Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2924 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 02:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113090 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1


    chữ SELL luôn thường trực trong đầu thì.....bán bán hết bán sạch, lấy nhân dân tệ ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  2. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Cái này đã rõ, Mỹ tuyên bố Trung lập trong tranh chấp biển Đông nghĩa là không đứng về bên nào. Nhưng Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ đàm phán đa phương trong tranh chấp biển đông; ủng hộ tự do hàng hải, cam kết bảo vệ đồng minh và nhiều động thái khác...
    Mỹ không bao giờ từ bỏ vai trò số 1 của mình trên thế giới đâu!!
  3. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Tình hình là rất tình hình ....:-w còn khó khăn ....:-w
  4. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    writeFolderTitle(PAGE_FOLDER);THẾ GIỚI
    Thứ năm, 14/7/2011, 09:27 GMT+7

    writeSociable('http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/07/tranh-chap-bien-dong-se-len-ban-hoi-nghi-asean/','Tranh+chấp+Biển+Đông+sẽ+lên+bàn+hội+nghị+ASEAN','Tranh+chấp+Biển+Đông+sẽ+lên+bàn+hội+nghị+ASEAN','sociable',1000522594); [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Tranh chấp Biển Đông sẽ lên bàn hội nghị ASEAN

    [​IMG]
    Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN. ASEAN sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thảo luận tại diễn đàn an ninh khu vực (ARF) diễn ra ở Bali cuối tháng này.

    Tổng thư ký hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Surin Pitsuwan cho hay ASEAN không can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, hiệp hội sẽ "cung cấp một diễn đàn, nơi các vấn đề về Biển Đông được thảo luận một cách cởi mở và thẳng thắn", Inquirer dẫn lời ông.
    Ông Pitsuwan cho rằng cuộc thảo luận này sẽ không ảnh hưởng tới các bước đi của các bên tranh chấp nếu có nước nào đó muốn đàm phán song phương với Trung Quốc.
    ARF là một diễn đàn an ninh quan trọng ở châu Á Thái Bình dương, quy tụ các quan chức và giới quân sự cũng như chuyên gia của ASEAN và các nước đối thoại. Trong số này có những cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Nga và Liên minh châu Âu.
    Trước đó Philippines cho hay họ muốn đưa vấn đề tranh chấp ra ARF. Mỹ cũng cho rằng diễn đàn an ninh này là cơ hội để các bên giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
    Tại ARF ở Hà Nội năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng tuyên bố Washington "có lợi ích quốc gia" trong việc đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông. Bình luận này của bà khiến Bắc Kinh tức giận. Trung Quốc luôn cho rằng Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp vì thế không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
    Trung Quốc và bốn quốc gia ASEAN bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới. ASEAN và Trung Quốc từng thông qua Tuyên bố về Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 song ASEAN muốn có một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc hơn.
    Trong vài tháng trở lại đây, Việt Nam và Philippines liên tục tố cáo Trung Quốc có hành động quyết liệt ở Biển Đông. Manila hồi đầu tuần cho biết sẽ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo lên Tòa án về luật biển của Liên Hợp Quốc, điều mà Bắc Kinh bác bỏ. Manila phản pháo rằng việc Bắc Kinh không dám ra tòa chứng tỏ bằng chứng của họ về chủ quyền không có cơ sở, AFP đưa tin.
    Tòa án này do Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc thành lập. Công ước, mà Trung Quốc cũng là một thành viên, quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).
  5. huaren81_2006

    huaren81_2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Đã được thích:
    280
    Tình hình này thì quá là căng chứ ko phải là căng vừa...các cụ nhể...TQ nó đang " ủ mưu" gì đây
  6. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Anh hùng Lê Mã Lương: Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng
    Cập nhật lúc :10:09 AM, 14/07/2011
    Đó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù".

    Bản chất của Trung Quốc là “khát đất, khát nước”
    Là người từng nghiên cứu lịch sử và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông có suy nghĩ gì khi Trung Quốc đang có những hoạt động gây hấn, đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

    [​IMG]
    Thiếu tướng, Anh hùng Lê Mã Lương. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc là một người bạn, một người hàng xóm vĩ đại của dân tộc ta. Đó là điều đã được lịch sử thừa nhận. Thế hệ chúng tôi không bao giờ quên ơn những đóng góp, ủng hộ của họ, đứng đầu là Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1986, tranh chấp biên giới Việt – Trung liên tục xảy ra. 6 năm liền, tôi chỉ huy binh đoàn chiến đấu từ Quảng Ninh, Lạng Sơn rồi tới Hà Giang, Tuyên Quang, 2 năm liền cầm súng trực tiếp chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi đất liền tạm ổn, từ năm 1986, vấn đề biển Đông lại dội lên. Tất cả những điều đó khiến tôi không lạ gì bản chất của người Trung Quốc.
    Bản chất của họ là “khát đất” và “khát nước”. Để có “đất” và “nước”, mỗi một ngày thêm một tấc đất liền, mỗi một ngày thêm một thước nước biển, người Trung Quốc không có cách nào khác là phải bành trướng.
    Tôi ở sát biên giới 6 năm, ban đầu rất ngạc nhiên bởi hành động của những người dân Trung Quốc. Mỗi ngày, người ta trồng một cây ngô, một cây đậu, một cây khoai… để lấn được sang đất Việt Nam. Nhưng càng về sau, càng ngẫm nghĩ thì càng hiểu ra rằng: hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành trướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia.
    Vì vậy, sự kiện tàu quân sự của Trung Quốc ngụy trang thành tàu dân sự, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking 2 của Việt Nam đã không khiến tôi bất ngờ. Đó là hành động của một kẻ cướp biển, là biểu hiện của tư tưởng “khát đất” và “khát nước”. “Khát” đến không còn giới hạn, không còn tôn trọng luật pháp quốc tế.
    Theo ông, những hành động vừa qua của Trung Quốc chỉ là một bước đi trong chiến lược bành trướng lâu dài đã được vạch sẵn?
    Đúng vậy. Việc khống chế biển Đông nằm trong chiến lược, ý đồ lâu dài của Trung Quốc, không đơn thuần là vấn đề dầu mỏ, khí đốt mà còn là vấn đề gây áp lực lên các nước Đông Nam Á và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này.
    Tuy nhiên, đó là điều Trung Quốc không thể làm được. Thứ nhất, vấn đề lịch sử biển Đông của Trung Quốc nêu ra với thế giới là không có sức thuyết phục đối với những ai quan tâm đến biển và hiểu luật biển trên thế giới.
    Thứ hai, tham vọng của Trung Quốc là muốn đàm phán song phương với từng nước có xung đột. Nhưng tất cả các các nước trong khối ASEAN như Philippin, Việt Nam, Malaysia… thừa hiểu, nếu như đoàn kết lại thì buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược biển Đông của mình. Hơn nữa, không chỉ có Mỹ mà các nước khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ đều ủng hộ các nước ASEAN để bảo vệ công lý, bảo vệ luật biển quốc tế.
    Vừa qua, có một số người hỏi ý kiến của tôi: “Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippin?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!
    Vậy ông nghĩ sao khi một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố sẽ “dạy Việt Nam một bài học lớn hơn”?
    Đó là phát ngôn của một kẻ ngông cuồng và thiếu hiểu biết, đồng thời thể hiện rất rõ bản chất võ biền, liều lĩnh của một bộ phận người Trung Quốc.
    Hiện nay, tình hình đã khác. Sau năm 1975, sau chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, sau chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc… thế giới đã hiểu tranh chấp biển Đông như thế nào, cái vô lý của Trung Quốc như thế nào.
    Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
    Vừa qua, việc Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung Quốc đang tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề. Nếu để xảy ra “lình xình” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … thì Trung Quốc sẽ nhận được một bài học xác đáng.
    “Trung Quốc lùi một bước để tiến hai bước”
    Trung Quốc tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông? Liệu rằng, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng hơn tại biển Đông?
    “Lùi một bước và tiến hai bước” là thủ đoạn và sách lược bất biến của người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ quay đầu và biển Đông sẽ là một sự kiện lịch sử không bao giờ hết phức tạp. Hiện tại, Trung Quốc có thể đang trùng xuống nhưng có thể sẽ lại thổi bùng vấn đề lên sau Đại hội Đảng XVIII, khi bộ máy tổ chức kiện toàn. Do đó, chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác lưu ý với từng hành động của họ.
    Đâu là giải pháp chiến lược của Việt Nam để đối phó với vấn đề sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp này?
    Hơn bao giờ hết, Việt Nam phải thể hiện thái độ cứng rắn của mình. Việt Nam phải tiếp tục thông tin để thế giới và nhân dân trong nước hiểu rõ hơn bản chất tranh chấp ở biển Đông. Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.
    Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta đã được đẩy mạnh song vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi cho rằng, không ít người Việt Nam chưa thực sự hiểu được bản chất của vấn đề, thậm chí ngay cả những khái niệm đơn giản nhất như: thềm lục địa, hải lý là gì? “Đường lưỡi bò” ra sao?... Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.
    Ngoài ra, ngư dân ta nên được tổ chức thành những tổ hợp đánh cá khi đánh bắt xa bờ.
    Thử tưởng tượng, cả một tập đoàn với vài chục con tàu, làm sao Trung Quốc có thể làm được những chuyện phá hoại như đối với tàu Bình Minh và Viking 2. Tất nhiên, nhiều người dân của ta không làm theo phương thức này vì tư tưởng làm ăn riêng lẻ và tư lợi. tuy nhiên, Nhà nước phải kiên quyết đứng ra tổ chức vì cộng đồng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhà nước cần đứng ra bảo trợ, trang bị cho họ phương tiện tự bảo vệ, máy thông tin để liên lạc với đất liền khi xảy ra sự cố.
    “Tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam”
    Trong suốt quá trình trực tiếp tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, theo ông còn có thông tin nào cần được thông tin để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về chủ nghĩa bành trướng?
    Có nhiều điều mà chúng ta chưa tiện nhắc tới vì tình đoàn kết, hòa hảo giữa hai dân tộc. Nhưng có một sự thật tôi có thể nhắc đến ở đây là sự kiện biển Đông năm 1988. Khi đó, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam đã xảy ra một vụ đụng độ.
    Chúng ta đã chịu không ít tổn thất nặng nề. Nhiều chiến sĩ ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Chúng ta đã ứng xử bằng một thái độ hết sức mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tuy nhiên, đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.
    Là anh hùng LVTND, một tấm gương đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc, ông có nhắn nhủ điều gì đối với hậu thế?
    Để có được một đất nước Việt Nam trọn vẹn và thống nhất như ngày hôm nay, bao thế hệ Việt Nam đã phải đổ cả núi xương, sông máu. Vì vậy, thế hệ trẻ hiện tại và tương lai phải có trách nhiệm để giữ gìn và cống hiến, làm cho nước Việt Nam ngày càng mạnh hơn, uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, chúng ta phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm. Bởi nếu nền kinh tế của chúng ta yếu kém, chúng ta không mạnh lên thì chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt với nguy cơ mất nước.

    Theo Giáo dục Việt Nam
  7. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Cần chỉ rõ sự mập mờ trong quan điểm của Trung Quốc về biển Đông
    Cập nhật lúc :9:34 PM, 13/07/2011
    Trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Vũ Cao Phan đã nêu nguyên văn câu nói của ông Đặng Tiểu Bình: "Chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác"*.

    Trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Vũ Cao Phan đã nêu nguyên văn câu nói của ông Đặng Tiểu Bình: "Chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác"(1).
    Phía Trung Quốc thường nói “gác tranh chấp, cùng khai thác” với thế giới. Nghe có vẻ rất thiện chí. Họ không nhắc đến nửa trước “sở hữu của ta”.

    Người ngoài không để ý vế “sở hữu của ta”. Nhiều báo Việt Nam cũng vô tình lặp lại cách nói mập mờ này. Theo tôi, nếu trích dẫn câu này, nên đưa nguyên văn “sở hữu của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” để bạn đọc tránh hiểu lầm.

    [​IMG]
    Hướng ra Biển Đông. Ảnh: VNN Trước khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phillippines đi thăm Trung Quốc, Philippines đã cấm một nhà ngoại giao Trung Quốc tham gia các cuộc gặp giữa hai nước trong tương lai. Ông này đã có những hành vi thô lỗ khi tranh luận với quan chức sở tại về cáo buộc của Manila xung quanh việc Trung Quốc xâm phạm các vùng nước Philippines tuyên bố chủ quyền.

    Sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm Trung Quốc về, ngày 11/7/2011, Phillipines đặt vấn đề đưa tranh chấp biển Đông ra toà án Liên Hiệp Quốc. Ngày 12/7, Trung Quốc phản đối việc này và cho rằng “tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết qua đàm phán trực tiếp giữa các nước có liên quan trực tiếp". Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn nói thêm các tranh chấp nên được dàn xếp theo "luật pháp quốc tế đã được thừa nhận".

    Câu hỏi dễ đặt ra là: Nếu họ nói có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền của mình thì tại sao phải ngại đưa ra toà quốc tế, tại sao phải khăng khăng chỉ đàm phán song phương?

    Tàu Trung Quốc quấy nhiễu, bắt giữ ngư dân của Việt Nam trên vùng biển mà ngư dân Việt Nam đã làm ăn từ ngàn đời nay. Việt Nam có chứng cứ lịch sử, pháp lý mạnh mẽ để khẳng định chủ quyền. Tàu Trung Quốc phá hoại hoạt động thăm dò của Petrovietnam sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, Trung Quốc đã nói với nhân dân họ và thế giới rằng người gây hấn là Việt Nam.

    Ngày 11/7/2011, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cũng đòi các nước liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương cách ngoại giao "khôn khéo" và nói rằng Trung Quốc đang đi theo hướng này. Chẳng lẽ, theo họ “khôn khéo” đối với Việt Nam và Phillipines là “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong vùng mà họ khẳng định là “của họ” nhưng lại sợ không dám đưa ra toà quốc tế.

    Còn họ đi theo hướng “khôn khéo” là vẽ ra đường lưỡi bò, là biến vùng của người khác vốn không có tranh chấp thành vùng tranh chấp và khẳng định là của họ để hào phóng chào mời “gác tranh chấp, cùng khai thác”.

    Sợ rằng, “nói dối một lần không ai tin, nói dối một triệu lần sẽ thành sự thật”. Cần chỉ rõ sự mập mờ, nếu có mục đích như vậy.

    *VietNamNet đăng lại bài trả lời ngày 29/6/2011.
  8. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Thằng Tàu khựa lại bắt nạn ngư dân mình. Thằng khựa này hèn hạ thất nó dùng tàu chiến để đuổi tàu cá của mình.
    Phản đối bọn Trung Quốc hèn hạ!
    Lính Trung Quốc tịch thu tài sản, đánh ngư dân Việt Nam
    Cập nhật lúc :9:57 AM, 14/07/2011
    Tin từ Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi hôm qua cho biết các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS do ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 5/7, tại phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo.

    Tàu chiến thả một canô chở 10 lính trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển này. Ông Thừa cho tàu tiếp tục đi đánh bắt để kiếm tổn phí, sau đó mới vào bờ và báo cáo sự việc.
  9. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Trường Sa, những ngày không thể quên
    TP - Thăm Trường Sa cuối tháng 4, đầu tháng 5-1988, ít ngày sau sự kiện 14-3-1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, là chuyến đi không thể quên.

    [​IMG]
    Đại tướng Lê Đức Anh trong buổi lễ ngày 7-5-1988 tại đảo Trường Sa Lớn Ảnh: Nguyễn Viết Thái. Ra nơi đầu sóng
    Đang là phóng viên ảnh kiêm viết mảng quân đội của báo Phú Khánh (cũ), Nguyễn Viết Thái được cấp chục cuộn phim Orwo đen trắng của Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ). Cùng đi, có anh Phạm Đình Quát ở Quốc doanh Nhiếp ảnh Phú Khánh, cố nhạc sĩ Xuân An ở Sở VHTT, hai ca sĩ Thanh Thanh, Anh Đào ở Đoàn ca múa Hải Đăng, hai anh ở Quốc doanh Chiếu bóng Phú Khánh. Vào đến Nhà khách ngoại vụ của Vùng 4 Hải quân, họ nhập chung với các nhà báo, nhà quay phim ở Tạp chí Hải quân, NXB Quân đội nhân dân, Xưởng phim Quân đội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh…
    Mấy lần được cho về nhà để chờ, xuống tàu rồi lại lên bờ, khoảng một tuần sau khi đến nhà khách, họ mới thực sự khởi hành. Tàu ra biển, họ mới được thông báo lịch trình, biết được đi cùng Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh, Đô đốc Tư lệnh Quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương và nhiều cán bộ cấp tướng của các quân chủng, tổng cục.
    Viết Thái nhớ lại, những ngày ở Nhà khách anh thấy xe mang thư, quà gửi Trường Sa tấp nập đến đó. Cả nước đang hướng về những người lính nơi đầu sóng ngọn gió. Chuyến đó, đoàn công tác không đến khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, nơi tình hình rất căng thẳng, chiến sự có thể lại bùng nổ bất cứ lúc nào. Nhưng trước khi lên đường, Viết Thái và nhà văn Khuất Quang Thụy đã vào căn cứ Cam Ranh thăm Trung đoàn 83 công binh, đơn vị có nhiều người hy sinh nhất trong sự kiện 14-3-1988. Đặc biệt, anh được gặp cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-505 vừa từ Trường Sa trở về. Sáng 14-3-1988, dù bị tàu đối phương bắn cháy, nhưng tàu HQ-505 đã ủi bãi đảo Cô Lin thành công, bảo vệ được chủ quyền của Tổ quốc tại đây. Tập thể tàu HQ-505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. “Thật xúc động khi gặp những người lính trẻ măng, vừa đối mặt cái chết nhưng phong thái, nét mặt họ vẫn đầy vẻ tự tin, lạc quan” Viết Thái kể. Chưa ra tới Trường Sa, nhưng anh đã có nhiều cảm xúc và tư liệu để viết mấy bài cho báo Phú Khánh.
    Trong 15 ngày thăm Trường Sa, đoàn ghé thăm 11 đảo: Đá Lát, Đá Đông, Núi Le, Tốc Tan, Tiên Nữ, Trường Sa Lớn, Phan Vinh… Dịp đó trời yên biển lặng, mặt biển mênh mông xanh ngắt. Ở đảo Thuyền Chài, khách được lính đảo dẫn đi lặn ngắm san hô. Những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội giữa rừng san hô đủ các kiểu dáng như ở chốn thần tiên khiến họ choáng ngợp. Trường Sa đẹp vô cùng. Buổi tối, ngắm ánh trăng lung linh soi bóng xuống mặt biển, cảm giác thật êm đềm. Nhưng cũng có lúc không khí trở nên căng thẳng, đó là lần hai tàu chiến nước ngoài theo kèm, chạy cắt chéo đường chạy của tàu ta…
    Ngày đó, hầu hết các đảo chìm họ ghé thăm đều chỉ có chiếc nhà cao chân rộng vài chục mét vuông. Công binh đang khẩn trương xây dựng nhà lâu bền trên một số đảo. Để lên đảo, mọi người phải đi xuồng, được thủy thủ đẩy qua bãi san hô cập chân nhà. Tới mỗi đảo, Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương đều thăm hỏi cán bộ chiến sĩ, rất thân tình, gần gũi. “Nhưng trong công việc, các ông ấy quyết liệt, nghiêm khắc lắm”. Viết Thái kể, rồi cho chúng tôi xem ảnh Đô đốc Giáp Văn Cương tự tay sửa tư thế ngắm bắn AK của chiến sĩ, tự tay chỉnh tầm cho khẩu 12 ly 7 khi kiểm tra sẵn sàng chiến đấu ở đảo Thuyền Chài…
    Một trong những bức ảnh của Nguyễn Viết Thái được sử dụng nhiều nhất là ảnh Đại tướng Lê Đức Anh tại lễ kỷ niệm 33 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, ngày 7-5-1988. Trước hàng quân trên đảo Trường Sa Lớn, giữa quần đảo Trường Sa đầy nắng gió, Đại tướng đọc lời thề: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.
    Trường Sa, không chỉ là kỷ niệm
    “Khi lên đảo Phan Vinh, chúng tôi nghe anh y sĩ kể, các anh vừa làm vệ sinh kho gạo, đập chết và đốt 75 ký xác gián”. Nhà báo Phạm Đình Quát hiện công tác tại Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, kể về một ấn tượng sâu sắc trong chuyến đi Trường Sa năm 1988. Gián, chuột không cách nào diệt hết, nhưng sau mùa mưa bão, cả đàn gà trên đảo chỉ còn một chú gà trống. Hàng ngày, nó lủi thủi đi ăn rồi về chuồng, chẳng buồn gáy nữa. Cho đến khi đảo có khách. Buổi tối sinh hoạt văn nghệ thật ấm cúng, hai nữ ca sĩ Anh Đào, Thanh Thanh say sưa hát, như chưa từng hát. Các chàng lính đảo, chẳng rõ chăm chú nghe hay ngắm hai ca sĩ hát, cứ ngẩn ra... Khoảng hơn 4 giờ sáng hôm sau, bỗng đảo nhỏ xôn xao bởi tiếng gà gáy. Chú gà trống đứng trên ụ pháo, vỗ cánh phành phạch, ngóc cao đầu gáy liên tục. Một pháo thủ trẻ dí dỏm bảo: “Vì hai người đẹp xuất hiện trên đảo, có “cân bằng sinh thái” nên con gà mới có hứng thú gáy”.

    [​IMG]
    Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đeo quân hàm) và tập thể tàu HQ-505 anh hùng Ảnh: Nguyễn Viết Thái. Cũng trên đảo Phan Vinh, các vị khách đã chứng kiến niềm vui sướng đến tột độ của lính đảo, khi một trận mưa giông ập đến bất ngờ. Cả đảo ùa ra tắm, nhảy nhót, la hét… Xúc động trước cảnh lính đảo đón mưa, nhạc sĩ Xuân An viết ngay bài hát “Mưa Trường Sa”, rất được lính Trường Sa ưa thích. “Mưa! Trời mưa! Á ha, trời mưa! Từng bàn tay với lên trời cao, vuốt trên mặt người, thấm từng giọt mưa lẫn dòng nước mắt. Mưa ơi mưa ơi đảo nhỏ chờ mưa. Mưa đi mưa đi chúng tôi cần mưa…”.
    Có lần tại một đơn vị ở đảo Trường Sa Lớn, Xuân An hát suốt 90 phút rồi buông đàn nằm nghỉ. Các chiến sĩ trẻ nhao nhao: “Bố cứ vừa nằm vừa hát tiếp đi. Chúng con quạt cho bố mát”. Một lúc sau, anh em ở đơn vị khác kéo đến, miệng mời tay kéo Xuân An đến chỗ ở của họ... nằm hát tiếp. Không có tình cảm sâu sắc và mãnh liệt, chắc Xuân An, cũng như Anh Đào, Thanh Thanh, không thể hát khỏe như trong chuyến đi ấy. Hai chị còn tranh thủ khâu vá cho chiến sĩ.

    [​IMG]
    Nhà báo Nguyễn Viết Thái (phải) và nhà báo Phạm Đình Quát tại đảo Trường Sa Lớn Ảnh: Nguyễn Viết Thái . Sau chuyến đi, Viết Thái và Đình Quát rửa mấy chục tấm ảnh khổ 40 x 60, giới thiệu ở một số nơi tại Nha Trang. Phòng VH-TT thành phố Đà Nẵng, khi đó thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng mời các anh tham gia triển lãm ảnh “Gặp gỡ Trường Sa”. Sau đó, triển lãm được đưa vào thành phố Cần Thơ. Bộ ảnh chụp trong chuyến đi đó được Nguyễn Viết Thái đưa lên blog, rất nhiều người xin sử dụng. Còn đối với nhà báo Phạm Đình Quát, Trường Sa không chỉ là những kỷ niệm, mỗi lần nhắc đến Trường Sa là cồn cào nỗi nhớ.
  10. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    boxitvn.net
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này