Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2768 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 03:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112559 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Đã lòi mặt chuột ra rồi. Tay đó lợi dụng diễn đàn để chống phá nhà nước, trong bct chỉ có 14 người mà hắn nói nhiều "thằng". Còn dám nói "thằng tr", có 2 bác tên Tr hắn muốn nói đến bác nào?. nếu hắn ở trong nước hắn dám phạm thượng như vậy không? VT chính hiệu rồi. Nhóm này lợi dụng diễn đàn chống tàu để kích động, gây chia rẽ. Bà con đừng a dua theo nhóm này dễ bị lợi dụng.
    Nhóm này hầu như online 24/24 trên f139 mà ít khi bàn về ck, bất thường.
  2. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Ôi cái thằng Tàu ô này làm buồn cười quá =))=))=))
  3. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhiều cụ phát biểu linh tinh và vớ vẩn quá. Em tuyên bố: Việt Nam hiện tại đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Chú nào còn dùng các từ như "phát triển chủ nghĩa cộng sản" thì đích thị là bọn ********* lạc hậu.
  4. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Cờ Tổ quốc tung bay trên ngư trường Hoàng Sa
    Cập nhật lúc :10:33 AM, 12/07/2011
    Thật đáng trân trọng, bất chấp những hiểm nguy, được sự hỗ trợ của cả nước, ngư dân Việt Nam với lòng quả cảm, vượt lên đầu sóng ngọn gió, bám biển ra khơi, khẳng định chủ quyền của đất nước và cờ Tổ quốc vẫn luôn tung bay trên ngư trường Hoàng Sa.

    Trong những năm gần đây ngư dân Việt Nam mà nhất là ngư dân tỉnh Quảng Ngãi luôn bị tàu nước ngoài bắt bớ, đánh đập, đâm tàu khiến tính mạng ngư dân nhiều phen lâm nguy. Những chuyến ra khơi gắn với những vụ "tai nạn” như vậy thật sự là nỗi kinh hoàng đối với dư luận, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, tài sản và công việc mưu sinh bao đời của ngư dân Việt.


    [​IMG]

    "Sóng gió” trên biển Đông Cho đến nay, ông Đặng Nam - thuyền trưởng tàu BKS QNg 2203 TS ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi - không thể nào quên được vụ tàu ông bị đâm chìm khiến 9 thuyền viên suýt mất mạng. Ông Nam kể: "Vào khoảng 1 giờ 30 ngày 15-7-2009, trong lúc đang hành nghề lưới chuồn tại tọa độ 13,45' độ vĩ bắc - 110,32' độ kinh đông, cách bờ biển Phú Yên - Bình Định khoảng 200 km về phía đông, tàu của tôi bất ngờ bị một chiếc tàu không rõ nguồn gốc tông chìm. Rất may một tàu khác của ngư dân Việt Nam gần đó đã kịp thời ứng cứu, nhưng cả 9 ngư dân đều bị thương, trong đó, anh Phạm Văn Ca (30 tuổi) và Đặng Lan (32 tuổi) bị thương rất nặng. Toàn bộ tài sản, gồm tàu và ngư lưới cụ, với tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng đã mất sạch.
    Điều đáng lên án là trong lúc chạy tránh bão cũng đã có rất nhiều tàu, thuyền bị bắt, ngư dân bị đánh đập, bị tịch thu tài sản. Như trong cơn bão số 9, có đến 16 chiếc tàu đánh cá của hơn 200 ngư dân huyện đảo Lý Sơn và huyện Bình Sơn- Quảng Ngãi đánh bắt hải sản ngoài khơi không còn cách nào khác phải chạy vào trú tại đảo Hoàng Sa vào chiều tối ngày 28-9-2009. Từ đây những ngư dân từ già cho đến trẻ bị những kẻ "cướp biển” đánh đập và cướp sạch tài sản, khi thoát chết trở về những gì họ kể lại thật kinh hoàng. Em Lê Hợp mới 15 tuổi cũng bị bọn chúng bắt nằm sấp xuống sàn tàu và đánh đập dã man, bảo chỉ ra chỗ nào cất dấu tài sản của bà con trên tàu. Họ hành hạ những ngư dân vô tội, cướp đi tài sản, kể cả lương thực sống còn của họ. 16 tàu của bà con không chiếc nào thoát được thảm nạn trên.
    Mới đây, ngày 6-5-2011, tại đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu QNg 50615TS do ngư dân Trần Văn Thoa (31 tuổi) làm thuyền trưởng cùng 14 ngư dân thuộc xã Bình Châu huyện Bình Sơn đã bị một tàu kiểm ngư của Trung Quốc rượt đuổi và tịch thu 1 máy dò cá, 1 máy định vị tầm xa, 1 máy quét, lấy toàn bộ hải sản. Tổng số tài sản bị lấy hơn 200 triệu đồng. Tiếp đến trưa ngày 11-5-2011, tàu của thuyền trưởng Phạm Hà, 37 tuổi cũng bị tàu kiểm ngư của Trung Quốc vơ vét sạch tài sản như dây hơi, máy định vị, đồ nghề sửa máy, dây điện và toàn bộ 200 kg tôm hùm, 3 tấn cá... Anh Võ Đào (35 tuổi) ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu là thuyền trưởng tàu cá QNg 90 019 TS cũng cho biết: "Ngày 9-5-2011, sau 10 ngày vất vả giữa biển khơi, 8 anh em đánh bắt được khoảng 4-5 tấn hải sản các loại thì bị tàu kiểm ngư Trung Quốc mang biển hiệu 309 áp sát trấn lột toàn bộ...”
    Đáng nói, trong số trên có những ngư dân kỳ cựu, hàng chục năm trời bám biển nhưng chính vì sự bắt bớ, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc thậm chí đánh đập đã khiến họ tan gia bại sản như "Sói biển” Mai Phụng Lưu, ở Lý Sơn với 4 lần bị tịch thu tài sản, tàu thuyền, nợ nần chống chất hàng trăm triệu đồng. Hay như ông Tiêu Viết Là, 48 tuổi, ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn, rất nhiều lần bị Trung Quốc bắt tàu, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc hàng trăm triệu đồng. Theo ông Là, có lần tàu Trung Quốc đuổi theo tàu ông và xả súng vào be tàu khiến 6 ngư dân bị thương, trong đó anh Huỳnh Văn Hưng bị bắn gãy xương tàn phế một cánh tay đến tận bây giờ. Họ còn kê biên lai phạt 6 vạn nhân dân tệ nhưng sau đó thu tàu khiến ông mất thêm trên 300 triệu...
    Theo thống kê (chưa đầy đủ) của tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2005 – 2009, toàn tỉnh có 81 tàu cá với 929 ngư dân bị tàu nước ngoài bắt. Trong đó năm 2005 tàu thuyền bị bắt ít nhất là 7 tàu, 75 ngư dân và nhiều nhất là năm 2008 với 26 tàu và 227 ngư dân. Riêng từ đầu năm 2010 đến nay, có gần 20 tàu thuyền với trên 200 ngư dân bị tàu nước ngoài bắt giữ, tịch thu phương tiện và bắt nộp phạt hàng trăm triệu đồng mới cho về nước.


    [​IMG]
    Ngư dân quyết tâm bám biển. Đồng hành cùng ngư dân
    Trước những khó khăn và hiểm nguy mà bà con ngư dân phải đối mặt trên Biển Đông, để tháo gỡ những khó khăn này, để "đồng hành” cùng ngư dân, những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách giúp đỡ bà con. Cụ thể, Chính phủ đã có Quyết định số: 118/2007/QĐ-TTg về hỗ trợ đối với ngư dân bị tai nạn trên biển. Chính phủ cũng đã quyết định xây dựng trạm cứu nạn, cứu hộ tại huyện đảo Lý Sơn với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng. Bộ NN&PTNT cũng đang triển khai hệ thống thông tin cho tàu cá. Một số biện pháp khác như triển khai phát triển quỹ "nhân đạo nghề cá”, "quỹ bảo hiểm”... Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh miền Trung cũng đã chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng ở các địa phương vận động ngư dân thành lập tổ, đội tổ chức vươn ra khơi đánh bắt thủy sản và thường trực theo dõi thông tin để hỗ trợ ngư dân...
    Hiện nay tất cả các tàu cá đều được trang bị máy Icom tầm xa, tầm gần để liên lạc thường xuyên với nhau và liên lạc với đất liền. Chính nhờ hệ thống này mà công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển được thuận lợi, góp phần hạn chế thấp nhất những rủi ro. Tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, chính quyền đã hỗ trợ kinh phí để đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng; tổ chức tập huấn cách ứng phó khi gặp bão, các quy định về trang thiết bị an toàn tàu cá, kiến thức sử dụng tần số máy thông tin liên lạc phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển; kỹ năng sơ cứu ban đầu cho người bị nạn; vận động thành lập các tổ đoàn kết sản xuất trên biển tập hợp các tàu nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, phòng tránh bão, cứu nạn, cứu hộ trên biển...
    Chính quyền cũng đã khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư, tạo điều kiện cho bà con vay vốn đóng tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Đề án "Hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu thuyền đánh bắt xa bờ” đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Theo đó, từ năm 2010-2015, tỉnh hỗ trợ cho các chủ tàu cá là ngư dân, tổ hợp tác, HTX thực hiện nâng cấp hay đóng mới tàu cá có công suất từ 90CV trở lên. Về mức hỗ trợ, đối với tàu có công suất từ 90 đến dưới 250CV được hỗ trợ mỗi tàu 80 triệu đồng/năm, từ 250CV đến dưới 400CV được hỗ trợ 100 triệu đồng, từ 400CV trở lên hỗ trợ 120 triệu đồng... Xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn đã làm các thủ tục giúp ngư dân được nhận gần 4 tỷ đồng tiền hỗ trợ theo Quyết định 289 của Chính phủ, để giải quyết những khó khăn. Mới đây nhất, UBND tỉnh Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn đã vận động các chủ tàu thuyền và lao động hành nghề trên biển thuộc địa bàn huyện liên kết với nhau để thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân.

    [​IMG]
    Những ngư dân Lý sơn hành nghề lặn bắt hải sâm ở ngư trường Hoàng Sa.​
    Nơi ấy là Tổ quốc của chúng ta
    Phải nói rằng, cho dù gặp không ít khó khăn từ thiên tai hay từ phía Trung Quốc, nhưng ngư dân Việt Nam vẫn quyết tâm bám biển. Bởi với họ nơi đó là cuộc sống, là Tổ quốc. Sự liên tục có mặt của các ngư dân thật sự là những "cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Thực tế, nhiều thế hệ ngư dân ở miền Trung đã gắn bó với Hoàng Sa, Trường Sa như máu thịt của mình. Ông Mai Phụng Lưu, ở Lý Sơn, người đã hơn 30 năm gắn bó với nghề biển tâm sự: "Chúng tôi thuộc từng tên đảo, vách đá của Hoàng Sa như Bon Bay, Phú Lâm, Đá Lồi, Cây Bàng... Bởi nơi này là máu thịt của chúng tôi, là mảnh đất thiêng liêng của cha ông để lại!”. Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu 4 lần bị phía Trung Quốc bắt tàu, đòi tiền chuộc người, khiến gia đình gặp không ít khó khăn, ngập chìm trong nợ nần, nhưng khát vọng ra khơi vẫn cháy bỏng trong ông. Mới đây ông được vay 300 triệu đồng trong đêm hội "Đồng hành cùng ngư dân bám biển” diễn ra tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức. Ông nói: "Bằng mọi cách tôi sẽ có con tàu 200 CV và 2 tháng sau cờ Tổ quốc sẽ tung bay trên con tàu của tôi ở ngư trường Hoàng Sa”. Còn anh Nguyễn Dưỡng cũng ở Lý Sơn cho biết: "Tôi vừa đóng mới một chiếc tàu, tôi sẽ đi Hoàng Sa. Hoàng Sa là của mình. Hoàng Sa do tổ tiên để lại. Mình không ra là có tội với cha ông của mình”.
    Thật vậy, cho dù còn đó những nỗi lo và hiểm nguy nhưng hiện tại, Quảng Ngãi hiện có 5.600 tàu đánh bắt thủy sản, trong đó gần 1.700 tàu đánh cá xa bờ với hơn 40.000 lao động trực tiếp sản xuất trên biển. Trong đó, tại ngư trường Hoàng Sa có hơn 600 tàu với gần 1.000 lao động, Trường Sa có 425 tàu với trên 700 lao động. Hay như tại Quảng Nam có trên 3.200 tàu cá tham gia đánh bắt hải sản trong đó có gần 500 tàu đánh bắt xa bờ ở 2 quần đảo nói trên. Chỉ tính riêng huyện đảo Lý Sơn, dân số hơn 21.000 người, có đến 70% dân số sống với nghề biển và họ vẫn đang quyết tâm bám biển, bất chấp những hiểm nguy, sóng gió trên Biển Đông.


    [​IMG]
    Cảng cá Lý Sơn vẫn tấp nập tàu thuyền vào ra. Cùng với Quảng Nam, Quảng Ngãi, các tỉnh miền Trung cũng đã có hàng nghìn tàu thuyền cùng với hàng chục nghìn ngư dân bám biển, bất chấp tất cả những hiểm nguy. Bởi họ ý thức được rằng, Hoàng Sa, Trường Sa là ngư trường truyền thống lâu đời của Việt Nam, cha ông đã để lại cho họ thì họ sẽ và mãi mãi giữ gìn. Nhưng nhiều ngư dân cho rằng, họ rất cần nhiều hơn nữa sự "đồng hành” từ các cơ quan chức năng trong khi đánh bắt thủy sản ngoài biển khơi như cần có được những thông tin chính xác đánh bắt cá ở những tọa độ nào thì không bị tàu nước ngoài đe dọa, rượt đuổi, không còn tiếp tục bị thiệt hại về tài sản như đã từng xảy ra. Cần sớm có một hành lang ngư trường an toàn nhằm giúp ngư dân an tâm khi hành nghề đánh bắt trên biển, giúp ngư dân có được những tàu đánh cá công suất lớn, trang bị đầy đủ các hệ thống thông tin liên lạc, định vị hiện đại. Cần tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ của lực lượng hải quân, biên phòng trên biển, cần ngăn chặn các tàu lạ xâm phạm lãnh hải Việt Nam, phải kiên quyết bảo vệ biển của mình bằng mọi giá... Họ còn cho rằng, cần phải coi ngư dân Lý Sơn bám biển như những người lính. Họ là hậu duệ của đội hùng binh Hoàng Sa từ hơn 300 năm trước, đang tiếp bước truyền thống cha ông chứ không chỉ đơn thuần là ra khơi để kiếm kế sinh nhai. Có như vậy ngư dân mới thật sự an tâm bám biển.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tàu cao tốc nằm đường vì cúp điện

    [​IMG]Thanh Niên – 9 giờ trước




    Chỉ sau 10 ngày kể từ buổi khai trương hoành tráng, tàu lửa cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải trị giá 33 tỉ USD của Trung Quốc đã gặp sự cố dở khóc dở cười hôm 10.7.

    >> Philippines đề nghị đưa tranh chấp biển Đông ra tòa LHQ
    >> Trung Quốc than phiền vì Mỹ tập trận
    >> Trung Quốc cử tàu ngư chính tuần tra Trường Sa

    Toàn bộ 19 tàu cao tốc đang hoạt động đột ngột chết dí trên đường ray suốt 90 phút vì mất điện. AFP dẫn thông báo từ giới hữu trách cho hay mưa bão và gió lớn đánh sập mạng lưới cung cấp điện cho các đoàn tàu, lúc đó vào khoảng 18 giờ chiều (giờ địa phương).
    Trên các mạng xã hội, các hành khách tả lại cảnh nóng nực và ngột ngạt do hệ thống điều hòa ngưng hoạt động. “Như vậy thì hệ thống xe lửa này có phải quá yếu ớt hay không? Làm sao người ta gọi nó là công nghệ cao được?”, một người bình luận. Hồi tháng 3, giới kiểm toán Trung Quốc từng điều tra được các công ty xây dựng và một số cá nhân đã tham ô đến 187 triệu nhân dân tệ (khoảng 600 tỉ đồng VN) trong dự án xây dựng tuyến xe lửa cao tốc này.
    Thụy Miên​
  6. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Malaysia tập trận quy mô lớn trên biển Đông
    Cập nhật lúc :6:11 PM, 11/07/2011
    Malaysia lên kế hoạch tổ chức diễn tập quy mô lớn trên nhằm thể hiện sức mạnh quân sự nhằm đối phó lại những thách thức an ninh mới nổi trong khu vực Đông Nam Á.

    Từ ngày 15 – 21/07/2011, tại vùng biển kéo dài từ căn cứ Hải quân Kota Kinabalu đến quần đảo Trường Sa, lực lượng hải quân Malaysia sẽ tổ chức một cuộc diễn tập tổng hợp quy mô lớn mang tên “OSTEX-2011”.
    Đây là cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến giữa các Vùng hải quân có qui mô lớn nhất từ trước tới nay, do Bộ Tư lệnh Hạm đội Tác chiến Malaysia tổ chức chỉ đạo.

    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Scorpene KD Tunku Abdul Rahman của Hải quân Malaysia.​
    Mục đích diễn tập nhằm nâng cao khả năng phối hợp hiệp đồng tác chiến trên biển giữa lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm với máy bay, phô trương lực lượng và răn đe các hành động gây hấn trong khu vực.

    Lực lượng tham gia gồm khoảng trên 1.000 quân với các đơn vị tác chiến gồm 1 Đại đội tác chiến đặc biệt, 1 Đại đội lặn,1 Đại đội yểm trợ mặt nước. Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự tham gia của 11 tàu chiến các loại gồm 2 tàu ngầm lớp Scorpene KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Razak, 5 tàu tuần dương KD Selangor, KD Kelantan, KD Terengganu, KD Perak, KD Pahang, 1 Khinh hạm KD Lekiu, 1 Tàu hộ tống KD Lekir, 2 tàu quét lôi KD Mahamiru và KD Ledang và 3 trực thăng trong đó có 2 chiếc Super Lynx và 1 Fennec.

    Ngoài ra, còn có sự tham gia của các máy bay không quân như F-5E/F, máy bay tuần tra CN-235, máy bay do thám biển Beech craft, trực thăng Nuri.

    Địa điểm diễn tập được xác định tại khu vực các đảo mà Malaysia đang chiếm đóng ở Trường Sa, căn cứ Hải quân Kota Kinabalu/bang Sabah và khu vực Biển Đông vùng biển kéo dài từ căn cứ Hải quân Kota Kinabalu đến quần đảo Trường Sa.

    Nội dung diễn tập gồm thiết lập đội hình tuần tra trên biển, phối hợp tác chiến giữa tàu chiến với máy bay, cất hạ cánh máy bay trực thăng trên boong tàu, phối hợp hiệp đồng thông tin liên lạc giữa các tàu với máy bay và căn cứ trên khu vực đảo.

    Bên cạnh đó còn có các bài tập về tác chiến chống ngầm, chống xâm nhập đường biển, chế áp xâm nhập trái phép của các tàu nước ngoài, phối hợp chi viện giữa tàu chiến với máy bay chiến đấu của không quân và thực hành bắn đạn thật.

    Tham gia chỉ huy diễn tập có Tư lệnh Bộ tư lệnh Hạm đội tác chiến; các Tư lệnh hải quân Vùng 1, 2 và 3 của Malaysia.
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sắp tới tàu sân bay ve chai Trung Quốc cũng lại đối diện với nguy cơ bục đít vì vỏ tàu quá mục ;))
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hải-lục-không quân Mỹ-Australia tập trận lớn nhất trong lịch sử Australia


    (Dân trí) - Từ hôm qua, Mỹ và Australia bắt đầu tiến hành chương trình luyện tập chung trên diện rộng, với sự tham gia của mọi quân binh chủng và các ngành của hai nước. Đây là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử Australia và sẽ kéo dài đến cuối tháng.

    [​IMG]
    Lính dù Australia trong cuộc tập trận với Mỹ tại Vùng lãnh thổ phía Bắc của nước này.
    Những cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Australia được tiến hành định kỳ từ năm 2005. Nhưng cuộc tập trận lần này - mang tên Talisman Sabre 2011 (TS11 - Lưỡi gươm Hộ mệnh 2011), không giống những cuộc tập trận chung Mỹ thường tiến hành với các nước trong khu vực.
    Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh cường quốc khu vực xét lại chiến lược quốc phòng và địa bàn tác chiến hướng về phía Bắc - hướng Biển Đông, nơi đang có căng thẳng.

    Talisman Sabre 2011 không chỉ là cuộc tập trận giữa hai quốc gia, mà còn giữa liên quân của hai quốc gia - tức là hải-lục-không quân. Cuộc tập trận cũng không chỉ có ý nghĩa kỹ thuật mà còn về địa bàn, vì tập trận diễn ra ở bắc Australia - động thái tái bố trí lực lượng của Australia ở khu vực này.
    Chất nổ, xe tăng, tàu chiến và máy bay chiến đấu sẽ được huy động cùng hơn 22.000 quân nhân tham gia cuộc tập trận.
    “Cuộc tập trận đã được kích hoạt hôm qua. Đây là một cuộc tập trận song phương phức hợp và chúng tôi sẽ cùng tiến hành trong vài tuần”, Thiếu tướng Australia Bob Brown nói.
    Tuy nhiên, ông khẳng định đó chỉ là cuộc diễn tập chiến thuật và hành động.
    “Khoảng 14.000 lính Mỹ và 8.500 lính Mỹ thuộc các lực lượng hải, lục, không quan sẽ huấn luyện ở bờ biển Queensland và Vùng lãnh thổ phía Bắc của Australia cho đến ngày 29/7”.
    Trong khi đó, có những ý kiến bác bỏ tuyên bố của Mỹ và Australia cho rằng đây là hoạt động nhằm tăng cường quan hệ quân sự mật thiết giữa hai nước. “Cuộc huấn luyện này có thể làm gia tăng mất an ninh”, người phát ngôn tổ chức hoà bình Peace Convergence, ông Robin Taubenfeld nói. “Nó có thể là mô phỏng, nhưng mô phỏng để chuẩn bị cho một cuộc chiến thực sự”.
    Trà Giang
    Theo NTNews.com.au, AFP
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Philippines sẽ đưa tranh chấp biển với Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế”
    (Dân trí) - Philippines đã thông báo với Trung Quốc kế hoạch của nước này đưa tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển - Ngoại trưởng Philippines hôm qua tuyên bố trong cuộc họp báo về chuyến công du Bắc Kinh của ông hồi tuần trước.
    >> Philippines tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ
    [​IMG]
    Ngoại trưởng Albert del Rosario trong một cuộc họp báo.


    Theo Ngoại trưởng Albert del Rosario, trong cuộc hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì, ông đã thông báo kế hoạch nói trên. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc không cho biết suy nghĩ của mình về dự định của Philippines.​
    “Lập trường của Trung Quốc không thay đổi”, ông del Rosario nói với báo giới, khẳng định rằng Bắc Kinh vẫn cho là họ có chủ quyền đối với các đảo tranh chấp và vùng Biển Đông. “Lập trường của chúng ta cũng không thay đổi, dù cả hai bên thoả thuận rằng những tranh cãi hiện nay (trên Biển Đông) sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ tổng thể giữa hai nước”.
    Ông Rosario xác nhận cuộc thảo luận về tranh chấp tại Biển Đông “không tiến triển”. “Bắc Kinh không thừa nhận là có những vụ tàu bè Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng lãnh hải của Philippines bởi vì theo quan điểm của họ, toàn bộ vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc”, ông cho biết.

    Ngoại trưởng Philippines khẳng định ông đã thông báo với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng cách tốt nhất để thảo luận về các tranh chấp ở Biển Đông là trên phạm vi quốc tế. Manila có kế hoạch đưa vấn đề này ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
    “Philippines đang chuẩn bị để bảo vệ lập trường của mình phù hợp với luật pháp quốc tế và chúng tôi đã hỏi liệu họ - tức phía Trung Quốc - có sẵn sàng làm tương tự hay không”, ông Rosario nói.
    Nhưng theo ông Rosario, phía Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường cũ, theo đó các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông cần được giải quyết thông qua đối thoại song phương, không nên có cách tiếp cận đa phương. Bắc Kinh đưa ra lập luận như sau: “Chúng ta là những nước láng giềng, hữu nghị thân thiết, do vậy, chỉ nên giải quyết vấn đề giữa chúng ta với nhau trong khuôn khổ song phương”.

    Ngoại trưởng Philippines đáp lại là Manila vẫn chủ trương giải quyết tranh chấp qua diễn đàn đa phương.

    Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm qua, ông Rosario không cho biết những nội dung mà phía Philippines sẽ trình lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển, định chế có thẩm quyền xét xử những tranh chấp trong lĩnh vực này giữa các nước đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

    Năm 2009, Bắc Kinh đã đã trình lên Liên Hợp Quốc hồ sơ chủ quyền tại Biển Đông kèm theo bản đồ bao gồm 9 đoạn, hình chữ U thường gọi là hình lưỡi bò, chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông. Đòi hỏi này của Trung Quốc đã bị Philippines và một số nước đang có tranh chấp kịch liệt bác bỏ.
    Những động thái trên cho thấy Philippines không yên tâm về những trấn an của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
    Một trong những mục đích chuyến đi Bắc Kinh của Ngoại trưởng Philippines là chuẩn bị cho Tổng thống Benigno Aquino III công du Trung Quốc, dự kiến vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới.
    Những hoạt động ngoại giao này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông.

    Theo Manila, từ đầu năm nay, quân đội Philippines đã ghi nhận nhiều vụ tàu bè Trung Quốc xâm phạm hải phận nước này trên Biển Đông. Sau khi được Mỹ lên tiếng ủng hộ trong cuộc tranh chấp này, Manila đã đề nghị Washington cung cấp tàu chiến, máy bay và các thiết bị quân sự cho phép nâng cao khả năng tuần tra của hải quân Philippines.

    Việt Hà
    Theo AP, Bloomberg

  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này