Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3463 người đang online, trong đó có 150 thành viên. 00:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 113082 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    MÀY càng viết càng lòi cái ng u. của những kẻ cướp phá. Việt Nam !! Phát xít Khựa vào đến tận nhà rồi !!
    :((:((:((

    DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI !!
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mod có khoá nick , tôi cũng cam lòng . Nhưng Tiến Sĩ Biết Tuốt này khôn nhất làng , buộc tôi phải nói :

    1- Mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ lâu và hiện nay là tốt đẹp ? [-X

    2- Việt tộc và Hán tộc là cùng dân tộc hay sao mà Dr.Biết Tuốt Luốt dùng từ " hoà hợp dân tộc " ?
    Muốn đồng hoá Việt và Hán hay sao dzậy hả ngài tiến sĩ ? :-??
    3- Ngài tiến sĩ xem ra không đau xót khi thấy bà con ngư dân bị cướp cá , cướp tàu mà lại kêu gọi thông cảm với hành vi tham nhũng cướp bóc của lính Trung Quốc !

    Hoá ra ngài tiến sĩ học cao biết rộng tuốt luốt không thương nạn nhân mà thương thằng ăn cướp ?
    4- Dẫn chứng hành động tham nhũng của tay CA người gốc Hoa vào đây cũng rất là khập khiểng !
    Cả nước đang bài trừ tham nhũng , ngài tiến sĩ kêu gọi hãy thông cảm ! Hoá ra chúng nó cứ việc ăn bẩn , dân ta cứ việc nộp tiền và ngài tiến sĩ sẽ nhận bằng khen của Quốc Vụ Viện Trung Hoa về tình thương bao la với loài sâu bọ !

    Ôi chao ! Ngu ơi là ngu !

    Thối ơi là thối !

    Nếu Mod thấy quá chối thì khoá nick tôi , nhưng tôi không thể không nói !


    Tôi đang bận việc , bây giờ phải đi , nhưng xin hứa sẽ tặng Dr.BietTuot vài bài thơ chua như dấm , đắng như bồ hòn !
    Từ từ mà đọc , nếu huyết áp cao , cần uống thuốc trước khi đọc thơ tôi nhé !
    Đã cảnh báo trước , lỡ nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não , tôi không chịu trách nhiệm !
    :-":-":-"
  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Thằng này chắc nó mới ra viện hay sao đó bác tcdtcd ơi.Em mà gặp nó ngoài đời mà nói giọng đó thì............ [r37)][r37)][r37)]
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đáng tiếc , tôi có việc phải đi ngay , các bác ở lại đập toe mõm thằng khốn đó nhé ! Chiều nay rảnh , tôi sẽ cho nó vài bài chua cay và đắng !
  5. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Tân Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường:
    Đưa quan hệ Việt - Mỹ lên đối tác chiến lược
    TT - Phát biểu trước hơn 50 bạn bè quốc tế và khách ngoại giao tại buổi ra mắt đầu tiên ở New York tối 12-7, ông Nguyễn Quốc Cường, tân đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam ở Mỹ, khẳng định việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Mỹ thành quan hệ đối tác chiến lược là sứ mệnh quan trọng nhất của ông trong nhiệm kỳ này.

    [​IMG]Tân đại sứ Nguyễn Quốc Cường và bạn bè quốc tế tại New York -Ảnh: T.TUẤN

    Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, người mới trình quốc thư lên Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 7-7, cho biết trong buổi tiếp, Tổng thống Obama thừa nhận quan hệ hai nước đã phát triển vượt bậc và mong muốn thúc đẩy quan hệ thành đối tác chiến lược. Ông Cường cho biết các đàm phán với phía chính quyền Washington về vấn đề này đã chính thức được khởi động.
    “Tôi tin Việt Nam là nước sẽ đem lại lợi ích thương mại lớn nhất cho Mỹ ở Đông Nam Á” - đại sứ Cường nhấn mạnh. Thỏa thuận mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang được Mỹ đàm phán với tám nước là Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
    Đề cập thực tế Việt Nam là nước duy nhất trong số tám nước này chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, ông Cường cho đó là “sự thiếu bình đẳng” trong quan hệ thương mại. Ông cũng nêu rõ là “không thể tiếp tục dựng nên các hàng rào thương mại trong TPP, đặc biệt là với các sản phẩm giày da, may mặc” và kêu gọi bạn bè quốc tế tiếp tục lên tiếng hỗ trợ Việt Nam về các vấn đề này.

    TPP là gì?
    Đến nay, cuộc đàm phán xúc tiến thỏa thuận mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang nhằm phác thảo đề cương cho một thỏa thuận trước khi diễn ra cuộc gặp của APEC vào tháng 11 năm nay tại Honolulu, Hawaii (Mỹ). Trước đó, sẽ còn có một số vòng thảo luận khác như tại San Francisco (Mỹ) vào tháng 9-2011 và tại Lima (Peru) vào tháng 10-2011.
    Đại sứ Mỹ tại Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương Kurt Tong ngày 7-7 khẳng định TPP hoàn toàn là một sân chơi bình đẳng. “Mặc dù một số người có cảm giác rằng nếu có nền kinh tế lớn hơn và các công ty lớn hơn thì chẳng thể có sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, nó thật sự là một sân chơi công bằng nơi có rất nhiều cơ hội để làm ăn với một nước lớn” - ông Kurt Tong cho biết trên New Zealand Herald.
    TRẦN PHƯƠNG


    THANH TUẤN (từ New York)
  6. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi đi gặp Bộ Ngoại giao

    Nguyễn Huệ Chi


    Sau khi bản Kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc đề ngày 2-7-2011 do 18 người ký tên được LS Trần Vũ Hải trực tiếp đưa đến Bộ Ngoại giao ngày 4-7-2011 và nhận được chữ ký của người tiếp nhận là ông Nguyễn Văn Vượng, Phó phòng tiếp nhận công văn hành chính của Bộ, hết thảy những người đã ký vào Kiến nghị đều trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng một sự đáp ứng chân thành, nghiêm túc của Bộ Ngoại giao Việt Nam.


    Tối ngày 12-7-2011 tôi đang làm việc thì nhận được một cú điện thoại từ Bộ Ngoại giao gọi đến, xưng danh đầu dây bên kia là một phụ nữ tên Loan trao đổi với tôi. Chị Loan cho biết Bộ có lời mời tôi, một trong những người ký tên vào Kiến nghị đúng 9 giờ sáng mai, 13-7-2011 đến Bộ để được nghe giải đáp về những gì bản Kiến nghị đề xuất. Tôi hỏi lại : “
    Tại sao Bộ không gửi giấy mời đến từng người mà dùng hình thức gọi điện ? ” Trả lời : “ Thời gian eo hẹp không gửi giấy kịp khắp tất cả, cho nên đành phải gọi điện cho nhanh ”. Hỏi tiếp : “ Người tiếp chúng tôi trong cuôc họp sẽ là ai ? ”. Trả lời : “ Theo cháu biết thì có một lãnh đạo Bộ ra tiếp và trả lời các bác ”. “ Cũng được ” – tôi nghĩ vậy và cám ơn người gọi rồi ngưng máy. Xong cuộc gọi điện ấy khoảng 15 phút tôi lại nhận được cú điện thứ hai của một thành viên trong số người ký tên là LS Trần Vũ Hải. Anh báo tin : anh em muốn rằng sáng mai, chúng ta có mặt tại 36 Điện biên Phủ lúc 7 giờ 30 sáng để trao đổi xem ta nên đề nghị vị lãnh đạo Bộ cho ta biết những gì, cốt hướng người giải đáp vào mục tiêu cần hỏi của chúng ta, làm cho cuộc gặp thêm phần hiệu quả. Lời anh Hải quả hợp ý tôi. Tôi bèn lướt vội các trang mạng Trung Quốc để tìm thêm một số tin mà các trang mạng chính thống Trung Quốc đã đưa về cuộc họp giữa ông Hồ Xuân Sơn với các đồng nhiệm Trung Quốc trong ngày 25-6-2011. Hóa ra tìm được nhiều vô số, trang nào cũng nói những ý tương tự như văn bản tiếng Anh cúa Tân Hoa xã mà Kiến nghị đã lược trích. Rõ ràng là bên họ có sự “ chúng khẩu đồng từ ”, còn bên ta thì lời lẽ xem ra ... tránh né và lúng túng. Tìm xong, tôi in sẵn một loạt đề mục chính làm bằng cứ rồi mới yên tâm lên giường nằm ngủ, bấy giờ đã 1 giờ sáng.

    Đúng 6 giờ, còn chưa tỉnh giấc thì đã có một cú điện dựng dậy : điện thoại của nhà cách mạng lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh. Cụ cho biết tối hôm qua cụ cũng nhận được điện từ Bộ Ngoại giao. Bộ còn có nhã ý đưa xe đến đón cụ, ưu tiên người cựu lãnh đạo cao niên của bộ. Cũng vì thế, cụ đổi ý là sẽ lên xe đi thẳng đến Bộ luôn cho tiện, còn anh em chờ nhau tại Café Trung Nguyên thì cứ có mặt ở đấy, đến giờ tất cả cùng vào. Nghe điện cụ xong, không ngủ nán được nữa, tôi trở dậy chuẩn bị làm vệ sinh cá nhân và uống tạm một cốc sữa đậu nành rồi lên đường lúc 7 giờ.



    Đến 36 Điện Biên Phủ rất mừng là anh chị em có mặt đã khá đông. Gặp lại các anh Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn quang Thạch, và em Nguyễn Văn Phương, người đọc bản tuyên cáo tại Nhà Hát Lớn trong ngày biểu tình hôm 3-7-2011... Ai nấy đều rất vui. Cảm động nhất là sự hiện diện của GS Hoàng Tụy, người đang có những nỗi buồn riêng trong gia đình thế mà vẫn đến rất đúng giờ.

    [​IMG]

    Từ trái sang : Nguyễn Huệ Chi, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A, Trần Nhương, Nguyễn Văn Phương, người đứng là Trần Vũ Hải




    Chuyện trò một lúc chúng tôi xoay vào yêu cầu chính mà bản Kiến nghị đã đề xuất : Rất cần bộ Ngoại giao cho biết nội dung bản thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc gồm những điểm gì ; ngoại trừ những vấn đề thuộc phạm vi bí mật Nhà nước ra còn thì cần được bạch hóa tất cả mọi điều khoản đã ký kết, và càng cần được bạch hoá bản ký kết cuối cùng, ít nhất cũng là trích yếu các điều khoản đó. Vì đây là vấn đề thiêng liêng thuộc phạm vi lãnh thổ lãnh hải muôn đời của Tổ quốc, Chính phủ muốn ký kết bất cứ nội dung gì đều phải trưng cầu ý dân, ký xong phải thông báo cho dân được rõ. Đây cũng là dịp tìm hiểu xem người đóng vai “ đặc sứ ” của ta (cách gọi ông Hồ Xuân Sơn trong các bản tin Trung Quốc) có rút kinh nghiệm đối phó với con cáo già phương Bắc hay không hay là vẫn cứ dẫm phải vết chân người đi trước, hớ hênh này tiếp theo hớ hênh nọ, mắc mưu người mà cứ tưởng mình “ ăn ” được người (“
    Dại rồi còn biết khôn làm sao đây ”).


    Ngoài ra, có một đề tài vẫn luôn luôn được Trung Quốc vin vào để biện hộ cho hành vi lấn chiếm biển đảo, trắng trợn bắn giết bộ đội và ngư dân chúng ta trong hàng mấy chục năm nay, đó là bức Công hàm gửi ông Chu Ân Lại của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Bộ Ngoại giao cần cho biết quan điểm chính thức của Nhà nước ta đối với bức công hàm này cũng như những luận cứ Nhà nước đã dùng để trả lời Trung Quốc về bức công hàm này – điều đáng nói là tại sao cho đến nay Nhà nước vẫn chưa công khai hóa quan điểm của Nhà nước về bức công hàm không có giá trị pháp lý đó trước toàn dân ? v.v...

    [​IMG]

    GS Hoàng Tụy ngồi giữa, bên trái là GS Phạm Duy Hiển, bên phải là tác giả, đang trao đổi về những vấn đề sẽ nêu lên trong cuộc gặp gỡ sắp diễn ra với vị Thứ trưởng




    Tuy vậy, khi hỏi nhau rằng ai nhận được điện của Bộ Ngoại giao vào tối hôm qua thì mới biết, chỉ có 4 người : Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển và GS Nguyễn Huệ Chi. Sao lại như vậy chứ ? 4 người trên con số 18 nói lên điều gì ? 4 người có đại diện được cho cả 18 người cùng ký vào Kiến nghị không ? Vì lẽ gì đến một công dân đáng kính như Giáo sư Hoàng Tụy cũng không nhận được điện mời của Bộ ? Chúng tôi loay hoay mãi mà không tìm ra lời giải cho mấy câu hỏi đầy băn khoăn ám ảnh đó. Ai cũng cảm thấy buổi gặp mặt do Bộ Ngoại giao bố trí có điều gì hơi bất thường, nếu không thì cũng là quá vội vàng, cốt làm cho xong, thiếu một sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Anh Phạm Duy Hiển cho biết nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã gọi điện báo tin anh sẵn sàng từ Đà Nẵng bay ra ngay Hà Nội để dự cuộc gặp sáng hôm nay nếu như trong tay anh có một mảnh giấy của Bộ Ngoại giao đến đúng lúc... Những tín hiệu trước cuộc “ hội ngộ ” như thế quả thực gợi lên nhiều nan đề khó mà tự giải đáp với nhau.


    Cuối cùng, đành tìm ra một phương án tạm thời như sau : mọi người hãy ngồi lại để LS Trần Vũ Hải và TS Nguyễn Quang A sang trước xem xét tình hình và đề đạt một thỉnh cầu đầy thiện chí : Bộ Ngoại giao đã muốn gặp cả 18 người ký Kiến nghị thì mời Bộ cử một phái viên sang quán café Trung Nguyên nói một lời mời chính thức để anh chị em yên tâm cùng nhau sang, nếu không, người được mời và người không được mời đều rất khó xử. Hai người tức tốc ra đi. Một chốc sau anh Nguyễn Quang A trở về cho biết, trước cổng bộ Ngoại giao là cô Loan cùng với hai cán bộ nữa đang đợi chúng ta. Nhưng cô Loan từ chối sang quán café nói lời mời với đoàn, vì theo cô, nơi đấy là một tụ điểm ăn sáng, sang mời không tiện (Hay nhỉ, gửi giấy mời cho tất cả không tiện, gọi điện cho tất cả không tiện, khi anh chị em đến đông đủ, cần một lời mời chính thức cũng không tiện nốt, thế thì phải thế nào mới tiện đây?). Anh Nguyễn Quang A còn cho biết thêm, xe đón Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã đến, Thiếu tướng đang có ý chờ anh em mình. LS Trần Vũ Hải đã vào theo cụ. Tuy nhiên người giải đáp các yêu cầu trong bản Kiến nghị lại là một Phó ban Biên giới, ông Trần Duy Hải, chứ không phải ông Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn.



    Tất cả đều ồ lên một tiếng như một tiếng đáp đồng thanh : Thế thì còn nói gì nữa. Người ta mong là mong nghe những điều đang làm lòng dân xôn xao và nóng hết mọi cái đầu yêu nước, xoay quanh những bản thông cáo báo chí chèo nhau giữa ta và Trung Quốc hơn mười ngày qua, chứ vấn đề biên giới thì các vị đã ký từ đời tám hoánh nào rồi, đâu phải là nhu cầu bức thiết phải giải đáp vào lúc này.



    Không cần chờ đợi lâu, đã có ngay một quyết định dứt khoát, dù không ai bàn với ai : TS Nguyễn Xuân Diện thay mặt mọi người sang trả lời với quý Bộ rằng cả 17 người sẽ không sang nếu Bộ không có một lời mời chính thức, vì chúng tôi không cầu mong đến nghe thông tin của Bộ Ngoại giao về biên giới mà theo luật, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ trả lời nghiêm chỉnh Kiến nghị của công dân. Mặt khác, nội dung bản Kiến nghị liên quan đến những vấn đề hệ trọng vượt ra ngoài quyền hạn một Phó ban Biên giới của Bộ, vì thế nếu không có ông Hồ Xuân Sơn đứng ra giải đáp các thắc mắc của nhân sĩ trí thức nhằm làm sáng tỏ những điều vẫn được đồn đại trong dân chúng về việc “ đi đêm ” giữa ta và Trung Quốc quanh chủ quyền biển đảo, thì cuộc gặp gỡ này hoàn toàn không cần thiết. Anh Diện nhận lời đóng vai “ ngoại giao ” cho đoàn và chỉ mười phút sau anh trở lại thông báo nhiệm vụ đã được hoàn thành xuất sắc : anh đã nói lên điều cần thiết có tính chính danh là một lời mời của Bộ, còn không thì đoàn Kiến nghị trước sau cũng có cách để lấy được bản thỏa ước giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đó là quyền lợi chính đáng của cả dân tộc chứ không phải là một trái núi Făng-si-păng để bày ra thách đố, trong khi, hiện không ít báo chí nước ngoài đang chờ đợi cuộc gặp để hỏi ý kiến về kết quả cũng như tinh thần trao đổi của Đoàn. Nghe anh Diện nói xong, lần lượt GS Hoàng Tụy, GS Phạm Duy Hiển rồi Trần Nhương, Phạm Xuân Nguyên... mọi người đứng lên, nhìn nhau cười một cái - nụ cười trầm ngâm nhiều ý nghĩa - và nhẹ nhàng chia tay.



    Còn câu chuyện ở trong Bộ Ngoại giao, theo lời cụ Nguyễn Trọng Vĩnh kể lại thì diễn ra theo kịch bản sau : cụ và Trần Vũ Hải đi vào, phòng họp đã có đại diện các ban phòng vụ viện đủ cả. Ông Trần Duy Hải Phó ban Biên giới nói rằng sở dĩ ông được giao đứng ra tiếp đoàn vì ông ta đích thân đi theo Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn nên nắm được đầy đủ diễn biến các cuộc gặp gỡ giữa ta và Trung Quốc. Ông cũng cho hay Bộ Ngoại giao đã quyết định mở cổng chính để mời Đoàn sang, nhưng cử một người đi sang đó mời thì không thể làm được. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đáp lời ông : “
    Bên ấy hiện có những trí thức nổi tiếng, là chuyên gia hàng đầu trong nhiều ngành nhiều lĩnh vực, các Giáo sư thứ thiệt chứ không phải loại dỏm, cho nên sự tự trọng đối với họ là biểu hiện nhân cách, không có một lời mời thì họ sang sao được ”. LS Trần Vũ Hải tiếp lời cụ Vĩnh : “ Nếu các ông quyết định không sang mời các vị nhân sĩ trí thức thì hay là ông làm văn bản trả lời chúng tôi có được không ? ” Ông Phó ban Biên giới lắc đầu : “ Có cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đây là người biết rõ, trong nguyên tắc ngoại giao, nhiều điều nói được mà viết ra không được. Hay là thôi, cụ Vĩnh đã có mặt đây rồi, coi như cụ là Trưởng đoàn, tôi cứ xin báo cáo, cụ đại diện cho cả Đoàn nghe vậy ”. Cụ Vĩnh xua tay ngay : “ Không được đâu. Nếu anh coi tôi là người cũ của Bộ, dẫn tôi sang một phòng riêng, kể cho tôi nghe tình hình cuộc gặp gỡ giữa ta và Trung Quốc thì nghe cũng chẳng sao, nhưng còn ngồi ở đây để anh báo cáo thì đâu có được, vì tôi chỉ là một cá nhân ký vào Kiến nghị, tôi làm sao mà thay mặt được cho cả Đoàn, tôi cũng có thì giờ đâu đi báo cáo lại với từng người một. Xin nói lại, những bậc trí thức không sang vì không nhận được lời mời chứng tỏ họ là người coi sự tự trọng là một phẩm chất. Vậy thôi, cuộc họp không thành, xin dừng lại ở đây”. Thế là cụ và LS Trần Vũ Hải bắt tay quý vị trong bộ Ngoại giao và lên xe ra về.
  7. choiboi179

    choiboi179 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2009
    Đã được thích:
    0
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Cái này cụ tự viết ra à?
    Nếu copy ở đâu thì phải có link nhé
  9. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Khi xưa,nước nhà gặp nguy biến thì đã có hội nghị Bình Than.Không phải vua ta không quyết định được nên hòa hay đánh mà muốn thống nhất tin thần đòan kết với tòan dân quyết đáng đuổi giặc ngọai xâm.
    Còn hôm nay,CP ta có thể tự quyết vận mệnh đất nước mà ko cần lắng nghe ý kiến,kiến nghị tâm quyết của các "Bô lão" thời hiện đai ư ????
    Những kiến nghị đó một phần nào cũng đại diện tiếng nói của nhân dân.
    Như vậy,nhân dân phải tin vào đâu đây ?????




    :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((
  10. Pattern

    Pattern Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2010
    Đã được thích:
    275
    Các bác Hoa Sim, Thai Duong, SINH TU ra giữ đảo này[r24)]

    Báo Trung Quốc: Mỹ trung lập trong vấn đề Biển Đông

    Mỹ sẽ duy trì hiện diện ở Biển Đông, nhưng sẽ trung lập trong vấn đề tranh chấp ở đây, tờ China Daily dẫn lời quan chức Mỹ ngày 11/7 cho biết.

    Phát biểu tại cuộc họp báo về căng thẳng trên Biển Đông, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen ngày 10/7 cho biết: “Một trong những vấn đề tôi đang lo ngại đó là tranh chấp hiện nay ở Biển Đông có thể dẫn đến những tính toán sai lầm và nguy cơ bùng nổ chiến tranh mà không ai lường trước được. Chúng tôi vẫn duy trì sự hiện diện và trách nhiệm ở đây”.

    Ông Mullen nói thêm; “Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm hỗ trợ các giải pháp hòa bình cho các vấn đề trong khu vực.”

    Ông này cũng kêu gọi Bắc Kinh minh bạch và có trách nhiệm hơn nữa trong các vấn đề khu vực, đặc biệt là quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Ngoài ra, Washington cũng bày tỏ mong muốn đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc.

    Chuyến thăm của ông Mullen diễn ra sau khi Mỹ và Philippines tiến hành cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày trên biển Đông. Trong một động thái khác, Mỹ, Australia và Nhật được cho là đã tổ chức tập trận quân sự ba nước trên bờ biển Brunei, gần khu vực biển Đông hôm 09/7.

    Ngày 11/7, ông Mullen dự kiến sẽ có cuộc hội kiến với các quan chức chính phủ cấp cao khác của Trung Quốc, trong đó có Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Theo China Daily
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này