Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6919 người đang online, trong đó có 801 thành viên. 13:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112601 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    TQ kiên quyết chỉ đàm phán song phương


    Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

    Sau khi Philippines đề xuất mang tranh chấp Biển Đông cho Liên Hiệp Quốc phân định, Trung Quốc tái khẳng định quan điểm chỉ giải quyết bằng đàm phán song phương.
    Thứ Sáu tuần trước tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã đề xuất với người đồng nhiệm Dương Khiết Trì về việc mang các bất đồng về chủ quyền biển ra cho Tòa án Quốc tế về Luật Biển giải quyết.
    Đề xuất của Philippines đã bị Trung Quốc bác bỏ.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba 12/07: "Lập trường của Trung Quốc về Nam Hải (Biển Đông) là nhất quán và rõ ràng".
    "Trung Quốc luôn luôn kiên trì quan điểm rằng tranh chấp Nam Hải phải được giải quyết qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan dựa trên luật pháp quốc tế đã được thừa nhận."
    Người đứng đầu quân đội Trung Quốc hôm thứ Hai chỉ trích Mỹ một cách gay gắt về việc Washington tham gia diễn tập chung với các quốc gia cùng chia sẻ Biển Đông.
    Một hôm trước đó, Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen, nói tại Bắc Kinh rằng Mỹ sẽ duy trì hiện diện tại khu vực và yêu cầu các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
    Trung Quốc vẫn kiên quyết lập trường đàm phán tay đôi với các nước liên quan, chính sách mà các chỉ trích gia gọi là "chia để trị".
    Tòa án Quốc tế về Luật biển


    Ngoại trưởng Albert del Rosario vừa thăm Trung Quốc hồi tuần trước và đã kêu gọi mang tranh chấp Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
    Trung Quốc luôn luôn kiên trì quan điểm rằng tranh chấp Nam Hải phải được giải quyết qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan dựa trên luật pháp quốc tế đã được thừa nhận.
    Người phát ngôn TQ Hồng Lỗi


    Đây là một tổ chức luật pháp độc lập lập ra trong khuôn khổ Công ước LHQ về Luật Biển (Unclos) để nhằm giải quyết các bất đồng.
    Phát biểu với các phóng viên sau khi trở về Philippines, ông de Rosario nói ông đã chỉ rõ cho phía Trung Quốc, rằng tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với Biển Đông, mà Philippines nay gọi là Biển Tây Philippine, hoàn toàn "dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Unclos.”
    Ông ngoại trưởng cũng nói trong khi đóm tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc phần nhiều dựa trên "chứng cứ lịch sử".
    Hôm thứ Hai 11/07, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh kêu gọi Việt Nam và Philippines sử dụng biện pháp 'ngoại giao khôn khéo' trong khi Bắc Kinh điều tàu ngư chính tới Trường Sa.
    Bà Phó Oánh được dẫn lời nói trong bài phát biểu tựa đề 'Phát triển hòa bình của Trung Quốc và môi trường quốc tế' tại Hong Kong: "Điều quan trọng là cần xử lý các điểm bất đồng".
    "Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cần sử dụng các biện pháp ngoại giao khôn ngoan nhằm bảo đảm rằng các khác biệt của chúng ta được kiềm chế, xử lý tốt và chúng ta sẽ ngăn chặn không để các khác biệt ảnh hưởng tới quan hệ chung."
  2. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Pakistan lại bị Tàu khựa lừa rồi. Thằng này đi đâu cũng có mỗi bài này, thế mà vẫn có khối chú bị lừa.



    Trung Quốc thay thế vai trò của Mỹ ở Pakistan
    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...ai-tro-cua-My-o-Pakistan/20117/155332.datviet

    ....Đúng vào thời điểm nhạy cảm này, phía Trung Quốc tuyên bố, sẵn sàng phối hợp với Pakistan, phát huy cao độ vai trò cơ chế của các cuộc gặp thường niên giữa lãnh đạo chính phủ hai nước cũng như các cuộc tham vấn ngoại giao giữa hai nước để thúc đẩy thông tin liên lạc và hợp tác, bảo vệ lợi ích chung Trung Quốc – Pakistan như là những đối tác chiến lược ở mọi điều kiện. Đặc biệt, nhấn mạnh, dù tình hình quốc tế có những biến đổi, “Trung Quốc và Pakistan sẽ luôn là láng giềng tốt, bạn bè, đối tác và là anh em”.

    Ngoài ra, lãnh đạo Trung Quốc và Pakistan còn cam kết cùng nhau sản xuất máy bay chiến đấu JF-17 Thunder.

    Bên cạnh đó, đầu năm 2011, chính quyền Pakistan đã chấp thuận đề xuất của Hải quân Pakistan bắt đầu đàm phán với Trung Quốc mua thêm 6 tàu ngầm mới và máy bay J-10 của Trung Quốc.
    Trước thái độ nhiệt tình của Trung Quốc, ngày 22/5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmad Mukhtar cho biết, Pakistan đã đồng ý cho Trung Quốc kiểm soát hoạt động tại cảng Gwadar của Pakistan.

    Cảng Gwadar là cảng biển thứ ba của Pakistan nằm ở tỉnh Balochistan bên bờ biển Arab. Bên cạnh đó, Pakistan còn mong muốn Trung Quốc tiến hành xây dựng một căn cứ hải quân trên lãnh thổ Pakistan.

    Theo đó, Trung Quốc sẽ sử dụng cảng Gwadar như là một căn cứ hải quân để phục vụ các hoạt động tại vùng biển Ấn Độ Dương, biển Arab và các vùng xa hơn.

    Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao phương Tây lại nhận định, mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Mỹ và Pakistan và việc Pakistan tìm đến Trung Quốc sẽ chỉ bất lợi cho Pakistan, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ giúp không Pakistan mà không được hưởng lợi gì.

    Mỹ có lịch sử lâu dài trong việc hỗ trợ về mặt quân sự và kinh tế cho Pakistan. Ít nhất cho đến nay. Mối quan hệ ngày càng tồi tệ hơn với Mỹ có thể sẽ đẩy Pakistan vào thế bị cô lập. Trung Quốc đã tận dụng cơ hội rạn nứt quan hệ Mỹ – Pakistan để tăng cường ảnh hưởng ở Pakistan.
  3. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110713_intellectuals_mofa_meeting.shtml


    Cuộc gặp với Bộ Ngoại giao 'bất thành'


    [​IMG]

    Cuộc gặp giữa nhóm nhân sỹ trí thức yêu cầu cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Việt Nam, dự tính diễn ra vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư 13/07, đã không thành.
    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một trong số 18 nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt Nam ký tên trong kiến nghị yêu cầu 'cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc', nói với BBC từ Hà Nội rằng chỉ có một mình ông có mặt trong cuộc gặp, "nên tôi không nghe và ra về".
    Đáp lại kiến nghị của các nhân sỹ trí thức về thông tin cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và đồng nhiệm Trung Quốc hôm 25/06, Bộ Ngoại giao đã sắp xếp cuộc gặp vào sáng thứ Tư.
    Tuy nhiên, chỉ có ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh, là được Bộ Ngoại giao điều xe tới nhà riêng đón vào lúc 8:30 sáng.
    Những người còn lại được chuyển lời hẹn gặp qua điện thoại hoặc qua đại diện nhóm là luật sư Trần Vũ Hải.
    Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho hay ông cùng 7-8 người khác đã có mặt tại một quán cà phê đối diện Bộ Ngoại Giao trên phố Tôn Thất Đàm từ đầu giờ sáng để chờ lời mời sang làm việc.
    "Thế nhưng họ không mời một cách đàng hoàng, nên tất cả đã quyết định bỏ về."
    Trong số các nhân sỹ chờ đợi trong quán cà phê, ngoài Luật sư Hải và Tiến sỹ Quang A, có Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Nhà văn Trần Nhương, Nhà văn Phạm Xuân Nguyên và Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.
    'Công dân có quyền chất vấn'


    Kiến nghị yêu cầu cung cấp thông tin của các nhân sỹ trí thức được ký ngày 02/07 và được chuyển tới Bộ Ngoại giao hôm 04/07.
    Cũng những người này một tuần trước đó đã ký tên vào bản Tuyên cáo về 'các hành động gây hấn của Trung Quốc' ở Biển Đông, hiện được hàng nghìn người hưởng ứng.
    Nói về cuộc gặp bất thành sáng 13/07, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh giải thích: "Tôi ra về, vì không thể nghe thay cho cả 17 vị kia được".
    Ý nguyện của các vị nhân sỹ trí thức là được tiếp xúc với bản thân Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, người đã có tiếp xúc và hội đàm trong tư cách đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân về vấn đề Biển Đông tại Bắc Kinh.
    [​IMG]Ông Nguyễn Trọng Vĩnh nói dân có quyền chất vấn chính quyền


    Nhưng người được Bộ Ngoại giao phân công tiếp họ vào sáng thứ Tư là ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới.
    Tướng Vĩnh cho hay yêu cầu của các nhân sỹ ký tên trong kiến nghị rất đơn giản: "Thứ nhất là họ có thể trả lời bằng văn bản".
    "Thứ hai, nếu họ muốn mời gặp, thì mời tất cả chúng tôi. Còn thứ ba, họ có thể không trả lời."
    Theo ông Nguyễn Trọng Vĩnh, công dân hoàn toàn "có quyền chất vấn chính quyền, có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước", bởi vậy yêu cầu của các nhân sỹ trí thức là "chuyện hoàn toàn bình thường".
    Hiện chưa rõ nhóm nhân sỹ trí thức có tiếp tục theo đuổi kiến nghị của mình hay không.
    Công khai minh bạch


    Hôm 25/06, trong cuộc gặp với phía Trung Quốc của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, hai bên đã thống nhất đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc".
    Kiến nghị của các trí thức viết "theo các thông tin báo chí, chúng tôi được biết" về các cuộc gặp trên, cũng như tường thuật của Tân Hoa Xã (Trung Quốc) về hai cuộc gặp.
    "Những thông tin trên chúng tôi không thấy đăng trên báo chí của Việt Nam."
    Họ yêu cầu Bộ Ngoại giao xác nhận tính chính xác của thông tin mà Tân Hoa Xã đưa ra, nếu không đúng "yêu cầu phía Trung Quốc phải cải chính và xin lỗi".
    Họ cũng kiến nghị bộ này giải thích quan điểm của Việt Nam về bức thư ngoại giao của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi người đồng nhiệm Trung Quốc năm 1958 về chủ quyền ở Biển Đông.
    Bản kiến nghị còn yêu cầu cung cấp "thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc" hôm 25/06.
  4. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110712_vn_party_personnel_maritime.shtml


    'Nhân sự cũ lại không bàn về biển đảo'


    [​IMG]Hình do PetroVietnam công bố về vụ ngày 26/5 mà phía Việt Nam cho là tàu Trung Quốc đã gây hấn


    Hội nghị Trung ương II của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mất một tuần họp bàn nhưng lại không đề cập đến chủ đề thời sự nóng bỏng là tranh chấp ngoài Biển Đông, gây ra thất vọng trong giới vận động chính trị.
    Trả lời BBC Việt Ngữ ngày 12/7, ông Lê Hồng Hà, cựu chánh văn phòng Bộ ******* nhưng nay là nhà bình luận thời sự, cho rằng phương án nhân sự cao cấp đệ trình lên Quốc Hội khóa tới "vẫn là theo đường lối lâu này, chưa có gì đổi mới".
    Nhưng theo ông, riêng việc Hội nghị trung ương kết thúc kỳ họp hôm Chủ Nhật 10/7 vừa qua mà không đề cập tới chủ đề Biển Đông là chuyện rất đáng nói.
    Tình hình căng thẳng tại Biển Đông trong mấy tháng gần đây đã dẫn tới phản ứng của Việt Nam và Philippines trước hoạt động khẳng định chủ quyền mạnh bạo của Trung Quốc tại đây.
    Trung Quốc một mặt kêu gọi giải quyết tranh chấp qua thương lượng một cách hòa bình, mặt khác kiên quyết tuyên bố chủ quyền tại phần lớn khu vực Biển Đông.
    [​IMG]Thứ trưởng Việt Nam, ông Hồ Xuân Sơn (trái) được Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đón trong chuyến sang Trung Quốc gần đây


    Philippines nói Trung Quốc đã vi phạm hải phận hàng chục lần từ cuối tháng Hai và chính phủ Manila có dự tính đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Indonesia vào giữa tháng này và khiếu nại Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc.
    Trong khi đó Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị tàu thăm dò dầu khí và chính những vụ việc này đã dẫn tới các cuộc biểu tình quần chúng phản đối Trung Quốc tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    "Buồn và thất vọng"
    Theo phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, giải thích thì biểu tình là "phản ứng của người dân trước những sự kiện ở Biển Đông".
    Tôi cho rằng thái độ như thế là hơi bạc nhược
    Ông Lê Hồng Hà


    Tuy nhiên, tại hiện trường, ******* Việt Nam đã bắt giữ một số người biểu tình cùng với các trợ lý báo chí của các cơ quan thông tấn nước ngoài đến đưa tin về vụ việc trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 10/7.
    Việc chính phủ Việt Nam không có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc đã khiến những người như ông Lê Hồng Hà cảm thấy "buồn và thất vọng".
    Ông Lê Hồng Hà giải thích: "Vấn đề sôi nổi, liên hệ trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, đến tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, là vấn đề Biển Đông, thì Hội nghị Trung ương đã không bàn gì hết, cũng như không đưa ra một tuyên bố gì về vấn đề này."
    "Có lẽ người ta cho rằng cần có sách lược đúng đắn trong việc đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông nên họ có thái độ như vậy, nhưng theo tôi Trung ương họp bàn mà không tỏ thái độ về vấn đề Biển Đông thì như thế sẽ không có lợi cho uy tín của Đảng đối với nhân dân đất nước này," ông Lê Hồng Hà nói.
    Vẫn theo ông Lê Hồng Hà trước việc "Trung Quốc có những hành động xâm lấn trắng trợn và rất ngang ngược" thì tất nhiên Biển Đông đang trở thành vấn đề chính trị sôi nổi.
    Trước lập luận rằng chính phủ Việt Nam có thể cho rằng Trung Quốc là một nước lớn, nếu tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc thì có thể không có lợi về phương diện ngoại giao, ông Lê Hồng Hà nói:
    [​IMG]Đại hội của Đảng Cộng sản cầm quyền hồi tháng 1/2011 đã không tạo được chuyển biến lớn về chính trị


    "Chính phủ Việt Nam có thể cho rằng sách lược như thế là khéo léo mềm mỏng hơn, nhưng tôi không đồng ý với điều đó. Tôi cho rằng thái độ như thế là hơi bạc nhược."
    Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Hồ Xuân Sơn sang thăm Trung Quốc và họp bàn với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc, hôm 25/06, một động thái được nhìn nhận như một nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp giữa hai nước qua con đường thương thảo.
    Tân Hoa Xã hôm 28/06 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, nói Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến đi của ông Sơn.
    Điều này khiến một phần dư luận Việt Nam đã bàn luận nhiều, và sau đó, 18 trí thức trong nước ký tên yêu cầu nhà nước cung cấp "thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc".
    Gần đây nhất, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai 11/07 kêu gọi Việt Nam và Philippines sử dụng biện pháp 'ngoại giao khôn khéo' cùng vào thời điểm Bắc Kinh điều tàu ngư chính 46012 tới Trường Sa.
    Hãng Reuters trích lời Thứ trưởng Trung Quốc, bà Phó Oánh, nói trong bài phát biểu tựa đề 'Phát triển hòa bình của Trung Quốc và môi trường quốc tế' tại Hong Kong: "Điều quan trọng là cần xử lý các điểm bất đồng".
    Quốc hội Việt Nam khóa XIII sẽ bắt đầu họp phiên đầu tiên ngày 21/07, trong thời gian 23/07- 27/07 sẽ bỏ phiếu bầu lãnh đạo Nhà nước, và lãnh đạo Chính phủ sẽ được bầu vào ngày 02/08.
    Các phương án về nhân sự được báo chí nhà nước ca ngợi là "hợp lý nhất" cho tình hình hiện nay.
  5. luatsuchungkhoan

    luatsuchungkhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Đã được thích:
    0
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chú trích dẫn toàn thông tin tại những trang tin một chiều, thiếu khách quan và mục đích chính của nó là nói xấu chính quyền. Chú có biết điều đó kg hay mục đích chính của chú là đưa những tin thế này lên để góp phần nói xấu chính quyền.
    Nếu thật sự chú muốn thể hiện chính kiến của mình thì chú hãy giải thích dùm các câu bôi đỏ ở trên đi nhé.
    Có dám làm không!
  7. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    116
    Bác này chắc đang ở hải ngoại nên phát biểu bạo ghê ta[:D]
  8. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Theo quy định, các trường hợp đua xe, lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự... bị xử lý rất nặng bằng nhiều hình thức: tịch thu xe, giam xe (30 ngày hoặc hơn tùy trường hợp cần gia hạn để xác minh), phạt tiền (tổng hợp mức phạt trên 10 triệu đồng), giáo dục, răn đe tại địa phương (phải có giấy kiểm điểm trước tổ dân phố mới được xử lý)... Tuy nhiên, vì “sĩ diện” (không muốn ra kiểm điểm vì xấu hổ) và muốn sớm giải cứu xe, nhiều “quái xế” sẵn sàng bỏ một khoản tiền khá lớn để lo lót.[/QUOTE]


    Ông này tàu khựa 100%
  9. ThichLuotSongHN

    ThichLuotSongHN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Cãi nhau cái con củ kac gì...bảo mấy thằng tham nhũng ra ngoài đấy mà giữ
  10. lengoctram

    lengoctram Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Có cái này bác ạ:
    Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội tình hình biển Đông
    http://vneconomy.vn/20110714123958966P0C9920/chinh-phu-se-bao-cao-quoc-hoi-tinh-hinh-bien-dong.htm
  11. bdnt

    bdnt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Mềnh phát biểu dư thế lày có được không D.A [:D]


    Hội nghị Trung ương II của ********************** đã mất một tuần họp bàn nhưng lại không đề cập đến chủ đề thời sự nóng bỏng là tranh chấp ngoài Biển Đông, gây ra thất vọng trong giới vận động chính trị. =D>=D>=D>


    Các con giời đang hô hào chống Khựa hả, chuẩn bị được listed & booked vào diện Phần tử Diễn biến hòa bình rồi nhá. :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này