1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7533 người đang online, trong đó có 1083 thành viên. 14:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 113360 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. thiendiahoi80

    thiendiahoi80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Cho dù có những kẻ cố tình phá hoại chủ đề, nhưng anh em tham luận mà đôi co dài dòng khác nào trúng kế làm loãng chủ đề, hơn nữa những từ ngữ thô tục phản cảm gây ức chế cho phần lớn người xem. Đề nghị Mod xử lí nghiêm các trường hợp spam nhiều, các nick hay dùng từ ngữ thô tục phản cảm, gây gổ cãi lộn các thành viên.
  2. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa LHQ

    Ngoại trưởng Philippines hôm nay cho hay ông đã thông báo với người đồng cấp Trung Quốc rằng Manila sẽ đưa tranh chấp trên Biển Đông ra tòa án Liên Hợp Quốc.

    Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì không trả lời, khi được cho biết về kế hoạch kể trên trong cuộc gặp giữa hai người hồi tuần trước.
    Thậm chí, ông Dương còn tiếp tục lặp lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, đồng thời nhắc lại rằng Bắc Kinh muốn giải quyết với các bên liên quan tới tranh chấp thông qua đàm phán song phương.
    "Quan điểm của phía Trung Quốc không thay đổi. Quan điểm của chúng tôi cũng vậy", AP dẫn lời ông Del Rosario. Mặc dù vậy, ngoại trưởng Philippines cũng cho biết hai nước đồng ý rằng những tranh chấp vừa qua không làm ảnh hưởng tới các quan hệ khác giữa hai bên.
    [​IMG]
    Sau cái bắt tay ở Bắc Kinh hôm 8/7, ông Albert del Rosario và ông Dương Khiết Trì có thể sẽ gặp lại nhau ở tòa án quốc tế Liên Hợp Quốc. Ảnh: Xinhua Nhưng ông Del Rosario đồng thời nói với người đồng cấp phía Trung Quốc về việc Philippines muốn các tranh chấp được giải quyết thông qua một tòa án có sự góp mặt của nhiều bên, giống như tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc.
    Tuy nhiên, ngoại trưởng Philippines không nói thêm về dự định ra trước tòa án quốc tế Liên Hợp Quốc, cũng như với các vấn đề liên quan tới Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) mà cả hai nước đều là thành viên.
    Trong khi đó, hai nhà ngoại giao Philippines giấu tên cho hay nước này dự định yêu cầu tòa án quốc tế Liên Hợp Quốc làm rõ rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông có phù hợp với UNCLOS 1982 hay không. Tuyên bố này được đưa ra vào năm 2009 kèm theo một bản đồ mà Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc, và vốn bị Philippines cùng các bên liên quan phản đối.
    Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc thời gian qua trở nên căng thẳng khi Manila tố cáo các tàu thuyền của Trung Quốc đã ít nhất 9 lần xâm phạm các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Diễn biến này cùng với những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc từ cuối tháng 5 khiến Biển Đông "dậy sóng" dữ dội nhất trong suốt vài thập kỷ qua.
  3. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Khi Philippines kiện Tàu khựa, Việt Nam có sẵn sàng cho vụ kiện này không nhỉ? :-??
  4. Pattern

    Pattern Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2010
    Đã được thích:
    275
    Thấy một số bác tích cực post bài như HS ST, cho hỏi các bác làm nghề gì vậy, sao nhiều thời gian quá vậy?
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Câu này tôi trả lời hàng trăm lần rồi , ngay trong topic này cũng có ! Nói nhiều thì kêu spam , chú tự tìm đọc đi !

    Tích cực post bài thì sao ? Có ảnh hưởng gì quyền lợi của chú không vậy ?
  6. tintucvang

    tintucvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    294
    Trông đô đốc Mullen giống khuân mặt của người hùng Hollywood-Bruce Willis nhỉ....có vẻ đáng tin hơn cái mặt thằng tướng Phỉnh Phò kia...hihi VN nên thân với Mỹ để bảo vệ và phát triển đất nước VN, đừng thân với khựa rồi lúc mất nước lúc nào ko hay...?
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    [​IMG]

  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Trung Quốc đưa tàu ngư chính mới đến Trường Sa

    12/07/2011 0:38


    Giới chức Trung Quốc lại vừa có động thái xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi đưa tàu ngư chính số 46012 đến tuần tra quần đảo Trường Sa.



    Tàu 46012 hôm 10.7 rời cảng Tú Anh thuộc thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam đến Trường Sa và sẽ thay thế tàu ngư chính 301 hoạt động ở khu vực đảo đá ngầm Vành Khăn, theo Tân Hoa xã. Tàu có 22 nhân viên và mang theo vật tư dự trữ gồm thực phẩm, nước ngọt, thuốc... đủ dùng trong 60 ngày. Đây là lần đầu tiên chính quyền tỉnh Hải Nam đưa tàu ngư chính đến tuần tra vùng biển Trường Sa. Trước nay việc này do Cục Ngư chính khu vực Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) phụ trách. Hồi đầu tháng 4, Trung Quốc đưa 2 tàu ngư chính 301 và 302 xuống vùng biển gần quần đảo Trường Sa để thay tàu ngư chính 311 và 202 tuần tra thường xuyên ở đây.
    Mới đây, giáo sư Thẩm Hồng Phương thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc trích dẫn lời một số chuyên gia ở Học viện Quân sự Trung Quốc cho rằng “cần phải dạy các nước láng giềng một bài học về việc xâm phạm biển Đông”. Báo The Manila Times hôm qua dẫn lời bà Thẩm cho biết thêm những người này nghĩ rằng “Trung Quốc chính đáng tiến hành chiến tranh chống lại những kẻ xâm lược”. Phát biểu của bà Thẩm đã khiến các đại biểu tham dự hội nghị về biển Đông ở Manila hồi tuần rồi giật mình vì lối suy nghĩ nguy hiểm của một bộ phận học giả Trung Quốc. Khi được hỏi về vai trò tác động của Học viện Quân sự Trung Quốc, bà Thẩm trả lời rằng đó là “một nhóm có ảnh hưởng rất lớn”.
    [​IMG]
    Tàu ngư chính 46012 đang trên đường tới Trường Sa - Ảnh: Ifeng
    Vần đề biển Đông cũng được thảo luận trong cuộc gặp giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và người đồng cấp Mỹ Mike Mullen tại Bắc Kinh hôm qua. “Chúng tôi có nhiều điểm chung song vẫn có quan điểm khác biệt về một số vấn đề”, Tân Hoa xã dẫn lời ông Trần cho hay. Sau cuộc hội đàm, ông Trần phát biểu với báo chí rằng việc hải quân Mỹ tham gia tập trận ở biển Đông trong thời gian qua là “không thích hợp”. Trước đó, Reuters dẫn lời ông Mullen khẳng định Mỹ sẽ duy trì hiện diện tại khu vực và nỗ lực hỗ trợ giải quyết hòa bình các tranh chấp. Cũng trong hôm qua, ông Mullen có cuộc hội đàm với Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
    Trong một diễn biến khác, hôm qua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố sẽ đưa vụ tranh chấp lên Tòa án quốc tế về Luật Biển, theo Reuters.

    Tàu sân bay 100% nội địa của Trung Quốc
    Báo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) hôm 10.7 dẫn các nguồn ngoại giao và Chính phủ Mỹ loan tin Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo một tàu sân bay hoàn toàn nội địa. Các nguồn tin cho hay tàu sân bay mới đang được đóng trên ở Thượng Hải. An ninh quanh nhà máy đóng tàu đã được tăng cường từ đầu năm nay, thời điểm bắt đầu chế tạo tàu sân bay mới.
    Nó sẽ có kích cỡ và tính năng tương tự như chiếc Varyag mua của Ukraine và sẽ vận chuyển các chiến đấu cơ Jian-15 mà Trung Quốc vừa chế tạo. Trước đó, một số sĩ quan Trung Quốc xác nhận nước này đang đóng tàu sân bay và theo Yomiuri Shimbun thì những người này muốn chỉ tàu sân bay ở Thượng Hải chứ không phải tàu Varyag, vốn đang được nâng cấp ở Đại Liên và có thể sẽ vận hành thử nghiệm trong năm nay.
    Trùng Quang
    Văn Khoa
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    21 người kẹt dưới mỏ sắt Trung Quốc

    12/07/2011 0:28


    [​IMG]



    Tàu cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải - Ảnh: Reuters

    Tân Hoa xã hôm qua đưa tin 21 công nhân Trung Quốc mắc kẹt dưới lòng đất sau khi nước bất ngờ tràn vào một mỏ quặng sắt ở miền đông nước này.

    Chính quyền địa phương cho biết 7 người đã kịp thoát ra khi nước ập vào hầm mỏ ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông vào khoảng 23 giờ ngày 10.7. Chính quyền đang nỗ lực tìm kiếm và điều tra nguyên nhân vụ việc. Đây là vụ tai nạn hầm mỏ thứ hai ở Trung Quốc trong hơn một tuần qua. Hôm 10.7, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 2 thợ mỏ kẹt dưới lòng đất sau vụ tai nạn hôm 2.7 ở Quảng Tây.
    Khoảng 7.000m3 đất đá đã sụp xuống mỏ số 8 của Công ty than Hợp Sơn khi 71 công nhân đang làm việc. Sự cố đã làm 8 người thiệt mạng và 12 người mất tích. Theo thống kê chính thức, 2.433 người thiệt mạng trong năm 2010 do tai nạn hầm mỏ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ quyền của người lao động cho biết con số thực có thể cao hơn nhiều.
    Trùng Quang
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mời các bác tham khảo bài này để hiểu thêm về thực chất và nguyên nhân các xung đột quốc tế , trong đó có xung đột Biển Đông


    Xung đột quốc tế - “bài toán” vẫn chưa có lời giải

    15:40' 7/7/2011


    [FONT=&quot]TCCS - Bên cạnh những nỗ lực duy trì hòa bình, mở rộng hợp tác để phát triển, nhân loại vẫn đang phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột quốc tế lớn, nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, khi nói về xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, không thể không phân tích và dự báo những tác động, ảnh hưởng của các cuộc xung đột quốc tế cũng như khả năng xảy ra các cuộc xung đột mới trong tương lai. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng hàng đầu của quá trình này là tìm hiểu, phân tích được những biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến xung đột quốc tế, bởi đó là cơ sở để hiểu đúng và giải quyết chúng.[/FONT]







    [FONT=&quot]Xung đột trong quan hệ quốc tế[/FONT]

    [FONT=&quot]Xung đột quốc tế là sự tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa các quốc gia, các cộng đồng đối kháng với nhau. Đó là quá trình các bên xung đột tìm cách làm tổn hại, gián đoạn hoạt động hoặc tiêu diệt lẫn nhau (1). Xung đột quốc tế mang tính rất đa dạng, được biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể là chiến tranh thế giới, chiến tranh khu vực, chiến tranh giữa hai quốc gia hoặc trong lòng một quốc gia có sự can thiệp, hậu thuẫn của các lực lượng bên ngoài, hoặc cũng có thể là những cuộc bạo động, chính biến, những cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao, quân sự, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, những bất đồng quan điểm, các cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng.[/FONT]

    [FONT=&quot]Những năm gần đây, chỉ trong khu vực châu Á đã xảy ra hàng loạt các cuộc xung đột quốc tế với quy mô, mức độ và tính chất khác nhau: khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp về chủ quyền các hòn đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Nhật Bản và Trung Quốc, giữa Nhật Bản và Nga, căng thẳng giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản xoay quanh cuốn sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản, căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan về việc tuyên bố độc lập của Đài Loan, tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông giữa các nước trong khu vực, cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo ở các đảo miền Nam Phi-lip-pin, tranh chấp vùng biển giữa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a, tranh chấp giữa Ma-lai-xi-a và Thái Lan, giữa Thái Lan và Cam-pu-chia. Ngoài ra, còn xảy ra rất nhiều các cuộc xung đột, khủng hoảng khác ở châu lục và trên thế giới. Các cuộc xung đột quốc tế rất đa dạng về hình thức, mức độ, quy mô, tính chất và đối tượng tham gia.[/FONT]

    [FONT=&quot]Dưới góc độ phân tích của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nguồn gốc của xung đột nói chung và xung đột quốc tế nói riêng, gắn liền với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Một khi chế độ tư hữu này còn tồn tại thì xung đột vẫn còn nguy cơ xảy ra. Bên cạnh nguồn gốc sâu xa đó, xung đột quốc tế vẫn thường xuyên diễn ra vì những nguyên nhân trực tiếp hết sức đa dạng, phức tạp gây ra. Chỉ ra những nguyên nhân xung đột có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết các cuộc xung đột hiện nay. Và quan trọng hơn là phòng, chống, ngăn chặn và giải quyết kịp thời các xung đột khi nó mới bắt đầu xuất hiện.[/FONT]

    [FONT=&quot]Nguyên nhân của xung đột quốc tế[/FONT]

    [FONT=&quot]Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến xung đột quốc tế chủ yếu xuất phát từ hai yếu tố chính, đó là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong. Nguyên nhân bên ngoài liên quan đến cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh trong quá trình quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể của quan hệ quốc tế. Nguyên nhân bên trong xuất hiện trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia.[/FONT]

    [FONT=&quot]Nguyên nhân bên ngoài[/FONT]

    [FONT=&quot]Nguyên nhân của xung đột quốc tế trước hết gắn liền với đặc điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực. Đa số các cuộc xung đột quốc tế hiện nay đều liên quan đến sự thay đổi trật tự thế giới, sự phân bố lực lượng và các trung tâm quyền lực trên thế giới. Năm 1991, với sự tan rã của Liên Xô, trật tự thế giới hai cực chấm dứt. Thế giới bước vào giai đoạn mới - giai đoạn hình thành trật tự thế giới mới. Tham vọng của Mỹ muốn thiết lập một trật tự thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các nước, nhất là các nước có mong muốn thiết lập trật tự thế giới đa cực, một thế giới bình đẳng và dân chủ. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới luôn đi kèm với quá trình chia tách và tập hợp lực lượng. Nhiều liên kết bị tan rã hoặc thay đổi hình thức hoạt động, đồng thời nhiều liên kết mới được hình thành. Điều này thể hiện rõ qua các quá trình chính trị thế giới sau Chiến tranh lạnh: sự tan rã của Liên Xô, của Liên bang Nam Tư, sự thành lập các quốc gia mới, sự mở rộng Liên minh châu Âu, mở rộng phạm vi hoạt động của NATO, sự ra đời của liên minh an ninh, phòng thủ tập thể của các nước trong không gian Liên Xô cũ, của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Nhóm BRIC, Nhóm các nước phát triển và mới nổi G20, sự củng cố của ASEAN với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN... Tuy nhiên, các quá trình này cũng luôn đi kèm với những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên và trong nhiều trường hợp kết thúc bằng các cuộc xung đột. [/FONT]

    [FONT=&quot]Bên cạnh đó, quá trình hình thành trật tự thế giới mới cũng là dịp để các quốc gia nhìn nhận, xem xét, đánh giá lại vị trí, vai trò của mình trong hệ thống thế giới và trong khu vực. Việc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Mỹ, việc nhóm các nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Bra-xin vận động thay đổi cơ cấu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc... thể hiện mong muốn thay đổi vị trí của mình trên thế giới và khu vực. Các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đã chứng minh rằng, khi có sự mất cân bằng các chuẩn mực để xem xét vị trí của một quốc gia trong hệ thống chính trị thế giới, khi một quốc gia có thể có vị trí cao trong hệ thống chuẩn mực này, nhưng lại có vị trí yếu hơn hoặc thấp hơn trong hệ thống chuẩn mực khác cũng là lúc xung đột quốc tế có thể xảy ra. Nguyên nhân của xung đột quốc tế thường xuất phát từ sự mất cân bằng cấu trúc trong hệ thống chính trị thế giới, do sự xuất hiện của các “quốc gia muốn thay đổi”(2). Sức mạnh của các quốc gia này lớn mạnh đến mức gần bằng các cường quốc có vai trò chủ đạo trên thế giới, tuy nhiên ảnh hưởng chính trị của họ lại bị hạn chế. Do vậy, họ có xu hướng vận động để làm thay đổi tình huống đó.[/FONT]

    [FONT=&quot]Ngoài ra, các quốc gia vừa và nhỏ cũng dễ bị lôi cuốn vào các tình huống xung đột, khi trật tự thế giới thay đổi, hoặc có sự biến đổi lớn trong tương quan lực lượng quốc tế. Trong trường hợp đó, các quốc gia này bị mất sự định vị rõ ràng về vị trí của mình trong cấu trúc quan hệ quốc tế, trong việc xác định các định hướng quan hệ, tập hợp lực lượng quốc tế và có xu hướng vận động để kết thúc tình trạng đó. Đây là ngòi nổ cho các cuộc xung đột quốc tế. Tiêu biểu là những xung đột ở khu vực Đông Âu, vùng Cáp-ca-dơ, Trung Á và Trung Đông hiện nay.[/FONT]

    [FONT=&quot]Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các cộng đồng dân tộc, tôn giáo. Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho các quốc gia hợp tác, quan hệ với nhau ngày càng được tăng cường, mở rộng và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, đó cũng là tiền đề để các mâu thuẫn, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển. Trong quan hệ giữa các quốc gia, xung đột có thể xuất hiện do những nguyên nhân cơ bản sau: [/FONT]

    [FONT=&quot]Thứ nhất, nguyên nhân lãnh thổ: [FONT=&quot]biểu hiện qua các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ; các cuộc xâm chiếm lãnh thổ. Đó là cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở I-rắc, cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, Ấn Độ và Pa-ki-xtan (vùng Ca-sơ-mia), Nhật Bản và Hàn Quốc (đảo Đốc Đô), Nhật Bản và Nga (đảo Cu-rin), tranh chấp chủ quyền các đảo ở Biển Đông, Thái Lan và Cam-pu-chia (Đền Prết Vi-hia)... Đây là nguyên nhân phổ biến và khó giải quyết nhất trong quan hệ giữa các quốc gia. Lãnh thổ, biên giới quốc gia liên quan đến không gian sinh tồn và phát triển của đất nước là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi quốc gia. Vấn đề biên giới, lãnh thổ cũng thường gắn với quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp trong quan hệ giữa các nước, các cộng đồng dân tộc.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Thứ hai, nguyên nhân chính trị:[FONT=&quot] biểu hiện qua các cuộc xung đột liên quan đến sự khác biệt về hệ tư tưởng; qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc nội bộ của nước khác; sự phá hoại, xuyên tạc tình hình của các nước khác; sự ủng hộ, giúp đỡ các nhóm đối lập; tiến hành lật đổ chính quyền, xây dựng các chính phủ bù nhìn... Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa, các cuộc “cách mạng sắc màu”, các cuộc bạo loạn, đảo chính chính trị đã và đang diễn ra ở khu vực Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi hiện nay là những dẫn chứng tiêu biểu cho các xung đột có nguyên nhân chính trị.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Thứ ba, nguyên nhân tôn giáo: [FONT=&quot]thể hiện qua sự xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo; sự va chạm giữa các giá trị tôn giáo; theo dõi vì tín ngưỡng; phân biệt, ngược đãi tôn giáo, tín ngưỡng. Tiêu biểu là xung đột giữa các nhóm đạo Hồi ở I-rắc, giữa các nước A-rập (Hồi giáo) và I-xra-en (Do Thái giáo), xung đột ở miền Nam Thái Lan (Hồi giáo - Phật giáo), Phi-lip-pin (Hồi giáo - Thiên Chúa giáo), xung đột quốc tế liên quan đến việc đăng tải các bức biếm họa Đấng tiên tri Mô-ha-mét trên báo chí một số nước ở châu Âu... Ngoài ra, nhiều tổ chức vũ trang, khủng bố hiện nay đang có xu hướng núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo, lợi dụng các vấn đề tôn giáo để thực hiện các hoạt động chính trị của mình. Các cuộc xung đột tôn giáo cũng rất phức tạp và khó giải quyết, do liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, có lịch sử lâu dài và thường liên quan đến nhiều quốc gia, ở các khu vực khác nhau trên thế giới. [/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Thứ tư, nguyên nhân kinh tế: [FONT=&quot]biểu hiện qua sự bao vây, cấm vận thương mại; phong tỏa hàng hóa; thiết lập hàng rào thuế quan, bảo hộ hàng hóa; độc quyền sản xuất, phương pháp bán hàng... Đó là sự bao vây, cấm vận của Mỹ đối với Cu-ba, Triều Tiên, các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Li-bi, I-ran... Các cuộc xung đột này cũng thường xuyên xảy ra giữa các trung tâm kinh tế, thương mại thế giới như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, thương mại đang diễn ra mạnh mẽ, những cuộc xung đột kinh tế sẽ còn tiếp diễn với mức độ và quy mô lớn hơn.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Thứ năm, nguyên nhân tài nguyên, môi trường:[FONT=&quot] biểu hiện qua việc tranh chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn lợi hải sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt thềm lục địa; gây ô nhiễm nguồn nước, xây dựng cầu cống, đập thủy lợi, thủy điện trên các dòng sông; gây ô nhiễm không khí, nạn khói mù; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhằm vào các hàng hóa nhập khẩu.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Sự vận động của các quan hệ quốc tế hiện nay dưới tác động của toàn cầu hóa đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các chủ thể quan hệ chính trị quốc tế mới, không truyền thống, chủ thể “ngoài chủ quyền”, “ngoài quốc gia”. Đó là các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tài chính, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn truyền thông, các cộng đồng dân tộc, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức không chính thức, bất hợp pháp (kể cả các tổ chức tội phạm, maphia, khủng bố...), các lãnh tụ, cá nhân. Với sự tham gia của nhiều chủ thể mới, nhiều mối quan hệ mới đã nảy sinh và phát triển, xung đột quốc tế do vậy cũng xuất hiện nhiều hơn, khó giải quyết hơn. Sự kiện tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9-2001, cuộc chiến chống khủng bố quốc tế hiện nay do Mỹ phát động, các vụ tấn công khủng bố ở Nga, Anh, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Pa-ki-xtan... đã cho thấy tính chất phức tạp, khó lường của hình thức xung đột này.[/FONT]

    [FONT=&quot]Nguyên nhân bên trong [/FONT]

    [FONT=&quot]Xung đột quốc tế còn có các nguyên nhân và điều kiện phát triển từ ngay trong mỗi quốc gia. Bắt đầu từ những nguyên nhân bên trong, nhưng sớm hay muộn các cuộc xung đột này đều bị quốc tế hóa với sự tham gia, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố quốc tế(3). Ở một số nước, những lực lượng chống đối chính quyền bên trong còn nhận được sự hậu thuẫn của các thế lực bên ngoài. Trong số các nguyên nhân bên trong dẫn đến xung đột, đặc biệt cần chú ý đến các yếu tố:[/FONT]

    [FONT=&quot]Sự tồn tại trong mỗi quốc gia những nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ có sự phân chia ranh giới hành chính tương đối rõ ràng. Điều này thường xảy ra ở các nước theo thể chế liên bang, ở các nước có các vùng dân tộc tự trị hoặc ở các nước có việc phân chia biên giới hành chính dựa vào các nguyên tắc lãnh thổ dân tộc hoặc ngôn ngữ, tín ngưỡng. Đó là các trường hợp như nước cộng hòa Trê-xni-a (Liên bang Nga), Cô-xô-vô (Xéc-bi-a), vùng Kê-bếch (Ca-na-đa), vùng Tân Cương (Trung Quốc)...[/FONT]

    [FONT=&quot]Sự phát triển chênh lệch giữa các địa phương kết hợp với sự tập trung cao độ ở trung ương. [FONT=&quot]Trong một quốc gia có những vùng khác nhau về tín ngưỡng, văn hóa, dân tộc, sự phát triển quá chênh lệch giữa các vùng... dễ dẫn đến hậu quả dân chúng ở vùng đó mất đi cảm giác “quốc gia thuần nhất”, mà chỉ còn cảm giác dân tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ thuần nhất. Đây là điều kiện “lý tưởng” cho sự xuất hiện và phát triển các tư tưởng, các tổ chức chia rẽ, ly khai.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Trong đất nước có sự thay đổi chính trị, kinh tế lớn, dẫn đến sự ra đời của các thế lực chính trị, kinh tế mới. Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của các thế lực này dẫn đến những bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế các nước do xu hướng muốn bảo vệ quyền lợi hoặc muốn tạo ra sự thay đổi có lợi cho mình. Sự bất ổn về chính trị, kinh tế càng làm cho các mâu thuẫn trở nên sâu sắc và phát triển thành các xung đột lớn.[/FONT]

    [FONT=&quot]Sự yếu kém của bộ máy chính quyền, sự kém phát triển của văn hóa hòa giải trong xã hội, của cơ cấu dân chủ [FONT=&quot]có vai trò bảo đảm sự điều phối và giải quyết các tình huống mâu thuẫn, xung đột, nhất là sự yếu kém của hệ thống luật pháp, của cơ cấu trung gian, hòa giải không giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột khi nó mới xuất hiện.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Những khó khăn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, những hạn chế các quyền cơ bản của con người về tự do, dân chủ, tín ngưỡng...[FONT=&quot] không được giải quyết một cách cơ bản, kịp thời sẽ dẫn đến những cuộc bạo loạn, xung đột. Những cuộc xung đột xảy ra ở các quốc gia Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi hiện nay đều bắt đầu từ những nguyên nhân bên trong đó và đang trở nên ngày càng gay gắt, khó giải quyết.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Xung đột quốc tế bao giờ kết thúc?[/FONT]

    [FONT=&quot]Trong thực tiễn, mỗi cuộc xung đột, mỗi tình huống dẫn đến xung đột đều rất điển hình và không lặp lại. Tất cả đều có những nguyên nhân của nó. Có thể chỉ là một vài trong số các nguyên nhân vừa nêu, nhưng cũng có thể là sự kết hợp của rất nhiều nguyên nhân khác. Khi càng có nhiều nguyên nhân xuất hiện cùng lúc, tính chất phức tạp của xung đột càng tăng lên và việc giải quyết xung đột cũng trở nên khó khăn hơn. Một khi nguồn gốc và những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xung đột quốc tế vẫn còn tồn tại, tiếp tục nảy sinh thì xung đột vẫn còn xuất hiện và gay gắt hơn. Dựa trên các nguyên nhân dẫn đến xung đột quốc tế hiện nay có thể đưa ra một số dự báo sau:[/FONT]

    [FONT=&quot]Trước hết,[FONT=&quot] thế giới vẫn đang trong quá trình vận động để hình thành trật tự thế giới mới. Từ trật tự thế giới hai cực, thế giới đang chuyển biến theo hướng thiết lập trật tự thế giới đa cực với nhiều trung tâm. Quá trình này luôn đi kèm với những cuộc xung đột để thiết lập cấu trúc hệ thống chính trị mới. Các nước lớn đều có xu hướng xác lập và khẳng định vị trí, vai trò là các “cực” của mình, đồng thời cạnh tranh ảnh hưởng để lôi cuốn các quốc gia khác về phía mình. Các nước vừa và nhỏ cũng bị lôi cuốn vào quá trình này và mong muốn định vị mình trong hệ thống thế giới. Đây là tình huống dễ dẫn đến các cuộc cạnh tranh, xung đột quốc tế.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Thứ hai, [FONT=&quot]toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và tác động lớn lao đến mỗi cá nhân, tổ chức, quốc gia và toàn bộ hệ thống thế giới. Đây là quá trình phức tạp và luôn có tác động, ảnh hưởng hai mặt - vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực; vừa là cơ hội, vừa là thách thức; vừa là quá trình hợp tác, vừa là quá trình đấu tranh. Quan hệ giữa các nước cũng là quá trình luôn đi kèm với việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột nảy sinh.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Trong thế giới toàn cầu hóa, sự tham gia ngày càng tích cực của các chủ thể ngoài quốc gia vào đời sống quốc tế, một mặt, làm nảy sinh nhiều mối quan hệ quốc tế mới, làm cho nội dung, hình thức quan hệ ngày càng đa dạng, phong phú; mặt khác, làm phức tạp hóa các mối quan hệ vốn dĩ đã không đơn giản, làm cho quan hệ quốc tế ngày càng trở nên khó dự báo, khó lường trước. Xuất hiện thêm các hình thức xung đột mới với những cách thức giải quyết phải hoàn toàn khác. Các khái niệm cơ bản gắn với quốc gia như an ninh, chủ quyền, sức mạnh, lực lượng, cân bằng lực lượng cần phải được điều chỉnh và áp dụng một cách linh hoạt trong quan hệ với các chủ thể ngoài quốc gia.[/FONT]

    [FONT=&quot]Thứ ba, [FONT=&quot]trong mỗi nước, nhất là những nước đang phát triển và chậm phát triển, vẫn tồn tại nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột. Đó là những nguyên nhân liên quan đến khó khăn, hạn chế trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị của người dân, các nhóm lợi ích, các nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc do sự chống phá của các lực lượng bên trong có sự hỗ trợ của bên ngoài nhằm thay đổi chính quyền.[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Có thể thấy rằng, quan hệ quốc tế luôn vận động, chuyển biến không ngừng. Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, quá trình đó lại diễn ra càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Xung đột là một trong những quá trình cơ bản của quan hệ quốc tế. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng các cuộc xung đột với những nguyên nhân khác nhau vẫn sẽ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Hiểu rõ về xung đột quốc tế cho phép chúng ta nhận thức đúng đắn hơn quan hệ quốc tế để có thể ngăn chặn và giải quyết kịp thời các tình huống, các nguy cơ xung đột và chủ động, tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế./.[/FONT]
    -----------------------------------------------
    [FONT=&quot][/FONT]


    [FONT=&quot](1) Ted Robert Gurr: Handbook of Political Conflict - Theory and Research, 1980 by The Free Press, pp 297-425[/FONT]

    [FONT=&quot](2) P.A. Su-gan-cốp: Quan hệ quốc tế, Mát-xcơ-va, 1996, tr 242 - 269 (Bản tiếng Nga)[/FONT]

    [FONT=&quot](3) M.M. Lê-bê-đê-va: Con đường phát triển hòa bình và vũ trang các cuộc xung đột hiện đại, Mát-xcơ-va, 1999, phần 1 - 2 (Bản tiếng Nga)[/FONT]

    [FONT=&quot][/FONT]

    Phạm Minh Sơn TS, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này