1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3696 người đang online, trong đó có 228 thành viên. 00:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113368 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    VIỆT NAM CẦN NHANH CHÓNG THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC



    [​IMG]

    VIỆT NAM CẦN NHANH CHÓNG THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC

    Bùi Công Tự


    1.Trung Quốc phát triển đang đe dọa thế giới:


    Bất kỳ quốc gia nào khi đã phát triển vượt trội đều vươn cánh tay ra nước ngoài để tìm kiếm tài nguyên, mở rộng thị trường kiếm thêm lợi nhuận và nâng cao vị thế của mình. Trung Quốc không ngoại lệ.


    Nhưng sự phát triển vượt trội của Trung Quốc những năm gần đây lại bị nhiều học giả báo động về một nguy cơ đe dọa toàn thế giới. Có tác giả còn cho rằng ngay cả nước Mỹ cũng rất có thể bị chết dưới bàn tay China.


    Chúng ta biết rằng trong khoảng 20 năm qua, Trung Quốc đã từ một nước nghèo trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Lý do để nói rằng Trung Quốc đe dọa thế giới là vì nước này chọn con đường phát triển bằng cách sản xuất hàng hóa chất lượng thấp, nhiều thứ độc hại, giá cả rẻ mạt, bán khắp thế giới. Họ tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ và đồng nhân dân tệ được định giá thấp hơn giá trị thật nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Họ ăn cắp công nghệ, đánh đổi môi trường, đầu độc sinh thái. Họ đầu tư vào các nước nghèo (chủ yếu ở châu Á và châu Phi) để khai thác nguồn tài nguyên của các nước này theo kiểu ăn cướp. Họ sẵn sàng viện trợ không hoàn lại, “đi đêm” với các chính phủ độc tài, phản tiến bộ. Họ di dân ra nước ngoài bằng nhiều con đường để tính kế lâu dài. Họ thuê những vùng đất đai rộng lớn dài hạn tới 50 năm hoặc 99 năm ở nhiều quốc gia (Myanma, Lào, các nước châu Phi và ngay cả Việt Nam là nước đất hẹp, người đông). Họ “xui nguyên giục bị” gây mất lòng tin giữa các nước (như đối với khối ASEAN). Họ tăng cường quân đội, đe dọa các nước láng giềng, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải vv..và vv…


    Các nhà nghiên cứu chính trị nhận định rằng Trung Quốc đang thực thi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan. Trung Quốc thực sự là một đế quốc kiểu mới dựa trên lợi nhuận khổng lồ từ một nền sản xuất thiếu lương tâm.


    Những người lãnh đạo Trung Quốc đã đi khắp thế giới thuyết giảng về thiện chí hòa bình hữu nghị của họ cộng với bộ máy tuyên truyền ra rả bịp bợm. Nhưng không mấy ai tin ở họ. Hầu hết các chính sách của Trung Quốc đều bị thế giới phê phán. Tuy nhiên, thế giới bây giờ là thế giới phẳng nên Trung Quốc vẫn có nhiều cơ hội thâm nhập vào các nước khác.


    Sự đe dọa của Trung Quốc không phải như nhau với mọi quốc gia. Với những nước ở xa có thể chỉ là mối quan ngại bị chèn ép, lấn lướt về thương mại. Còn với các quốc gia ở gần thì nguy cơ lớn hơn nhiều. Không phải chỉ vì lân bang thì hàng hóa và con người Trung Quốc dễ xâm nhập mà còn bị Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, đe dọa chiến tranh.


    Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc còn tiềm tàng mối đe dọa cho chính đất nước họ, dân tộc họ. Điều này có thể thấy qua các con số trẻ em bị chết và mắc bệnh vì sữa bẩn chứa melamin, đồ chơi trẻ em có độc tố chì, sự ô nhiễm môi trường và những thiệt hại do các công trình thủy điện gây ra.


    2. Chiến lược phá hoại toàn diện của Trung Quốc đối với Việt Nam – những lời cảnh báo:


    Trong bài viết này, tôi muốn cùng bạn đọc tìm hiểu xem Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc đe dọa ra sao, ở mức độ nào và có cần thoát ra không?


    Nhìn bản đồ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu có nhận xét là về phái Bắc, phía Tây, phía Đông đều có những bức tường vô hình làm cho Trung Quốc khó bành trướng. Trung Quốc chỉ có thể bành trướng thuận lợi về phía Nam, tức là phía lãnh thổ Việt Nam chúng ta, gồm cả đất liền và biển Đông.


    Việt Nam có vị trí đặc biệt như thế, lại có biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tiềm tàng nguồn tài nguyên béo bở. Đồng thời là nơi có những con đường hàng hải chuyên chở tới 60% lượng hàng hóa lưu thông của thế giới. Cho nên Việt Nam là nước đầu tiên bị Trung Quốc nhắm tới trong chiến lược tham lam càn rỡ của họ.


    Theo nhận định của Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự ĐSQ VN tại Bắc Kinh những năm đầu thập niên 1980 thì: “Trung Quốc có hẳn một chiến lược gây ảnh hưởng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm vào Việt Nam, đã và đang được họ thực thi”(trích Đoan Trang blog).


    Về phía Việt Nam, sau sự kiện Trung Quốc đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 02/1979, những nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là cố TBT Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên án mạnh mẽ tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, vạch rõ những âm mưu thâm độc của họ đối với Việt Nam, khẳng định đó là bản chất không thay đổi của họ, nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác.


    Sau khi Việt Nam và Trung Quốc lập lại quan hệ bình thường năm 1991, đề phòng tình trạng có thể bị mất cảnh giác trước chiêu bài lừa gạt của Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp tục cảnh báo một nguy cơ từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam trong bối cảnh mở cửa cho kinh tế thị trường.


    Theo trí nhớ của tôi, một trong những người cảnh báo nguy cơ nói trên sớm nhất và rõ ràng nhất là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Trong một bài nói chuyện trước các nhà lãnh đạo Đảng và NN, chuẩn bị cho Đại hội Đảng (cách đây khoảng 10 năm), TS Lê Đăng Doanh đã khẳng định: Trung Quốc rất nguy hiểm, nguy hiểm lắm, “nó” có thể “chơi” “anh” (tức Việt Nam) bất cứ lúc nào!. (Tôi thuật lại theo văn nói của ông).


    Diễn biến trong quan hệ giưa Trung Quốc và Việt Nam trong 20 năm qua có thể chia làm hai giai đoạn:


    Giai đoạn 1: từ năm 1991 – năm 2000. Trung Quốc tập trung gây ảnh hưởng chủ yếu về chính trị và văn hóa. Mọi thù hằn trước đó nhanh chóng xóa bỏ. Việt Nam ca ngợi Đặng Tiểu Bình, xuất bản rộng rãi những bài nói của Đặng. Hai nước ký kết nhiều hiệp định quan trọng. Phim ảnh Trung Quốc nhất là phim võ hiệp và dã sử tràn ngập Việt Nam.


    Giai đoạn 2: từ năm 2001 – nay: Trung Quốc xâm nhập Việt Nam mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa. Người Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng nhiều và đến khắp nơi. Cùng với việc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, từ năm 2004 Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gây hấn trên biển.


    Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Ta đừng chờ họ mang quân tới đánh thì mới gọi là xâm lược. Thực chất hiện nay họ đã xâm lược rồi. Phải nói như ông Nguyễn Cơ Thạch (cựu Bộ trưởng Ngoại giao VN) rằng Trung Quốc đã phát động chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam. Nói như thế mới là đầy đủ”(trích theo ĐoanTrang Blog).


    Nhưng tiếc thay, tất cả những lời cảnh báo đã như “đánh trống trước cửa nhà sấm”!


    VIỆT NAM ĐÃ BỊ PHỤ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC CHƯA?


    Chúng ta có thể đặt câu hỏi khác là: Trung Quốc đã “thành công” trong chiến lược xâm nhập phá hoại Việt Nam toàn diện như thế nào? Cái gì đã xảy ra?


    Trả lời được câu hỏi này chắc phải viết cả một cuốn sách vài trăm trang. Ở đây tôi chỉ xin phác họa một số điểm nhấn, mong rằng từ các điểm đó bạn đọc có thể suy ra trên diện rộng.


    Theo tôi về chính trị, năm 1991 trong tình cảnh Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, dẫn đến khủng hoảng về lý luận thì việc ĐCS Việt Nam liên kết chặt chẽ với ĐCS Trung Quốc và chịu ảnh hưởng của họ là điều dễ hiểu. Trong khoảng 20 năm nay, hai Đảng và hai nước đã ký kết khoảng 40 hiệp định và thỏa thuận. Những cuộc gặp gỡ cấp cao, cấp Bộ ngành và địa phương duy trì đều đặn. Sau những cuộc gặp gỡ ấy, thông tin đưa ra cho thấy đôi bên đều “thống nhất, nhất trí” các quan điểm.


    Khách quan nhận xét rằng có thể Trung Quốc đã áp đặt lên Việt Nam đường lối của họ, đưa Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Điều này chúng ta đã có kinh nghiệm từ kháng chiến chống Pháp. Và Việt Nam đã “học tập đội bạn” từng động tác trong vũ điệu kinh tế thị trường. Rất nhiều sách chính trị của Trung Quốc hoặc viết về Trung Quốc được xuất bản ở Việt Nam.


    Về văn hóa, 20 năm qua, chúng ta đã để cho Trung Quốc xâm nhập như bão táp. Những năm đầu thập niên 1990, ti vi chưa phổ cập thì băng Video phim võ hiệp, tình sử, dã sử Trung Quốc phát hành đến tận hang cùng ngõ hẻm. Bây giờ thì hàng trăm kênh truyền hình, cả TW và địa phương, không nơi này thì nơi khác suốt ngày chiếu phim Tàu. Văn học Trung Quốc được người Việt Nam dịch, xuất bản rất nhiều, kể cả những tiểu thuyết rác rưởi. Một tờ báo địa phương như tờ Văn nghệ Thái Nguyên mà cũng thường xuyên in truyện ngắn Trung Quốc. Tất nhiên điều đó không hẳn là xấu, nhưng vô hình trung nó kiềm chế sự phát triển của văn hóa Việt Nam, nó chiếm chỗ dành cho các nền văn hóa khác, nó tác động vào tư tưởng, tâm lý người Việt Nam, Hán hóa dần dần con cháu các vua Hùng.


    Về kinh tế, có thể nói Trung Quốc đã nắm được yết hầu của Việt Nam, nó thể hiện ở những điểm chính sau đây:


    Một là, cả nước Việt Nam biến thành cái chợ hàng Trung Quốc khổng lồ mà toàn hàng giá rẻ, chất lượng thấp và độc hại. Những hàng hóa này tràn vào Việt Nam chủ yếu qua con đường tiểu ngạch và buôn lậu, cả buôn lậu trên biển. Nó kiềm hãm đến bóp chết nhiều ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam, nhất là thợ thủ công ở các làng nghề. Tại Hà Nội nhà máy Dệt 8/3, nhà máy VPP Hồng Hà phải đóng cửa trong đó có nguyên nhân sản xuất không có lãi vì không cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc (nhưng người ta không ai muốn thú nhận điều đó).


    Hai là, một sự bất bình đẳng quá đáng trong cán cân thương mại giữa hai nước. Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Riêng năm 2010 nhập khẩu từ Trung Quốc tới hơn 20 tỷ USD, nhập siêu tới 12,7 tỷ USD. Nếu biết rằng tông thu nhập quốc nội của nước ta hiện nay mới hơn 100 tỷ USD/ năm thì con số nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc là một tỷ lệ lớn đến trầm trọng.


    Ba là, sự xâm nhập quá sâu của các công ty Trung Quốc vào Việt Nam. Hiện tượng các công ty Trung Quốc trúng thầu đến 90% hàng mục các công trình quan trọng của các ngành điện, than – khoáng sản, dầu khí, giao thông… mà chủ yếu theo phương thức EPC (thiết kế - mua sắm – xây dựng) kéo theo bao hệ lụy về công nghệ thấp, lao động, tiến độ và chất lượng công trình.


    Bốn là, chúng ta có bao nhiêu tài nguyên khoáng sản thì Trung Quốc nhập khẩu bằng hết. Họ còn nhập khẩu lậu khoáng sản của ta qua đường biên và trên biển (hàng năm chỉ riêng tỉnh Quảng Ninh đã có hàng triệu tấn than buôn lậu sang Trung Quốc bằng tàu thuyền). Kết quả là chúng ta mau chóng bị cạn kiệt tài nguyên, đang báo động phải nhập khẩu than nhiều triệu tấn trong những năm sắp tới.


    Để bạn đọc hình dung được sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, tôi xin dẫn dưới đây ý kiến của ông Schroth thuộc Hiệp hội May mặc và giày da Mỹ nói về ngành dệt may Việt Nam: “Dệt may Việt Nam hiện nay gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các Công ty Trung Quốc đầu tư. Do đó đây thực sự không phải là một cuộc cạnh tranh đúng nghĩa mà là một quan hệ cộng sinh” (trích nguồn từ Internet).


    Quan hệ cộng sinh? Liệu có phải là cây tầm gửi cộng sinh trên thân cây đa, cây đề?


    Liệu ý kiến của vị chuyên gia Mỹ nói trên có thể dùng để nói cả cho những ngành kinh tế khác của Việt Nam?


    Thế thì đúng như cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nói: “Thực chất hiện nay họ đã xâm lược ta rồi!”


    Có điều cuộc xâm lăng này Trung Quốc sử dụng “sức mạnh mềm” nên kẻ bị xâm lăng không dễ nhận ra. Thậm chí có khối người còn nhờ nó mà “mở mặt với đời”. Đó có thể là những chính khách chưa đủ tầm trí tuệ hay những quan chức tham nhũng “đi đêm” với các Công ty Trung Quốc. Đó cũng có thể là những doanh nhân hám lợi chuyên buôn bán hàng Tàu. Họ có thể không ý thức được rằng họ đã là hại dân hại nước.


    2. Kết luận:


    Khi một nước này bị phụ thuộc vào nước kia thì đầu tiên là phụ thuộc về chính trị - tư tưởng, sau đó đồng thời phụ thuộc về kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Trong đó phụ thuộc về chính trị - tư tưởng là nguy hiểm nhất vì chính trị - tư tưởng chi phối tất cả.


    Cho nên để Việt Nam thoát ra khỏi Trung Quốc thì đòi hỏi đầu tiên là phải thoát ra về chính trị - tư tưởng. Nhờ đó sẽ đến được với những tư tưởng tiến bộ nhất của nhân loại. Dân tộc Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng những giá trị nhân bản phổ quát. Những gì tốt đẹp của dân tộc sẽ được phục hồi và phát huy.


    Thoát ra khỏi Trung Quốc về văn hóa là Việt Nam thoát khỏi một nguy cơ Hán hóa đang dần dần làm mất gốc cả dân tộc ta.


    Thoát ra khỏi Trung Quốc về kinh tế là Việt Nam thoát khỏi mối đe dọa bệnh tật, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và sinh thái. Đồng thời sẽ đến được với những nền sản xuất tiên tiến, công nghệ cao của các nước văn minh.


    Có thoát ra khỏi Trung Quốc thì Việt Nam mới có thể giữ vững độc lập chủ quyền.


    Trung Quốc hiện giờ như một lực sĩ Sumo nhưng lục phủ ngũ tạng đang mọc nhiều khối u ác tính. Đó là cơ hội cho Việt Nam thoát ra khỏi nếu chúng ta sáng suốt có ý chí quyết tâm và tài năng.


    Do yêu cầu của nội dung nên bài viết hơi dài, mong được bạn đọc trao đổi.


    TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2011
    Bùi Công Tự

    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/viet-nam-can-nhanh-chong-thoat-ra-khoi.html
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Lợi trước mắt, hại lâu dài?



    [​IMG]
    Chưa năm nào tình trạng thương lái Trung Quốc (TQ) sang Việt Nam trực tiếp thu mua nông sản ồ ạt như năm nay.


    Từ sắn lát, vải thiều đến cả trứng gà, trứng vịt, tôm, cá... Bà con nông dân rất phấn khởi vì bán được giá và không bị thương lái chèn ép. Đây có thể coi là tín hiệu vui cho nông dân, song nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, liệu lợi ích này sẽ dẫn thị trường nông sản nội địa đi đến đâu?
    Rủi may chuyện quả vải
    Cứ vào chính vụ, đặc sản vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) lại được thương lái TQ sang tận vườn trực tiếp thu mua. Năm nay cũng không ngoại lệ. Hiện tại, những vườn vải ngon, quả to, chín đều được nhà buôn TQ “để mắt”, sẵn sàng mua với giá 18.000 – 20.000đ/kg so với mức giá chỉ 8.000 – 10.000đ/kg của lái buôn trong nước. Mức giá này, cộng với quá trình thu mua chuyên nghiệp, từ công đoạn hái, bảo quản và chuyên chở về nước sở tại, bà con trồng vải rất phấn khởi.
    [​IMG]
    Vải thiều là một trong những nông sản được thương nhân Trung Quốc thu mua nhiều nhất. Ảnh: D.H
    Chị Thu - nông dân thị trấn Chũ - cho hay: “Từ đầu vụ chúng tôi đã được các thương lái TQ trả giá hơn 25.000đ/kg, chính vụ giá cả giảm hơn, nhưng so với mặt bằng chung thì giá này vẫn lý tưởng”. Bà con có thể yên tâm tái vốn làm ăn, tập trung trồng vải với khấp khởi hy vọng năm sau lại trúng mùa để bán cho TQ. Phía thương nhân TQ, với nhu cầu tiêu thụ khổng lồ, có bao nhiêu sẵn sàng tận thu bấy nhiêu, người dân không hề lo ngại về đầu ra sản phẩm.

    Thế nhưng, có ai dám khẳng định việc thu mua vải sẽ được phía TQ tiếp tục duy trì trong một, hay vài năm tới? Thương nhân TQ chỉ “đến hẹn lại lên” đúng mùa họ vào thu mua và với giá cả có lợi cho nông dân, hoàn toàn có quyền lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao nhất. Bà con vẫn cứ thế phụ thuộc vào việc mua đứt bán đoạn của TQ mà không hề lường trước được những rủi ro nếu thương nhân TQ ngừng việc thu mua. Hơn nữa, về việc tự do mua bán, bà Trần Thị Miêng - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm - thuỷ sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) - cho biết: “Việc kiểm soát ở biên giới cũng chỉ mới trên cơ sở chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế. Còn nếu đặt ra việc “ngăn sông cấm chợ” như trước thì không thể nào thực hiện được, vì hiện VN đã gia nhập WTO theo đúng như cam kết đã đề ra”.


    Nhìn lại “sân nhà”


    Trừ vải thiều được xuất sang TQ theo đường chính ngạch (tập trung cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai), thì hầu hết các nông sản khác đang được nước này tận thu như trứng gà, trứng vịt, sắn lát, thậm chí thịt lợn... đều tuồn qua đường tiểu ngạch. Gia nhập WTO, việc thương nhân TQ ồ ạt thu mua nông sản VN là điều không tránh khỏi. Song, cần có cái nhìn lâu dài đối với thị trường trong nước trước sự tận thu quá đà của phía TQ. Điển hình là mặt hàng sắn lát.


    Điều đáng nói ở đây là trong khi VN thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN), nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn nguyên liệu với trị giá gần 2 tỉ USD mỗi năm, thì nguyên liệu trong nước vẫn XK sang TQ vô tội vạ. Giá TACN tăng khiến ngành chăn nuôi nhiều tháng qua điêu đứng, không ít nông hộ phải treo chuồng vì không trụ được sức ép tăng giá. Một thực tế đáng báo động là do hiện nay giá thu mua nguyên liệu sắn tăng cao, có hiện tượng nhiều người dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam và Phú Yên đã ngang nhiên đốt rẫy, phá rừng đầu nguồn chắn lũ để trồng sắn.

    Với tình trạng trên, nông sản nước ta đang đứng trước nhiều nguy cơ khó lường, trong đó có mất cân đối thị trường. Trong khi DN trong nước chưa có phản ứng gì, thì nông sản vẫn mỗi ngày “chảy” sang TQ với số lượng không nhỏ. Thay vì chủ động nắm bắt thị trường, chính DN trong nước đang rơi vào thế bị động khi để cho láng giềng “thay” mình tính toán bài toán cung - cầu.


    Bà Trần Thị Miêng cho rằng, với khó khăn về tiếp cận vốn và chịu sức ép lãi suất cao hiện nay của DN trong nước, DN nước ngoài (trong đó có TQ) có lợi thế hơn khi vào VN. Nông dân hoàn toàn hài lòng trước sự chào giá mức cao hơn so với DN VN để bao tiêu thị phần. “Bộ NNPTNT đã nhiều lần kiến nghị giải pháp ưu tiên DN thu mua nông - lâm - thuỷ sản XK.


    Tuy nhiên, thực tế vẫn còn DN chưa tiếp cận được vốn, nhưng không phải tất cả các DN đều không tiếp cận được vốn vay” - bà Miêng nói. Trước mắt, để sớm quản lý nguồn thực phẩm xuất sang TQ, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, sẽ yêu cầu các tỉnh rà soát lại tình trạng mua bán thịt thương phẩm (thịt lợn, gà, vịt và trứng gia cầm) và sớm có báo cáo chính thức trong tuần này.

    Thứ trưởng Bộ NNPTNT Diệp Kỉnh Tần:
    Có tình trạng tận thu cả hàng kém chất lượng
    Hiện DN nước ta đang gặp nhiều khó khăn bởi các mặt hàng nông sản đang được thương nhân TQ mua tận nơi, đặt đại lý thu mua tận làng, xã và tranh mua tranh bán. Thay vì mua chọn lọc những hàng hóa đạt tiêu chuẩn như trước đây, thì hiện nay có tình trạng họ mua ồ ạt, gây khó khăn cho quản lý chất lượng. Điển hình là với thủy sản, ta đang quyết liệt với tình trạng tiêm tạp chất để đảm bảo tiêu chuẩn XK. Nhưng thương nhân TQ tận thu cả những sản phẩm có tạp chất với giá cao hơn giá trong nước.
    Hai vấn đề được đặt ra: Hoặc TQ khó khăn về nguồn cung thực phẩm, hoặc cố tình gây khó khăn cho nỗ lực mà chúng ta mong muốn. Chúng ta càng gắt gao muốn bán nông sản có chất lượng thì TQ vẫn cố tình mua cả hàng kém chất lượng với giá cao, nhằm “tiếp tay” cho những DN xấu, gây cản trở những nỗ lực của thị trường trong nước. Chúng tôi đã báo cáo việc này với Chính phủ và Bộ Công Thương để sớm có giải pháp trong thời gian tới. D.H ghi
    Theo Dương Hà
    Lao động
  3. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Thâm vãi! Đang chửi khéo Bộ Y tế, Bộ.... về việc vẫn cho lưu hành thực phẩm kém chất lượng đây mà. Hàng nhiễm tạp chất thì bắt buộc phải huỷ bỏ. =))
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Trung Quốc xác nhận tăng cường vũ trang

    13/07/2011 3:39


    Quân đội Trung Quốc vừa có tuyên bố mới về những khí tài hiện đại của mình giữa lúc Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ đang thăm nước này.



    “Tôi không còn gì để nói về tàu sân bay Trung Quốc vì truyền thông đã nói quá nhiều. Mỹ biết rằng chúng tôi đã mua tàu sân bay cũ tên Varyag từ Ukraine”, báo China Daiy hôm qua dẫn lời Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cho hay. Ông Trần nói việc sở hữu 11 tàu sân bay giúp Mỹ trở thành một “cường quốc thật sự” và ông thừa nhận phần lớn kỹ thuật quân sự của Trung Quốc chỉ bằng Mỹ cách đây 20 hoặc 30 năm.
    Trung Quốc mua tàu sân bay Varyag trọng tải 67.500 tấn với giá 20 triệu USD trong một cuộc đấu giá vào năm 1998. Khi đó, tàu mới được hoàn thành 60% và được chuyển đến cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh để trùng tu từ năm 2005. Tàu Varyag nhỏ hơn nhiều so với tàu sân bay Mỹ USS George Washington đang đóng ở Nhật Bản với trọng tải hơn 100.000 tấn. Có nhiều nguồn tin cho rằng tàu Varyag có thể sẽ chạy thử vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Theo China Daily, tàu Varyag dự kiến được sử dụng cho mục đích huấn luyện.
    Các chuyên gia nhận định tàu Varyag phải mất nhiều năm mới có thể đi vào hoạt động nhưng nó vẫn gây quan ngại cho một số bên trong khu vực vì những động thái phô trương sức mạnh gần đây của Trung Quốc. Hôm qua, AFP dẫn lời giới chức Đài Loan cho hay đảo này sẽ tiến hành tập trận trên máy tính từ ngày 18-22.7 nhằm thử khả năng chống trả hải quân của Bắc Kinh.

    [​IMG]
    Tàu sân bay Varyag sắp chạy thử nghiệm - Ảnh: Global Times
    Ngoài tàu Varyag, Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức còn xác nhận Trung Quốc đang phát triển tên lửa Đông Phong-21D, tầm bắn 2.700 km và có khả năng tiêu diệt tàu sân bay. “Tên lửa này đang được thử nghiệm và sẽ được sử dụng như một vũ khí phòng thủ, chứ không phải tấn công”, ông Trần cho hay. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận: “Chúng tôi đang thiếu công nghệ và nhân viên chất lượng cao trong quá trình chế tạo loại tên lửa này”.
    Những tuyên bố trên được đưa ra trong lúc Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Mike Mullen đang có chuyến thăm Bắc Kinh 4 ngày, dự kiến kết thúc vào hôm nay. Việc này khiến nhiều người liên tưởng vụ quân đội Trung Quốc cho bay thử máy bay tàng hình J-20 hồi tháng 1, ngay lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Robert Gates đang thăm Trung Quốc.
    Lực lượng tàu “bán quân sự”
    Cùng với việc phát triển khí tài quân sự, Trung Quốc đang có những hành động gây lo ngại trên biển thông qua các tàu tuần tra ngư chính, hải giám của mình. Hôm 10.7, chính quyền tỉnh Hải Nam lần đầu tiên đưa tàu ngư chính số 46012 đến thay tàu ngư chính 301 hoạt động ở khu vực đá ngầm Vành Khăn ở Trường Sa của Việt Nam, theo Tân Hoa xã.
    Trước nay, việc điều tàu ngư chính tuần tra được thực hiện bởi Cơ quan Hành pháp ngư nghiệp (FLEC) thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, theo trang tin Sinodefence.com. FLEC có 3 chi nhánh lần lượt ở thành phố Yên Đài thuộc tỉnh Sơn Đông, Thượng Hải và Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông, phụ trách các vùng biển tương ứng ở Bột Hải giáp Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Trong số tàu ngư chính, tàu 311 là lớn nhất với trọng tải 4.450 tấn, chiều dài 113,5m, vận tốc tối đa 20 hải lý/giờ. Tàu được chuyển đổi từ tàu cứu hộ NANJIU 503 của quân đội Trung Quốc và lần đầu tuần tra ở biển Đông vào năm 2009.
    Ngoài tàu ngư chính, Trung Quốc còn có lực lượng tàu hải giám, hải tuần… Tàu hải giám được điều động bởi Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên. Theo trang web của cơ quan này, Tổng đội tàu hải giám Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) có 13 tàu, 3 máy bay và 25 xe chuyên dụng. Trong rất nhiều diễn đàn trên internet Trung Quốc, nhiều người nghi ngờ rằng tàu hải giám có trang bị vũ khí, ít nhất là súng lớn.
    Chính quyền Trung Quốc thường tuyên bố những lực lượng tàu tuần tra nói trên nhằm “bảo vệ tàu cá, giải quyết tranh chấp về hoạt động đánh bắt, ngăn cản tàu nước ngoài đánh bắt trái phép và bảo vệ nguồn tài nguyên biển”. Tuy nhiên, vừa qua các tàu ngư chính, hải giám lại thường xuyên có hành động quấy rối tàu nước khác trong các vùng biển Trung Quốc tự tuyên bố là của mình. Thậm chí là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước khác như vụ 3 tàu hải giám xâm nhập trái phép, cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam.

    Phát triển vệ tinh quân sự
    Tạp chí an ninh quốc phòng Journal of Strategic Studies của Anh có bài viết cho rằng Trung Quốc đang phát triển các vệ tinh có thể giúp ngăn chặn Mỹ dùng tàu sân bay trong trường hợp có đụng độ với Đài Loan. Theo bài báo, sự phát triển các vệ tinh do thám tiên tiến cho phép Trung Quốc tăng cường khả năng theo dõi và hỗ trợ đắc lực trong việc hướng dẫn lộ trình cho tên lửa chống tàu.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái của Trung Quốc - Ảnh: China Mil
    Ngoài ra, có tin Trung Quốc đã triển khai máy bay không người lái Ưng Bạc trong cuộc tập trận hồi tháng trước tại biển Đông. Theo trang tin Chinamil.com.cn của quân đội Trung Quốc, máy bay hai đuôi màu trắng được điều khiển bằng máy tính, có thể duy trì tốc độ 134 km/giờ ở độ cao 3.000m.
    Văn Khoa - Thụy Miên
    Văn Khoa
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Ngư dân Trường Sa bám biển

    QĐND - Thứ Ba, 12/07/2011, 21:2 (GMT+7)
    QĐND - Vùng biển thuộc khu vực huyện đảo Trường Sa của nước ta có nhiều hải sản quý, như: Hải sâm, cá ngừ, tôm hùm, cá bò, rong biển và nhiều loại ốc có giá trị dinh dưỡng cao. Ngư dân huyện đảo Trường Sa đã xác định đánh bắt, nuôi trồng hải sản là thế mạnh cần khai thác để ổn định đời sống và mở hướng làm giàu.
    Trong chuyến ra thăm Trường Sa mới đây, tôi có dịp tìm hiểu công việc làm ăn của ngư dân tại các xã đảo Sinh Tồn và Song Tử Tây, thấy hầu hết hộ ngư dân đã có cuộc sống khá. Họ cho biết, thu nhập bình quân đầu người có hộ đã đạt hơn 4 triệu đồng/tháng. Tại xã đảo Song Tử Tây, đồng chí Trần Vũ Lân, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “100% hộ dân đã được hỗ trợ vốn ban đầu để đầu tư sắm mủng, lưới và những ngư cụ cần thiết khác để đi biển đánh bắt hải sản. Trong những ngày tháng 6, tháng 7 này, khi trời yên biển lặng, bình quân mỗi ngày một ngư dân đi biển cũng thu được trên dưới 500 nghìn đồng”. Điều đáng mừng là sản phẩm của bà con đi biển về được tiêu thụ ngay trên xã đảo, nên rất thuận lợi!”.
    Tới thăm gia đình anh Hồ Dương có 4 nhân khẩu, chúng tôi nhận thấy cuộc sống đã khá ổn định, sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Anh Dương cho biết, vợ chồng anh còn dành dụm vốn liếng hỗ trợ người thân quê nội ngoài tỉnh Nghệ An đầu tư sản xuất. Gặp chúng tôi ngoài cầu cảng khi chuẩn bị bắt đầu một ngày đi biển, bác Phạm Thành Cốc khoe: “Ngày đi biển hôm qua, mình bán được 900 nghìn đồng tiền cá. Ở xã đảo này, một ngày đi biển, kiếm dăm bảy trăm nghìn là chuyện thường”.
    Đồng chí Phạm Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã đảo Song Tử Tây khẳng định: “Hiện nay, thu nhập bình quân của một gia đình ngư dân trong xã đạt 17 triệu đồng/tháng. Trong đó, nguồn thu chính là từ nghề đánh bắt hải sản trên biển. Đặc biệt, xã đã được đầu tư xây dựng dịch vụ âu tàu, bảo đảm tốt việc cung cấp nhiên liệu, nước ngọt và những nhu yếu phẩm cần thiết khác không chỉ cho ngư dân của xã mà còn cho cả ngư dân từ đất liền ra vùng biển thuộc huyện đảo Trường Sa đi đánh cá”.
    Cũng là những tin vui từ nghề biển, các ngư dân Bùi Đình Khải, Trần Văn Thành ở xã đảo Sinh Tồn tâm sự: “Mặc dầu phương tiện đi biển của bà con các xã đảo còn thô sơ, mới chỉ là thuyền mủng, đánh bắt gần bờ thôi, nhưng nhờ tài nguyên hải sản ở đây phong phú, nên thu nhập của ngư dân cũng kha khá. Bà con mong muốn, tới đây được chính quyền, các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi, sắm tàu thuyền lớn để vươn ra xa, được như thế, thì giấc mơ làm giàu sẽ trong tầm tay!”.
    Theo chúng tôi, nếu được hỗ trợ đầu tư phương tiện hiện đại, thậm chí có thể tạo điều kiện cho ngư dân các xã đảo thành lập ra HTX, hoặc nghiệp đoàn nghề cá, kết hợp với khai thác du lịch - dịch vụ biển, đảo thì kinh tế các xã đảo thuộc huyện Trường Sa sẽ đạt mức tăng trưởng cao.
    Bình Định
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Chiến lược mở rộng tranh chấp ở Biển Đông của Trung Quốc



    QĐND - Thế kỷ XXI đánh dấu sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo dự đoán, đến năm 2025, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nước có GDP cao nhất thế giới. Sự lớn mạnh của Trung Quốc làm cộng đồng thế giới có thể hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn nhưng đồng thời cũng phải đối phó với những thách thức không nhỏ của một đất nước đang vươn rộng ra ngoài, đòi hỏi có không gian chiến lược cho sự phát triển của mình.
    China Daily, một tờ báo chính thống của Trung Quốc, ngày 8-6-2011 đã nêu rõ: Tranh chấp Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) có ý nghĩa chiến lược quan trọng với Trung Quốc bởi hai lý do. Thứ nhất, Trung Quốc là nước lớn nhưng chưa phải là một siêu cường biển. Mặc dù có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế rộng, bờ biển đất liền và đảo dài nhưng phần đóng góp của biển với GDP còn nhỏ. Chỉ với một số ít các đảo đang tranh chấp nằm dưới sự kiểm soát của mình, Trung Quốc không có đường để nối biển với đại dương. Thứ hai, không có một lực lượng hải quân mạnh và sự chú trọng các quyền lợi biển, Trung Quốc vẫn ở vị thế không thuận lợi. Muốn trở thành một siêu cường có ảnh hưởng, Trung Quốc buộc phải chuyển từ “cường quốc đất liền” sang “siêu cường biển”.
    Và tranh chấp Biển Đông là phép thử thực tế cho việc đạt được mục tiêu đó. Mở rộng tranh chấp, biến vùng biển của nước khác từ xưa đến nay không có tranh chấp thành vùng biển tranh chấp là phương thức tốt nhất để kiểm soát chiến lược toàn Biển Đông, bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật cũng như các đảo, đá, bãi cạn. Để đạt được mục đích đó, Trung Quốc đã không ngại tiến hành những chính sách mà người ngoài cho là lạ lùng, trái ngược, khó hiểu. Trong quá trình tiến xuống Biển Đông, Trung Quốc bao giờ cũng sử dụng chiêu thức lớn tiếng đòi hỏi chủ quyền, gây xung đột, củng cố dần trên thực địa nhằm mở rộng vùng biển tranh chấp, ép buộc đối phương chấp nhận những đề nghị có lợi cho mình, tạo thời cơ hoàn thiện việc củng cố chủ quyền và các quyền lợi trên biển, biến vùng biển tranh chấp thành vùng biển của mình.
    [​IMG]
    Tàu Trung Quốc lao vào cắt cáp của tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thuê khảo sát địa chấn trong thềm lục địa Việt Nam. Trung Quốc đang cố tình biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp. - Ảnh: PetroTimes

    Cuối thế kỷ XIX, bản đồ, sách sử và dư địa chí Trung Quốc đều ghi “Hải Nam là cực Nam của lãnh thổ Trung Hoa”. Năm 1909, Đô đốc Lý Chuẩn đổ bộ chớp nhoáng lên quần đảo Hoàng Sa đã có chủ quyền của Việt Nam. Công hàm của Phái đoàn Ngoại giao Trung Quốc tại Pa-ri năm 1932 mới tuyên bố yêu sách “Tây Sa tạo thành cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc”. Tới cuối những năm 1940, Trung Quốc lại sửa cực Nam của đất nước ở “Nam Sa là điểm tận cùng phía Nam của lãnh thổ Trung Quốc”. Cuối những năm 1950, Trung Quốc lẳng lặng in bản đồ đường chữ U liền đoạn, rồi 11 đoạn và sau cùng 9 đoạn yêu sách các đảo đá, quần đảo trong Biển Đông. Chính quyền Đài Loan cũng lẳng lặng lợi dụng sau chiến tranh thế giới thứ hai để chiếm phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
    Năm 1974, Trung Quốc đã hoàn thành việc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực. Năm 1996, Trung Quốc lại vẽ đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa theo phương pháp đường cơ sở cho quốc gia quần đảo, làm bàn đạp mở rộng tiếp các vùng biển yêu sách từ đường cơ sở đó. Một con đường cơ sở ôm lấy một vùng biển rộng lớn 17.000km2 trong khi diện tích đảo nổi chưa đến 10km2.
    Năm 1988, CHND Trung Hoa lần đầu tiên đặt chân lên quần đảo Trường Sa. Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò dầu khí rộng 25.000km2 với Công ty Mỹ Crestone trên thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận là vùng biển Trung Quốc trên thềm lục địa của nước khác. Vấp phải sự phản đối của Việt Nam, Bắc Kinh đưa ra công thức “gác tranh chấp cùng khai thác” trên khu vực bãi Tư Chính nhưng đã không được chấp nhận. Tuy nhiên, Trung Quốc không từ bỏ ý định biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp trên Biển Đông.
    Tháng 5-2009, Trung Quốc lần đầu tiên đưa yêu sách đường lưỡi bò ra trước công chúng, trước Liên hợp quốc với lý lẽ rằng con đường này là đường lịch sử đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi và toàn bộ các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm, thậm chí đến cả các bãi chưa từng nổi lên cũng như các vùng nước liên quan, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trong phạm vi con đường này thuộc quyền quản hạt của Trung Quốc. Trên thực tế, không có một văn bản nào của các Hội nghị luật biển của Liên hợp quốc có nhắc đến con đường này. Thế giới cũng không chấp nhận một yêu sách vùng nước lịch sử rộng bằng 80% diện tích Biển Đông như vậy. Một con đường đứt đoạn, vẽ tùy ý, không tọa độ sao có thể là một ranh giới biển được cộng đồng quốc tế thừa nhận? Khái niệm “vùng nước liên quan” cũng chỉ là sản phẩm riêng của Trung Quốc, không có trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
    Ngay sau khi Trung Quốc lưu chiểu tấm bản đồ này lên Liên hợp quốc, Việt Nam, Ma-lai-xi-a và sau đó là Phi-líp-pin đã lên tiếng phản đối. Các nước không liên quan như In-đô-nê-nê-xi-a, Mỹ cũng đều phê phán tính vô lý của “Đường đứt khúc 9 đoạn”. Để dễ bề mở rộng tranh chấp, Trung Quốc lại đưa ra khái niệm “lợi ích cốt lõi” làm cộng đồng quốc tế và khu vực lo ngại. Trước sự phản ứng của thế giới, họ lại thanh minh không nói điều đó. Ngày 14-4-2011, Trung Quốc lại đưa ra lập luận mới, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra yêu sách theo ngôn ngữ của luật biển quốc tế. Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc từ bỏ đường lưỡi bò. Họ vẫn tiếp tục dùng cả đường lưỡi bò và luật biển khi cần thiết và để bổ trợ cho nhau.
    Thực chất, đường lưỡi bò giống như một chủ trương yêu sách lớn của Trung Quốc làm thế mặc cả cho những đàm phán giải quyết sau này. Càng mở rộng vùng tranh chấp vào sâu lãnh thổ hay vùng biển đối phương càng có lợi thế để mặc cả. Các nước có tranh chấp với Trung Quốc chẳng lấy gì làm lạ với chiến thuật "biến không thành có" này của Bắc Kinh. Trung Quốc cố tình đưa ra những tuyên bố mập mờ, lấy sự không rõ ràng làm cơ sở bào chữa cho các hành động vi phạm luật quốc tế của mình.
    Bước thứ hai của chiến lược “mở rộng vùng tranh chấp” là tạo cớ, gây sức ép với các nước lân cận để khẳng định trên thực tế đường lưỡi bò của Trung Quốc. Đây là lý do vì sao gần đây Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quấy rối. Từ việc đơn phương thiết lập lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông hằng năm từ 15-5 đến 31-8 tới các hoạt động cản trở tàu thuyền Việt Nam và Phi-líp-pin, hay hoạt động dùng tàu ngầm đặt quốc huy dưới đáy biển Bãi cạn Tăng Mẫu gần Ma-lai-xi-a đầu năm 2011. Các hoạt động này đều có một điểm chung là nằm trên ranh giới của “đường lưỡi bò”.
    Trung Quốc mong muốn dưới sức ép của "cây gậy", các bên hữu quan sẽ phải chấp nhận "củ cà rốt" họ đưa. Đó là chủ trương “chủ quyền tại ngã, gác tranh chấp cùng khai thác”. Chủ trương này theo website chính thức Bộ Ngoại giao Trung Quốc gồm 4 yếu tố: 1) Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc; 2) Khi điều kiện chưa chín muồi để có giải pháp cho tranh chấp chủ quyền, đàm phán về chủ quyền có thể hoãn lại để có thể gác tranh chấp sang một bên. Gác tranh chấp không có nghĩa từ bỏ chủ quyền. Nó chỉ là gác tranh chấp lại chờ thời gian thích hợp; 3) Khai thác chung các vùng lãnh thổ liên quan; 4) Mục đích của khai thác chung là nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện cho giải pháp cuối cùng về chủ quyền lãnh thổ.
    Như vậy “gác tranh chấp cùng khai thác” của Trung Quốc thực chất chỉ để phục vụ cho điều kiện thứ nhất “Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc”. Chấp nhận “gác tranh chấp cùng khai thác”, tức chấp nhận yêu sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh. Điều kiện chín muồi ở đây là thời điểm Bắc Kinh đủ sức để kiểm soát toàn bộ các vùng biển và lãnh thổ này trong phạm vi đường lưỡi bò. Trong khi chờ đợi điều kiện chín muồi này thì các bên cùng khai thác, tức là Trung Quốc có quyền ngang hàng với nước chủ nhà trong thăm dò, khai thác và quản lý các tài nguyên của họ. Khu vực gác tranh chấp cùng khai thác chỉ được đề xuất trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của nước khác mà Bắc Kinh chưa thể và không thể kiểm soát. Khu vực gác tranh chấp cùng khai thác không được Bắc Kinh chấp nhận ở những nơi họ đã giành được quyền kiểm soát một cách phi pháp như Hoàng Sa và một số khu vực ở Trường Sa. Đường lưỡi bò và gác tranh chấp cùng khai thác là hai yếu tố cấu thành của một chủ trương lớn độc chiếm Biển Đông. Các hành động mạnh bạo vừa qua dường như là thể hiện ý chí của Trung Quốc áp đặt cho các nước xung quanh Biển Đông chấp nhận công thức đó.
    Thực hiện chiến thuật "biến không thành có", biến các vùng biển không tranh chấp của nước khác thành vùng biển tranh chấp, thông qua các hành động khiêu khích, gây hấn nhằm vào các nước láng giềng và đe dọa cả lợi ích hàng hải của các nước khác không mang lại kết quả nào tốt đẹp cho Trung Quốc. Ỷ vào sức mạnh không phải là đạo lý. Đưa ra các yêu sách vô lý, trái với luật pháp quốc tế nhằm chiếm đoạt biển, đảo của các nước láng giềng khác, không phải là chính nghĩa. Đe dọa sử dụng vũ lực ở biển Đông là đi ngược lại xu thế hòa bình, hợp tác trong khu vực và thế giới, làm cho môi trường khu vực và quốc tế mất ổn định. Trung Quốc đang tự đánh mất hình ảnh tốt đẹp “phát triển hòa bình” dày công vun đắp bao năm nay.
    Trung Quốc cần kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, nỗ lực đàm phán với các nước liên quan, tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Có như vậy, Giấc mộng Trung Hoa, được khởi xướng từ Tôn Trung Sơn, về Trung Quốc có bốn nhất: Mạnh nhất thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất thế giới, mới có thể trở thành hiện thực.
    Việt Long
  7. Dr.BietTuot

    Dr.BietTuot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Đau xót quá!

    Tối qua dự hội thảo IS THE FINANCIAL CRISIS OVER? của Giáo sư Rüdiger von Rosen (ĐH Việt-Đức) mới thấy dân Châu Á bị úp sọt đau quá.

    Khủng hoảng vừa rồi là cú đánh knockout của tư sản Âu Mỹ vào nền kinh tế Trung Quốc và các nước châu Á. Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề, và mức độ nợ công của Trung Quốc là chưa thể xác định được. Nền kinh tế Mỹ thu được rất nhiều lợi ích từ cuộc khủng hoảng vừa qua, nên chẳng trách thị trường chứng khoán của nó cứ tăng mãi.

    Các cụ yên tâm là lạm phát ở Việt Nam còn diễn ra dài dài. "Môi hở răng lạnh". Trung Quốc là anh em, là đồng chí tốt của Việt Nam. Trung Quốc bị ảnh hưởng thì Việt Nam cũng bị ảnh hưởng (nhưng VN có phần bị nặng hơn vì thằng anh thích giành giật lấy bánh, kẹo, và đồ chơi của thằng em).

    Vàng là máu, là nguồn sống của nước Việt Nam chúng ta.:-"
  8. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Xin phép mod

    LINH HỒN LS NGUYỄN CẢNH TUỆ LÊN TIẾNG VỀ HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC…






    [​IMG]




    Sáng ngày 9/7/2011, tôi đã đến Trung tâm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Nam Đàn do những người thân của Liệt sĩ Nguyễn Cảnh Tuệ lập nên. Sở dĩ có trung tâm này là do gia đình Ls Nguyễn Cảnh Tuệ, trong tháng 2/2011 đã nhờ Trung tâm tìm kiếm hài cốt ở Xuân Hòa cũng ở Nam Đàn tìm hộ và đã thành công. Khi tìm được hài cốt liệt sĩ Nguyễn Cảnh Tuệ, những người thân của liệt sĩ gồm con trai, con gái, con rể đã nhận được tín hiệu yêu cầu thành lập một trung tâm mới…
    Điều này đã mô tả trong bài LS NGUYỄN CẢNH TUỆ ĐƯỢC ***** CHÍ MINH CỬ LÀM ĐẶC PHÁI VIÊN CHỈ ĐẠO THÀNH LẬP TRUNG TÂM TÌM KIẾM LIỆT SĨ

    Tôi đã đến thắp hương trước bàn thờ của ***** Chí Minh tại trung tâm này và khấn rằng: Tôi là một nhà văn nghe tin Cụ có về đây và giúp Trung tâm, do đó rất mong nhận được những tín hiệu, những sự chỉ giáo của Cụ và anh Cả…Theo như giới thiệu, thì Ls Nguyễn Cảnh Tuệ được tôn làm anh cả trong việc đi tìm hài cốt các liệt sĩ…Cô con gái của Ls Nguyễn Cảnh Tuệ là Nguyễn Thị Phương Mai, là người được anh cả Nguyễn Cảnh Tuệ chọn làm phiên dịch, chuyển tại những thông điệp từ cõi âm… Điều này được Liệt sĩ Nguyễn Cảnh Tuệ xác nhận trong băng ghi âm.

    Sau khi thắp hương, khấn, quãng 11 giờ trưa, tôi được anh Cả Nguyễn Cảnh Tuệ mời vào điện để truyền đạt các ý kiến dưới đây qua “ phiên dịch “ là cô giáo Nguyễn Thị Phương Mai…

    Tôi đã xin phép anh Cả được ghi âm lại bằng điện thoại và được phát lên mạng. Anh Cả đã đồng ý…Vì cô Nguyễn Thị Phương Mai nói giọng Nam Đàn, tiếng nói được ghi bằng điện thoại di động nên chất lượng âm thanh thấp. Do đó xin được ghi lại và bỏ sót một đôi chỗ vì không nghe rõ…Xin lỗi anh Cả Ls Nguyễn Cảnh Tuệ và quý vị nếu bỏ sót một số câu nào đó; điều này không do chủ tâm.

    Xin đưa kèm cả băng ghi âm để quý ví kiểm tra thêm nếu bị sót câu nào…

    ( Vì trục trặc kỹ thuật, sẽ đưa băng ghi âm lên sau...)


    Một lần nữa xin được cảm tạ linh hồn anh Cả- Ls Nguyễn Cảnh Tuệ và gia đình và mong được đại xá nếu chưa chép lại được đầy đủ; xin giới thiệu những lời nói của anh Cả qua “ phiên dịch viên “ Nguyễn Thị Phương Mai…




    [​IMG] Nguyễn Thị Phương Mai, con gái Ls Nguyễn Cảnh Tuệ, được bố giao cho trách nhiệm " phiên dịch" cho mình...


    ( Mất đoạn đầu ngắn không ghi vì chưa xin phép )…Đến khi người ta ( các liệt sĩ-Chú thích P.V.Đ ) đã vào trong các nghĩa trang rồi, trong 12000 ngôi mộ chỉ có 4000 ngôi mộ có tên rồi, thử nghĩ xem? Còn bao nhiêu nghìn ngôi mộ không có tên, linh hồn người ta muốn tìm về với người thân, thế mà người ta ( các liệt sĩ-CTPVĐ ) còn bị đòi hỏi xem xét giấy tờ? Giấy tờ gì trong chiến tranh đây ? Giấy lớn nhất là giấy báo tử, giấy duy nhất là cái bằng Tổ quốc ghi công của chúng tôi đó. Bây giờ chúng tôi tìm về mà không được ghi nhận? Thử hỏi còn đòi hỏi cái gì ? Tôi nghĩ ngao ngán cho những người dương đang cầm quyền vì những sự đòi hỏi một cách vô lý như thế ?



    Cuộc chiến khốc liệt như thế, khi Đảng cần, Tổ quốc cần thì chúng tôi hy sinh. Bây giờ trả lại chúng tôi (về với gia đình-CTPVĐ…) lại đòi hỏi giấy tờ, lúc đó ai cấp giấy tờ cho chúng tôi. Khi Tổ quốc cần thì ai cấp cho chúng tôi giấy tờ, thế mà bây giờ lại đòi hỏi chúng tôi. Đó, chúng tôi hy sinh cho Tổ quốc, khi Tổ quốc cần chúng tôi không tiếc xương máu của mình. Bây giờ đáng lẽ chính các đồng chí phải trả lại cho chúng tôi, tại sao lại bắt chúng tôi trả lại ? Có vô lý không, đồng chí thấy có vô lý không ?



    -Thật sự là vô lý ( P.V.Đ nói chen vào…)



    Thật sự là vô lý, che mắt như vậy mà không biết…Thế mà cứ ngồi đòi hỏi thế này, đòi hỏi thế kia. Thật sự mà nói, tôi đã nói với đồng đội chúng tôi: các em ơi, khóc đi các em ơi, nước mắt các em hãy quặn vào trong, đừng để bên ngoài nữa. Nỗi đau này là nỗi đau do cuộc chiến gây ra, nhưng người dương phải hiểu để còn ghi nhận. Chúng tôi chỉ cần gì, chúng tôi cần trả lại cho chúng tôi bằng tấm lòng thôi, chúng tôi không đòi hỏi mâm cao cỗ đầy. Chúng tôi đòi hỏi phải được vinh danh, ghi nhận. Phải được ghi nhận bằng tấm lòng chứ không phải các vị cứ đến đó thắp hương lên mà khấn khấn vái vái…Không hiểu ra. Hồn thiêng sông núi đã trở về lên tiếng, đây là hồn thiêng của sông núi chứ không phải là của bất cứ một ai đâu…Phải phát tín hiệu rõ ràng như thế.



    Đến mức độ tôi nói với đồng chí có biết không: khi mà linh vật Rùa Hồ Gươm đã lên tiếng phát tín hiệu cấp cứu, cấp cứu… mà cuối cũng con người chỉ lo đi cứu con vật. Nó là linh vật thì nó là bất tử…Cứu là cứu cái đất nước này này, cứu cái xã hội này này, cứu cái cuộc sống này này. Bao nhiêu tệ nạn đầy rẫy, tham nhũng, cửa quyền, bao nhiêu hư đốn, bao nhiêu cái bị che mắt đi không lo, lo nhìn những cái gì ở đâu ? Chính vì vậy mà cái tín hiệu đó báo động cho tất cả chúng ta tự mình rèn đi, cuộc đời là do mình tự khẳng định, con đường là do mình tự vạch ra, cái hậu do mình tự chuốc lấy. Nếu vô trách nhiệm với cuộc đời mình thì lãnh đủ với cuộc đời. Nhất là đối với những người cầm công quyền mà vô trách nhiệm với đất nước, với Tổ quốc thì bản thân mình và gia đình mình sẽ lãnh đủ. Không phải cứ làm tắc trách, mình muốn kéo bè kéo cánh, muốn làm cái này, làm cái kia, muốn làm gì cũng được đâu.
    [​IMG]
    Hãy nhớ rằng việc mình làm là hồng phúc mang đến cho muôn dân. Mình được người dân tín nhiệm bầu lên, mình được người dân tín nhiệm tin tưởng để gửi gắm cuộc đời họ vào mình, mình phải nhớ rằng mình phải biết được trọng trách lớn lao của cả dân tộc trên vai mình chứ không phải của cá nhân mình nữa. Hãy gạt bỏ cái tôi đi, để mang quyền lợi đến cho dân, cho nước. Cái hồn thiêng này là nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại quy tụ về đấy…Hồn thiêng sông núi của 4000 năm lịch sử đấy chứ không phải của một ai đâu.Tại sao mà không chịu nhìn, không chịu nghe. Viết, nói và nghe cái gì thì các vị hãy đến đi, đến để nghe các liệt sĩ nói cái gì. Lại nói người ta là **************. Mình sai thì người ta chỉ ra cái sai không chịu nhận lại bảo người ta là ************** ? Cái sai đầy rẫy ra đó, cái sai tới mức độ…Những việc đó đồng chí thấy có vô lý không? Vô lý như vậy nhưng vì mình bị che mắt đi, hàng ngày hãy đến các cửa đền, cửa chùa, những nơi mà cứ vào đó mà khấn khấn vái mà không biết rằng: mình đã bị che mắt đi rồi, nên cái sai này chồng lên cái sai kia, sao không chịu mở ra mà nhìn nổi ra mình. Tất cả cái gì cũng phải biết. Tất cả những gì trái với quy luật thì tự phải giải mã đi. Sinh lão bệnh tử đó là quy luật của một đời người. Có sinh ra, có già đi, có sinh bệnh mà chết đó là quy luật. Nhưng tất cả những cái gì trong độ tuổi chưa phải là lão mà sinh bệnh, sinh lão thì đó là do mình, do chính con người tạo ra đấy.Môi trường ô nhiễm tại ai ? Tại con người, do ý thức con người…Chiến tranh liên miên tại con người. Tất cả do con người làm.Cho nên kẻ thù lớn nhất của con người chính con người mà không tự nhận ra. Kẻ thù lớn nhất của mình chính là cuộc đời mình mà không nhận ra. Tất cả những cái đó tự suy mà tự ngẫm đi. Anh làm tốt thì anh làm gì có kẻ thù. Anh là người tốt, là người có đức độ, có tâm đức thì làm sao anh có kẻ thù, anh luôn có bầu bạn. Còn khi anh còn có kẻ thù thì anh còn thủ đoạn, anh đang sống lọc lừa, anh đang sống dối trên lừa dưới thì người ta giương vây, giương cánh ra trả đũa với anh. Cuộc đời là vậy, có vay thì có trả. Cuộc đời này này, cuộc đời của mỗi người là do mình tự quyết định, con đường mình đi là con đường mình chọn, vậy mình đã chọn rồi thì mình phải quyết định và mình phải có trách nhiệm với chính cuộc đời mình.Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, mỗi con người là một tế bào của gia đình, mà mỗi gia đình là một viên gạch trong cái xã hội này. Vì vậy cho nên cuộc sống này các liệt sĩ mới về…các đồng chí hãy nhìn đi, nghe đi, đến các gia đình liệt sĩ để nghe đi, đừng có nghe đâu cả…Đến các gia đình liệt sĩ để nghe chúng tôi nói cái gì…


    Tất cả những cái xấu của người dương chúng tôi vạch cho hết, nhưng người dương không chịu nhận ra, cứ nghĩ rằng chúng tôi là xấu. Chúng tôi ở cái cõi âm, ở cái cõi tâm linh này, chúng tôi chết bao nhiêu năm trời rồi chúng tôi lấy đâu ra cái xấu. Chúng tôi chỉ có nói sự thật, nhưng một sự thật dù mất lòng nhưng chúng tôi phải nói để cứu loài người, cứu muôn dân, cứu con người không chỉ cuộc đời của những con người đang sống nên buộc lòng chúng tôi phải lên tiếng. Hãy gạt cái tôi đi, khi chúng tôi phát tín hiệu thì hãy hãy xem tín hiệu đó đúng chỗ nào, không phải phát tín hiệu cho tôi, cho anh cho người này, cho người kia mà là tín hiệu chung của muôn người…Để mà biết rằng, mỗi một tín hiệu do liệt sĩ phát lên là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều người.Cho nên một lần chúng tôi về là một lần cả một dòng họ được cải tạo chứ không phải chúng tôi về chỉ vì một bản thân chúng tôi.Chúng tôi mất rồi, chúng tôi còn gì nữa. Dòng máu chúng tôi chảy xuống đó, sự hy sinh của chúng tôi trong cuộc chiến, nhưng chúng tôi phải về vì răng, bởi vì người dương sai nhiều quá. Vậy chúng tôi về để giúp cho người dương nhận ra cái sai. Gạt bỏ cái tôi đi để mà làm chủ cho cuộc sống, cuộc đời này…



    Tất tật tật, do mình hết. Con người bản thân mình không tự lo cho mình lại đi lo cho ai? Tại sao chưa lo cho mình lại đi lo cho ai? Trước tiên hãy lo cho mình trước rồi đến lo cho thiên hạ. Lo cho thiên hạ là ai, đó là những người có trách nhiệm được lo chứ không phải mình không có trách nhiệm mình cứ nhảy vào lo là lo hư loạn.



    Tôi lấy ví dụ: Ông A được giao trách nhiệm Chủ tịch tỉnh thì ông A phải có trách nhiệm trước toàn bộ người dân của tỉnh. Còn lại không phải để cho quan bà, bà A nhảy vào cuộc, bà A không phải là người được dân bầu xã cử, bà không đủ trình độ để nhảy vào thì tại sai ông A lại để cho bà A nhảy vô? Xía vô để mà điều khiển. Cuối cùng lệnh ông không bằng cồng bà từ đó dẫn tới dân mất tin, dân mất tin thì dẫn tới mất tín. Từ đó mà loạn, phải xác định rõ ràng việc ai người ấy làm. Ai là người có trách nhiệm, có khả năng, ai là người mà người ta giao trách nhiệm cho mình mà cuối cùng trách nhiệm mình mình không chịu làm mà lại đi đẩy cho người khác. Khi đẩy cho người khác thì hư chứ có gì đâu.Sự là như vậy mà không hiểu ra.Người ta nói rõ ràng, mọi người đều có trách nhiệm, có nhiệm vụ và nhiệm vụ và nhiệm vụ đó mình phải xác định cái đích đến, cái mục đích của nhiệm vụ mà mình đã nhận. Khi đã nhận rồi thì phải hoàn thành, muốn hoàn thành thì phải vận dụng đủ mọi yếu tố để mà hoàn thành chứ không phải hoàn thành bằng bất cứ giá nào, dẫm đạp lên người ta để hoàn thành, đó là vô lý. Cho nên từ chỗ đó anh cứ ngẫm nghĩ ra…Tín hiệu của tâm linh đã phát, để rèn dũa con người…



    Tại sao mình có biển bạc, rừng vàng mà mình không giàu mạnh. Người Nhật Bản người ta chỉ có gì: chúng tôi xây dựng trên cơ sở đất đai cằn cỗi, không có gì hết. Người Nhật đã khơi dậy cái nghị lực, niềm tin, sự vươn lên vượt lên chính mình. Là con người sinh ra ai cũng có cái đó, tại sao người ta làm được cái đó mà mình không làm được ? Tại sao người ta có nghị lực mà mình không? Tại sao người ta có niềm tin mà mình không ? Tại sao người ta vượt lên để làm chủ mà mình lại không vượt lên để làm chủ. Bất cứ ai cũng hiểu được khi bản thân mình làm chủ được bản thân.



    Cuộc sống này đang cần phải chiến đấu nhiều bởi vì người dương hiện bị che quá nhiều. Cuộc sống chỉ biết tận hưởng mà không biết được rằng không có cái gì là vĩnh viễn. Cuộc đời này có cho thì mới được nhận, mình cho gì thì mới được nhận cái đó. Mình không cho mà mình đòi nhận thì bao giờ mới nhận được đây. Mình không làm mà đòi hưởng thì lấy cái gì để hưởng đây. Mình vô trách nhiệm với cuộc đời mình thì than thân với ai đây. Không làm tròn trách nhiệm với cuộc đời mình mà lại đổ lỗi cho trời, cho số phận, đổ lỗi cho cha mẹ sinh ra không gặp thời. Tất cả do mình hết. Người làm cha làm mẹ sinh con ra đủ 18 tuổi, bao trong vòng tay mình đủ 18 tuổi, trang bị cho con cuộc đời này đúng học thức, đúng nghị lực, đúng niềm tin và tất cả những gì khôn khéo trong cuộc đời cho con. Nếu con biết sử dụng thì cái đích con đến sẽ thành công. Nếu con vô trách nhiệm với nó thì đích con đến sẽ thất bại.Vậy con thất bại do chính bản thân con chứ không ai cả, đừng kêu, đừng trách…Hãy trách mình. Cho nên người ta nói thấm tứng câu: Kẻ thù của con người chính là con người. Kẻ thù của mình chính là mình đó. Trong con người có bản năng và người. Hãy để tình người trỗi dậy, bản năng con biến mất. Bản năng con trỗi dậy thì bản năng người biết mất, lúc đó sai trái liên tục xảy ra…Tất cả những hư hại trong cuộc đời này do bản năng con trỗi dậy, bản năng người ít. Bản năng người đó là anh muốn tốt đẹp và người khác cũng muốn tốt đẹp như tôi. Tại sao tôi muốn tốt đẹp tôi lại giết anh để lấy của để tôi sống tốt hơn, vô lý rứa. Khi anh đã có hành động thù địch đó, loài thú mới ăn thịt đồng loại. Con người không phải như thế. Bởi vì anh để cho thú tính nổi dậy thì bản năng con người bị mất đi. Kẻ thù của anh chính là anh đó.



    -Xin hỏi anh cả: Hiện nay quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang căng thẳng; liệu có xảy ra xung đột không ?



    -Hãy tin vào chính mình.Chính nghĩa thì bao giờ cũng thắng. Cũng giống như anh cả nói lại với con cái câu đó.Luôn luôn bình tĩnh, tự tin, khôn khéo để chiến thắng.Chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Anh có thể là to lớn nhưng anh cậy quyền, cậy thế, anh đi bắt nạt kẻ khác thì anh làm việc đó là sai trái rồi.Anh cũng là con người, người ta cũng là con người nhưng tại sao anh lại cậy do trời sinh anh to lớn hơn nên anh lại đi ăn hiếp kẻ bé là điều vô lý. Không bao giờ, luật không cho phép. Kẻ đó sẽ bị đánh đổ.Không thể có chuyện đó. Nó trái với quy luật, trái với quy luật là không được. Hãy tin đi, nhưng cái gì cũng phải biết tự tin và khôn khéo để chiến thắng. Bất cứ cái gì trong cuộc sống này đều vậy…Không được chủ quan.



    -Những điều anh cả nói cũng chính là điều nhiều trí thức đang suy nghĩ…Anh cả nói rất là chính xác, đúc kết một cách đầy đủ. Có điều bây giờ rất bị hạn chế trong việc viết lên những điều trần trụi như vậy. Đó là điều thật đau đớn…



    -Phải tự tin đi, người ta không đánh sập được đâu! Khi các con có chính nghĩa thì lam sao bị gục ngã trước kẻ thù.



    -Hiện nay trong nội bộ mình có những thế lực đang sợ Trung Quốc hoặc do mắc với Trung Quốc một điều gì đó, hoặc đã “đi đêm” với Trung Quốc…Đó là điều đáng lo ngại…



    -Mọi cái không thể nói được trong ngày một ngày hai. Mà không phải chỉ nói mà các con nhớ rằng phải hành động, nhưng hành động như thế nào, hành động bằng cái gì…Mỗi một người phải tự suy nghĩa những điều anh cả nói, tự vạch chương trình hành động cho mình. Mỗi một cá nhân các con là một vũ khí. Các con sử dụng vũ khí như thế nào để góp phần tạo nên mình cũng là một trong những thành tựu, tạo nên chiến thắng…



    -Nhưng Việt Nam có nỗi đau khi chiến thắng rồi thì cái thành quả đôi khi người xấu, người ít đóng góp lại được nhiều hơn?



    -Các con hãy yên tâm, chính vì thế mà hồn thiêng sông núi mới vào cuộc ngày hôm nay. Các con hiểu rõ chưa. Chính vì vậy hồn thiêng sông núi mới trở về. Con hiểu ra chưa. Hãy đón đợi. Nhưng không phải cứ ngối đó mà đón, phải hành động bằng tất cả tấm lòng của mình để ít ra mình không bàng quan, mình không bẩn tay, mình vẫn là mình để vững vàng trong mọi trận tuyến chống lại các thế lực thù địch, chống lại…nghe rõ là các thế lực thù địch nhé, để xây dựng một đất nước phồn thịnh và hòa bình, hạnh phúc cho muôn dân.Cái đích đến là vậy. Anh cả thấy cần tất cả các con phải vào cuộc. Không phải ngồi mà nhìn. Vào cuộc như thế nào, các con nhớ rằng phải khôn khéo, tự tin, bình tĩnh. Đừng có đánh mất lòng tin. Tự tin rồi vẫn phải biết khôn khéo. Biết bảo vệ mình, bảo vệ người, bảo vệ thành quả…



    -Anh cả cho phép công bố lời của anh cả lên mạng được không? Để mọi người thấy đây là hồn thiêng sông núi đã lên tiếng rối đấy…Vì không phải ai cũng được tiếp cận…công bố lên để mọi người thấy đấy là ý kiến của anh cả Nguyễn Cảnh Tuệ…để có lợi cho muôn dân, cho đất nước?



    -Hãy vào cuộc bằng chính tấm lòng đó là một; Đây thật sự là hồn thiêng sông núi chứ không phải là một cá nhân nào, một tổ chức nào. Vì vậy khi viết lên phải viết đúng, hiểu đúng. Hiểu chó đúng rồi hãy viết. Không được viết theo lối chụp mũ…



    -Con sẽ ghi âm và đưa lên mạng trung thành ý kiến anh cả. Khi đưa lên mọi người sẽ nghe đúng điều anh cả nói…



    -Đúng rồi, viết cho cả trái đất đọc, bầu không khí này ô nhiễm là ô nhiễm cả trái đất. Do chúng ta đang hủy hoại sự sống của mình. Rõ ràng như vậy, con người đang hủy hoại sự sống của trái đất. Chính hành động của con người đã làm cho mẹ đất phải lên tiếng; Vũ trụ đang lên tiếng, cảnh tỉnh loài người. Chính bản thân loài người đẩy mình vào chỗ chết.



    -Hôm qua Cụ Hoàng Mười cũng đã nói với con chuyện này, nói về các nguy cơ mà đất nước đang vấp phải. Hôm nay anh cả nói kỹ hơn..



    -Bởi vì đã đến đây, anh cả nói rồi, không phải lực lượng nào anh cả cũng tiếp cận. Và đã tiếp cận được chứng tỏ đối tượng nào có thể tiếp cận được, được giả mã, được hiểu. Tất cả những ý chỉ của tâm linh, tâm linh phát ra, ít ra phát ra một, phải hiểu đến mười. Nhưng mà hiểu theo cái tâm, cái đức vì cái mong mỏi của tâm linh là cái chân thiện mỹ góp phần làm cho chân thiện mỹ hơn. Không được giả tạo, hào nhoáng bên ngoài. Hôm trước Cụ Hoàng Mười có hỏi anh cả một câu là: …Anh Cả đã trả lời: Con muốn tốt gỗ và tốt cả nước sơn chứ không chỉ tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cụ Hoàng Mười nói nhà ngươi khôn thế. Ta sẽ chọn ngươi làm “anh Cả ” của đoàn binh…



    Bởi cái đẹp của con người do tạo hóa ban cho, tạo hóa không sinh ra người xấu mà chỉ có người không biết làm đẹp. Cái câu đó con người nên hiểu. Cái nết của con người do con người quyết định; tại sao có người trở thành vĩ nhân, có người...



    Những người gánh trọng trách trên vai thì nên nhớ rằng mình đang gánh trọng trách của cả dân tộc…Đừng để mọi người phải trả giá cho sự bất cẩn của chính mình.

    [​IMG]
    -Anh cả hy sinh năm nào nhỉ?



    -1967…



    -Mặt trận nào?



    -Mặt trận phía nam…



    -Những điều anh cả nói là những suy nghĩ cập nhật của năm 2011…Từ những thông tin, những suy nghĩ, những lập luận và cách nhìn nhận…



    -Anh cả đang đại diện cho hồn thiêng sông núi nói để phát tín hiệu cho loài người. Anh cả chỉ ,mượn thân xác của cô con gái của mình, chỉ là một cô giáo tiểu học bình thường. Không có cái gì là vĩ nhân, chỉ là giáo viên trường làng thôi. Tất cả những cái đó là hồn thiêng sông núi đặt trọng trách lên đôi vai của anh cả. Vì trọng trách đối với cuộc sống của cả dân tộc Việt Nam, của mọi người dân Việt Nam…



    -Anh Cả năm nay nếu đang còn sống, anh Cả bao nhiêu tuổi?



    -Không có tuổi…



    - Như vậy anh cả bất tử…Anh cả có mấy người con?



    -Không được tiết lộ…Không được quá giới hạn…Cái gì được phát là được phát, cái gì không được phát là không được phát…Thế mới là tâm linh…Tôi làm cho đất nước…



    Không phải như nhiều người vỗ ngực lên bảo…Chúng tôi không cần khoe khoang mình là ai, mình là gì và chỉ biết mình là người con của đất trời, người con của dân tộc…Mình đang làm cho đất nước…vì cuộc sống của muôn dân…Cách viết của nhiều người viết về tâm linh chúng tôi rằng chúng tôi đòi cái này, trả cái này, cái kia…Trả cho chúng tôi hãy trả bằng tấm lòng, sự đức độ hướng dẫn con cháu. Làm người phải trung với đạo nghĩa làm người, để hưởng cái lộc của tâm linh…



    Nếu các con làm cho chính nghĩa thì không có gì làm cho các con gục ngã. Các con hiểu không?!




    Nguyễn Hữu Quý
  9. saomakhothe

    saomakhothe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Việt nam đang cần một học thuyết THOÁT TRUNG LUẬN giống như hơn 200 năm trước FUZAWAKA viết THOÁT Á LUẬN cho Nhật bản. Và Việt nam cũng cần một Minh Trị Thiên Hoàng (MEIJI) để đưa cái THOÁT TRUNG LUẬN thành hiện thực
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt Nam cần một đội ngũ quản lý kiểm soát các dự án mang tính chuyên nghiệp cao , nếu thiếu người tài thì thuê , việc quản lý chặt dự án góp phần chống lãng phí thất thoát mà qua đó sẽ học tập được rất nhiều công nghệ mới nhất từ nước ngoài du nhập
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này