1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3736 người đang online, trong đó có 234 thành viên. 00:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113368 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc lập tổ lãnh đạo xử lý vấn đề biển Đông
    Cập nhật lúc :8:44 AM, 13/07/2011
    Mới đây, lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đề ra chiến lược mới cũng như ban hành một số chỉ lệnh liên quan tới diễn biến của sự kiện tranh chấp các đảo ở Biển Đông.

    [​IMG]
    Ông Tập Cận Bình. Lập tổ lãnh đạo, thực hiện 5 tăng cường

    Theo đó, Trung Quốc sẽ tiến hành những bước đi đầy toan tính như:

    - Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông về sách lược ngoại giao và tuyên bố chủ quyền Trung Quốc.
    - Tăng cường, nâng cao công tác tham vấn và hiệp thương nội bộ với các nước liên quan tới tranh chấp, phản đối "mưu đồ" quốc tế hóa tranh chấp.
    - Tăng cường công tác giáo dục nội bộ về tình hình quốc tế, tranh chấp Biển Đông và lịch sử trong quân đội Trung Quốc.
    - Tăng cường "ý chí bảo vệ lãnh thổ tổ quốc", các đảo và tài nguyên mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
    - Tăng cường "cảnh giác bảo vệ chủ quyền" cũng như tại vùng biển gần các đảo này, bảo vệ các quyền lợi mà Trung Quốc cho là "chính đáng".

    Ngoài ra, Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc còn thông qua quyết nghị thành lập tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông, do Phó ************* Tập Cận Bình làm tổ trưởng.

    Mục đích của cơ quan này nhằm nắm chắc diễn biến của tình hình Biển Đông và dự báo các tình huống bất ngờ và xử lý các báo cáo về vấn đề tranh chấp kinh tế, quân sự tại "khu vực tiền duyên" Biển Đông.

    Như vậy, có thể thấy Trung Quốc đang "đầu tư" cho công cuộc thôn tính biển Đông một cách có tính toán. Điều này đặt ra thách thức lớn với các nước trong khu vực và có quyền lợi kinh tế liên quan trong khu vực. Sự thành lập của "tổ lãnh đạo" trên cho thấy Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước những gì bất ổn sẽ xảy ra trên biển Đông từ cấp cao nhất.

    Việc lựa chọn ông Tập Cận Bình vào vị trí lãnh đạo của tổ xử lý vấn đề biển Đông gợi nhắc tới chiến lược đào tạo đội ngũ kế cận rất bài bản của Trung Quốc. Theo đó, các "ứng viên" sẽ được giao trọng trách ở những vấn đề nhạy cảm để thử thách và rèn luyện. Còn nhớ, trước khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào từng giữ chức bí thư đảng ủy khu tự trị Tây Tạng đúng vào lúc khu vực này đang là "điểm nóng" trong đời sống chính trị Trung Quốc.

    Kết thúc chuyến thăm Trung Quốc của Đô đốc Mỹ Mike Mullen


    Tại một cuộc họp báo sau khi kết thúc hội đàm với phái đoàn quân sự Mỹ, ông Trần Bỉnh Đức còn cho rằng, phía Mỹ đã lặp đi lặp lại câu nói “ Mỹ không có ý muốn can thiệp vào các vụ việc tranh chấp trong khu vực, tuy nhiên, với quan điểm cũng như những động thái của Mỹ cho thấy điều hoàn toàn ngược lại với những gì mà Mỹ cam kết”.

    [​IMG]
    Mỹ vẫn giữ nguyên lập trường sẽ duy trì sự hiện diện tại Biển Đông. ​
    Tuy nhiên, ông Trần Bỉnh Đức cũng cho rằng, thông qua cuộc gặp lần này 2 bên đã thảo luận 4 chủ đề chính đó là: Tranh chấp trên Biển Đông; Thái độ của một số chính trị gia Mỹ đối với Trung Quốc; An ninh mạng và tiềm lực phát triển quân sự của Trung Quốc. Cả hai bên đã trao đổi quan điểm về các vấn đề một cách thẳng thắn, ông nói thêm.

    Theo Đô đốc Mike Mullen, Mỹ lo ngại rằng các tranh chấp trên vùng biển giàu tài nguyên có thể dẫn đến một cuộc xung đột nghiêm trọng, chính vì thế Mỹ khẳng định duy trì sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông là điều cần thiết.
    Ông cũng nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Mỹ đi kèm theo đó là trách nhiệm lâu. Mỹ sẽ nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ cho một giải pháp hòa bình đối với những bất đồng đang diễn ra.

    Các tờ báo của Trung Quốc đăng bài xã luận rằng ASEAN không nên để các lực lượng bên ngoài can thiệp vào các vấn đề tranh chấp song phương Tuy nhiên, ông Mike Mullen vẫn nhấn mạnh rằng, Mỹ mong muốn thấy được một giải pháp hòa bình về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, và Mỹ sẽ giữ nguyên lập trường về việc duy trì sự hiện diện tại khu vực.
  2. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0

    Anh làm thơ rất tuyệt =D>
  3. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    'Trung Quốc không đủ tầm bình thiên hạ'
    Cập nhật lúc :6:15 AM, 13/07/2011
    Với bài viết “Vì sao thế kỷ 21 không thuộc về Trung Quốc?”, CNN mới đây khẳng định, Bắc Kinh không đủ tầm "bình thiên hạ" trong thế kỷ mới bởi những tồn tại về kinh tế, chính trị và địa chính trị của nước này.

    Theo CNN, những năm gần đây, nhân loại đều nhận ra chân lý: Không có gì vĩnh viễn phát triển. Thực tế chứng minh, với tốc độ phát triển như vũ bão từ năm 1955 -1985, Nhật Bản từng được dự đoán nổi lên như một siêu cường thống trị thế giới. Nhưng mọi chuyện lại hoàn toàn đảo ngược.
    Nền kinh tế Trung Quốc luôn giữ đà tăng trưởng 9% trong suốt 20 - 25 năm qua, nhưng mới đây đột ngột giảm sút khi chỉ đạt mức tăng trưởng 5%. CNN nhận định, kinh tế nước này sẽ khó gặp tình trạng vỡ bóng, tuy nhiên không tránh khỏi quy luật tất yếu đó là sau một thời gian tăng trưởng siêu tốc sẽ nhanh chóng tụt giảm. Nhưng hiện tượng này có thể sẽ xảy ra muộn hơn với Trung Quốc – một nước lớn trong khu vực và trên toàn thế giới.
    Mới đây, Liên Hiệp Quốc đưa ra thông báo, dân số Trung Quốc sẽ thực sự khủng hoảng trong vòng 25 năm tới với nguy cơ “thâm hụt” khoảng 40.000 người. Chiếu theo tiến trình lịch sử nhân loại, chưa từng có thế lực nào bị sụt giảm dân số trong quá trình thống lĩnh của mình.
    Nhật Bản là một ví dụ điển hình với những hệ lụy không mong muốn từ tình trạng sụt giảm dân số này. Nền kinh tế Nhật Bản từng tự hào với vị trí thứ hai trong suốt vài chục năm, nhưng thực tế hiện nay lại phản ánh một đất nước đang kiệt quệ và khó khăn vô cùng để khắc phục những ảnh hưởng nặng nề sau thảm họa động đất, sóng thần. Vì vậy, nếu muốn nắm quyền lãnh đạo thế giới, bất cứ một nền kinh tế nào cũng cần hội tụ đủ năng lực chính trị.
    Bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc, không thể không nhắc tới thái độ phản ứng của các láng giềng châu Á khác, đặc biệt là Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc…Điều này cho thấy, Trung Quốc không thể chiếm hữu một khoảng trời riêng để thênh thang rộng bước và vươn mình trỗi dậy. Và còn đó những đối thủ đáng gờm đang cạnh tranh gay gắt với “rồng Trung Quốc” trong tiến trình phát triển chung của nhân loại.
  4. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    'Chúng tôi tôn trọng tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa của VN'
    Cập nhật lúc :10:52 AM, 13/07/2011
    “Chúng tôi tôn trọng tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam và hy vọng mọi vấn đề liên quan đến những tranh chấp trong khu vực biển này sẽ được giải quyết theo luật pháp quốc tế”.

    Đây là tuyên bố của thị trưởng Manila, ông Alfredo Siojo Lim, khi tiếp đoàn lãnh đạo TP HCM sáng 12/7.

    [​IMG]
    Thị trưởng Manila (trái) giới thiệu với phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận về lịch sử phát triển của Manila. Ảnh: K.D/SGTT. Ông Lim cho rằng, trong bối cảnh mới về tình hình khu vực Biển Đông và động thái của Trung Quốc trong khu vực, các nước ASEAN, nhất là Việt Nam và Philippines cần hợp tác chặt chẽ hơn để áp dụng các công ước cũng như điều luật quốc tế về biển để giải quyết mọi bất đồng. Thị trưởng Alfredo Siojo Lim bày tỏ: “Hy vọng mọi vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ được giải quyết theo luật pháp quốc tế. Hy vọng toà án quốc tế sẽ có thể đưa ra những giải pháp đáp ứng đầy đủ lợi ích cho các bên có liên quan”. Đoàn lãnh đạo TP HCM do ông Hứa Ngọc Thuận, phó chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu đang thực hiện chuyến viếng thăm thủ đô Manila và tham dự lễ kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Philippines, do đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tổ chức.
    Trong dịp này, lãnh đạo hai thành phố Manila và TP HCM cũng đồng ý xúc tiến các hoạt động tăng cường các quan hệ hợp tác song phương như thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá, chính trị nhằm phát huy các tiềm năng của cả hai thành phố.
    Sáng 13/7, doanh nghiệp hai nước sẽ tham dự hội thảo “Hợp tác kinh tế – doanh nghiệp Philippines – Việt Nam”. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ 400.000 USD năm 2001 đã tăng lên 2,4 tỉ USD vào năm 2010. Các doanh nghiệp Manila đã đầu tư trên 40 triệu USD vào các dự án trên địa bàn TP HCM. Hãng hàng không Philippines Airlines đã có đường bay từ Manila tới TP.HCM.

    Theo Sài Gòn tiếp thị
  5. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Cõi âm và vấn đề ngoại cảm




    Thời gian gần đây, báo chí có đưa tin về việc các nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sĩ và tiếp xúc được với người “cõi âm”. Phật giáo giải thích hiện tượng này thế nào? Quan điểm của Phật giáo là thần thức sau khi chết tối đa là 49 ngày thì tái sanh vào một thế giới tương ứng với nghiệp thức. Nếu đã tái sanh vào cõi khác thì “ai” tiếp xúc với các nhà ngoại cảm? Tại sao có những người chết cách nay hàng trăm năm vẫn tiếp xúc được với các nhà ngoại cảm? “Cõi âm” mà các nhà ngoại cảm tiếp xúc được nằm ở đâu trong lục đạo.

    Việc các nhà ngoại cảm tìm được hài cốt của những người chết nhờ tiếp xúc với người “cõi âm” được báo chí công bố gần đây là điều có thật và rất đáng trân trọng. Thực ra, khả năng ngoại cảm của con người được biết đến từ thời xa xưa. Các nước trên thế giới, từ lâu, đã nghiên cứu và ứng dụng ngoại cảm vào nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có cả quân sự.

    Và các nhà khoa học Việt Nam, từ khoảng 15 năm nay, đã bắt đầu nghiên cứu một cách nghiêm túc về các hiện tượng đặc biệt của con người, trong đó có ngoại cảm. Tiên phong trong lĩnh vực này là các cơ quan như Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng, Viện Khoa học Hình sự Bộ *******, Trung tâm Bảo trợ Văn hóa truyền thống và Bộ môn Cận tâm lý Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.

    Trước hết, Phật giáo không hề có quan niệm về một dạng sống được gọi là “cõi âm”. Thế giới quan của Phật giáo là vô lượng vô biên thế giới, hằng hà sa số thế giới, trong đó có thế giới Ta bà gồm Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Hai cõi Sắc và Vô sắc là cõi giới của thiền định. Cõi Dục gồm lục đạo là các loài Trời, A tu la, Người, Ngạ quỷ, Súc sanh và Địa ngục. Cõi âm hoặc âm phủ chỉ là quan niệm dân gian dùng để chỉ thế giới của người chết đối lập với cõi người sống (cõi dương).

    Đối với các bậc chân sư Phật giáo đã chứng đạo, khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm là chuyện bình thường, không có gì xa lạ cả. Những thiền sư, nhờ tu tập thiền định mà thành tựu Tam minh và Lục thông. Trong đó, khả năng của các nhà ngoại cảm hiện nay có thể xem như là một phần nhỏ của Thiên nhãn thông (năng lực thấy rõ mọi thứ, không ngăn ngại), Thiên nhĩ thông (năng lực nghe được tất cả các dạng âm thanh) và Tha tâm thông (năng lực biết được tâm ý của người cùng các chúng sanh khác).

    Chỉ có điều, các hành giả Phật giáo hiếm khi tuyên bố về thần thông, bởi thần thông thường thành tựu trước trí tuệ (chứng đắc Tứ thiền đã có năng lực của Ngũ thông, trừ Lậu tận thông) và chấp thủ hay lạm dụng vào thần thông sẽ chướng ngại giải thoát tối hậu. Vì vậy, các hành giả Phật giáo khi có sở đắc về thần thông thì đa phần thường im lặng. Đối với giới khoa học, Thiếu tướng Chu Phác, Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, khá am tường Phật giáo khi nhận định: “Việc ‘thấy’ của các nhà ngoại cảm xét dưới góc độ khoa học hiện đại thực ra là hiện tượng Thiên nhãn thông, một trong mười lợi ích của thiền định”.

    Sau khi chết, thần thức thường trải qua giai đoạn trung gian, chuyển tiếp trước khi tái sanh. Khoảng thời gian cho giai đoạn mang thân trung ấm này tối đa là 49 ngày, ngoại trừ hai trường hợp cực thiện và cực ác thì tái sanh ngay lập tức vào cõi Trời hay cõi Địa ngục. Tuy nhiên, còn có trường hợp đặc biệt của thân trung ấm do chết đột ngột (đột tử) và chết một cách oan ức thì thần thức hoặc “không biết” mình đã chết, hoặc do oán hận ngút ngàn mà cận tử nghiệp bám chặt, chấp thủ kiên cố vào trạng huống “hiện tại”, được gọi là các “oan hồn”, cần phải khai thị (giải nghiệp) mới có thể chuyển kiếp, tái sanh.

    Ngoài các thân trung ấm, những “oan hồn”, các nhà ngoại cảm còn tiếp xúc được với những chúng sanh trong loài Ngạ quỷ. Nhà ngoại cảm Bích Hằng đã nói rất chính xác: “Thế giới người âm rất đa dạng, phong phú, chia thành nhiều giai tầng”. Chúng sanh loài Ngạ quỷ chiếm nhiều nhất so với các loài khác trong lục đạo. Những đối tượng mà con người gọi là “ma, quỷ, thần linh nói chung…” đều thuộc “những giai tầng” của loài Ngạ quỷ này.

    Như vậy, “cõi âm” mà các nhà ngoại cảm tiếp xúc được bao gồm các chúng sanh đang ở giai đoạn thân trung ấm, các “oan hồn” và loài Ngạ quỷ. Nhà ngoại cảm Bích Hằng cũng nói rõ là “tôi chưa thấy địa ngục của người cõi âm bao giờ”, bởi chỉ những người tạo các ác nghiệp và các bậc Đại Bồ tát có đầy đủ thần lực mới vào được địa ngục mà thôi.

    Hiện nay, các nhà ngoại cảm thường tìm kiếm hài cốt theo hai hướng.

    Khuynh hướng thứ nhất là các nhà ngoại cảm “thấy” được hài cốt, vẽ lại sơ đồ chi tiết khu vực ấy và hướng dẫn thân nhân tìm kiếm. Trường hợp này nhà ngoại cảm chỉ sử dụng khả năng “thiên nhãn thông” của mình để tìm kiếm và phát hiện hài cốt mà không cần trợ giúp của “chủ nhân” chính hài cốt ấy. Bởi hầu hết những hài cốt này chỉ là phần thân xác vật chất đơn thuần (địa đại-đất), còn thần thức đã theo nghiệp tái sanh.

    Tuy nhiên, vì các nhà ngoại cảm chưa thành tựu Đại định (tam muội) nên năng lực “thấy” của họ thường chập chờn. Tùy thuộc vào cấp độ định tâm hay trạng thái tâm của họ khi làm việc mà “thấy mờ hoặc tỏ” khác nhau, phải điều chỉnh nhiều lần mới tìm ra vị trí chính xác của hài cốt. Năng lực thấy rõ không có gì ngăn ngại này của các nhà ngoại cảm còn được vận dụng để tìm kiếm khoáng sản, thăm dò lòng đất (ngành mỏ-địa chất), khả năng khám, chữa bệnh (ngành y khoa) v.v… hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, khai thác và ứng dụng.

    Khuynh hướng thứ hai thì ngược lại, nhà ngoại cảm tiếp xúc với người “cõi âm” và họ chỉ cho nhà ngoại cảm thấy hài cốt của chính họ hoặc những người khác. Trường hợp này, sự trợ giúp của người “cõi âm” vô cùng cần thiết, do đó nhà ngoại cảm và thân nhân phải có lòng thành. Vì người “cõi âm” biết được tâm ý của chúng ta cho nên nếu lòng không trong sáng, tâm không thành khẩn, làm việc vì danh lợi thì sẽ thất bại. Những chúng sanh mang thân trung ấm, những “oan hồn” và loài ngạ quỷ đều có thể tiếp xúc được với nhà ngoại cảm để truyền thông những thông tin cần thiết.

    Ở đây, trường hợp đặc biệt cần lưu tâm là các “oan hồn”. Như đã nói những người chết “bất đắc kỳ tử”, chết trong oán hận tột cùng rất khó tái sanh. Mặc dù phần lớn các luận sư Phật giáo đều cho rằng thời gian thích hợp cho tái sanh của thân trung ấm thường tối đa là 49 ngày nhưng “oan hồn” là một ngoại lệ. Theo luận sư Pháp Cứu (Dharmatrata), tác giả Tạp A tỳ đàm tâm luận (Samyutara Abhidharmahridaya) thì thân trung ấm tồn tại không hạn chế thời gian nếu nhân duyên chưa đủ để đầu thai (xem thêm Đại cương luận Câu xá, tác giả Thích Thiện Siêu, NXB Tôn Giáo, 2000, tr.109).

    Kế thừa quan điểm này, về sau vị chân sư Phật giáo Tây Tạng Sogyal Rinpoche, bằng tuệ giác chứng ngộ của mình, trong Tạng thư sống chết (Thích nữ Trí Hải dịch) khẳng định: “Toàn thể trung ấm tái sanh kéo dài trung bình 49 ngày, và ít nhất là một tuần. Nhưng cũng còn tùy, giống như hiện tại có người sống tới trăm tuổi, trong khi kẻ khác chết non. Một số lại còn bị kẹt trong thế giới trung gian để thành ma quỷ (18- Bardo tái sanh)” hay “Những người đã có cái chết kinh khủng hay đột ngột rất cần được giúp đỡ. Những nạn nhân của ám sát, tự sát, tai nạn, chiến tranh, thường rất dễ rơi vào sợ hãi đau đớn, hoặc ở mãi trong kinh nghiệm khủng khiếp về cái chết của họ, do đó không thể tiến đến giai đoạn tái sanh (19- Giúp đỡ sau khi chết)”. Vì những lý do trên, có những trường hợp tuy đã chết rất lâu nhưng vẫn chưa được tái sanh.

    Phần lớn những người “cõi âm” mà nhà ngoại cảm tiếp xúc, mô tả hình dáng, tính cách của họ đúng như dáng vẻ, tâm trạng lúc chết đều ở trong trường hợp này. Chính việc thần thức “ở mãi trong kinh nghiệm khủng khiếp về cái chết”, “bị kẹt trong thế giới trung gian” (lời của Sogyal Rinpoche), sự chấp thủ kiên cố, bám chặt vào trạng huống “hiện tại” trước khi chết đã tạo ra một dạng sống gọi là “oan hồn”. Do đó, Phật giáo thường lập đàn tràng Giải oan bạt độ và Chẩn tế âm linh cô hồn. Giải oan là tháo gỡ sự chấp thủ, khai thị cho “oan hồn” hiểu giáo pháp mà buông xả, tỉnh ngộ để tái sanh. Chẩn tế là ban phát thực phẩm cho loài ngạ quỷ được no đủ, đồng thời khuyến hóa họ hồi tâm hướng thiện để sớm chuyển nghiệp, siêu thăng.

    Như vậy, thế giới “cõi âm” vô cùng đa dạng và phức tạp, những nhà ngoại cảm nhờ có nhân duyên đặc biệt nên tiếp xúc được với họ, giúp họ truyền thông với con người. “Thông điệp” của người “cõi âm” cũng không ngoài tình thương, sự trân trọng, quan tâm lẫn nhau và đề cao các giá trị đạo đức, tâm linh. Chính những tâm tư của người “cõi âm”, nhất là các “oan hồn” đã góp phần tạo nên khí vận quốc gia, hồn thiêng sông núi. Do đó, việc cầu nguyện cho âm siêu dương thái theo pháp thức Phật giáo là điều cần làm.

    Ngày nay, các nhà khoa học đang nỗ lực khám phá hiện tượng ngoại cảm theo hướng trường sinh học hay năng lượng sinh học. Tuy nhiên, nếu chỉ thiên về nghiên cứu “vật chất” thì sẽ khó tiếp cận trọn vẹn vấn đề, bởi “sắc tức thị không, không tức thị sắc” (Tâm kinh). Đó là chưa kể đến hoạt dụng của tâm thức A lại da bao trùm khắp cả pháp giới, siêu việt cả tâm lẫn vật, theo Duy thức học, chỉ có tu tập thiền định mới có thể khai mở và thành tựu kho tàng tuệ giác này.
  6. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Mỹ đối xử với Đông Nam Á như Gruzia?
    Cập nhật lúc :11:48 AM, 13/07/2011
    "Khi xe tăng Nga tiến vào nhanh chóng chia cắt và chiếm giữ phần lớn Gruzia cũng như hủy diệt quân đội quốc gia này thì phản ứng của Mỹ chỉ dừng lại ở những phát biểu phản đối".

    >> Trung Quốc lập tổ lãnh đạo xử lý vấn đề biển Đông

    Vào ngày 22/6, trong chuyến thăm Honolulu, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải cảnh báo quan chức Mỹ rằng “các quốc gia đó (các nước Đông nam Á) đang đùa với lửa” và ông hy vọng ngọn lửa đó sẽ “không lan tới Mỹ”.

    Đó là một thông điệp ẩn dụ rõ ràng của Trung Quốc: Mỹ đừng có tham dự vào cuộc tranh chấp về quần đảo Trường Sa, nơi mà 5 quốc gia đang đấu tranh với Trung Quốc để đòi chủ quyền.

    Trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đang gia tăng bất chấp mối quan hệ tương đối thân thiện mà hai quốc gia theo đuổi từ năm 1990, nhiều quan chức Mỹ đã bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” và tiến hành tăng cường mối quan hệ với đồng minh lâu năm trong khu vực là Philippines.

    Trong cuộc gặp với đô đốc Michael Mullen vào ngày 11/7, tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cho rằng cuộc diễn tập giữa Mỹ cùng Philippines và hoạt động chung với Việt Nam là hành động “vô cùng bất hợp lý”.

    Với 3 cuộc chiến đang diễn ra từng ngày trên sa mạc nóng bỏng của vùng Trung Đông, quan chức Mỹ sẽ phải cân nhắc rất nhiều giữa việc sử dụng “sức mạnh mềm” hay là quân đội để tìm lối ra cho các cuộc tranh chấp mới trong khu vực Đông Nam Á.

    Chấm dứt thời kỳ “tấn công ru ngủ”?

    Theo học giả Joshua Kurlantzick, Trung Quốc đã tiến vào Đông Nam Á trong suốt một thập kỷ vừa qua bằng chiến lược “Tấn công ru ngủ” với trung tâm là các hiệp định thương mại tự do với những thành viên ASEAN .

    Trong vòng gần một thập kỷ trở lại đây, khu vực biển Đông đã trải qua những ngày tháng tương đối yên bình sau khi tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC) được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, giúp giải tỏa những căng thẳng trong các cuộc đụng độ hải quân vào năm 1988 và căng thẳng năm 1990.

    Nhưng khi tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc tiến vào căn cứ ở đảo Hải Nam thì những quan ngại lại tiếp tục dấy lên trong toàn khu vực.

    Căng thẳng bùng phát vào đầu năm 2009, khi một đội tàu Trung Quốc truy đuổi tàu do thám của Mỹ khi tàu này hoạt động trong vùng biển quốc tế gần đảo Hải Nam. Trên thực tế, những chiến dịch do thám đó vẫn được Mỹ tiến hành liên tục kể từ thời chiến tranh lạnh trên toàn bộ vùng biển bao quanh Trung Quốc.

    Trước đó, vụ việc gây sự chú ý của dư luận là vụ va chạm giữa máy bay và tàu hải quân của hai bên. Một người thiệt mạng khi máy bay do thám gặp nạn gần đảo Hải Nam của Trung Quốc vào tháng 4/2001.

    Năm 2010, căng thẳng đạt tới đỉnh điểm khi Bắc Kinh mập mờ tuyên bố biển Đông là một trong “lợi ích cốt lõi” Trung Quốc. Điều này chính thức đánh dấu một bước ngoặt cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc.


    [​IMG]
    Đoàn quân sự Việt Nam thăm tàu sân bay USS Washington (Mỹ).
    Thái độ và sự can dự Mỹ

    Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra vào tháng 7/2010 là chất xúc tác cho căng thẳng bùng nổ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố sự tự do đi lại trong khu vực biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ và cảnh báo bất cứ bên nào có liên quan không được sử dụng hoặc đe dọa quân sự. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì bị bất ngờ và phản ứng một cách giận dữ với tuyên bố của bà Hillary.

    Tháng 8/2010, Tàu sân bay USS George Washington đón các vị khách là quan chức quân sự Việt Nam, với ý nghĩa "Mỹ muốn tăng cường quan hệ với quân đội Việt Nam". Đáp trả, Trung Quốc tiến hành tập trận lớn trên biển.

    Đầu năm 2011, căng thẳng tiếp tục leo thang khi Philippines tố cáo Trung Quốc xâm lấn vùng biển của họ và Việt Nam công bố vụ việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh. Theo các chuyên gia, đây là hành động thể hiện Trung Quốc “không hài lòng” khi Việt Nam tiếp tục tiến hành thăm dò trên biển.

    Mỹ đáp trả tức thời trong Cuộc họp an ninh châu Á ở học viện nghiên cứu chiến lược quốc tế vào tháng 6: Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ - ông Robert Gates nhắc tới việc triển khai tàu chiến tại Singapore và tăng cường hợp tác hải quân trong khu vực.

    Mỹ luôn tập trung vào vấn đề “Tự do hàng hải” – chính sách cốt lõi của Mỹ trong khi ứng xử với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia vận tải đường biển lớn nhất thế giới cũng dựa rất nhiều vào khả năng di chuyển tự do trong khu vực.

    [​IMG]
    Sau những sự ủng hộ ngoại giao và quân sự, Mỹ chọn cách bỏ rơi đồng minh nhỏ bé Gruzia khi xe tăng Nga tiến về phía Tbilisi.

    Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào khu vực?

    Nhắc lại cuộc chiến tại Gruzia vào năm 2008, khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Gruzia, Mỹ đã cho đồng minh mới của mình nhiều ưu ái đặc biệt và thậm chí cử nhiều cố vấn quân sự tới đây. Nhưng khi xe tăng của Nga tiến vào quốc gia láng giềng nhỏ bé, nhanh chóng chia cắt và chiếm giữ phần lớn Gruzia cũng như hủy diệt quân đội Gruzia thì phản ứng của Mỹ chỉ dừng lại ở những phát biểu phản đối.

    Cuối cùng, Mỹ cũng đứng ngoài vận mệnh của một quốc gia nhỏ bé không có tầm quan trọng đối với nền an ninh của Mỹ để tránh một cuộc xung đột lớn hơn với Nga. Đây là một bài học rõ ràng cho các quốc gia Đông Nam Á.

    Sự thật là Đông Nam Á không có nhiều ảnh hưởng đến cán cân quyền lực của thế giới. Một loạt các nước nhỏ và nghèo trong khu vực không đủ sức tạo ra ảnh hưởng tới cục diện của toàn cầu. Những quốc gia trung bình như Việt Nam, Indonesia và Australia theo lẽ tự nhiên sẽ tự đứng dậy chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Nếu cuộc chiến xảy ra vì những cụm đảo nhỏ tại biển Đông, nền an ninh quốc gia của Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều.

    Vùng biển Đông cũng rất quan trọng đối với các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên họ sở hữu các hạm đội tàu chiến lớn và hiện đại và sẽ là một bước thử khó khăn hơn đối với tham vọng của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là liều thử "nặng đô" tiếp theo cho tham vọng của Trung Quốc.Tag: Tranh chấp biển Đông

    Như vậy, nhiều khả năng Mỹ sẽ phải cân nhắc rất kĩ trước khi đưa ra bất cứ hành động “quá tay” nào và có lẽ nguyên tắc ứng xử cơ bản của Mỹ tại biển Đông chính là không can dự quân sự.

    Mỹ sẽ vẫn áp dụng chính sách “giơ cao đánh khẽ” khi giải quyết các vấn đề liên quan tới biển Đông và tìm lối thoát cho bế tắc bằng chính sách ngoại giao linh hoạt, thực tế và mềm mỏng.

    Hướng đi đúng đắn nhất trong tương lai đối với tất cả các bên chính là đàm phán và đối thoại đa phương. Đây cũng chính là kênh giải quyết hợp lý nhất ngay đối với cả Trung Quốc, vì kể từ năm 1979, quốc gia này đã không dùng các chiến dịch tấn công quân sự lớn để giải quyết tranh chấp biên giới trên đất liền.
  7. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Thứ Ba, 12 tháng 7 2011 Việt Nam thay đổi chiến thuật giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

    Việc Việt Nam gần đây trấn áp những người biểu tình chống Trung Quốc đánh dấu một sự chuyển đổi trong cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Thông tín viên Marianne Brown có bài tường trình chi tiết từ Hà Nội.
    Marianne Brown | Hà Nội

    • [​IMG]
    • [​IMG]
    • [​IMG]



    Hình: AP
    ******* mặc thường phục bắt giữ một người biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 10/7/2011


    Sau khi chấp nhận các cuộc biểu tình hàng tuần trước cổng đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội trong hơn một tháng qua, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu có hành động để ngưng những cuộc biểu tình này.

    Hôm chủ nhật, ******* đã bắt khoảng 12 người biểu tình và câu lưu họ trong vài giờ đồng hồ.

    Những vụ bắt giữ này khởi đầu một giai đoạn mới trong vụ tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về phần lãnh thổ ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển này, nhưng Việt Nam và 4 nước khác cũng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí lớn này.

    Căng thẳng đã tăng cao trong những tháng qua sau khi Hà Nội cáo buộc nước láng giềng khổng lồ xâm phạm vùng lãnh hải của Việt Nam. Bắc Kinh nói rằng tàu bè của Việt Nam đã xâm nhập trái phép vùng lãnh hải của họ và gây nguy hiểm cho ngư dân Trung Quốc.

    Tuy nhiên, kể từ hôm 25/6, căng thẳng đã có phần hạ nhiệt khi thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đi thăm Bắc Kinh. Sau chuyến thăm này, hai bên nói rằng họ nhấn mạnh tới nhu cầu cần phải “lái công luận đi theo đúng hướng” để tránh làm tổn hại đến quan hệ song phương.

    Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trường Đại học New South Wales ở Australia, nói rằng các vụ bắt giữ này phù hợp với công bố chung đó.

    Ông nói: “Tôi nghĩ rằng một khi đặc sứ đã tới Trung Quốc và ký tên ông ấy vào thông cáo báo chí chung thì Việt Nam phải có phận sự giảm bớt chỉ trích và ngưng các cuộc biểu tình. Các vụ bắt giữ này tiếp theo sau vụ việc tuần trước đó khi ******* tìm cách giải tán các cuộc biểu tình và đề nghị người biểu tình trở về nhà.”

    Ông Thayer nói rằng qua hành động ngăn chặn các cuộc biểu tình, Hà Nội có thể nói với Trung Quốc rằng họ đã hoàn thành trách nhiệm của phía mình theo thỏa thuận. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Hà Nội đã có thể ngăn chặn những cuộc biểu tình này từ trước đây.

    Ông cho biết: "Khi họ không thích người Công giáo, họ vận động thanh niên và cựu chiến binh đánh đập những người Công giáo đó. Trong trường hợp này, họ đã có thể biết trước về các cuộc biểu tình, ******* đã có thể hành động ngay lập tức."

    Các chuyên gia khác về Việt Nam nói rằng Hà Nội đã dung chấp, thậm chí có thể đã khuyến khích các cuộc biểu tình, nhưng đã kiềm chế những cuộc biểu tình đó để tránh không gây thêm căng thẳng với Trung Quốc.

    Một người phát ngôn Bộ ngoại giao bác bỏ những cáo giác như vậy:

    "Như tôi đã nói trong các cuộc họp báo lần trước, đây là phản ứng của người dân Việt Nam trước những diễn biến ở Biển Đông."

    Ông Thayer nói rằng Trung Quốc cũng đã thay đổi chiến thuật, tìm cách tỏ ra hòa hoãn hơn.

    Ông nói: "Tại thời điểm này, họ đang nở nụ cười và tìm cách dùng những lời lẽ ngoại giao để làm dịu tình hình, vì vậy đã có sự thay đổi chiến thuật."

    Ông Thayer lưu ý rằng cả hai bên có thể đang theo dõi quan hệ của Hoa Kỳ với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. 4 nước trong hiệp hội này đang tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

    Cuối tháng này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ nhóm họp cùng các vị bộ trưởng ngoại giao của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác. Vấn đề Biển Đông dự kiến sẽ nằm trong chương trình nghị sự.

    Washington trước đây từng tuyên bố rằng việc đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.






    .
  8. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Có người cảnh báo giúp tôi tin này, nay gửi cho những ai còn chưa biết

    Các anh chị em gởi cho mọi người cùng biết nhé. "Tuyệt đối không ăn Táo, Cam, Quýt, Lê, Nho,... các loại Hoa Quả từ Trung Quốc. Bên đó, lên Ti vi lệnh Cấm Dân ăn, vì có chất gây Phá Hủy Nội Tạng. Trung Quốc lập tức đẩy Hàng sang Việt Nam bán. Tin chính xác từ Đại sứ quán Việt Nam, ở Trung Quốc báo về, mọi người tuyệt đối cảnh giác với Hoa Quả Trung Quốc. Thực tế thì khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam cũng không dám ăn Hoa Quả của chính nước mình sản xuất. (Hãy loan tin vì Nhân Dân Việt Nam).
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Thà nhịn thèm e đíu ăn đồ tung của. :))
  10. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Giới phân tích "tố" Bắc Kinh vi phạm ở Biển Đông
    Một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông của Học viện Quốc phòng Australia khẳng định Trung Quốc không hề tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà nước này đã ký.
    [​IMG]
    Giáo sư Carl Thayer. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN).
    Trong một bài viết vừa được mạng YaleGlobal thuộc trường đại học Yale (Mỹ) công bố ngày 7/7, Giáo sư Carl Thayer không ngần ngại tố cáo “Trung Quốc đã bác bỏ hiệp định của Liên hợp quốc khi áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.”

    Đài RFI dẫn lời nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh thường viện dẫn Công ước này, nhưng trên thực tế họ có nhiều động thái bị đánh giá là không đếm xỉa gì đến văn kiện mà chính họ đã phê chuẩn.

    Theo Giáo sư Thayer, UNCLOS - có hiệu lực vào năm 1996 - là một cơ chế pháp lý toàn cầu, được hình thành trên cơ sở một sự thỏa hiệp tinh tế giữa các nước ven biển và các quốc gia sử dụng biển, sao cho quyền lợi mỗi bên đều được bảo đảm.

    Trong bài viết kể trên, giáo sư Thayer khẳng định Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” trên Biển Đông, bất chấp đòi hỏi của các nước ven biển khác, và với việc đệ trình chính thức tấm bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn hình chữ U (đường lưỡi bò), cố tình giữ mập mờ về các tọa độ địa lí chính xác của các đường này... Trung Quốc đã lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế do các nước ven biển trong khu vực thiết lập.

    Đối với giáo sư Thayer, ngoài việc tấm bản đồ hình chữ U đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc trên nhiều góc độ, Trung Quốc còn có một loạt hành động đơn phương khác vi phạm công ước này như gây sức ép lên các tập đoàn Mỹ, buộc họ không được làm ăn với các nước khác trong thăm dò dầu khí; áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm đơn phương đối với ngư dân Việt Nam; và mới đây là một loạt hành vi hung hăng khác thường khi cản trở các hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu khí trong các vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền.

    Theo ông Thayer, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở của UNCLOS, nếu không khu vực này lại lâm vào tình trạng “kẻ mạnh chèn ép kẻ yếu,” và việc Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” sẽ làm suy yếu một chế độ pháp lý quốc tế đang đóng góp cho trật tự toàn cầu.

    Trong khi đó, Mark Valencia - một chuyên gia phân tích chính sách hàng hải và là cựu chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii - cũng có đồng quan điểm với ông Thayer khi cho rằng các hành động quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ không chỉ “vi phạm rõ ràng bản Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), đã được nhất trí một cách chính thức,” mà có thể còn phản ánh một thực tế khác: “Trung Quốc không nhất trí với nhiều nội dung trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển mà nước này đã phê chuẩn…”

    Theo ông Valencia, nếu Trung Quốc thực sự đi theo chiều hướng hiện tại, nghĩa là kiên quyết bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền nêu lên trong tấm bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn của họ (bao gồm tất cả vùng biển và tài nguyên của Biển Đông), đồng thời quyết định cơ chế quản lý việc đi lại sẽ được áp đặt tại vùng này, thì “đây là một quan điểm cực đoan và có thể dẫn tới chiến tranh.”

    Việc Trung Quốc bác bỏ đề nghị của Philippines là cùng nhau ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển được thiết lập trong khuôn khổ UNCLOS để nhờ phân xử, có thể được xem là một dẫn chứng mới về việc Bắc Kinh sẵn sàng phủ nhận giá trị của văn kiện này, vì quyền lợi của riêng mình./.​
    Theo Vietnam+
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này