trường tự nhiên và thềm lục địa. Cách chơi ngẫu hứng như vậy sẽ làm thay đổi kỳ vọng của các bên, kể cả Trung Quốc về được và mất khi nổ ra xung đột; do đó ảnh hưởng tới xác suất gây ra xung đột. Chính Việt Nam cũng có thể lái Trung Quốc trở lại thế đa phương để giải quyết xung đột song phương. Cụ thể là khi khả năng có sự đáp trả mang tính phối hợp quốc tế là đủ cao, thì tự nó đã tạo ra sự răn đe hữu hiệu với các hành động gây chiến hung hăng nhất.
    Việc khai thác lợi thế về thông thương và tăng cường giao dịch quốc tế chính là làm tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Theo cách tiếp cận như vậy, chúng ta phải mở rộng khái niệm về chủ quyền trong một thế giới mới, mà sự liên kết kinh tế – địa – chính trị làm nền tảng vững chắc cho cơ chế phối hợp an ninh đa phương. (Economies of scale and scope in coordination mechanism). Dù rằng chúng ta tôn trọng và gìn giữ tình hữu nghị với Trung Quốc nhưng việc ngồi im không làm gì, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ, như đánh bắt cá hay khai thác dầu thô tại thềm lục địa của mình thì điều đó không chỉ làm tổn thất niềm tự hào dân tộc mà còn làm suy yếu tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với Trung Quốc. Nói rõ hơn, chúng ta nên có những giải pháp cụ thể để bảo vệ chủ quyền thông qua hợp tác kinh tế – địa – chính trị với tất cả các nước liên đới, không chỉ riêng với Trung Quốc.
    Tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền
    Chúng ta có thể cho thuê dài hạn, ví dụ là 100 năm, các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam cho các quốc gia như Nga, Mỹ, Nhật, nhằm khai thác dầu thô hoặc đánh bắt cá. Các khoản thuế hoặc lợi tức từ việc cho thuê quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ này chính là biểu hiện cụ thể về kinh tế của chủ quyền không thể bị xâm phạm của Việt Nam. Khi mà các dạng thuế, lợi tức được ghi nhận và quyền khai thác của các quốc gia hay công ty nước ngoài được đảm bảo theo công ước quốc tế, thì tất yếu sẽ làm giảm các tranh chấp song phương, vì khả năng bảo vệ chủ quyền được tăng lên.
    Một khía cạnh nữa là nên phối hợp khai thác và bảo vệ tài nguyên không loại trừ như đường hàng hải chiến lược qua Biển Đông, với hơn 1/3 giá trị thương mại toàn cầu đi qua đó. Tiềm năng phát triển kinh tế và vị thế địa lý chiến lược của Việt Nam có thể tạo ra sự bổ trợ lẫn nhau, cho phép Việt Nam tham dự ngày càng nhiều hơn vào việc khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ và ngày một tăng này. Việt Nam có thể cho thuê không cảng và hải cảng chiến lược, mà nó cho phép tăng tính an toàn và hiệu quả, hay giảm chi phí và rủi ro trong vận chuyển trên không và trên biển. Điều đó làm tăng sự đóng góp của Việt Nam vào giá trị thương mại của nguồn tài nguyên không loại trừ – đường vận chuyển quốc tế dọc theo Biển Đông. Ở đây có sự ghép nối giữa lợi ích thương mại và bảo đảm an ninh đa phương, mà các bên liên quan đều hưởng lợi. Vì vậy, giá trị của sự phối hợp là rất lớn. Từ các điểm nút chiến lược ven biển, sự bùng nổ về giao dịch, vận chuyển quốc tế sẽ cho phép các dòng vốn, công nghệ, và các phương thức tổ chức hiệu quả lan truyền vào Việt Nam. Các nguồn lực này sẽ tạo nên sự tăng trưởng dựa trên hiệu quả hay vốn tri thức, kéo theo sự hoà nhập mạnh của Việt Nam vào chuỗi thương mại toàn cầu. Nói rõ hơn, việc khai thác lợi thế về thông thương và tăng cường giao dịch quốc tế chính là làm tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này