Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6961 người đang online, trong đó có 919 thành viên. 12:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113122 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0


    Chán!


    [​IMG]

    Đọc bài Chúng tôi đi gặp Bộ Ngoại giao của bác Nguyễn Huệ Chi thấy chán hẳn. Thôi không nói chuyện mời giấy hay mời mồm, mời trực tiếp hay mời nhắn gửi, nội mỗi chuyện bước qua đường vào quán cà phê mời các nhân sĩ một tiếng cũng ” không thể” đã thấy ngửi không được. Nếu hỏi, chắc mấy ông Bộ này sẽ viện cớ quán các phê là chốn ô trọc họ không được phép bước sang. Thế thì tại sao không nhờ cụ Nguyễn Trọng Vĩnh một câu, nói cụ đạo cao đức trọng, nhờ cụ sang mời anh em hộ cháu chứ cháu không thể sang được đó. Hoặc nhắc điện thoại lên nói với một trong số nhân sĩ kia vì sao họ không sang được, mong các nhân sĩ thông cảm, quá bộ sang đây. [​IMG]
    Là nói vậy thôi, mấy ông Bộ này chẳng coi quán cà phê là chốn ô trọc đâu, chủ yếu là họ không coi các nhân sĩ kia là kẻ sang. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng ngồi đó xem nào, lại không ùa ra cả đàn. Chắc là họ nghĩ: Mấy ông là cái thá gì mà tôi phải đi bộ sang đó mời. Thế đấy,
    đến nhân sĩ người ta còn chẳng coi ra cái đinh gì, hỏi người ta còn trọng được ai? Cái thời Hưng Đạo Vương xuống ngựa rước ông nông dân Phạm Ngũ Lão, mời ngồi cùng xe đi về triều bàn việc nước đã không còn nữa, không bao giờ còn nữa.

    Thời này một khi nghe ai đó nó
    i trọng nhân tài, trí thức thì nên hiểu đó là những ” nhân tài”, “trí thức” gọi dạ bảo vâng, mấy ông phản biện phản beo còn lâu người ta mới trọng. Một khi người ta coi mấy ông nhân sĩ, tri thức không chịu khuất thân làm nô bộc là bọn phá đám thì người ta tha bỏ tù là may, lấy đâu ra trọng thị.
    Bác Nguyễn Văn Tuấn vừa có bài :”Do dân và vì dân: Câu chuyện bên Úc và bên nhà mình” mình rất rất đồng tình. Bác nói: “Nếu Nhà nước / chính phủ mình thực hành câu châm ngôn vì dân (chưa nói đến do dân) thì 90 triệu người Việt Nam sẽ hạnh phúc lắm, và Trung Quốc chắc gì dám bắt nạt chúng ta. Mà, muốn chứng minh tính vì dân thì trước hết hãy gần dân. Cụ thể hơn và thiết thực hơn là hãy trả lời những câu hỏi của các vị nhân sĩ.
    “ Đúng vậy. Nhân sĩ không muốn gần, chả muốn trả lời, nói chi đến gần dân. Dân thì không muốn gần trong khi xu phụ lúc nào cũng cả đàn bên nách, thế mới khốn.
    Đừng tưởng đám xu phụ ngày càng nhiều mà mừng nhé. Trong số đó có rất nhiều kẻ không thực bụng khuất thân làm nô bộc, lấy xu phụ làm lẽ sống đâu. Họ vờ đấy, vờ ngu vờ hèn. Cứ ngu ngu hèn hèn thì chẳng những vinh thân phì gia mà những kẻ hám trọng dụng họ càng mau hư, mau hư thì mau hỏng, mau hỏng thì mau chết. Nguyễn Khải ngày xưa đã nói rồi, “đứa nào thích nịnh thì nịnh cho nó chết”.

    Người thực bụng thì xem thường lũ giả cầy thì cung kính,
    coi chừng không có ngày lại trắng mắt ra.

    http://quechoa.info/2011/07/14/13001/#more-13001

    Đọc bài này của Bọ Lập, thấy đắng miệng quá các cụ ạ.
  2. Dr.BietTuot

    Dr.BietTuot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Cụ Thai_Duong suốt ngày ti toe là lội bùn ở chiến trường K. Nói thật với cụ là đi chiến trường này gian khổ nhất là thiếu nước để uống. Em chẳng bao giờ tin là cụ Thai_Duong đã tham gia chiến trường K.

    Lúc sang bên ấy chả biết Polpot có bao nhiêu quân, đi dọc theo các con suối các con kênh thì dễ bị phụ kích, hơn nữa nhiều con kênh xác người nổi lềnh bềnh thì làm quái gì uống nước được. Phần lớn bộ đội Việt Nam phải len trong rừng mà đi.

    Chẳng hay cụ Thai_Duong ở đơn vị nào thuộc chiến trường K nhỉ? Cụ nói là cụ lặn ngụp trong bùn ở chiến trường K mà cụ thể là ở đâu vậy?^:)^
  3. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Còn bác thì chả ai dám nhìn nhận bác là người Việt yêu nước cả.
    Bác là Việt hay Tàu vậy? Bác có căm ghét Khựa như ghét ch.ó ghẻ không? Tôi chỉ hỏi vậy 1 câu bình thường vậy thôi. Đừng nói là hỏi khó nha.
    Bác cũng giỏi giấu thân phận lắm chứ kém gì ai mà đi đả kích?
  4. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    14/7/2011:
    VTV2 19h : 00 Phim truyện
    Hoàng tử Thiếu Lâm - Tập 31
    VCTV1 01h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 2
    03h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 35
    05h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 2
    07h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 3
    10h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 36
    16h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 3
    18h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 4
    21h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 37
    22h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 4
    VCTV7 02h : 00 Phim Trung Quốc
    Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 1,2
    03h : 30 Phim Trung Quốc
    Uyển Tâm - Tập 23,24
    08h : 00 Phim Trung Quốc
    Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 3,4
    10h : 30 Phim Trung Quốc
    Uyển Tâm - Tập 25,26
    13h : 00 Phim Trung Quốc
    Uyển Tâm - Tập 27,28
    14h : 30 Phim Trung Quốc
    Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 5,6
    18h : 00 Phim Trung Quốc
    Uyển Tâm - Tập 29,30
    20h : 30 Phim Trung Quốc
    Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 7,8
    VCTV8 01h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 2
    03h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 35
    05h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 2
    07h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 3
    10h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 36
    16h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 3
    18h : 00 Phim Trung Quốc
    Chuyện tình ma nữ - Tập 4
    21h : 00 Phim Trung Quốc
    Bí ẩn một tham quan - Tập 37
    22h : 00 Phim Trung Quốc
    Nàng dâu câm - Tập 4
    VTC1 8:05:00 PMPhim TQ
    Người mẹ vô tội - Tập 11
    Hanoi 5:20:00 PMPhim truyện
    Cánh hạc thời gian (phim Trung Quốc – tập 29)
    HTVC 06:00PTTQ: Giới hạn đàn ông - Tập 28 - 29
    12:00PTTQ: Đại khâm sai - Tập 11 - 12
    18:00PTTQ: Giới hạn đàn ông - Tập 30
    22:00PTTQ: Đại khâm sai - Tập 13 - 14
    HaNoiTV1 23:00Phim truyện: Nước mắt nàng dâu - Phim Trung Quốc - Tập 9
    Vinhlong1 00:00Phim Đài Loan: Khi người ta yêu - P.2 – T.35-36
    06:30Phim Đài Loan: Khoảnh khắc ngọt ngào – T.15
    08:30Phim Trung Quốc: Phận hồng nhan – T.17-18
    11:30Phim Đài Loan: Khi người ta yêu - P.2 – T.37-38
    20:30Phim Trung Quốc: La Hán tái thế –T.25-26
    22:15Phim Hong Kong: Muối mặn thâm thù – T.8
    Dongnai1 03:00PTTQ: Người đàn bà hạnh phúc (T40)
    06:00PTTQ: Trinh quan trường ca (T78)
    12:20PTTQ: Minh tinh Thượng Hải (T19+20)
    17:00Phim kiếm hiệp: Kinh kha truyền kỳ (T3)
    Dongnai2 00:00Phim kiếm hiệp: Tân trạng kỳ án (T29+30)
    07:00PTTQ: Loạn thế tân nương (T9+10)
    BTV1 03:00Phim TQ: Vị đắng tình yêu - T1
    09:00PTTQ: Trong cơn mê - T2
    17:00PTTQ: Hỏa Hồ Điệp - T19 - 20
    20:55PTTQ - HQ: Thiên đường thêu - T20
    BTV2 01:00PTTQ: Võ Tắc Thiên - Tấm bia vô danh - T40
    06:00PTTQ: Sứ mệnh chính nghĩa - T19 - 20
    11:15PTTQ: Vị đắng tình yêu - T2
    Haiphong 09:00PTTQ: Bóng tối tội lỗi - T10
    12:00PTTQ: Tình yêu thù hận - T27 - 28
    17:20PTTQ: Vết thương lòng - T13
    23:00PTTQ: Cà phê đắng - T9 - 10
    An giang 01:40PTTQ: Đại Đường tướng quân - T5 - 6
    03:35PTTQ: Tuyết Sơn Phi Hồ - T19 - 20
    09:00PTTQ: Truyền thuyết Thiếu Lâm Tự - Phần 2 - T31 - 32
    21:00PTTQ: Câu chuyện tình yêu - Phần 5 - T1
    Dong thap 3:00
    Phim truyện TQ “Đại Tam Nguyên”
    "09:20
    Phim truyện TQ “Viện dệt hoàng cung”"
    16:45
    Phim truyện TQ “Lệ Cơ truyền kỳ”
    Nghe an - 11h50: Phim truyện Trung Quốc: Quyết không từ bỏ ( Tập 27 - Hết )
    - 22h30: Phim truyện Trung Quốc: Ngai vàng và mỹ nữ ( Tập 22 )
    Hue 12:10 Phim Đài Loan: Bao công xử án -Tập 20
    17:45 Phim Trung Quốc: Đại Thương Đạo - Tập 1
  5. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Muốn gì cứ nói rỏ ra đi. Đừng nói cụt ngủn, vu vơ như vậy trẻ em nó cười cho
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chú đúng là một tay cơ hội không hơn không kém, chỉ một lần sơ xuất của Mr.Miss mà chú cũng tận dụng được mấy ngày qua
    Topic này hiện nay đã được 6 tập, mà chú top là mod nhé, nó có trước khi chú được sinh ra đời (29/6/20011). Chú đừng cơ hội mà viện dẫn thêm vào để làm xấu tình hình. Ai tin được lời chú đây, có chăng là những thằng có liên quan đến Tàu, những thằng lợi dụng topic này để nói xấu chính quyền, hoặc những thằng cố tình gây rối đã bị mod khóa nick đứng ngoài vỗ tay cho chú.
    Ai lợi dụng diễn đàn để nhằm mục đích phá hoại thì mọi người đã rỏ, kể cả mod, không cần lời khuyên của chú đâu

    ....

  7. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam
    Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

    Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).
    Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
    Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.

    [​IMG]
    Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt.
    Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ. Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
    Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).

    [​IMG]
    Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.
    Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: "Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII. Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.


    ĐANG ĐỌC NHIỀU:
    - Bác sĩ ngủ, bỏ mặc cô gái bị hiếp chết oan
    - Khai trừ Đảng một Chánh văn phòng UBMT Tổ quốc
    - Đề thi nhầm nhà văn Mỹ với... Trịnh Công Sơn
    - Hôm nay, hàng loạt Luật mới có hiệu lực
    - Phúc đáp vô trách nhiệm với khoa học của tác giả TQ
    - Chém tán loạn 11 người đi đường để... trút bực
    Theo Đại đoàn kết
    Ý KIẾN BẠN ĐỌC

    Thanh Binhf
    Trung quốc và kêu "các nước Đông nam á, Việt nam hãy xem lại lịch sử". phải chăng họ không biết lịch sử và ngay cả Sách xuất bản đang lưu giữ tại nước họ cũng không đọc, họ chỉ bắt người khác tin sách họ "mới nghĩ ra".

    chu văn hiệp
    những tư liệu quý mà báo đã nêu ra, cần có các nhà nghiên cứu tìm hiểu kỹ hơn và dịch toàn bộ ra tiếng Việt và tiếng Anh để tuyên truyền rộng rãi trên thế giới biết nhằm lấy lại hải đảo mà ông cha ta đã khai phá và gìn giữ bấy lâu nay.

    Nguyễn Văn Giáp
    Từ những thông tin chính thống của các tư liệu cổ qua các thời đại Trung Quốc đều cho thấy họ không công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, các tư liệu đó công nhận hai quần đó đó thuộc về Việt Nam. Vậy tại sao cho đến thời điểm TK 20 TQ lại ra sức tranh cướp quần hai quần đảo này của Việt Nam, với những giữ liệu lịch sử trên phải trăng TQ đã phủ nhận lịch sử của họ vậy. Dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam.

    Tran Viet Phuong
    Đây là một bài viết rất hay. Tôi ủng hộ và đề nghị báo giới Việt Nam mở hướng lớn viết những bài, dựa trên các chứng cứ của chính sử hoặc dã sử Trung Quốc nhằm chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam như bài báo đã viết. Các cơ quan công quyền của Việt Nam, ví dụ như Cục Đồ bản, tập hợp các chứng cứ của phía Trung Quốc có thể xuất bản Sách Trắng, sách giới thiệu để chứng minh hai quần đảo đó là của Việt Nam.


    Tôi nghĩ rất cần dịch các bài báo và tài liệu này sang tiếng Anh và tiếng Hoa để phổ biến cho nhân dân thế giới biết. Chúng ta cần cho thế giới biết càng nhiều càng tốt về các thông tin chủ quyền, chứ không chỉ nhân dân trong nước biết. Xin cám ơn.
  8. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Báo cáo Quốc hội tình hình Biển Đông
    Cập nhật lúc 14/07/2011 01:18:02 PM (GMT+7)
    [​IMG] - Tiếp thu ý kiến đề xuất của nhiều ĐBQH, dự kiến tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa 13, Chính phủ sẽ gửi báo cáo về công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự vùng biển đảo, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông vì đây là vấn đề đang được dư luận xã hội và nhân dân cả nước quan tâm.
    >> Quân đội TQ mở cánh cửa bí mật đón Đô đốc Mỹ


    Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 dự kiến khai mạc vào sáng 21/7, bế mạc ngày 6/8.
    Dự kiến, các tân đại biểu sẽ thảo luận, thông qua Nghị quyết về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội cũng sẽ quyết định phương án miễn, giảm, giãn một số loại thuế theo đề xuất của Chính phủ.

    [​IMG]
    Nhiều đại biểu khóa mới đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình Biển Đông. Ảnh: Long Anh

    Trong hai ngày 22 và 23/7, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch và ủy viên Ủy ban Thường vụ. Dự kiến chiều 23/7, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ phát biểu nhậm chức và điều khiển các phiên họp tiếp theo.

    Quốc hội sẽ bầu ************* vào ngày 25/7 và bầu Thủ tướng vào chiều hôm sau.

    Sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, các bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thủ tướng sẽ phát biểu nhậm chức trước Quốc hội.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần tập trung làm thật tốt công tác nhân sự bởi đây sẽ là nhiệm vụ quyết định cho cả khóa tới.

    Ngoài công tác nhân sự, Quốc hội sẽ nghe Phó Thủ tướng thường trực báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ không xem xét bất kỳ dự án luật nào.
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Thật nhục nhã, hỗ thẹn với những dòng chữ trên. Rất đáng phỉ nhổ
    Mong sao con cháu chúng ta không mang tư tưởng thế này, đất nước chúng ta không còn tồn tại những con người thế này
  10. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Tên lửa hủy diệt kinh hoàng nhất thế giới
    Cập nhật lúc 14/07/2011 03:55:18 PM (GMT+7)
    SS-18 Satan là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới có diện tích sát thương rộng, độ chính xác cao và có thể đánh trúng nhiều mục tiêu cùng một lúc.
    TIN BÀI KHÁC

    SS-18 được trang bị cho lực lượng quân đội của Liên Xô từ năm 1979. SS-18 được trang bị 10 đầu đạn hạt nhân và tầm bắn lên tới gần 1.000-16000 km. Tên lửa này có chiều dài khoảng 11 m, nặng 35,5 tấn và chạy bằng nhiên liệu lỏng.

    Các chuyên gia cho rằng đây là loại tên lửa đạn đạo có sức công phá lớn nhất trên thế giới. Được biết, sức mạnh hủy diệt của riêng 1 tên lửa SS-18 Satan đã lớn gấp 500 lần so với một quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945.

    Theo ước tính, Nga có khoảng từ 59 đến 88 bệ phóng tên lửa SS-18 trên toàn lãnh thổ. Chúng có khả năng chịu đựng bất kỳ cuộc tấn công nào, trừ tấn công trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hầu hết loại tên lửa này đã quá già cỗi, gần hết tuổi thọ sử dụng.
    http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/30439/ten-lua-huy-diet-kinh-hoang-nhat-the-gioi.html

    Đối phó với Tàu khựa Việt Nam cần nhập từ Nga vài quả hàng nóng này về chơi! Việt Nam chỉ cần có khoảng 3 bệ phóng tên lửa SS-18 đặt ở Lào Cai hay Lạng Sơn là đủ. Với tầm bắt lên đến 1500km thì đủ đến BK rồi. MK, khi VN có loại hàng khủng này, liệu chúng nó có dám hung hăng như trước nữa không? [r23)]
    Bắt chấp tất cả bọn Tàu khựa, kể cả Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cau......[r37)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này