Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2768 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 03:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112559 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Tướng TQ dùng lời khiêu khích khác thường với Đô đốc Mỹ
    Cập nhật lúc 12/07/2011 06:30:00 AM (GMT+7)
    Sau cuộc gặp với đô đốc Mỹ, một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc cho rằng, thời điểm của các cuộc tập trận hải quân Mỹ ở Biển Đông lúc này là “không thích hợp”.

    TIN LIÊN QUAN:


    Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đã thúc giục Mỹ “khiêm tốn và thận trọng hơn trong lời nói và hành động” giữa lúc căng thẳng gia tăng xung quanh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên. Tướng Trung Quốc còn chỉ trích Washington về chi tiêu quân sự.

    [​IMG]
    Ông Trần Bỉnh Đức: "Hai bên đã tìm thấy nhiều điểm chung nhưng vẫn còn những điểm khác biệt trong các vấn đề nhất định” Ảnh: THX

    Trong tuyên bố mang tính khiêu khích khác thường trước một quan chức nước ngoài viếng thăm, ông Trần còn cáo buộc Mỹ “đặt quá nhiều áp lực lên vai người đóng thuế” trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

    Nói với báo chí sau cuộc gặp với Đô đốc Mike Mullen – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - ở Bắc Kinh, ông Trần nói: "Trong nhiều dịp khác nhau, phía Mỹ đã thể hiện rằng họ không có ý định can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông, nhưng thực sự lại gửi tín hiệu ngược lại. Chúng tôi đang thấy các cuộc tập trận giữa Mỹ và những quốc gia khác. Chúng tôi thừa nhận, có những cuộc tập trận như thế ở đây trong quá khứ, tuy nhiên, tổ chức các cuộc tập trận quân sự tại thời điểm này là rất không thích hợp".

    Philippines gần đây đã kết thúc các cuộc diễn tập hải quân kéo dài 11 ngày với Mỹ ở khu vực gần Biển Đông. Hai bên khẳng định sự kiện này được tổ chức hàng năm và nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng.

    Đô đốc Mullen là vị Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đầu tiên thăm Trung Quốc kể từ năm 2007 và chuyến công du của ông diễn ra vào lúc quan hệ quân sự giữa hai cường quốc được “kiểm nghiệm” bởi thái độ ngày một quả quyết của Bắc Kinh ở Biển Đông.

    Cáo buộc Mỹ phóng tay cho quân sự

    Trong một cuộc họp báo chung, ông Trần cho hay, cả hai “đã tìm thấy nhiều điểm chung” nhưng vẫn còn “có những quan điểm khác biệt trong các vấn đề nhất định” và cáo buộc Mỹ chi tiêu quá nhiều vào quân sự. "Sẽ là tốt hơn nếu Mỹ không dành quá nhiều tiền vào quân sự, trong khi lại ít hơn ở những lĩnh vực khác nhằm đóng góp một vai trò xây dựng trong hòa bình và ổn định”, tướng Trung Quốc nói. "Tôi biết Mỹ đang phục hồi trong khủng hoảng tài chính, vẫn còn có những khó khăn trong kinh tế…và phải chăng họ đặt quá nhiều áp lực lên người đóng thuế?”.

    Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông – vùng biển được tin là giàu tài nguyên dầu khí với những tuyến vận chuyển sống còn với thương mại toàn cầu.

    Vài tháng gần đây, căng thẳng ở Biển Đông đã leo thang. Việt Nam và Philippines đã cáo buộc Trung Quốc hành xử gây hấn ở những vùng biển thuộc chủ quyền của hai nước. Trong vòng hơn hai tuần từ cuối tháng 5, Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Tổng thống Philippines Benigno Aquino thì cáo buộc Trung Quốc kích động trong ít nhất bảy sự cố gần đây, trong đó có cả vụ tàu Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines.

    Về phần mình, Trung Quốc khẳng định muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình những vẫn đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, kể cả những vùng thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

    Phát biểu với báo chí sau khi tới Bắc Kinh hôm Chủ nhật, ông Mullen nói, Washington quan ngại về tình hình tự do hàng hải, nhưng cũng bày tỏ hy vọng rằng, các tranh chấp “sẽ được giải quyết hòa bình”. Ông nhấn mạnh, Mỹ không tìm kiếm việc kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng khẳng định, Mỹ vẫn tích cực hiện diện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thời gian dài.

    Khởi đầu chuyến công du tại Trung Quốc, ông Mullen tuyên bố: "Lo lắng của tôi, cùng với những quan ngại khác mà tôi có, là các sự cố liên tục xảy ra có thể dẫn tới hiểu lầm, và một sự bùng nổ mà không ai có thể lường trước được. Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài ở đây và chúng tôi có một trách nhiệm lâu dài. Chúng tôi tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hòa bình cho những bất đồng”.

    Trong khi nhấn mạnh mong muốn của Mỹ là thấy một giải pháp hòa bình cho những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, thì ông đồng thời cũng khẳng định, Washington sẽ không rời khỏi khu vực. Ông nói: "Mỹ sẽ không rời xa. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực là điều quan trọng với các đồng minh của chúng tôi nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như thế”.

    Tìm kiếm lòng tin

    Chiều qua (11/7), Đô đốc Mullen cũng hội kiến với phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong hôm nay, ông dự kiến sẽ tới thăm các căn cứ quân sự ở Sơn Đông và Giang Tô.

    Trong cuộc gặp với ông Mullen, phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc giục hai bên mở rộng những điểm tương đồng và tăng cường tin cậy lẫn nhau nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự.

    "Tôi hy vọng quốc phòng và các lực lượng vũ trang hai nước sẽ tháo gỡ được các trở ngại và thúc đẩy quan hệ với sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi”, ông Tập nói.

    Trong cuộc gặp này, ông Tập đã hoan nghênh quan hệ Trung – Mỹ, nói rằng đó là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới và rằng ảnh hưởng của mối quan hệ ấy đã vượt quá tầm song hương và mang tầm toàn cầu.

    Ông nhắc lại chuyến công du của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Mỹ đầu năm nay, thúc giục hai bên giải quyết phù hợp những bất đồng và các vấn đề nhạy cảm.

    Đô đốc Mullen cho hay, phía Mỹ sẽ thúc đẩy quan hệ quân sự song phương trên cơ sở tôn trọng và tin cậy lẫn nhau. Ông cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hội đàm và trao đổi quân sự trong tương lai với Trung Quốc.

    Ông Quách Bá Hùng, phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc chiều qua cũng có cuộc gặp với Đô đốc Mỹ. Ông Mullen còn hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.

    Thái An (Theo Reuters, Economic Times)
  2. bami

    bami Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Em pót lại cái blog của mụ beo ở báo thể thao thành phốn hcm. Bài của mụ này chủi bậi hơi nhiều nên chắc là hay bị hiện xxx




    Cuộc gặp của thứ trưởng Sơn với ông dì người Tàu hôm tháng trước chỉ có một điều duy nhất đồng ý với nhau là không kích động hằn thù giữa hai dân tộc. Tàu đòi khai thác chung dầu biển Đông. Đương nhiên Việt không OK nếu vùng khai thác chung đó nằm trong hải phận Việt. Hải phận lại liên quan đến chủ quyền mấy cái đảo, thế nên vô phương mà đi đến thống nhất, chí ít vào thời điểm này.

    Ngay sau khi bác Sơn về, chính phủ đã biểu lộ thái độ bằng cách để ngành dầu khí tuyên bố tiếp tục khoan thăm dò. Ta cũng như tàu, làm chính trị thì khác ch.ó gì nhau trên toàn thế giới này khi mồm nói một đằng tay làm một nẻo. Mồm ta cũng xoen xoét đến 19 chữ vàng chứ không chỉ 16 nhá, nhưng tay ta cho 6 tàu hải quân xòe súng sẵn đạn ra che cho Cướp biển hay Bình minh hoạt động. Ta cho báo chí ch.ửi Tàu sướng mồm. Các loại tàu to tàu bé của ta đã được trang bị camera xịn. Giờ này có khi lại đang mong Tàu chọc ghẹo để thu hình quay phin gửi về Vịtnát, đăng làm bằng chứng chửi Tàu như hát hay.

    Nỗ lực cuốc tế hóa vấn đề biển đông, diễn nôm là kéo thêm mấy chú asean vào cùng thuyền nặng ký cho đỡ chòng chành, về cơ bản là thất bại. Thất bại ngay từ khi manh nha hồi năm ngoái, khi Việt còn làm chủ tịch asean. Trong cuộc gặp giữa Obàmá (để làm chứng) và asean bên cạnh cuộc họp đại hội đồng cuốc liên hội tại NY, Việt đã đưa vấn đề này ra. Tàu đón lõng nhanh hơn và phá bằng cách lót tiền Cămpuchia để anh giai đen thùi lùi này tạo phản. Bản chất asean là đồng thuận xen pờ xen nên cái quyết nghị mất bao công Việt soạn thảo đã phải quăng vào thùng rác trong tiếc nuối khôn nguôi. Cuộc họp này do bác Lục Gió chủ trì và Thị Beo cũng có mặt (để quăng lựu đạn).

    Túm quần lại thằng nào cũng ranh khôn né Tàu trừ dúm bác tuyền ký. Túm quần lại Việt phải tự lực cánh sinh. Nếu có oánh nhau thì tay bo đất đối đất không đối không. Mà tay bo lúc này nó đập cho không còn răng húp cháo đừng nói còn mồm mà hô tả tả.

    Chỉ cần có tí ti quan tâm thật đến vận mệnh đất nước, tí ti thôi, bằng cái đầu tăm thôi, thì đã thấy ngay cuộc gặp hàng thứ trưởng Việt Trung cả hai cùng không chịu lùi bước nửa phân bởi không ra nổi cái thông cáo báo chí, mà chỉ dừng ở mức thông tin báo chí. Không phân biệt nổi thông tin và thông cáo khác nhau về cấp độ ra sao, thì sống thêm làm chó gì tốn đất phí cơm. Muốn chống chính phủ thì hét mịa nó lên việc déll gì hèn thế, phải núp bóng yêu nước ta bằng cách bày đặt kiến cò.

    Mình đang hình dung ra vẻ mặt tẽn tò của các vị tuyền ký vào món kiến nghị (không phải món bò khô ăn liền cùng tên Tuyền Ký), sau khi nghe câu trả lời của đại diện Bộ ngoại giao. Bệnh thật.

    Mà vừa về, không biết cuộc hẹn hò gặp gỡ đã diễn ra chưa. Nếu đã, mai sẽ tường thuật chi tiết

    *************

    Chú thích của em: cái hẹn hò mà mụ nói là BNG hẹn giả nhời cho mấy vị chí ngủ hôm trước đòi công khai cái vụ anh sơn

    thùy link: http://vn.360plus.yahoo.com/thuhong_1960/article?mid=2639
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Báo Đại Đoàn Kết:

    Cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên ngư trường Hoàng Sa (12/07/2011)

    Trong những năm gần đây ngư dân Việt Nam mà nhất là ngư dân tỉnh Quảng Ngãi luôn bị tàu nước ngoài bắt bớ, đánh đập, đâm tàu khiến tính mạng ngư dân nhiều phen lâm nguy. Những chuyến ra khơi gắn với những vụ "tai nạn” như vậy thật sự là nỗi kinh hoàng đối với dư luận, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, tài sản và công việc mưu sinh bao đời của ngư dân Việt. Thật đáng trân trọng, bất chấp những hiểm nguy, được sự hỗ trợ của cả nước, ngư dân Việt Nam với lòng quả cảm, vượt lên đầu sóng ngọn gió, bám biển ra khơi, khẳng định chủ quyền của đất nước và cờ Tổ quốc vẫn luôn tung bay trên ngư trường Hoàng Sa.


    [​IMG]
    "Sóng gió” trên Biển Đông
    Cho đến nay, ông Đặng Nam - thuyền trưởng tàu BKS QNg 2203 TS ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi - không thể nào quên được vụ tàu ông bị đâm chìm khiến 9 thuyền viên suýt mất mạng. Ông Nam kể: "Vào khoảng 1 giờ 30 ngày 15-7-2009, trong lúc đang hành nghề lưới chuồn tại tọa độ 13,45' độ vĩ bắc - 110,32' độ kinh đông, cách bờ biển Phú Yên - Bình Định khoảng 200 km về phía đông, tàu của tôi bất ngờ bị một chiếc tàu không rõ nguồn gốc tông chìm. Rất may một tàu khác của ngư dân Việt Nam gần đó đã kịp thời ứng cứu, nhưng cả 9 ngư dân đều bị thương, trong đó, anh Phạm Văn Ca (30 tuổi) và Đặng Lan (32 tuổi) bị thương rất nặng. Toàn bộ tài sản, gồm tàu và ngư lưới cụ, với tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng đã mất sạch.
    Điều đáng lên án là trong lúc chạy tránh bão cũng đã có rất nhiều tàu, thuyền bị bắt, ngư dân bị đánh đập, bị tịch thu tài sản. Như trong cơn bão số 9, có đến 16 chiếc tàu đánh cá của hơn 200 ngư dân huyện đảo Lý Sơn và huyện Bình Sơn- Quảng Ngãi đánh bắt hải sản ngoài khơi không còn cách nào khác phải chạy vào trú tại đảo Hoàng Sa vào chiều tối ngày 28-9-2009. Từ đây những ngư dân từ già cho đến trẻ bị những kẻ "cướp biển” đánh đập và cướp sạch tài sản, khi thoát chết trở về những gì họ kể lại thật kinh hoàng. Em Lê Hợp mới 15 tuổi cũng bị bọn chúng bắt nằm sấp xuống sàn tàu và đánh đập dã man, bảo chỉ ra chỗ nào cất dấu tài sản của bà con trên tàu. Họ hành hạ những ngư dân vô tội, cướp đi tài sản, kể cả lương thực sống còn của họ. 16 tàu của bà con không chiếc nào thoát được thảm nạn trên.

    [​IMG]

    Những ngư dân vẫn quyết tâm bám biển
    Mới đây, ngày 6-5-2011, tại đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu QNg 50615TS do ngư dân Trần Văn Thoa (31 tuổi) làm thuyền trưởng cùng 14 ngư dân thuộc xã Bình Châu huyện Bình Sơn đã bị một tàu kiểm ngư của Trung Quốc rượt đuổi và tịch thu 1 máy dò cá, 1 máy định vị tầm xa, 1 máy quét, lấy toàn bộ hải sản. Tổng số tài sản bị lấy hơn 200 triệu đồng. Tiếp đến trưa ngày 11-5-2011, tàu của thuyền trưởng Phạm Hà, 37 tuổi cũng bị tàu kiểm ngư của Trung Quốc vơ vét sạch tài sản như dây hơi, máy định vị, đồ nghề sửa máy, dây điện và toàn bộ 200 kg tôm hùm, 3 tấn cá... Anh Võ Đào (35 tuổi) ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu là thuyền trưởng tàu cá QNg 90 019 TS cũng cho biết: "Ngày 9-5-2011, sau 10 ngày vất vả giữa biển khơi, 8 anh em đánh bắt được khoảng 4-5 tấn hải sản các loại thì bị tàu kiểm ngư Trung Quốc mang biển hiệu 309 áp sát trấn lột toàn bộ...”
    Đáng nói, trong số trên có những ngư dân kỳ cựu, hàng chục năm trời bám biển nhưng chính vì sự bắt bớ, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc thậm chí đánh đập đã khiến họ tan gia bại sản như "Sói biển” Mai Phụng Lưu, ở Lý Sơn với 4 lần bị tịch thu tài sản, tàu thuyền, nợ nần chống chất hàng trăm triệu đồng. Hay như ông Tiêu Viết Là, 48 tuổi, ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn, rất nhiều lần bị Trung Quốc bắt tàu, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc hàng trăm triệu đồng. Theo ông Là, có lần tàu Trung Quốc đuổi theo tàu ông và xả súng vào be tàu khiến 6 ngư dân bị thương, trong đó anh Huỳnh Văn Hưng bị bắn gãy xương tàn phế một cánh tay đến tận bây giờ. Họ còn kê biên lai phạt 6 vạn nhân dân tệ nhưng sau đó thu tàu khiến ông mất thêm trên 300 triệu...


    Theo thống kê (chưa đầy đủ) của tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2005 – 2009, toàn tỉnh có 81 tàu cá với 929 ngư dân bị tàu nước ngoài bắt. Trong đó năm 2005 tàu thuyền bị bắt ít nhất là 7 tàu, 75 ngư dân và nhiều nhất là năm 2008 với 26 tàu và 227 ngư dân. Riêng từ đầu năm 2010 đến nay, có gần 20 tàu thuyền với trên 200 ngư dân bị tàu nước ngoài bắt giữ, tịch thu phương tiện và bắt nộp phạt hàng trăm triệu đồng mới cho về nước.

    [​IMG]

    Tàu QNg-5012 của ông Nguyễn Văn Bay
    trở về trong tơi tả và bị cướp sạch tài sản, ngư cụ
    Đồng hành cùng ngư dân
    Trước những khó khăn và hiểm nguy mà bà con ngư dân phải đối mặt trên Biển Đông, để tháo gỡ những khó khăn này, để "đồng hành” cùng ngư dân, những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách giúp đỡ bà con. Cụ thể, Chính phủ đã có Quyết định số: 118/2007/QĐ-TTg về hỗ trợ đối với ngư dân bị tai nạn trên biển. Chính phủ cũng đã quyết định xây dựng trạm cứu nạn, cứu hộ tại huyện đảo Lý Sơn với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng. Bộ NN&PTNT cũng đang triển khai hệ thống thông tin cho tàu cá. Một số biện pháp khác như triển khai phát triển quỹ "nhân đạo nghề cá”, "quỹ bảo hiểm”... Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh miền Trung cũng đã chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng ở các địa phương vận động ngư dân thành lập tổ, đội tổ chức vươn ra khơi đánh bắt thủy sản và thường trực theo dõi thông tin để hỗ trợ ngư dân...

    [​IMG]

    Những ngư dân trên chiếc tàuBKS QNg 2203 TS
    bị nạn bàng hoàng kể lại vụ việc
    Hiện nay tất cả các tàu cá đều được trang bị máy Icom tầm xa, tầm gần để liên lạc thường xuyên với nhau và liên lạc với đất liền. Chính nhờ hệ thống này mà công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển được thuận lợi, góp phần hạn chế thấp nhất những rủi ro. Tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, chính quyền đã hỗ trợ kinh phí để đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng; tổ chức tập huấn cách ứng phó khi gặp bão, các quy định về trang thiết bị an toàn tàu cá, kiến thức sử dụng tần số máy thông tin liên lạc phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển; kỹ năng sơ cứu ban đầu cho người bị nạn; vận động thành lập các tổ đoàn kết sản xuất trên biển tập hợp các tàu nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, phòng tránh bão, cứu nạn, cứu hộ trên biển...

    Chính quyền cũng đã khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư, tạo điều kiện cho bà con vay vốn đóng tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Đề án "Hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu thuyền đánh bắt xa bờ” đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Theo đó, từ năm 2010-2015, tỉnh hỗ trợ cho các chủ tàu cá là ngư dân, tổ hợp tác, HTX thực hiện nâng cấp hay đóng mới tàu cá có công suất từ 90CV trở lên. Về mức hỗ trợ, đối với tàu có công suất từ 90 đến dưới 250CV được hỗ trợ mỗi tàu 80 triệu đồng/năm, từ 250CV đến dưới 400CV được hỗ trợ 100 triệu đồng, từ 400CV trở lên hỗ trợ 120 triệu đồng... Xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn đã làm các thủ tục giúp ngư dân được nhận gần 4 tỷ đồng tiền hỗ trợ theo Quyết định 289 của Chính phủ, để giải quyết những khó khăn. Mới đây nhất, UBND tỉnh Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn đã vận động các chủ tàu thuyền và lao động hành nghề trên biển thuộc địa bàn huyện liên kết với nhau để thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân.

    [​IMG]

    Mai Phụng Lưu trở về bên vợ
    sau một lần bị Trung Quốc bắt giữ

    Nơi ấy là Tổ quốc của chúng ta

    Phải nói rằng, cho dù gặp không ít khó khăn từ thiên tai hay từ phía Trung Quốc, nhưng ngư dân Việt Nam vẫn quyết tâm bám biển. Bởi với họ nơi đó là cuộc sống, là Tổ quốc. Sự liên tục có mặt của các ngư dân thật sự là những "cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Thực tế, nhiều thế hệ ngư dân ở miền Trung đã gắn bó với Hoàng Sa, Trường Sa như máu thịt của mình. Ông Mai Phụng Lưu, ở Lý Sơn, người đã hơn 30 năm gắn bó với nghề biển tâm sự: "Chúng tôi thuộc từng tên đảo, vách đá của Hoàng Sa như Bon Bay, Phú Lâm, Đá Lồi, Cây Bàng... Bởi nơi này là máu thịt của chúng tôi, là mảnh đất thiêng liêng của cha ông để lại!”. Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu 4 lần bị phía Trung Quốc bắt tàu, đòi tiền chuộc người, khiến gia đình gặp không ít khó khăn, ngập chìm trong nợ nần, nhưng khát vọng ra khơi vẫn cháy bỏng trong ông. Mới đây ông được vay 300 triệu đồng trong đêm hội "Đồng hành cùng ngư dân bám biển” diễn ra tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức. Ông nói: "Bằng mọi cách tôi sẽ có con tàu 200 CV và 2 tháng sau cờ Tổ quốc sẽ tung bay trên con tàu của tôi ở ngư trường Hoàng Sa”. Còn anh Nguyễn Dưỡng cũng ở Lý Sơn cho biết: "Tôi vừa đóng mới một chiếc tàu, tôi sẽ đi Hoàng Sa. Hoàng Sa là của mình. Hoàng Sa do tổ tiên để lại. Mình không ra là có tội với cha ông của mình”.

    [​IMG]

    Những ngư dân Lý sơn hành nghề lặn
    bắt hải sâm ở ngư trường Hoàng Sa

    Thật vậy, cho dù còn đó những nỗi lo và hiểm nguy nhưng hiện tại, Quảng Ngãi hiện có 5.600 tàu đánh bắt thủy sản, trong đó gần 1.700 tàu đánh cá xa bờ với hơn 40.000 lao động trực tiếp sản xuất trên biển. Trong đó, tại ngư trường Hoàng Sa có hơn 600 tàu với gần 1.000 lao động, Trường Sa có 425 tàu với trên 700 lao động. Hay như tại Quảng Nam có trên 3.200 tàu cá tham gia đánh bắt hải sản trong đó có gần 500 tàu đánh bắt xa bờ ở 2 quần đảo nói trên. Chỉ tính riêng huyện đảo Lý Sơn, dân số hơn 21.000 người, có đến 70% dân số sống với nghề biển và họ vẫn đang quyết tâm bám biển, bất chấp những hiểm nguy, sóng gió trên Biển Đông.

    [​IMG]


    Cảng cá Lý Sơn vẫn tấp nập tàu thuyền vào ra
    Cùng với Quảng Nam, Quảng Ngãi, các tỉnh miền Trung cũng đã có hàng nghìn tàu thuyền cùng với hàng chục nghìn ngư dân bám biển, bất chấp tất cả những hiểm nguy. Bởi họ ý thức được rằng, Hoàng Sa, Trường Sa là ngư trường truyền thống lâu đời của Việt Nam, cha ông đã để lại cho họ thì họ sẽ và mãi mãi giữ gìn. Nhưng nhiều ngư dân cho rằng, họ rất cần nhiều hơn nữa sự "đồng hành” từ các cơ quan chức năng trong khi đánh bắt thủy sản ngoài biển khơi như cần có được những thông tin chính xác đánh bắt cá ở những tọa độ nào thì không bị tàu nước ngoài đe dọa, rượt đuổi, không còn tiếp tục bị thiệt hại về tài sản như đã từng xảy ra. Cần sớm có một hành lang ngư trường an toàn nhằm giúp ngư dân an tâm khi hành nghề đánh bắt trên biển, giúp ngư dân có được những tàu đánh cá công suất lớn, trang bị đầy đủ các hệ thống thông tin liên lạc, định vị hiện đại. Cần tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ của lực lượng hải quân, biên phòng trên biển, cần ngăn chặn các tàu lạ xâm phạm lãnh hải Việt Nam, phải kiên quyết bảo vệ biển của mình bằng mọi giá... Họ còn cho rằng, cần phải coi ngư dân Lý Sơn bám biển như những người lính. Họ là hậu duệ của đội hùng binh Hoàng Sa từ hơn 300 năm trước, đang tiếp bước truyền thống cha ông chứ không chỉ đơn thuần là ra khơi để kiếm kế sinh nhai. Có như vậy ngư dân mới thật sự an tâm bám biển.
    NHÓM PV BIỂN ĐÔNG
  4. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Sao VN ko cho thế giới biết là bị cướp, phát xít Khựa đi ăn cướp lại la làng. [r37)][r37)][r37)]
  5. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Lập tocpic khác nói về vấn đề này
    Tóp này là tóp chống khựa của những người yêu nước trái phép mà cụ
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Cả thế giới đã biết rồi đó bạn
    Nhưng thật ra thằng khựa rất thủ đoạn, dân nó biết rất ít về Trường Sa, Hoàng Sa. Rất nhiều người cho rằng, Việt Nam chiếm đảo của TQ
    Nó là bậc thầy trong việc chuyển hướng dư luận, kể cả trong nước và thế giới. Có thể gọi là vừa ăn cướp vừa la làng
    Do vậy Việt Nam cần sự ủng hộ của càng nhiều quốc gia càng tốt
  7. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Một góc nhìn khác về HS, TS, Biển Đông.


    ----------


    Sách lược đòi Hoàng Sa, Trường Sa: trường kỳ xuống đường


    [​IMG]
    Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) - Việt Nam không có cái may mắn của Thái Lan, Thụy Điển. Việt Nam đã du nhập Chủ Nghĩa Cộng Sản, mối họa diệt tộc của dân tộc Việt Nam. Trường kỳ xuống đường là sách lược yêu nước đúng đắn của Việt Nam cho cuộc chiến chính nghĩa chủ quyền Biển Đông.


    I. Mở đầu.



    Trong lịch sử hiện đại của Việt Nam, từ 1970 đến nay, Trung Quốc đã hơn 2 lần nổ súng, dùng vũ lực chiếm biển, đảo của Việt Nam. Đó là năm 1974, chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và từ năm 1988 tới nay, chiếm 9 đảo của Việt Nam ở Trường Sa.


    Hiện nay, Trung Quốc ngang ngược gộp các đảo của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, ngang ngược cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển mà tổ tiên Việt Nam vẫn đánh cá, mgang ngược coi Hoàng Sa, Trường Sa là tâm điểm "đường lưỡi bò Trung Quốc" trên Biển Đông, là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc trên Biển Đông.


    Gần đây nhất, trong các ngày 26/5 và 9/6/2011, Trung Quốc ngang ngược vào sâu lãnh hải 200 trăm hải lý Việt Nam, cắt cáp tầu Bình minh 2, tầu VIKING II, khi 2 tầu này đang thăm dò khoáng sản. Chính phủ Trung Quốc ngày 29/5/2011, tuyên bố vô lý rằng các điểm xẩy ra 2 vụ cắt cáp là thuộc hải phận Trung Quốc.
    Cảm giác của người dân Việt Nam là tức giận, bất bình, và không đồng ý với sự bất lực của chính phủ Việt Nam. Không lẽ cứ Trung Quốc ra tay ăn cướp, là Việt Nam phải chịu mất đất, mất biển. Đâu là đạo lý, đâu là chính nghĩa của thế giới này ? Không lẽ nếu ngày mai, Trung Quốc lại nổ súng, dùng chiến tranh chiếm nốt các đảo của Việt Nam tại Trường Sa, Việt Nam cũng chịu mất, như cho tới hôm nay, đang chịu mất Hoàng Sa hay sao? Không lẽ ngày mai, Trung Quốc cấm tầu, thuyền Việt Nam hoạt động trong lãnh hải của Việt Nam, Việt Nam cũng phải nín nhịn ?

    Tìm một sách lược đấu tranh đúng đắn để đòi lại Hoàng Sa, đòi lại 9 đảo đã mất tại Trường Sa, bảo vệ hữu hiệu các đảo còn lại đang thuộc chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chính trị Việt Nam, của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

    II. Một vài phân tích cuộc chiến Trường Sa 1988.


    Trước hết, ta bác bỏ các ảo tưởng cho rằng: Nếu cho Hoa Kỳ, hay Nga vào cảng Cam Ranh thì Trung Quốc sẽ không dám động đến các đảo của Việt Nam ở Trường Sa nữa. Đây là một suy nghĩ sai lầm.


    Năm 1974, khi hạm đội 7 của Hoa Kỳ đang hiện diện ở Thái Bình Dương, Trung Quốc vẫn đánh, chiếm Hoàng Sa. Năm 1988, tại cảng Cam Ranh vẫn có mặt các thuyền chiến của Liên Xô, hiệp ước an ninh Việt Nam-Liên Xô đang có hiệu lực. Trung Quốc vẫn đánh chiếm 6 đảo của Việt Nam tại Trường Sa. Ở đây ta cũng khẳng định rằng, việc Trung Quốc năm 1988 chỉ chiếm 6 đảo của Trường Sa thôi, mà không chiếm toàn bộ Trường Sa, chính nhờ sự hiện diện của Liên Xô ở Cam Ranh, nhờ hiệp ước an ninh Việt-Xô.

    Chính là Trung Quốc sợ Việt Nam chống cự quyết liệt, không chịu mất một li, một đảo nhỏ, sợ Việt Nam thổi bùng ngọn lửa yêu nước, quyết chiến đến cùng và Liên Xô hưởng ứng, Trung Quốc đã dừng lại. Họ chỉ chiếm 6 hòn đảo, cho rằng đây là giới hạn để Việt Nam sẽ không phản ứng mạnh. Trung Quốc đã tính đúng.


    Ở đây, ta phê phán mạnh mẽ nước cờ sai lầm này của chính quyền Việt Nam. Phê phán ở đây nhằm rút kinh nghiệm cho tương lai.


    Trước hết Trung Quốc là kẻ cướp và Việt Nam là nước bị cướp. Một bên là phi nghĩa và một bên là chính nghĩa. Bị cướp mà không la làng, không đánh động cho dư luận thế giới biết chính nghĩa của mình. Bị cướp mà không đánh động cho dư luận nhân dân Việt Nam biết hành động ăn cướp của Trung Quốc, thì đây là một hành động cực kỳ khó hiểu của nhà nước cộng sản Việt Nam. Thay vì cho nhân dân Việt Nam biết sự thật nghiêm trọng, Trung Quốc xâm lăng 6 đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam chỉ phản ứng lấy lệ. Họ như muốn ỉm sự việc hệ trọng quốc gia này trước dư luận nhân dân Việt Nam. Họ như chỉ muốn giải quyết vụ việc này với Trung Quốc trong bóng tối dư luận.


    Chính nắm được điểm yếu này của Việt Nam mà Trung Quốc luôn lấn tới trong kế hoạch bành trướng của họ ở Biển Đông. Đến nay thì Trung Quốc ngang nhiên cho Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.

    Nếu năm 1988, Việt Nam phản kích mạnh lại Trung Quốc, đánh chiếm trở lại tất cả các đảo thuộc Trường Sa, đánh chiếm trở lại cả quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, trường hợp Trung Quốc mở rộng chiến tranh, kêu gọi đại đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm, kêu gọi Liên Xô giúp đỡ, thì ngày hôm nay, ta đã có một cục diện khác.


    Khi kẻ cướp vào nhà, lẽ thường chúng chỉ đáng sợ khi chủ nhà không có khả năng chống trả. Nếu Việt Nam chống trả quyết liệt, nếu Việt Nam có sức dáng trả lại những đòn mạnh mẽ, chắc chắn Trung Quốc sẽ phải rút lui. Chúng không có chính nghĩa. Càng đánh lâu, phi nghĩa càng bị phơi bầy trước thế giới. Càng đánh lâu càng bị thế giới lên án.

    Tôi khẳng định rằng nếu Việt Nam đã tiến hành cuộc hải chiến năm 1988 nhằm dành lại toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa thì cuộc hải chiến trong lý thuyết này, giá phải trả là nhỏ gấp nhiều lần một cuộc hải chiến nếu ngày hôm nay phải tiến hành. Khi đó hải quân Trung quốc còn thô sơ hơn bây giờ. Khi đó kinh tế Trung Quốc còn nhỏ bé hơn bây giờ. Khi đó quyết tâm bành trướng Trung Quốc còn chưa bị kinh tế dầu hỏa thúc ép như bây giờ.


    Nếu được như vậy, ngày hôm nay, Hoàng Sa, Trường Sa vẫn là máu thịt trong cơ thể tổ quốc Việt Nam. Ngày hôm nay, Việt Nam đang tự do khai thác 2 quần đảo có nhiều dầu hỏa, khoáng sản, mà Trung Quốc không dám vẽ "đường lưỡi bò," hay nói về chủ quyền "cốt lõi" của họ ở Biển Đông nữa. Với trữ lượng dầu hỏa, khí đốt gần 2000 tỉ đô la, tương lai của tổ quốc Việt Nam là tươi sáng. Bài học rút ra từ đây: Không được sợ Trung Quốc. Không được nhượng cho Trung Quốc dù một li nhỏ đất đai, biển đảo của tổ tiên.


    Có chỗ bám, họ sẽ trăm phương, ngàn kế để thực hiện bành trướng. Trung Quốc sẽ gây cho Việt Nam những hệ lụy to lớn như hiện nay: Việt Nam đang phải đối mặt với chiến tranh.


    Sở dĩ Trung Quốc dám hải chiến chiếm Hoàng Sa 1974 là có 2 lý do:


    + Hoa Kỳ đã ra tín hiệu là sẽ rời bỏ Việt Nam Cộng Hòa, rời bỏ cuộc chiến tranh đẫm máu với Việt Nam.


    + Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang nhận viện trợ của Trung Quốc, sẽ không đứng cùng Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa.


    Sở dĩ Trung Quốc dám hải chiến chiếm 6 đảo tại Trường Sa của Việt Nam năm 1988 là vì họ biết Việt Nam đã kiệt sức, mệt mỏi vì cuộc chiến thầm lặng biên giới phía bắc do Trung Quốc tiến hành từ 1984. Họ biết Việt Nam sẵn sàng bỏ qua việc mất 6 đảo, để đổi lấy chính sách gọi là "hữu nghị" từ Trung Quốc.


    Bài học rút ra ở đây là : Không được bưng bít thông tin trước nhân dân Việt Nam. Có nhân dân ủng hộ, Việt Nam sẽ vượt qua được những khó khăn của cuộc chiến chống bành trướng Trung Quốc.


    Như vậy chiến tranh, hay không chiến tranh với Trung Quốc, phụ thuộc phần chính vào quyết tâm của Việt Nam.


    Quyết định không phải ở Hoa Kỳ hay nước Nga. Hoa kỳ và nước Nga sẽ bó tay, nếu bản thân lãnh đạo Việt Nam không quyết tâm, không muốn chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của mình. Việt Nam đã hài lòng với việc chỉ mất đi 6 hòn đảo nhỏ, mà không tính đến những hệ lụy của việc để cho Trung Quốc bám trụ vững trãi ở Trường Sa. Những hệ lụy đó đã thể hiện rõ ràng trong những ngày hôm nay.


    Trước khi chiếm thêm 6 hòn đảo năm 1988, ở Trường Sa Trung Quốc chỉ có 1 hòn đảo do Tưởng Giới Thạch chiếm đóng mập mờ theo lệnh đồng minh: giải giáp quân đội Nhật Bản năm 1946. Ở hòn đảo này, trước thế giới, Trung Quốc vẫn chỉ là "khách không mời mà đến".


    Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa đã được Việt Nam liên tục khẳng định từ các triều đại phong kiến xa xưa, đến thời thuộc địa thuộc Pháp. Gần đây nhất, 1951 tại Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự, Thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố: "Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa " (theo VietBao 25.05.2002).


    Ngày hôm nay, họ đã có 9 hòn đảo tại Trường Sa. Ngày hôm nay, họ lại vẽ nên "đường lưỡi bò trung quốc", đã coi nó là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc trên Biển Đông. Trung Quốc đang ngang ngược coi những phần mà "đường lưỡi bò" giao thoa với hải phận 200 hải lý, tính từ bờ biển của Việt Nam là của Trung Quốc. (địa điểm họ cắt cáp tầu Bình minh2, hay VIKING II). Lòng tham không dừng lại, hay khẩu vị tăng lên trong bữa ăn: Trung Quốc đang muốn chiếm thêm hải phận 200 hải lý của Việt Nam.


    Trung Quốc đang dọa gây chiến tranh với Việt Nam như luận điệu của trang Hoàn cầu, phụ trang của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tuyên truyền. Các hệ lụy này đã có thể không có, nếu Việt Nam đã được một đảng có tính dân tộc cao lãnh đạo, nếu Việt Nam đã là dân chủ, đa đảng phái, đã có đảng đối lập.

    http://danlambaovn.blogspot.com/2011/07/sach-luoc-oi-hoang-sa-truong-sa-truong.html
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chú nên biến khỏi topic này
    Chú rỏ ràng là ngươi mang 2 khuôn mặt
    Một mặt chống khựa, mặt khác lên án chính quyền
    ......
    Giờ tôi đang bận, chiều hoặc tối nay tối nay tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy 2 bộ mặt trong côn người của chú
  9. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thôi đi ông Thái Dương ạ
    Chưa biết ai là Hán gian đâu
  10. luatsuchungkhoan

    luatsuchungkhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Đã được thích:
    0

    Tôi thấy ý kiến trái chiều này cũng có nhiều lý luận hợp lý. Trừ trường hợp có những lý giải khác.

    Tại sao chúng ta lại im lặng để mất Hoàng Sa, Trường Sa. Sai lầm này là của ai?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này