Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3757 người đang online, trong đó có 328 thành viên. 19:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113316 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Chỉ có miệng lưỡi bọn tàu bựa nó mới chối bay như vậy, sang cướp nhà người ta lại đổ lỗi cho người ta cướp nhà mình, chửi người ta rõ rành rành ra đấy mà chối bay, lũ tàu bựa khốn nạn thật.
  2. anhvaem6868

    anhvaem6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    9
    st là ông nào các bác ngồi nghĩ từ trưa tới giờ, lục qua danh sách chả thấy ai có tên st...ng nằm trong BCT cả.
  3. langtulanhlung4

    langtulanhlung4 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Mẹ cha nó thằng họ Hứa, đích thị là tàu khựa, lại còn nhị nữa mới điên chứ. ****** nó sao nó có thế làm thứ trưởng được nhỉ~X
  4. abclkj

    abclkj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Đã được thích:
    1
    'Trung Quốc tập trận không vì căng thẳng Biển Đông'

    Trung Quốc hôm qua tuyên bố những cuộc diễn tập hải quân gần đây của nước này là bình thường và không liên quan tới tình trạng căng thẳng gia tăng tại Biển Đông thời gian qua.

    "Trung Quốc hy vọng tất cả các bên liên quan sẽ nhìn nhận các cuộc tập trận bình thường của hải quân Trung Quốc một cách khách quan và hợp lý", Xinhua dẫn lời người phát ngôn mới của Bộ Quốc phòng nước này, ông Yang Yujun, cho biết.
    [​IMG]Người phát ngôn mới của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Yang Yujun. Ảnh: CRI
    Tuyên bố của ông Yang được đưa ra để trả lời cho câu hỏi của các phóng viên về 6 cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc trong tháng 6, với lời nhắn nhủ thêm rằng giới truyền thông không nên đồn đoán nhiều về mục đích của các cuộc diễn tập.
    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng nước này hy vọng các bên liên quan trong tranh chấp tại Biển Đông sẽ coi hòa bình và ổn định tại khu vực này là ưu tiên hàng đầu, đồng thời nỗ lực hơn nữa vì ưu tiên này.
    Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại các khu vực thuộc Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu khí dồi dào và các tuyến đường biển quan trọng với thương mại toàn cầu.
    Việt Nam và Philippines thời gian qua cùng lên tiếng cáo buộc Trung Quốc có những hành vi ngày càng quyết liệt về chủ quyền ở Biển Đông. Đáp lại các cáo buộc này, Trung Quốc khẳng định muốn giải quyết những tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông một cách hòa bình, nhưng đồng thời vẫn giữ nguyên yêu sách đường 9 đoạn.
  5. abclkj

    abclkj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Đã được thích:
    1
    'Quan điểm đe dọa VN không đại diện cho 1,4 tỷ người Trung Quốc'

    Phản ứng của Việt Nam đối với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền ở biển Đông là mạnh mẽ nhất trong vòng 20 năm qua. Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại trao đổi với VnExpress xung quanh quan điểm thông tin về sự kiện biển Đông.
    > Tướng Trung Quốc dọa Việt Nam


    - Nhiều học giả quốc tế cho rằng, sau các vụ tàu Trung Quốc cắt cáp, nhiều báo đài Trung Quốc đưa tin không đúng sự thật, đổ lỗi cho Việt Nam, thậm chí dùng lời lẽ thiếu thiện chí. Về phía báo chí Việt Nam, ông đánh giá thế nào?
    - Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển tốt trong 20 năm qua, là tài sản chung mà hai dân tộc đều cần gìn giữ. Gần đây, chỉ sau khi Trung Quốc có những hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở ngay trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta thì báo chí Việt Nam mới nói nhiều, nói rõ ràng, cụ thể, nói đúng bản chất vấn đề. Tiếng nói của các cơ quan báo chí trong nước rất đúng, kịp thời và cần thiết. Phản ứng của chúng ta trong vấn đề này là mạnh mẽ nhất trong 20 năm qua.
    Còn các báo đài của Trung Quốc, chúng tôi theo dõi trong 2 năm gần đây thì thấy họ vẫn thường xuyên nói về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng tiếc là một số báo đài của Trung Quốc, kể cả các báo chính thống, thỉnh thoảng đăng ý kiến của một số nhân vật là chuyên gia, tướng lĩnh có lời nói cổ vũ cho tâm lý dân tộc cực đoan, xúc phạm dân tộc Việt Nam, thậm chí đe dọa và kêu gọi dùng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
    So với báo chí của Trung Quốc, báo chí Việt Nam kiềm chế hơn, không có lời lẽ khiêu khích, xúc phạm nước bạn. Kể cả khi họ nói sai và vu cáo chúng ta thì chúng ta cũng trao đổi lại ôn hòa, có lý có tình, có sức thuyết phục.
    [​IMG]Nhiều quốc gia lên tiếng phản đối bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) của Trung Quốc . Ảnh: T.L.
    - Có ý kiến cho rằng, sự kiềm chế của chúng ta dẫn đến chưa tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Ông nghĩ sao?
    - Những vấn đề bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nói riêng, chúng ta ít đưa lên mặt báo là nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước. Nhưng Trung Quốc lại nói nhiều về vấn đề này và họ không nêu đúng thực trạng, bản chất vấn đề. Họ công bố nhiều tài liệu nghiên cứu, đưa bằng nhiều thứ tiếng trên mạng, nên cộng đồng quốc tế cũng biết được lập trường của Trung Quốc nhiều hơn.
    Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Việt Nam thường xuyên được khẳng định lại, đó là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
    "Qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam".
    Mặc dù vậy, trên thực tế thực hiện, chúng ta chưa tổ chức tốt việc đưa ra các bằng chứng và lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống và liên tục để người dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài biết. Chúng ta cũng chưa giới thiệu nhiều bằng các thứ tiếng nước ngoài để cộng đồng quốc tế được biết. Đó là hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta.
    Tuy nhiên, sau các sự kiện vừa qua ở Biển Đông, khi báo chí của chúng ta lên tiếng mạnh mẽ, thì báo chí nước ngoài cũng nói rất nhiều. Các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới như BBC, Reuters, AFP... đưa tin nhiều về vấn đề này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng mừng là qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam.
    Đây là một bài học cho thông tin đối ngoại của chúng ta. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương.
    [​IMG]Một trong 3 chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò Bình Minh 02 của Việt Nam. Ảnh: PVN.
    - Trong hoàn cảnh hiện nay, theo ông, cần có cách ứng xử như thế nào trước những thông tin mang tính cực đoan xuất hiện trên báo chí Trung Quốc?
    - Chúng ta phải kiên quyết khẳng định và bảo vệ chủ quyền của mình, đây là vấn đề không bao giờ nhân nhượng được. Chúng ta cần tranh luận lại, bác bỏ những thông tin không đúng sự thật, những lập luận sai trái trên báo Trung Quốc.
    Trong thời gian vừa qua, cái dở của các phương tiện đại chúng Trung Quốc là đã để những tiếng nói cực đoan xuất hiện trên báo chí. Giọng điệu của một số tướng lĩnh, học giả có tư tưởng cực đoan xúc phạm, đe dọa Việt Nam chỉ là những tiếng nói thiểu số, không đại diện cho 1,4 tỷ dân và hơn 80 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Tiếng nói cực đoan xuất hiện trên phương tiện đại chúng Trung Quốc hoàn toàn không có lợi cho quan hệ hai nước, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Trung Quốc đang để những tư tưởng cực đoan len lỏi vào trong công luận và cả trong chính giới. Về bản chất, tôi cho rằng, tuy chỉ là tiếng nói thiểu số nhưng nó đại diện cho tư tưởng bành trướng, cực đoan mà trong tương lai sẽ phá hoại lợi ích của chính Trung Quốc. Suy cho cùng, những tiếng nói này chỉ mang lại bất lợi cho dân tộc Trung Quốc.
    - Về mặt thông tin đối ngoại, theo ông, cần tiếp tục làm gì để người dân Trung Quốc tiếp cận được những thông tin khách quan từ phía Việt Nam trong vấn đề Biển Đông?
    - Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại Việt Nam bây giờ là nói rõ cho dư luận trong và ngoài nước hiểu về chủ quyền của Việt Nam, về lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Chúng ta có chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, có bằng chứng lịch sử rõ ràng về việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ cách đây nhiều thế kỷ. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng đã nói rõ về chủ quyền của các nước ven biển. Còn yêu sách của Trung Quốc thể hiện tập trung ở bản đồ đường lưỡi bỏ là hoàn toàn phi lý, không có căn cứ pháp lý và không có căn cứ lịch sử.
    Quả thực, đối với người dân Trung Quốc thì thông tin của chúng ta đến được với họ và làm cho họ hiểu là tương đối khó khăn do nhiều năm nay họ gần như chỉ nghe một chiều khiến người dân họ hiểu nhầm. Phải làm thế nào để họ nhận thức lại là nhiệm vụ rất khó khăn. Cái khó nhất của chúng ta là chuyển thông tin trực tiếp đến người Trung Quốc.
    Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm.
    Nhưng mặt khác, ta cũng có thể có nhiều cách như qua các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ngoài, của chính Trung Quốc. Vừa rồi đài truyền hình Phượng Hoàng có phỏng vấn nhà nghiên cứu Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Cao Phan. Học giả này đã trình bày vấn đề tranh chấp Biển Đông rất thuyết phục, mềm mỏng, chuẩn xác, đúng nguyên tắc, coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời ông đã nói ra được những cái dở, cái sai trong thông tin tuyên truyền Trung Quốc.
    [​IMG]Ông Lê Văn Nghiêm: "Trung Quốc đang để những tư tưởng cực đoan len lỏi vào trong công luận và cả trong chính giới". Ảnh: Nguyễn Hưng.
    - Số lượng học giả, tình nguyện viên nghiên cứu về Biển Đông của chúng ta không thiếu. Theo ông, cần làm gì để tận dụng nguồn lực này?
    - Chủ trương của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là phát huy sức mạnh của cả dân tộc và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Chúng ta cần khuyến khích các nghiên cứu, đóng góp của các học giả để làm dày thêm hồ sơ về Biển Đông. Các cơ quan nhà nước cần nỗ lực hơn nữa để tập hợp các học giả, có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với nghiên cứu về Biển Đông.
  6. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Việt Nam nên học Ả rập xê út trong ứng xử với hành động của láng giềng
    Hoàng tử Turki al-Faisal, cựu chỉ huy cơ quan tình báo của Ảrập Xêút và là đại sứ tại Washington,... :“Chúng tôi không thể sống trong tình trạng Iran có vũ khí hạt nhân còn chúng tôi thì không”,.
    Quan chức này nói: “Nếu Iran phát triển vũ khí hạt nhân, điều này không thể chấp nhận đối với chúng tôi, và chúng tôi sẽ tìm cách sở hữu vũ khí này”.
    http://dantri.com.vn/c36/s36-494124/iran-thu-ten-lua-hat-nhan-arap-xeut-tuyen-bo-chay-dua.htmg....
  7. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Chả biết còn hiệu lực pháp lý không?

    Vụ thảm sát năm 1988 tại quần đảo Trường Sa mà bọn bành trường Bắc Kinh gây ra thì đã lâu quá rồi.

    Đề nghị những người Việt Nam yêu nước kiện ra Toà án quốc tế về tội ác chống lại loài người và diệt chủng (genocide) đối với những tên giết người phương Bắc trong vụ thảm sát ở biển Đông năm 1988

    Phim về vụ thảm sát năm 1988 tại biển Đông:
    http://www.youtube.com/watch?v=Uy2ZrFphSmc&feature=related

    Chiến tranh 1979: Lính Trung Quốc thừa nhận được lệnh giết dân Việt Nam

    17-02-2011 15:17
    [​IMG]


    Dã tâm từ lâu của bè lũ Trung Nam Hải: Tất cả vùng Trung Á, một phần lãnh thổ của của Nga, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambodia, Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam… đều nằm lọt trong bản đồ Trung Quốc....
    Ngày hôm nay cách đây 30 năm, Trung Quốc và Việt Nam nổ ra một cuộc đại chiến quyết tử “vừa là đồng chí vừa là anh em” tại biên giới hai nước. Đặng Tiểu Bình huy động mấy chục vạn đại quân xuất kích trên toàn tuyến biên giới vài nghìn km, trong chiến dịch 16 ngày tấn công đã chiếm các tỉnh và thành phố Lạng Sơn, Cao Bằng và thị trấn biên ải quan trọng Lào Cai, tiêu diệt mấy vạn kẻ địch và cũng trả giá bằng thương vong của 3 vạn sĩ quan binh lính.
    Vương Chí Quân, một người sinh ra và lớn lên tại Hong Kong mới đây xuất bản sách Ký sự của một người tham gia cuộc chiến với Việt Nam tiết lộ những điều tai nghe mắt thấy khi anh là Tiểu đội trưởng đội Dao Nhọn Sư đoàn bộ binh 163 Quân Giải phóng Trung Quốc đánh chiếm Lạng Sơn.
    Sách viết: Ngày 17-2-1979, hai đại quân khu Quảng Châu và Vân Nam của Quân Giải phóng Trung Quốc tả hữu khép vòng cung từ Quảng Tây, Vân Nam xuất quân. Mặt Quảng Tây có 32 vạn quân tham gia chiến tranh; chết, bị thương và mất tích hơn 22.800 người. Phía Việt Nam thương vong nặng hơn.
    Sau cuộc chiến, phía Việt Nam không ngừng tuyên truyền quân nhân Trung Quốc “Đốt, giết, cướp phá”, cho tới nay vẫn kêu gọi người Việt Nam đời đời kiếp kiếp không quên. Nhưng phía Trung Quốc thì lại quên dần trận kịch chiến đó.
    Chuyện làm Vương Chí Quân căm phẫn nhất là: nghĩa trang liệt sĩ trên núi có đường hầm Ca Phong (Ka Feng) sau khi chính phủ hai nước Trung Quốc Việt Nam hữu hảo trở lại, khai thông đường sắt Bằng Tường-Đồng Đăng, vì để giữ thể diện cho hai bên, chính quyền (Trung Quốc) đã di chuyển nghĩa trang này đi nơi khác. Có gia đình liệt sĩ tố cáo cách đây một năm, nghĩa trang liệt sĩ ở Lạc Dương đã phá mất “Khu vực bảo vệ liệt sĩ cách mạng” vì mục đích làm nghĩa trang thương mại.
    Tác giả cho rằng “Ba kỷ luật lớn, tám điều chú ý” là thứ kỷ luật quân đội cổ hủ. Bởi lẽ ở Việt Nam toàn dân là lính, quân đội Việt Nam lợi dụng dân cư mặc thường phục bắn giết quân đội Trung Quốc. Về sau cấp trên của sư đoàn 163 ra lệnh: giết người không bị buộc tội [nguyên văn: “cách sát vô luận”], cứ dùng pháo hỏa tiễn, súng phun lửa, bộc phá và xăng tiêu diệt sạch người Việt Nam hết làng này đến làng khác. Đêm đến thấy ai đứng thì coi đó là kẻ địch, cứ việc xả súng bắn coi như bắn lợn rừng. Khi đánh chiếm các thị trấn, chiến đấu trên đường phố cũng bất chấp nhà dân, cơ quan bưu điện, cứ dùng mấy trăm tấn thuốc nổ đánh sập và san bằng toàn bộ cầu cống, sân bay … tất cả các kiến trúc công cộng cả thảy hơn 2.900 chỗ ở thị trấn Lạng Sơn.
    Quân Giải phóng Trung Quốc rút về nước qua thị trấn Đồng Đăng đã khuân về Trung Quốc tất cả những thứ gì có thể mang đi được như máy móc, lương thực, thiết bị văn phòng; tháo tất cả các thanh ray đường sắt; cái gì không mang đi được thì nổ tung tất cả.
    Ngày nay sau 30 năm, sống trong thời bình chúng ta rất khó hiểu được tâm trạng “Đánh đến say máu (nguyên văn: đỏ cả mắt)”, có lẽ là tâm trạng “tàn nhẫn đấu tàn nhẫn” rốt cuộc đã chinh phục kẻ địch [?].
    Tháng 1-1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ có nói với Tổng thống Carter là sẽ ra tay dạy cho Việt Nam một bài học. Carter có nhắc ông bài học của Mỹ tại Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tự tin trả lời: “Phải xem đó là quân đội của ai”. Có lẽ chiến tranh biên giới Trung-Việt đã thể hiện cái lý của chiến tranh – không từ một thủ đoạn nào để giành chiến thắng./.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đơn vị nữ dân quân Móng Cái, Quảng Ninh, sẵn sàng giáng trả địch. Ảnh: Hữu Cấy
    [​IMG]
    Lũ quỷ đỏ của Đặng Tiểu Bình đã ác độc phá hủy nhiều di tích lịch sử quý giá, trong đó có hang Pắc Bó, nơi Hồ Chủ tịch làm việc khi mới về nước năm 1941 ở Cao Bằng. Ảnh: Mạnh Thường
    [​IMG]
    Với hành động thú tính,chúng còn phá hủy nhiều bệnh viện, nhà hộ sinh… của nhân dân ta. Đây là cảnh hoang tàn của Bệnh viện Trùng Khánh, Cao Bằng. Ảnh: Mạnh Thường
    [​IMG]
    Hàng trăm tên xâm lược bị tóm gọn tại trận. Những tên tù binh bị bắt ở Minh Tâm, Cao Bằng. Ảnh: Sỹ Châu
    [​IMG]
  8. systemrisk

    systemrisk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Đã được thích:
    3.016
    TQ chỉ chờ VN giận mất khôn là làm tới! cụ thể các động thái là;

    -TQ lôi kéo CPC về hợp tác toàn diện quân đội
    -TQ tuần qua hết thăm Nga ve vuốt Đức để làm j?
    -TQ là chủ nợ lớn của USA Châu Âu=> vấn đề đang nổi lên ở Mỹ và Châu âu bây giờ là gì?
    -TQ thấy VN đang chưa sắp xếp nhân sự cho Bộ máy NN sau DHĐ
    -TQ thấy trường xa ngoài trừ lượng lớn tài nguyên còn là đường giao thông toàn cầu cực kỳ quan trọng!

    Ta cần tỉnh táo, dùng các đối trọng Mỹ, Nga, Nhật, Ấn độ... để chơi lại bằng ngoại giao, chính trị thoai.
  9. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    248
    Phúc đáp vô trách nhiệm với khoa học của tác giả TQ
    Cập nhật lúc :11:28 AM, 30/06/2011

    Nhiều nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đang bất bình với bức thư của tác giả một bài báo có chèn bản đồ sai sự thật về Biển Đông. Dưới đây là bài viết của TS Nguyễn Thế Dương (Trung tâm Kỹ thuật Vật liệu xây dựng tự nhiên, Paris, Pháp) phản ánh điều này.

    "Chúng tôi chèn đường lưỡi bò vào bản đồ Trung Quốc là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc" - đó là phúc đáp của Giáo sư (GS) Xuemei Shao, hiện đang công tác tại Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Viện Hàn Lâm khoa học Trung Quốc (Institute of Geographic Sciences and Natural Resources research, Chinese Academy of Sciences) tới Tiến sĩ (TS) Bùi Quang Hiển thông qua ban biên tập của tờ báo Biến đổi khí hậu (Climatic Change).

    Phúc đáp vô trách nhiệm

    Sau khi phát hiện có hai bài báo sử dụng bản đồ Trung quốc có chèn hình lưỡi bò được đăng trên tạp chí quốc tế Biến đổi khí hậu, TS Bùi Quang Hiển đã viết thư cho ban biên tập (BBT) là GS Michael Oppenheimer (Đại học Princetonn, Mỹ) và GS Gary Yohe (Đại học Wesleyan, Mỹ) để yêu cầu tác giả chỉnh sửa bản đồ này.

    Tổng biên tập đã chuyển thư yêu cầu của TS Hiển tới đại diện các tác giả của các bài báo và đã nhận được câu trả lời của đại diện của bài báo thứ nhất là giáo sư Xuemei Shao, hiện đang công tác tại Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc.

    Vị giáo sư này đã phản hồi như sau: "Chúng tôi sẽ không chỉnh sửa hình vẽ này". Lý do họ đưa ra là: "Chúng tôi chèn ô vuông nhỏ (có đường lưỡi bò) vào hình vẽ thứ 6 của bài báo là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. Làm ơn hãy báo cho TS Bùi Quang Hiển là hãy liên lạc trực tiếp với chính phủ Trung Quốc về vấn đề này".

    TS Hiển đã trao đổi với các đồng nghiệp, các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về nội dung thông tin này. TS Trịnh Việt Nam (Paris, Pháp) nhận xét: "Đây là một thư trả lời rất vô trách nhiệm".

    TS Trần Ngọc Tiến Dũng (Québec, Canada) nhận xét: "Có thể xem câu trả lời của tác giả là vô trách nhiệm với sản phẩm khoa học của mình".

    Một GS người Việt đang sinh sống ở nước ngoài nhận xét: "Nếu quả là đúng như thế, Ban biên tập phải xóa bài báo này. Nhà khoa học không thể đem vào bài báo quốc tế ý đồ gian xảo của chính phủ mình. Đó là những nhà khoa học không có tư cách. Đã làm khoa học phải vô tư và độc lập với chính quyền. Bài báo không đúng sự thật, vì vậy vô giá trị!".

    Không đồng tình với cách làm việc của tờ báo

    TS Hiển, người trực tiếp nhận phúc đáp trên nhận xét: "Chính một giáo sư người Trung Quốc đã nói, chính phủ Trung quốc đã yêu cầu các nhà khoa học của họ chèn đường lưỡi bò vào".

    Anh nói, ngay từ đầu BBT của báo "Biến đổi khí hậu" đã dành quyền có chấp nhận đính chính thông tin sai sự thật cho tác giả bài báo. Tác giả đã không đồng ý chỉnh sửa như đã nói ở trên.

    TS Hiển bày tỏ sự không đồng tình với kết luận và cách làm việc của BBT tờ báo. Anh đã viết thư một lần nữa lên BBT và mạnh dạn yêu cầu họ phải có trách nhiệm chỉnh sửa hoặc là phải xóa bỏ bài báo khỏi tạp chí Climatic Change, bởi lẽ, với nội dung trả lời của tác giả bài báo, họ mặc nhiên công nhận nội dung phi khoa học của thông tin.

    Hành động như thế nào?

    Câu hỏi đặt ra là, còn bao nhiêu bài báo khoa học nữa đã xuất hiện và có đính kèm bản đồ biển Đông với chữ U? Liệu chúng ta sẽ tìm được hết và yêu cầu các nhà xuất bản, ban biên tập, các tác giả đính chính hoặc xóa thông tin? Việc này quả thật sẽ đòi hỏi nhiều công sức, bền bỉ, khéo léo và với các diễn biến như trên, thật khó để hình dung được kết quả.

    Các phản đối của TS Dũng, Hiển cũng như của các nhà khoa học khác, dù muộn so với người Trung quốc đã làm, nhưng vẫn kịp thời và rất được trân trọng. Tuy vậy, việc viết thư phản hồi của các anh tới các BBT của các tạp chí là chỉ với tư cách cá nhân đơn lẻ, có lẽ việc yêu cầu họ xóa bỏ nội dung bài báo đã đăng trên tạp chí của họ là quá khó (bởi đấy là các lỗi nhỏ).

    Với số lượng bài báo xuất bản trên các tạp chí khoa học đứng hàng thứ 2 thế giới sau Mỹ, chắc chắn sẽ còn nhiều các bài báo nữa có in hình chữ U trong bản đồ biển Đông xuất hiện. Việc thông tin và liên lạc với các nhà xuất bản, các ban biên tập của các tạp chí để thông báo và đề nghị chỉnh sửa sự phi khoa học của các bản đồ kiểu này trong các xuất bản sắp tới mới là điều cần thiết hơn cả. Cần phải có những phản ứng mạnh mẽ từ các Hiệp hội khoa học Việt Nam và các nước liên quan cũng như có thể cần thiết có hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ.
    -----
    Trung quốc làm càn rất có hệ thống. TQ lừa gạt, nói tuân theo luật pháp quốc tế nhưng làm ngược lại.
  10. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    248
    Trung Quốc toan tính tiến ra biển Đông với 3 mũi tiến công
    Cập nhật lúc :11:02 AM, 30/06/2011

    Trung Quốc đang chủ trương tạo sức ép với các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, vừa để ngỏ cánh cửa đàm phán tiến tới mục tiêu “cùng khai thác”.

    Khi đó, dựa vào công nghệ lẫn tiềm lực tài chính Trung Quốc chiếm phần lớn lợi ích khai thác nguồn tài nguyên ở biển Đông.

    Để thực hiện chủ trương trên, bước vào năm 2011, Trung Quốc đã triển khai thực hiện ba mũi tiến công:

    Tăng cường giao lưu, giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông

    Sau những cọ xát căng thẳng với Mỹ tại 3 biển Hoàng Hải, Đông Hải và biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) trong năm 2010, đầu năm 2011, Trung Quốc chủ động mở cánh cửa hòa hoãn với Mỹ. Cuộc gặp thượng đỉnh Trung Quốc - Mỹ hồi tháng 1/2011 diễn ra sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng R.Gates tới Trung Quốc.

    Qua 2 chuyến thăm liên tiếp trong tháng 5/2011, 2 bên đã thiết lập được khuôn khổ cho quan hệ mới với một số nhượng bộ lẫn nhau.

    Cụ thể, Trung Quốc nhượng bộ Mỹ một số vấn đề kinh tế thương mại, bày tỏ hoan nghênh Mỹ tiếp tục phát huy vai trò ở khu vực và quyết định thành lập các cơ chế tham vấn Trung Quốc - Mỹ về các sự vụ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Tuy nhiên, trọng tâm mà Trung Quốc hướng tới là trung lập hóa Mỹ, để Mỹ không can dự vào vấn đề biển Đông. Tại đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung lần 3 ở Mỹ, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc gợi ý, “Trung Quốc và Mỹ sẽ cùng thống trị châu Á - Thái Bình Dương”.

    [​IMG]
    Mọi nước cờ được Trung Quốc tính toán nhằm đạt mục đích tối thiểu là "cùng khai thác" trên biển Đông.

    Về phía Mỹ, phát biểu của Ngoại trưởng Hilary Clinton tại Hà Nội tháng 7/2010 đánh dấu sự chuyển biến chính sách của Mỹ đối với biển Đông từ trung lập sang can dự, nhưng những tuyên bố của các quan chức ngoại giao và quân sự Mỹ ngay sau các chuyến thăm đơn phương của Trung Quốc tới Mỹ cho thấy, dường như vì lợi ích của mình, Mỹ chưa dứt khoát với lập trường trung lập.

    Dùng lợi ích kinh tế chia rẽ ASEAN

    Đối với ASEAN, biển Đông là vấn đề trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình nhất thể hóa, Trung Quốc luôn duy trì lập trường: Vấn đề biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN mà là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia tranh chấp. Trung Quốc luôn nhấn mạnh dùng cơ chế song phương để giải quyết vấn đề biển Đông, phản đối đa phương hóa và quốc tế hóa.

    Bởi vì thế, Trung Quốc lợi dụng ảnh hưởng kinh tế ngày một tăng, tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN để đến mức độ nhất định, phát triển kinh tế của ASEAN không thể tách rời Trung Quốc. Khi đó, lợi ích kinh tế lớn có thể trở thành nguyên nhân chính khiến các nước ASEAN khó đoàn kết và gây khó dễ cho Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển Đông.

    Vì vậy, ngay sau khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN khởi động ngày 1/1/2010, mậu dịch song phương Trung Quốc - ASEAN phát triển với tốc độ nhanh; đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2011, kim ngạch hai bên đạt 110 tỉ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2010.

    Gia tăng hành động nhằm khuất phục các nước có tranh chấp chủ quyền biển Đông

    Năm 2011, Trung Quốc gia tăng các hoạt động diễn tập quân sự, nhằm phô trương sức mạnh, răn đe các nước trong khu vực.

    Đặc biệt, trong nửa đầu tháng 6/2011, Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc cũng liên tục tổ chức 6 cuộc diễn tập trên phạm vi trên không, trên biển và đất liền, với sự tham gia của các tàu quân sự, như tàu khu trục, trinh sát chống ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra, trực thăng vũ trang và các lực lượng Không quân của Hải quân, Hải quân đánh bộ..., nhằm huấn luyện thích ứng với các tình huống tác chiến trên biển.


    [​IMG]

    Cùng với đó, Trung Quốc gia tăng các hoạt động gắn mác "dân sự" như Ngư Chính, Hải Giám, Hải tuần... để gây phức tạp tình hình trên biển Đông.

    Cùng với đó, đầu tháng 3/2011, tại buổi họp báo về Kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 11, phát ngôn viên Hội nghị Lý Triệu Tinh cho biết, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 là khoảng 91,5 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2010.

    Ông này cũng khẳng định, Chính phủ Trung Quốc đã luôn cố gắng hạn chế chi tiêu quân sự và chi tiêu ở mức hợp lý để đảm bảo cân bằng giữa quốc phòng và phát triển kinh tế; chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là minh bạch và mang mục đích phòng thủ; ngân sách quốc phòng năm 2011 tăng, chủ yếu dùng để hiện đại hóa trang thiết bị quân sự, huấn luyện quân sự và đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng cho quân đội, điều chỉnh mức lương, trợ cấp nhằm cải thiện đời sống cho bộ đội.

    Tuy nhiên, giới quan sát lại cho rằng, trọng tâm trong việc tăng ngân sách Quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 là phát triển lực lượng Hải quân và điều này, sẽ khiến các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hết sức quan ngại và cho rằng, con số chi tiêu quốc phòng thực tế lớn hơn những gì được công bố.

    Ngoài ra, năm 2011, Trung Quốc đã phô trương trình diễn những loại vũ khí mới hiên đại như, máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20, máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-2000 và KJ-200, máy bay ném bom hạng nặng H-6K, tên lửa đường đạn chống hạm tiên tiến DF-21D, tàu ngầm thế hệ mới.

    Đáng chú ý, ngày 6/4/2011, Trung Quốc đã công bố chuẩn bị hạ thủy tàu sân bay đầu tiên Varyag, vốn được xem là trụ cột của chính sách hiện đại hóa quân đội và tham vọng Hải quân của Trung Quốc.

    Xung quanh sự kiện này, các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế cho rằng, đối với Hải quân Trung Quốc, Tàu sân bay Varyag đóng vai trò hình mẫu giúp cho hải quân nước này tiếp thu công nghệ và học kỹ năng chế tạo hàng không mẫu hạm, là bước cần thiết để Trung Quốc đóng thêm những chiếc tàu sân bay khác một cách hoàn chỉnh hơn. Khi tàu sân bay Varyag hạ thủy, đối với các nước có chấp chủ quyền ở biển Đông, Trung Quốc có thể hăm dọa, ngăn cản một cách có hiệu quả, khiến các nước không còn dám ngang ngược, từ đó kiếm thêm ưu thế trong đàm phán tranh chấp biển đảo.

    Song song với đó, Trung Quốc còn tăng cường đầu tư phát triển lực lượng tuần tra và khẩn trương chuẩn bị đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Dầu 981 vào hoạt động ở biển Đông.

    Năm 2011, Trung Quốc, đẩy mạnh phát triển lực lượng tuần tra chấp pháp trên biển, đáng chú ý là sự đầu tư phát triển của lực lượng Hải giám.

    Ngày 17/6, Tổng đội Hải giám quốc gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có kế hoạch bổ sung 100 tàu và 5 máy bay cho lực lượng này, để thực hiện nhiệm vụ tuần tra chấp pháp bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia Trung Quốc.

    Trước đó, năm 2010, Trung Quốc chế tạo được 36 tàu loại 1.000 tấn và 54 tàu tốc độ cao; cử 1.068 lượt máy bay và 13.337 lượt tàu tuần tra biển Đông...


    Nam Hoàng (theo Kyodo News, India Times, New York Times)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này